Vì thế việc phân tích thực trạng tham gia BHNT của người dân đang là một vấn đề quan trọng và cần thiết nghiên cứu, vì đây là yếu tố nền tảng để xác định được những nhân tố quyết định mu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -
HUỲNH NGỌC HUYỀN MSSV: LT11040
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trang 2- i -
LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Cần Thơ, em đã được các Thầy Cô truyền đạt một nền tảng kiến thức qua các môn học đại cương lẫn chuyên ngành để làm hành trang bước vào cuộc sống Nay em đã hoàn thành bài luận văn của em, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô đã giảng dạy cho em trong thời gian qua và đặc biệt em xin gửi tấm lòng biết ơn đến Thầy Vương Quốc Duy, Thầy là người hướng dẫn trực tiếp và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong suốt quá trình làm luận văn này, giúp em hoàn thành luận văn một cách tốt nhất
Xin chân thành cảm ơn những đáp viên tham gia phỏng vấn Những thông tin thu được từ các buổi gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn cá nhân, kết hợp với các số liệu thống kê tình hình kinh tế xã hội… là những căn cứ quan trọng
để đánh giá, phân tích và đề xuất một số giải pháp của bài luận văn
Tuy nhiên với kiến thức còn chưa sâu rộng nên luận văn này sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự đóng góp quý báu của các Thầy Cô để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn và xin kính chúc quý Thầy Cô luôn nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Ngọc Huyền
Trang 3- ii -
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Ngọc Huyền
Trang 4- iii -
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Lược khảo tài liệu 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.1 Phương pháp luận 6
2.1.1 Tổng quan về bảo hiểm nhân thọ 6
2.1.2 Khái quát chung về thị trường bảo hiểm nhân thọ 16
2.1.3 Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua sắm 19
2.2 Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 24
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 25
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 29
3.1 Tổng quan về thành phố Cần Thơ 29
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 29
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 30
3.1.3 Định hướng phát triển 34
3.2 Tổng quan thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam 36
Chương 4: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 42
4.1 Thực trạng tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ 42
4.1.1 Thông tin chung của đáp viên 42
Trang 5- iv -
4.1.2 Tình hình tham gia bảo hiểm nhân thọ của đáp viên 45
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc mua bảo hiểm nhân thọ 55
4.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ 55
4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền mua bảo hiểm của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ 60
Chương 5: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 64
5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 64
5.1.1 Cơ sở các ảnh hưởng đến quyết định mua và chi tiêu cho bảo hiểm nhân thọ 64
5.1.2 Nguyên nhân người dân không tham gia bảo hiểm nhân thọ 65
5.2 Giải pháp mở rộng thị trường của các công ty bảo hiểm nhân thọ trên địa bàn thành phố Cần Thơ 66
5.2.1 Lựa chọn khách hàng tiềm năng 66
5.2.2 Tạo lòng tin với người dân, nâng cao uy tín công ty 67
5.2.3 Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo 67
5.2.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 68
5.2.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm 69
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
6.1 Kết luận 71
6.1.1 Kết luận 71
6.1.2 Hạn chế của đề tài 72
6.2 Kiến nghị 72
6.2.1 Đối với nhà nước 72
6.2.2 Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 74
Trang 6- v -
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Mô tả cỡ mẫu theo địa bàn nghiên cứu 24
Bảng 2.2 Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình 28
