4.1.3.1 Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2013
Như đã trình bày ở các phần trước, nông nghiệp được xem là lợi thế của
huyện. Đại bộ phận người dân ở đây đều sinh sống chủ yếu bằng nghề nông
chiếm 97,25% còn lại hoạt động lĩnh vực phi nông nghiệp như buôn bán nhỏ
lẻ và làm nghề tự do.
Bảng 4.3: Kết quả sản xuất năm 2013
Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Diện tích canh tác 1000m2 2,5 80 18,2 13,6 Sản lượng Tấn/ năm 6,2 200 45,4 35,0
Năng suất bình quân Tấn/1000m2 0,8 1,176 1,0 0,087
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Diện tích canh tác
Trong lĩnh vực nông nghiệp, diện tích canh tác chính là tài sản quý báu của nông hộ, là tư liệu để nông hộ tiến hành trồng trọt thu hoa lợi và mang lại
kinh tế cho gia đình hộ. Dựa vào bảng 4.3 cho thấy, tổng diện tích đất canh tác
của mỗi gia đình tại địa bàn trung bình là 18.000 m2. Hộ có diện tích đất nhiều
nhất là 80.000 m2 và ít nhất là 2.500 m2 với giá trị độ lệch chuẩn là 13,6. Phần
lớn diện tích đất này được nông hộ sử dụng cho việc trồng lúa chiếm khoảng
90%. Bên cạnh đó, nông hộ còn xen canh thêm trồng hoa màu, cây ăn trái để gia tăng nguồn thu nhập, lo cho sinh kế hằng ngày.
Sản lượng thu hoạch
Theo thống kê thực tế cho thấy, năm 2013 sản lượng lúa trung bình của
mỗi hộ khoảng 45,4 tấn/năm, mức thấp nhất là 6,2 tấn/năm và cao nhất là 200 tấn/ năm với độ lệch chuẩn là 35,0. Nhìn chung, sản lượng lúa trung bình năm
vừa rồi đạt cao, nguyên nhân là do nông hộ gặp thời tiết thuận lợi, công tác
gieo trồng được tiến hành theo đúng lịch, nông hộ được tập huấn kỹ trong
công tác làm cỏ, dọn đất và bơm tưới. Ngoài ra, nông hộ còn được cán bộ triển
khai áp dụng các dự án công nghệ mới vào sản xuất nên đạt được hiệu quả sản
xuất cao.
Năng suất bình quân
Dựa vào bảng 4.3, cho thấy hoạt động sản xuất lúa tại địa bàn khảo sát
nói riêng và huyện Cờ Đỏ nói chung rất hiệu quả. Năng suất trung bình bình quân trên mỗi công (1.000m2) khoảng 1,0 tấn (50 giạ/công). Đối với những
khu vực có thổ nhưỡng màu mỡ, phì nhiêu cao và cây trồng được gieo xạ vào
đúng thời gian thuận lợi, né tránh được rầy mò thì năng suất bình quân lên đến
1,176 tấn, tương ứng 58,8 giạ/công. Năng suất lúa đạt cao chính là niềm khấn
khởi cho hầu hết các nông hộ để đẩy mạnh việc sản xuất. Tuy vậy, một số hộ
gặp trắc trở về thời tiết, hệ thống đê bao chưa được khép kín nên sản xuất bị
mất mùa, năng suất bình quân chỉ khoảng 0,8 tấn (khoảng 40 giạ/công).
4.1.3.2 Khó khăn trong sản xuất của nông hộ
Dựa vào những phân tích ở phần trên cho thấy, sản xuất nông nghiệp quả
là ngành khó khăn và chịu rủi ro cao. Để có thể hiểu rõ hơn về những khó khăn này của nông hộ, tác giả đã thu thập ý kiến trực tiếp của 120 hộ trên địa
bàn và trình bày lại cụ thể trong hình sau:
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả
Hình 4.3: Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp
Dựa vào hình 4.3 cho thấy, 61 hộ cho rằng yếu tố giá sản phẩm thấp và không ổn định là khó khăn lớn nhất khi nông hộ sản xuất (chiếm 50,8%), tiếp
theo có 41 hộ cho rằng yếu tố rầy mò và thời tiết là khó khăn sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản lượng thu hoạch (chiếm 34,2%), chiếm 10,8% là yếu tố thiếu
vốn tương ứng 13 hộ. Theo ý kiến của những hộ này cho rằng, khi có được
nguồn vốn dự trữ lớn, hộ có thể chủ động trong nhiều khâu như: linh hoạt
trong chọn lựa địa điểm mua vật tư với mức giá phù hợp, lãi thấp. Tuy vậy,
mức lãi cao hay thấp phụ thuộc vào quyết định của đại lý. Mức lãi giao động
trong khoảng từ 0 – 30%.
Bên cạnh đó, những gia đình nông hộ có mức sống cao, kinh tế ổn định
cho rằng hộ không gặp khó khăn trong việc sản xuất. Hầu như tất cả các khâu đều được thuê mướn, sản phẩm sau thu hoạch được dùng làm lương thực cho
gia đình và một số trữ lại để bán với giá cao. Số hộ thuộc trường hợp này chiếm khoảng 4,2 %, tương ứng 5 hộ.
