Dân số và nguồn lao động

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 34 - 36)

3.1.3.1 Dân s

Dân số toàn huyện năm 2013 là 126.069 người với 29.457 hộ. Trong đó, dân số nam chiếm 51,03%, còn lại là nữ chiếm 48,97%. Mật độ dân số toàn huyện là 406 người/km2. Dân số tập trung đông nhất ở khu vực thị trấn với

mật độ 1.589 người/km2, cao gấp 4 lần so với mật độ dân số chung của toàn huyện.

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Cờ Đỏ, 2013

Hình 3.2: Dân số trung bình Huyện Cờ Đỏ, 2013

Qua hình 3.2 cho thấy, dân số trung bình của toàn huyện có xu hướng tăng lên qua mỗi năm. Cụ thể: dân số năm 2009 là 124.245 người, năm 2010

dân số toàn huyện là 124.618 người, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2009. Dân

số huyện năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 124.789 người và 125.367 người. Năm 2013, dân số cả huyện là 126.069 người tăng 702 người so với năm 2012 hay tăng gần 5,6%.

Dân số huyện Cờ Đỏ được phân thành 3 nhóm chính như sau: giới tính, thành thị, nông thôn và nông nghiệp, phi nông nghiệp.

Bảng 3.2: Tình hình phân bố dân cư Huyện Cờ Đỏ Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Phân theo NN, PNN Năm Nam Nữ Thành thị Nông thôn Nông nghiệp Phi nông nghiệp Tổng dân số 2010 - - 13.018 111.600 94.204 30.414 124.618 2011 - - 13.071 111.718 86.889 37.900 124.789 2012 63.769 61.598 13.132 112.235 86.889 38.478 125.367

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Cờ Đỏ, 2012

Phân theo giới tính

Theo báo cáo trong niêm giám thống kê huyện Cờ Đỏ năm 2012 cho thấy, tỷ lệ dân số phân giới tính nam và nữ gần bằng nhau. Dân số nam là 50,87%, nữ chiếm 49,13% tổng dân số của toàn huyện. Nhìn chung, dân số

phân theo giới tính trên địa bàn huyện được duy trì ở mức cân đối và ổn định,

sắp sỉ tỷ lệ 1:1.

Phân theo thành thị, nông thôn

Dân số sống tập trung chủ yếu ở nông thôn chiếm 90% dân số toàn huyện. Cụ thể, năm 2012, dân số ở khu vực nông thôn là 112.235 người và ở

khu vực thành thị là 13.132 người. Trong giai đoạn 2010 – 2012, dân số ở khu

vực thành thị nhìn chung có xu hướng tăng lên nhưng với tỷ lệ rất thấp,

khoảng 0,88% so với năm 2010; dân số đa phần vẫn tập trung nhiều ở khu vực

nông thôn. Nguyên nhân là do phần lớn nông hộ tại địa bàn sinh sống chủ yếu

dựa vào nông nghiệp nên hộ chọn khu vực nông thôn làm nơi định cư nhiều hơn để thuận tiện cho việc canh tác và nguyên nhân khác là do hộ đã quen với

nếp sống nơi đây, yên bình và thoải mái. Ngược lại, ở thành thị, đa phần người

dân sinh sống bằng việc kinh doanh, làm dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ. Môi trường

sống rất ồn ào và phức tạp. Tuy nhiên, những nông hộ sinh sống ở khu vực

thành thị lại thường có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế gia đình hơn so với

hộ định cư ở khu vực nông thôn.

Phân theo nông nghiệp, phi nông nghiệp

Dựa vào bảng 3.2 cho thấy, Số dân phân theo lĩnh vực nông nghiệp năm

2012 rất cao, chiếm gần 70% tổng dân số toàn huyện, tương ứng 86.889

người. Qua đó cho thấy, phần lớn dân cư sinh sống trên địa bàn dựa vào sản

nhập thông qua các hoạt động từ phi nông nghiệp như làm thuê, kinh doanh,

buôn bán nhỏ lẻ và làm nghề tự do. Dân số tham gia trong lĩnh vực này khoảng 38.478 người, chiếm 30, 69%.

Nhìn chung trong giai đoạn từ 2010 – 2012, tỷ lệ dân số phân theo nông

nghiệp có xu hướng giảm xuống và trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng

tăng cao. So với năm 2010, dân số trong lĩnh vực phi nông nghiệp năm 2012 tăng gần 26,51%, một tỷ lệ rất cao. Điều này cho thấy rằng, nông hộ trên địa

bàn huyện ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc vào nông nghiệp như trước đây.

Nghề nghiệp ngày càng được đa dạng, nông hộ không chỉ trồng lúa, chăn nuôi mà còn hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau như làm công nhân, nhân viên, viên chức nhà nước, tiểu thương, thợ hàn,…Nhờ vào đó, nguồn thu nhập

của nông hộ được nâng cao đáng kể.

3.1.3.2 Nguồn lao động

Trong mỗi quốc gia, nguồn lao động chính là một tài sản vô giá và là yếu tố đặc biệt quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các hoạt sản xuất nói

riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Vì vậy, chính sách phát triển nguồn

nhân lực luôn được các quốc gia quan tâm và đẩy mạnh thực hiện nhằm tạo

nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn và chất lượng cao.

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động xã hội Huyện Cờ Đỏ năm 2012

Giới tính Dân số Số người trong tuổi

lao động (người) Tỷ lệLao động/Dân số (%) Nam 61.598 41.016 32,72 Nữ 63.769 40.688 32,45 Tổng 125.367 81.704 65,17

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cờ Đỏ, 2012

Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy, huyện Cờ Đỏ có một nguồn lao động rất

dồi dào, cụ thể số người trong độ tuổi lao động chiếm 65,17% dân số trên toàn

địa bàn huyện, số lao động nam và nữ có sự chênh lệch không đáng kể. Cụ

thể, số lao động nam là 41.016 người chiếm 32,72% tổng dân số nam của toàn huyện, số lao động nữ là 40.688 người, chiếm 32,45%. Thông qua số liệu trên cho thấy, nguồn thu nhập trong gia đình nông hộ không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới mà còn có sự đóng góp của nữ giới. Nữ giới ngày càng góp mặt trong nhiều lĩnh vực, tham gia sản xuất và phát triển kinh tế.

3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỜ ĐỎ, TP CẦN THƠ NĂM 2012

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)