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu kinh tế của Tp Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 31
Bảng 3.2 Tình hình kinh doanh của bảo hiểm nhân thọ Việt Nam từ năm 2010-2012 37
Bảng 4.1 Độ tuổi của đáp viên 42
Bảng 4.2 Cơ cấu giới tính của đáp viên 43
Bảng 4.3 Tình trạng hôn nhân của đáp viên 43
Bảng 4.4 Trình độ học vấn của đáp viên 44
Bảng 4.5 Nghề nghiệp của đáp viên 44
Bảng 4.6 Thu nhập bình quân/tháng của đáp viên 45
Bảng 4.7 Mục đích mua bảo hiểm của đáp viên 48
Bảng 4.8 Hình thức người tham gia biết thông tin về bảo hiểm nhân thọ 50
Bảng 4.9 Lý do người dân không tham gia bảo hiểm nhân thọ 53
Bảng 4.10 Thống kê các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm 55
Bảng 4.11 Kết quả phân tích mô hình hồi quy Probit 58
Bảng 4.12 Thống kê các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng bảo hiểm 61
Bảng 4.11 Kết quả phân tích mô hình hồi quy Tobit 62
Trang 7- vi -
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng 19
Hình 3.1 Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ từ năm 2010-2012 38
Hình 3.2 Số lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ từ năm 2010-2012 39
Hình 3.3 Số lượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ từ năm 2010-2012 40
Hình 4.1 Tình hình tham gia bảo hiểm của đáp viên 45
Hình 4.2 Các doanh nghiệp bảo hiểm được khách hàng tham gia 46
Hình 4.3 Các sản phẩm được khách hàng chọn mua 47
Hình 4.4 Mục đích mua bảo hiểm của đáp viên 49
Hình 4.5 Hình thức người tham gia biết thông tin về bảo hiểm nhân thọ 50
Hình 5.1 Sơ đồ nguyên nhân và hệ quả dẫn đến người dân không tham gia bảo hiểm nhân thọ 65
Trang 9- 1 -
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Để đáp lại yêu cầu của quá trình mở cửa và hội nhập cũng như yêu cầu phát triển của bản thân ngành bảo hiểm nhân thọ (BHNT), năm 1996 đã đánh dấu sự ra đời của ngành BHNT ở Việt Nam bằng việc Bộ Tài chính cho phép Bảo Việt triển khai thí điểm BHNT Cho đến nay, cụm từ “bảo hiểm nhân thọ”
đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam Với sứ mệnh mang đến cho người dân sự an tâm về tài chính trước rủi ro bất ngờ, BHNT thực hiện theo nguyên tắc số đông bù số ít và đặc điểm vừa khắc phục hậu quả rủi ro, vừa là hình thức tiết kiệm có kế hoạch Vì vậy, BHNT ra đời nhằm bảo đảm ổn định cuộc sống cho người dân và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Hiện nay, BHNT ở Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, quy mô thị trường ngày càng mở rộng, mạng lưới hoạt động được triển khai hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước Mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến toàn ngành bảo hiểm, nhưng riêng các công ty BHNT vẫn có kết quả kinh doanh khá ấn tượng Theo ông Phùng Đắc Lộc – Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cho rằng “Thông thường, số tiền nhàn rỗi trong dân cư dùng vào hai mục đích là đầu tư sinh lời và tiết kiệm cho tương lai Các kênh đầu tư và tiết kiệm phổ biến nhất là ngân hàng, bất động sản, chứng khoán Trong thời điểm hiện nay, khi lãi suất tiền gửi thấp, bất động sản ảm đạm, chứng khoán chưa có dấu hiệu phục hồi thì việc tìm đến BHNT là một điều dễ hiểu”
Với sự gia nhập của các công ty BHNT nước ngoài, thị trường BHNT Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, sản phẩm, chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp Sự góp mặt của nhiều tập đoàn tài chính đến từ các châu lục lớn trên thế giới tại Việt Nam đã chứng tỏ sức hấp dẫn của thị trường BHNT Họ nhìn vào một thị trường với dân số 90 triệu người và mới
có khoảng 10% người dân có hợp đồng BHNT trong khi có ít nhất 30% gia đình Việt Nam có khả năng tham gia BHNT Cục Quản lý giám sát bảo hiểm nhận định, tiềm năng của thị trường bảo hiểm hiện còn khá lớn vì Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và có cơ cấu dân số trẻ Với một nền kinh
tế phát triển với tốc độ cao nhất nhì châu Á thì rõ ràng tiềm năng của thị trường BHNT Việt Nam còn rất lớn
