Một số thông tin khác về nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 60 - 62)

Quan hệ xã hội

Ở nông thôn, việc xác lập nhiều mối quan hệ với chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nông hộ

tiến hành hoạt động sản xuất cũng như tiếp cận các nguồn tín dụng nhằm nâng cao thu nhập của gia đình và chất lượng cuộc sống. Mối quan hệ của nông hộ ở địa bàn nghiên cứu thường là mối quan hệ với cơ quan cấp xã, huyện , tỉnh, cơ quan nhà nước cấp trung ương, ngân hàng, hợp tác xã tính dụng hay các tổ

Bảng 4.7: Mối quan hệ xã hội của nông hộ

Mối quan hệ xã hội Tần số Tỷ lệ (%)

Cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh 37 30,83

Cơ quan nhà nước trung ương 2 1,67

Ngân hàng thương mại, hợp tác xã hay quỹ tín dụng 18 15,00

Tổ chức xã hội hay đoàn thể ở địa phương 36 30,00

Nguồn: Số liệu khảo sát tự tiếp của tác giả, 2014

Qua bảng số liệu 4.7 cho thấy, số nông hộ có được mối quan hệ với các cơ quan , ban ngành nhà nước và địa phương rất thấp. Trong tổng số 120 hộ được điều tra chỉ có 37 hộ có được mối quan hệ quen biết, chiếm 30,83%. Đây được xem là một trong những nguyên nhân mà nông hộ gặp khó khăn trong

việc tiếp cận các chương trình cho vay phục vụ sản xuất và nuôi trồng nhằm

hỗ trợ nông hộ vượt nghèo, cải thiện đời sống. Bên cạnh đó, mối quan hệ của

nông hộ với các tổ chức xã hội, đoàn thể ở địa phương cũng như hệ thống

ngân hàng rất hạn chế, chiếm khoảng 45%.

Từ thực tế cho thấy, nông hộ gặp nhiều khó khăn trong việc cập nhật các nguồn thông tin hữu ích từ chính quyền địa phương. Nguyên nhân là do một

phần nông hộ còn tâm lý ngần ngại, thụ động trong việc tham gia các cuộc

hợp, hội thảo do huyện, xã, đoàn thể tổ chức. Mặt khác, nguồn nhân lực của

huyện, xã không đáp ứng đủ nhu cầu công việc, một cán bộ phải đảm nhận

nhiều khâu nên việc tuyên truyền, hỗ trợ thông tin đến nông hộ chưa được phổ

biến rộng rãi.

Nghề nghiệp của gia đình nông hộ

Trên địa bàn khảo sát, nghề nghiệp của người dân rất đa dạng. Tác giả

thống kê nghề nghiệp của nông hộ để thấy được sự đa dạng nghề nghiệp thông

qua bảng 4.8 như sau:

Bảng 4.8: Nghề nghiệp của nông hộ

Nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ (%)

Làm ruộng 120 100,00

Làm mướn 15 12,50

Buôn bán, làm dịch vụ 20 16,67

Công nhân, viên chức 3 2,50

Khác 1 0,83

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, 2014

Theo kết quả thống kê ở bảng 4.8, nghề nghiệp chính giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho nông hộ chính là trồng lúa. Bên cạnh đó,

khác như làm mướn 15 hộ, chiếm 12,5%; buôn bán và làm dịch vụ chiếm

16,67%, tương ứng 20 hộ. Ngoài ra, một số thành viên trong gia đình nông hộ

có tham gia làm việc cho các công ty, khu chế xuất nông sản ở địa phương và

một số tỉnh thành khác nhưng tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng 2,5% tổng số hộ được điều tra.

Đa dạng hóa nghề nghiệp giúp nông hộ tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình giảm bớt phụ thuộc vào nông nghiệp. Tuy nhiên, số lượng nông hộ

tham gia vào những ngành nghề tạo thu nhập còn thấp nguyên nhân là do hạn

chế về trình độ và địa phương chưa có khu công nghiệp, khu chế xuất để tận

dụng những lao động nhàn rỗi. Phần lớn sản xuất công nghiệp tại địa bàn được

thực hiện ở quy mô vừa và nhỏ do cá nhân riêng lẻ tổ chức nên lượng lao động

sử dụng còn hạn chế.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)