4.1.3.3 Thông tin hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Thông qua cuộc khảo sát thực tế, tác giả thống kê thực trạng cung cấp
thông tin hỗ trợ cho nông hộ bao gồm: không được cung cấp, được cung cấp
bởi các tổ chức chính phủ, các tổ chức tư nhân và cả hai nguồn trên. Các thông
tin được cung cấp chu yếu là kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào, kỹ thuật nuôi
trồng, thông tin thị trường đầu ra và thông tin về các nguồn tín dụng. Chi tiết được thể hiện dưới hình 4.4:
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả
Hình 4.4: Nguồn thông tin hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào (phân bón, giống, …)
Theo ý kiến nông hộ, 16 hộ không được cung cấp kiến thức chiếm
13,3%, 8 hộ cho biết được các tổ chức chính phủ cung cấp thông tin, tiếp theo
là nguồn từ các tổ chức tư nhân với 47 ý kiến và 49 hộ ý kiến được cung cấp
bởi cả hai nguồn. Thực tế cho thấy có gần 86,7% hộ được cung cấp kiến thức
về sử dụng yếu tố đầu vào, trong số đó tỷ lệ giữa tư nhân và cả hai nguồn gần
bằng nhau. Nguyên nhân là do cán bộ quản lý ngành nông nghiệp trên địa bàn có sự quan tâm, lo lắng và hỗ trợ thông tin giúp nông hộ đẩy mạnh sản xuất.
Ngoài ra, các tổ chức tư nhân như đại lý, công ty thuốc BVTV trên địa
bàn huyện cung cấp rất nhiều thông tin về yếu tố đầu vào, đây là một thuận lợi
Kỹ thuật nuôi trồng
Thông qua điều tra cho thấy, 61 hộ được cung cấp kỹ thuật nuôi trồng từ
các tổ chức tư nhân, chiếm 50,8%. Tỷ lệ này đạt mức cao là do các công ty phân bón, thuốc trừ sâu trên địa bàn thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo hướng dẫn nông hộ các phương pháp, kỹ thuật trồng trọt mới, có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ được cung cấp thông tin từ cả hai nguồn đạt tương đối
với 40 ý kiến (chiếm 33,3%), được cung cấp từ cơ quan chính phủ chiếm 4,2%
và không đươc cung cấp là 11,7% tương ứng 14 hộ. Phần lớn những nông hộ
này định cư ở những nơi giao thông khó khăn nên nguồn thông tin đến với hộ
rất hạn chế và một nguyên nhân khác là do phạm vi tổ chức các cuộc hội thảo
còn hạn hẹp nên những nông hộ có nhu cầu khó được tiếp cận.
Thông tin thị trường đầu ra
Giá cả sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến nguồn
thu nhập của nông hộ. Chính vì vậy, nguồn thông tin đầu ra luôn được nông hộ quan tâm và nỗi trăn trở của nông hộ là làm sao có thể vừa bán được sản
phẩm với giá cao vừa tiêu thụ một cách nhanh chóng, đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Theo ý kiến trả lời cho biết, 82 hộ được cung cấp thông tin từ tổ chức tư nhân và cơ quan chính phủ, trong đó từ tổ chức tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất
57,5%. Nguyên nhân khiến những hộ này có được nguồn thông tin nhiều là do nông hộ được tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn và các dự án nông nghiệp đang được triển khai thí điểm trên địa bàn. Bên cạnh đó, số hộ không được
cung cấp thông tin là 38 hộ, chiếm 31,7%. Điều này đúng với thực tế, nhiều
nông hộ vẫn phải bán sản phẩm theo sự biến động của thị trường, chưa có được nguồn tiêu thụ ổn định.
Thông tin về nguồn tín dụng
Dựa vào kết quả thống kê ở hình 4.3 cho thấy, nhiều nông hộ thiếu thông
tin về nguồn tín dụng, số hộ trong trường hợp này là 86 hộ. Hộ được cung cấp
thông tin khoảng 28,3%. Trong đó, số hộ được cung cấp từ tổ chức chính phủ
chỉ có 26 hộ, chiếm 21,7%. Việc không được cung cấp thông tin về tín dụng là một khó khăn lớn cho nông hộ khi muốn vay vốn để gia tăng sản xuất, giải
quyết vấn đề sinh kế cho gia đình. Trong trường hợp này, thiết nghĩ vai trò từ
tổ chức chính phủ cần được nâng cao để giúp nông hộ có được nguồn thông
tin nhiều hơn và được tiếp cận những chính sách hỗ trợ để có thể phát triển sản
xuất nông nghiệp bền vững và hiệu quả.
Tóm lại, trên địa bàn nghiên cứu thì lượng nguồn tin về kiến thức sử
dụng yếu tố đầu vào, kỹ thuật nuôi trồng và thị trường đầu ra được các tổ chức
nguồn thông tin về hoạt động tín dụng còn hạn chế, gây không ít khó khăn cho
nông hộ.