Huyện Cờ Đỏ được thành lập theo tinh thần Nghị định 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở chia tách từ huyện Ô
Môn của tỉnh Cần Thơ. Khi mới thành lập huyện có 02 thị trấn, 12 xã gồm thị
trấn Cờ Đỏ, thị trấn Thới Lai và các xã Định Môn, Trường Thành, Thới
Thạnh, Trường Xuân, Trường Xuân A, Thới Lai, Xuân Thắng, Đông Hiệp,
Thới Đông, Thới Hưng với dân số hơn 180.000 người. Trung tâm huyện đặt
tại thị trấn Thới Lai.
Tháng 03 năm 2009, thực hiện Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 23
tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, huyện Cờ Đỏ tiếp tục được điều chỉnh địa
giới hành chính để thành lập huyệnThới Lai, thuộc thành phố Cần Thơ. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Cờ Đỏ mới gồm các xã của huyện
Cờ Đỏ cũ như Đông Hiệp, Thới Đông, Thới Hưng và thị trấn Cờ Đỏ; thành lập
mới xã Đông Thắng trên cơ sở chia tách xã Đông Hiệp, xã Thới Xuân trên cơ
sở chia tách xã Thới Đông; tiếp nhận bàn giao xã Thạnh Phú, Trung Hưng từ
huyện Vĩnh Thạnh, xã Trung An, Trung Thạnh từ huyện Thốt Nốt. Trung tâm huyện được đặt tại thị trấn Cờ Đỏ.
3.1.2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Địa giới hành chính
Huyện Cờ Đỏ là huyện vùng ven và nằm về phía tây của thành phố Cần Thơ. Vị trí địa lý: Đông giáp huyện Thới Lai, Nam giáp huyện Giồng Riềng
(tỉnh Kiên Giang), Bắc giáp quận Ô Môn và quận Thốt Nốt, Tây giáp huyện
Vĩnh Thạnh.
Huyện có diện tích tự nhiên 31.047,67 ha, dân số 126.069 người2, trong
đó có hơn 9.000 người là đồng bào các dân tộc thiểu số (đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer).
2
Huyện có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Cờ Đỏ và các xã
Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, Thới Hưng, Thạnh Phú, Trung Hưng, Trung An và Trung Thạnh. Địa bàn huyện có 79 ấp.
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cờ Đỏ, 2012
Hình 3.1 Bản đồ hành chính Huyện Cờ Đỏ
3.1.2.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình huyện Cờ Đỏ được hình thành từ những trầm tích phù sa bồi đắp dần qua những kỉ nguyên và sự thay đổi của mực nước biển; qua từng giai
đoạn kéo theo sự hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê, ven sông lẫn các kênh ngòi. Tổng thể, địa hình huyện tương đối bằng phẳng với độ
cao trung bình từ 3 – 5m, tuy vậy cũng có khu vực chỉ cao 0,5 – 1m so với
mực nước biển.
3.1.2.3 Khí hậu
Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu của huyện được
chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu vào tháng 6 và kéo dài đến tháng
11, mùa mưa bắt đầu vào tháng 12 và chấm dứt vào tháng 5. Lượng mưa trong năm nhiều nhất vào tháng 9 với 299,7 mm, thấp nhất vào tháng 1 (1,2 mm).
Độ ẩm: trung bình cả năm của huyện là 81,33% đạt mức trung bình, dao
động trong khoảng từ 78 – 84%. Độ ẩm tương đối giúp nông hộ phần nào thuận lợi trong quá trình bảo quản cũng như gìn giữ chất lượng hàng nông sản.
Giờ nắng: cả năm huyện có 2.681,9 giờ được chiếu sáng. Số giờ nắng
cao nhất trong năm vào tháng 3 là 263,4 giờ, thấp nhất là 207,7 giờ trong
tháng 1. Toàn huyện có số giờ chiếu sáng cao tạo điều kiện cho việc phơi sấy
lúa dễ dàng, cây trồng và vật nuôi sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh dịch hại.
Có thể nói các yếu tố khí hậu của huyện rất thích hợp cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển, là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ của nông hộ
và là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp bền vững của cả
huyện.