Ngoài những trung tâm lớn của cả nước như thủ đô Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng thì thành phố Cần Thơ (Tp Cần Thơ) với
Trang 10- 2 -
dân số trên 1,2 triệu người cũng là nơi tiềm năng để thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển Tp Cần Thơ là đô thị loại 1 trực thuộc trung ương, một trong 4 tỉnh – thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam Do đó, có rất nhiều chi nhánh của các công ty BHNT tại đây Từ lâu khái niệm “Bảo hiểm nhân thọ” đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam nói chung và người dân Cần Thơ nói riêng Nhưng gần đây, vì nhiều lý do, vị trí của khái niệm này đã phai mờ trong đời sống người dân Việc khai thác khách hàng ở Cần Thơ cũng như trên toàn quốc gặp nhiều hạn chế so với nhu cầu và tiềm năng của thị trường Do đó, số người tham gia vào thị trường BHNT vẫn còn hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng của ngành
Vì thế việc phân tích thực trạng tham gia BHNT của người dân đang là một vấn đề quan trọng và cần thiết nghiên cứu, vì đây là yếu tố nền tảng để xác định được những nhân tố quyết định mua bảo hiểm của khách hàng, giúp tìm ra giải pháp khai thác thị trường này hiệu quả hơn Xuất phát từ thực tế
trên, nên tác giả đã chọn đề tài “Phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm
nhân thọ của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp của mình
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Thông qua việc nghiên cứu, đề tài này sẽ phân tích và đánh giá thực trạng, tình hình hoạt động của thị trường BHNT ở Tp Cần Thơ trong thời gian qua, để tìm hiểu được thái độ của khách hàng đối với dịch vụ BHNT, đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm của khách hàng, từ đó đề xuất những giải pháp và chính sách cụ thể mang tính khả thi nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn cho thị trường BHNT tại Tp Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung tác giả thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
- Phân tích thực trạng thị trường BHNT và thực trạng tham gia BHNT của người dân trên địa bàn Tp Cần Thơ
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT của khách hàng trên địa bàn Tp Cần Thơ
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các công ty BHNT đang hoạt động trên địa bàn Tp.Cần Thơ khai thác tốt thị trường tiềm năng này
Trang 11- 3 -
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để có thể giải quyết những mục tiêu của đề tài, tác giả tiến hành trả lời những câu hỏi sau:
(1) Thực trạng thị trường BHNT và thực trạng tham gia BHNT của người dân trên địa bàn Tp Cần Thơ hiện nay như thế nào?
(2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT của khách hàng trên địa bàn Tp Cần Thơ?
(3) Những giải pháp nào giúp mở rộng thị trường của các công ty BHNT
trên địa bàn Tp Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là quận Ô Môn, quận Thốt Nốt và huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ Quận Ô Môn là một quận nội ô thuộc thành phố Cần Thơ, còn quận Thốt Nốt có dân số đông nhất trong tất cả các quận, huyện Thới Lai là huyện có nền kinh tế nông nghiệp phát triển cao nhất
Ba nơi này có nền kinh tế đang trên đà phát triển nhanh chóng, mức sống của người dân được nâng cao khi đó nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ dần dần được người dân quan tâm đến nhiều hơn, đây được xem là các nơi có nhiều tiềm năng để đầu tư phát triển kinh tế, do đó việc khai thác thị trường bảo hiểm ở những nơi này đang được các công ty BHNT quan tâm và mở rộng Việc khảo sát ở đây sẽ có tính chính xác cao
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013
- Đề tài thu thập số liệu sơ cấp trong khoảng thời gian từ 01/09/2013 đến 30/09/2013, cùng một số thông tin và số liệu thống kê từ năm 2010 - 2012 từ Cục thống kê thành phố Cần Thơ và hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những cá nhân ở địa bàn Tp Cần Thơ đang sinh sống trên quận Ô Môn, Thốt Nốt và huyện Thới Lai ở độ tuổi từ 18 trở lên và có tạo ra thu nhập
