Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân như Nghị định số 14/1993/NĐ-CP ngày 02 – 03 – 1993 về cho vay đến hộ
nông dân để phát triển sản xuât nông – lâm – ngư nghiệp và kinh tế nông thôn
và Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 – 04 – 2010 về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, … Nhờ đó, hoạt động tín dụng cho
Hiện nay nguồn cung tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn nước ta bao
gồm tín dụng chính thức (TDCT) và tín dụng phi chính thức, trong đó TDCT
ngày càng phát triển, thể hiện ở tính đa dạng, nhiều thành phần sở hữu và mở
rộng về quy mô. Mạng lưới TDCT cho vay đến nông nghiệp - nông thôn không chỉ các Ngân hàng thương mại (NHTM) như Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (NHNN&PTNT), Ngân hàng Chính sách Xã hội
(NHCSXH), Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND), mà còn cả các tổ chức chính
trị - xã hội và đoàn thể.
Tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ có 4 ngân hàng chuyên phục vụ vốn cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp đó là: Ngân hàng Phương Tây, Ngân hàng
TMCP Đông Á, NHNN & PTNT chi nhánh huyện Cờ Đỏ và NHCSXH huyện.
Với sự ra đời của các ngân hàng trên đã góp phần giải quyết nhu cầu vay vốn
của các nông hộ trên địa bàn huyện, đặc biệt là những hộ nghèo, hộ khó khăn
về kinh tế.
Bảng 3.4: Hoạt động phát vay và thu nợ của NHCSXH
và Chi nhánh NHNN & PTNN Huyện Cờ Đỏ (2010 – 2012)
ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Danh số cho vay Ngắn hạn 134.029 189.258 259.333 55.229 41,21 70.075 37,03 Dài hạn 68.091 37.988 78.099 -30.103 -44,21 40.111 105,59 Thu nợ Ngắn hạn 81.952 175.855 244.476 93.903 114.58 68.621 39,02 Dài hạn 9.390 25.507 42.915 16.117 171,64 17.408 68,25 Dư nợ Ngắn hạn 70.413 83.816 98.673 13.403 19,03 14.857 17,73 Dài hạn 108.861 121.342 156.526 12.481 11,47 35.184 29,00
Nguồn: Ngân hàng CSXH huyện và chi nhánh NHNN & PTNT huyện Cờ Đỏ, 2012
Trong ngắn hạn
Dựa vào bảng 3.4 cho thấy, doanh số cho vay và dư nợ tín dụng trong
những năm gần đây ngày càng tăng, cụ thể lượng tiền cho vay năm 2012 là 259.333 triệu đồng tăng 70.075 triệu đồng hay tăng 37,03% so với cùng kỳ năm 2011. Doanh số thu nợ cũng không ngừng tăng, năm 2012 doanh số thu
nợ đạt 244.476 triệu đồng, tăng 39,02% so với cùng kỳ năm 2011. Qua sự gia tăng của các chỉ số này cho thấy đối tượng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng tại
NHCSXH huyện và chi nhánh NHNN & PTNT huyện Cờ Đỏ ngày càng được
mở rộng. Mặc dù vậy, mức TDCT cho lĩnh vực nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nông hộ và còn nhiều hạn chế, bất cập khiến
nông hộ không thể tiếp cận TDCT.
Trong dài hạn
Doanh số cho vay có sự biến động không ổn định. Năm 2010 doanh số
cho vay là 68.091 triệu đồng. Năm 2011 lượng tiền cho vay giảm xuống còn 37.988 triệu đồng, giảm 44,21% so với cùng kỳ năm 2010. Sự sụt giảm lượng
tiền cho vay này nguyên nhân là do dư nợ trong năm 2010 quá cao (108.861 triệu đồng), việc xem xét hồ sơ cho vay được thực hiện nghiêm ngặt, giới hạn
số hộ có nhu cầu vay vốn. Bước sang năm 2012, doanh số cho vay tăng lên 40.111 triệu đồng, tăng 105,59% so với năm 2011. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ và dư nợ không ngừng tăng cao, nông hộ được tiếp cận nguồn vốn trong
thời hạn dài để phục vụ sản xuất và vượt qua khó khăn để cải thiện tình hình kinh tế gia đình.
Tuy trong những năm gần đây, lượng tiền cho vay từ NHCSXH và NHNN & PTNT huyện gia tăng theo hướng tích cực nhằm hỗ trợ vốn giúp
nông hộ có thêm điều kiện để tăng gia sản xuất, phát triển nông nghiệp – nông thôn tại địa phương nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập: thủ tục rườm rà, thời
gian duyệt hồ sơ và khảo sát còn chậm và đối tượng cho vay còn hạn chế nên số lượng hộ có nhu cầu vay vốn chưa tiếp cận được hình thức TDCT là rất lớn. Đa phần những hộ phải nhờ vào hình thức mua chịu tại đại lý VTNN để đảm
bảo nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất của gia đình.
Hiện tại, địa bàn huyện Cờ Đỏ vẫn chưa thành lập quỹ tín dụng nhân dân
(QTDND), đây chính là một hạn chế rất lớn vì so với các NHTM thì QTDND không quá khắt khe về điều kiện, thủ tục hay những yêu cầu về thế chấp tài sản khi vay vốn vì vậy giúp ít rất nhiều cho những nông hộ sinh sống ở khu vực nông thôn với mức thu nhập không cao có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, QTDND cũng góp phần xóa bỏ
nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn và trở thành kênh dẫn vốn tin cậy để đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh cho nông hộ, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo tại các địa phương.