3.1.2.4 Tài nguyên đất
Tổng diện đất tự nhiên của toàn huyện tính đến ngày 31/12/2012 là 31.115,39 ha. Đại bộ phận đất đai thuộc nhóm đất phù sa màu mỡ rất thuận lợi
cho việc phát triển nông nghiệp như thâm canh cây lúa và xen canh các loại cây ăn trái, hoa màu ngắn ngày.
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất ở Huyện Cờ Đỏ
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)
Đất nông nghiệp 27.617,45 88,76
Đất phi nông nghiệp 3.364,70 10,81
Đất chưa sử dụng 133,24 0,43
Tổng 31.115,39 100,00
Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Cờ Đỏ
Dựa vào bảng 3.1 cho thấy, diện tích đất được sử dụng cho ngành nông nghiệp là 27.617,45 ha chiếm 88,76%, từ tỷ lệ này có thể kết luận rằng nông
bao gồm đất trồng cây nông nghiệp hàng năm (trồng lúa), đất lâm nghiệp, đất
dùng nuôi trồng thủy sản và đất dùng trồng cây lâu năm.
Diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ, cụ
thể như sau: Đất phi nông nghiệp có diện tích là 3.364,70 ha (chiếm 10,81%
tổng diện tích) gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất tôn giáo tính ngưỡng và đất phi nông nghiệp khác. Đất chưa sử dụng chiếm
0,43%, với tổng diện tích là 133,24 ha; chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng.
Phần diện tích đất này chủ yếu thuộc xã Thới Hưng nguyên nhân là do tại đây
vẫn còn một khu rừng tràm, bạch đằng nguyên sinh khá lớn, chưa được khai phá để đưa vào sử dụng.
3.1.3 Dân số và nguồn lao động
3.1.3.1 Dân số
Dân số toàn huyện năm 2013 là 126.069 người với 29.457 hộ. Trong đó, dân số nam chiếm 51,03%, còn lại là nữ chiếm 48,97%. Mật độ dân số toàn huyện là 406 người/km2. Dân số tập trung đông nhất ở khu vực thị trấn với
mật độ 1.589 người/km2, cao gấp 4 lần so với mật độ dân số chung của toàn huyện.
Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Cờ Đỏ, 2013
Hình 3.2: Dân số trung bình Huyện Cờ Đỏ, 2013
Qua hình 3.2 cho thấy, dân số trung bình của toàn huyện có xu hướng tăng lên qua mỗi năm. Cụ thể: dân số năm 2009 là 124.245 người, năm 2010
dân số toàn huyện là 124.618 người, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2009. Dân
số huyện năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 124.789 người và 125.367 người. Năm 2013, dân số cả huyện là 126.069 người tăng 702 người so với năm 2012 hay tăng gần 5,6%.
Dân số huyện Cờ Đỏ được phân thành 3 nhóm chính như sau: giới tính, thành thị, nông thôn và nông nghiệp, phi nông nghiệp.
Bảng 3.2: Tình hình phân bố dân cư Huyện Cờ Đỏ Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Phân theo NN, PNN Năm Nam Nữ Thành thị Nông thôn Nông nghiệp Phi nông nghiệp Tổng dân số 2010 - - 13.018 111.600 94.204 30.414 124.618 2011 - - 13.071 111.718 86.889 37.900 124.789 2012 63.769 61.598 13.132 112.235 86.889 38.478 125.367
Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Cờ Đỏ, 2012
Phân theo giới tính
Theo báo cáo trong niêm giám thống kê huyện Cờ Đỏ năm 2012 cho thấy, tỷ lệ dân số phân giới tính nam và nữ gần bằng nhau. Dân số nam là 50,87%, nữ chiếm 49,13% tổng dân số của toàn huyện. Nhìn chung, dân số
phân theo giới tính trên địa bàn huyện được duy trì ở mức cân đối và ổn định,
sắp sỉ tỷ lệ 1:1.
Phân theo thành thị, nông thôn
Dân số sống tập trung chủ yếu ở nông thôn chiếm 90% dân số toàn huyện. Cụ thể, năm 2012, dân số ở khu vực nông thôn là 112.235 người và ở
khu vực thành thị là 13.132 người. Trong giai đoạn 2010 – 2012, dân số ở khu
vực thành thị nhìn chung có xu hướng tăng lên nhưng với tỷ lệ rất thấp,
khoảng 0,88% so với năm 2010; dân số đa phần vẫn tập trung nhiều ở khu vực
nông thôn. Nguyên nhân là do phần lớn nông hộ tại địa bàn sinh sống chủ yếu
dựa vào nông nghiệp nên hộ chọn khu vực nông thôn làm nơi định cư nhiều hơn để thuận tiện cho việc canh tác và nguyên nhân khác là do hộ đã quen với
nếp sống nơi đây, yên bình và thoải mái. Ngược lại, ở thành thị, đa phần người
dân sinh sống bằng việc kinh doanh, làm dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ. Môi trường
sống rất ồn ào và phức tạp. Tuy nhiên, những nông hộ sinh sống ở khu vực
thành thị lại thường có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế gia đình hơn so với
hộ định cư ở khu vực nông thôn.
Phân theo nông nghiệp, phi nông nghiệp
Dựa vào bảng 3.2 cho thấy, Số dân phân theo lĩnh vực nông nghiệp năm
2012 rất cao, chiếm gần 70% tổng dân số toàn huyện, tương ứng 86.889
người. Qua đó cho thấy, phần lớn dân cư sinh sống trên địa bàn dựa vào sản
nhập thông qua các hoạt động từ phi nông nghiệp như làm thuê, kinh doanh,
buôn bán nhỏ lẻ và làm nghề tự do. Dân số tham gia trong lĩnh vực này khoảng 38.478 người, chiếm 30, 69%.
Nhìn chung trong giai đoạn từ 2010 – 2012, tỷ lệ dân số phân theo nông
nghiệp có xu hướng giảm xuống và trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng
tăng cao. So với năm 2010, dân số trong lĩnh vực phi nông nghiệp năm 2012 tăng gần 26,51%, một tỷ lệ rất cao. Điều này cho thấy rằng, nông hộ trên địa
bàn huyện ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc vào nông nghiệp như trước đây.
Nghề nghiệp ngày càng được đa dạng, nông hộ không chỉ trồng lúa, chăn nuôi mà còn hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau như làm công nhân, nhân viên, viên chức nhà nước, tiểu thương, thợ hàn,…Nhờ vào đó, nguồn thu nhập
của nông hộ được nâng cao đáng kể.
3.1.3.2 Nguồn lao động
Trong mỗi quốc gia, nguồn lao động chính là một tài sản vô giá và là yếu tố đặc biệt quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các hoạt sản xuất nói
riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Vì vậy, chính sách phát triển nguồn
nhân lực luôn được các quốc gia quan tâm và đẩy mạnh thực hiện nhằm tạo
nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn và chất lượng cao.
Bảng 3.3: Cơ cấu lao động xã hội Huyện Cờ Đỏ năm 2012
Giới tính Dân số Số người trong tuổi
lao động (người) Tỷ lệLao động/Dân số (%) Nam 61.598 41.016 32,72 Nữ 63.769 40.688 32,45 Tổng 125.367 81.704 65,17
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cờ Đỏ, 2012
Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy, huyện Cờ Đỏ có một nguồn lao động rất
dồi dào, cụ thể số người trong độ tuổi lao động chiếm 65,17% dân số trên toàn
địa bàn huyện, số lao động nam và nữ có sự chênh lệch không đáng kể. Cụ
thể, số lao động nam là 41.016 người chiếm 32,72% tổng dân số nam của toàn huyện, số lao động nữ là 40.688 người, chiếm 32,45%. Thông qua số liệu trên cho thấy, nguồn thu nhập trong gia đình nông hộ không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới mà còn có sự đóng góp của nữ giới. Nữ giới ngày càng góp mặt trong nhiều lĩnh vực, tham gia sản xuất và phát triển kinh tế.
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỜ ĐỎ, TP CẦN THƠ NĂM 2012 CẦN THƠ NĂM 2012
Năm 2012, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực
lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh theo kế hoạch của Hội đồng nhân dân huyện đề ra. Huyện thực hiện đạt 13/14 chỉ tiêu quan trọng,
tình hình kinh tế xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể, trật tự an toàn xã hội luôn được ổn định.
Trong từng ngành, lĩnh vực có sự phát triển vượt bậc, góp phần tạo nên diện
mạo mới cho một huyện mới thành lập với nhiều triển vọng phát triển.
3.2.1 Lĩnh vực kinh tế
Ngành nông nghiệp
Huyện Cờ Đỏ là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển sản
xuất nông nghiệp với 26.491,22 ha đất sản xuất cây hàng năm trong đó tập
trung nhiều nhất là trồng lúa.
Địa bàn huyện có Công ty TNHH - MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ, Nông trường Sông Hậu, Trại giống trực thuộc Công ty giống cây trồng miền Nam – là những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm. Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi, mô
hình đưa cây màu xuống ruộng, nuôi cá trên ruộng lúa, nuôi cá ao thâm canh,
chuyên canh, sản xuất cá giống từng bước được mở rộng; giữ vững quy mô đàn gia súc, gia cầm trên 450.000 con, … đã đưa giá trị sản xuất bình quân toàn huyện ngày càng tăng cao.
Năm 2012, toàn huyện đã gieo trồng được 68.173 ha các loại cây trồng.
đạt 103 % so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó cây lúa chiếm diện tích nhiều
nhất 62.800 ha, chiếm 92,13% tổng diện tích gieo trồng toàn huyện. Các giống
lúa chủ yếu được sử dụng như: Jasmine 85, OM 4218, OM 1490, OM 4900, OM 6073, OM 6976, VND 20, OM 6162, IR 50404… Tổng sản lượng đạt
402.851 tấn, tăng 19.410 tấn so với cùng kỳ năm 2011. Với những kết khả quan trên đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện. Năm
2012, giá trị sản xuất toàn huyện đạt 2.470.927 triệu đồng, góp phần đem lại
nguồn thu nhập đáng kể cho nông hộ, tạo động lực phát triển kinh tế huyện
ngày thêm vững mạnh.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2011, giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện sụt giảm đáng kể, giảm gần 1,36%. Nguyên nhân là trong vụ thu đông,
nông hộ gặp bất lợi về thời tiết, mưa bão kéo dài khiến cho gần 70% diện tích
gieo trồng bị thiệt hại. Nông hộ điêu đứng vì không thu hoạch được, nhiều
diện tích canh tác bị bỏ trống, sản lượng đạt được giảm đáng kể. Đứng trước
tình hình trên, Phòng Nông nghiệp huyện đã tham mưu ý kiến của Ủy ban
thông tư hướng dẫn số 205/2012/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2012 hướng
dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa. Nhờ vậy,
nông hộ có điều kiện khôi phục lại hoạt động sản xuất, ổn định đời sống và gia
tăng sản xuất.
Ngành công nghiệp
Với lợi thế có đường giao thông thủy bộ thuận tiện như đường tỉnh lộ
921, 922 nối liền trung tâm huyện với quận Ô Môn và quận Thốt Nốt, Quốc lộ
91; tuyến giao thông Bốn Tổng – Một Ngàn đi qua trung tâm huyện nối liền
Quốc lộ 80 với thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang thi
công sắp sửa hoàn thành cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giao thương giữa địa phương với địa bàn tỉnh Hậu Giang, huyện Vĩnh Thạnh và tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đều khắp, đặc
biệt tuyến kinh Đứng và kinh xáng Thốt Nốt là hai tuyến giao thông thủy quan
trọng tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các loại hình dịch vụ, thương mại,
nhất là các loại hình chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đa dạng được sản
xuất tại địa phương. Vì vậy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không
ngừng được mở rộng và giá trị ngày càng tăng cao.
Ngành công nghiệp trên địa bàn huyện khá phát triển, thu hút nhiều tổ
chức, cá nhân và tập thể tham gia. Trong đó, thành phần tư nhân chiếm đa số,
92,41% số cơ sở sản xuất công nghiệp của huyện. Các ngành được ưu tiên
phát triển là: công nghiệp chế biến, sản xuất lương thực thực phẩm, đồ uống,
trang phục,…Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành sản xuất trên đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất của toàn huyện. Năm 2012, giá trị sản xuất công