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài này, tác giả đã tìm hiểu các tài liệu
có liên quan đến phân tích thị trường BHNT Sau đây là một số tài liệu mà tác giả có điều kiện nghiên cứu:
Trang 12- 4 -
(1) Đề tài: “Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến quyết định mua các sản
phẩm bảo hiểm nhân thọ trên địa bàn Tp.Cần Thơ” của tác giả Tạ Thị Mai
Trang, năm 2012
Đề tài phân tích thực trạng thị trường BHNT trên địa bàn Tp.Cần Thơ, trên cơ sở đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT của người dân trên địa bàn Tp.Cần Thơ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những người dân đang sinh sống ở quận Ninh Kiều của Tp Cần Thơ Số liệu của nghiên cứu được phỏng vấn từ 237 đáp viên Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình Probit kết hợp với Tobit để ước lượng xác suất của quyết định mua và số tiền chi tiêu cho việc mua BHNT của khách hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT của khách hàng là tuổi tác, người quen, đầu tư đất đai, thu nhập gia đình, số trẻ, nghề nghiệp, trình độ học vấn và lao động chính Bên cạnh đó tác giả đã tìm ra những nguyên nhân giải thích cho sự tồn tại và hạn chế trong quá trình phát triển thị trường BHNT trên địa bàn Tp.Cần Thơ Tác giả đưa ra đề xuất gia tăng hoạt động giới thiệu lợi ích của BHNT đến đúng đối tượng và gia tăng cơ hội cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp và một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn thị trường BHNT trên địa bàn Tp.Cần Thơ
(2) Đề tài: “Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến quyết định mua các
sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên địa bàn Trà Vinh” của tác giả Nguyễn
Thị Búp, năm 2012
Đề tài tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT nhằm cung cấp thông tin cho các công ty BHNT ở Trà Vinh về hành vi mua BHNT của khách hàng để gia tăng doanh số bán của các công ty Đối tượng nghiên cứu là các khách hàng đang sử dụng dịch vụ và những người chưa sử dụng dịch vụ của công ty Bảo Việt nhân thọ Trà Vinh Số liệu của nghiên cứu được phỏng vấn từ 397 đáp viên Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng tham gia BHNT của khách hàng, kết hợp phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để xây dựng và kiểm định các thang đo Kết quả phân tích
có 7 nhân tố ảnh hưởng đó là ảnh hưởng của người thân, lợi ích đầu tư, lợi ích tiết kiệm, lợi ích tài chính, lợi ích bảo vệ sức khỏe, lợi ích khắc phục rủi ro và nhân tố dễ tiếp cận
(3) Đề tài: “Thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam và một
số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam”, của tác giả
Nguyễn Trung Phong, năm 2011
Trang 13- 5 -
Đề tài tập trung phân tích thực trạng thị trường BHNT Việt Nam để nhận thấy rõ những điểm mạnh và điểm yếu của ngành bảo hiểm Từ đó đề xuất một
số giải pháp giúp thị trường BHNT Việt Nam ngày càng phát triển hơn Đề tài
sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích thực trạng thị trường BHNT trong thời gian qua để đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế của thị trường bảo hiểm Việt Nam Qua phân tích thực trạng đề tài đã nêu lên được thực tế hoạt động kinh doanh BHNT trong thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành BHNT Việt Nam và một số hạn chế mà thị trường còn tồn tại như do nhận thức của người dân về BHNT chưa cao, do tình trạng nhân sự của công ty mà thị trường tiềm năng này chưa được khai thác tốt Từ đó đã đề xuất những giải pháp và chính sách cụ thể mang tính khả thi nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn cho thị trường bảo hiểm Việt Nam
(4) Đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua dịch vụ
bảo hiểm nhân thọ”, của Nguyễn Thị Ánh Xuân, năm 2004
Đề tài này xoay quanh việc xác định các yếu tố: Thái độ của khách hàng đối với dịch vụ BHNT, mức độ ủng hộ của những người ảnh hưởng và ý định mua của khách hàng đối với các sản phẩm BHNT ảnh hưởng đến xu hướng mua của họ Kết quả nghiên cứu đã cho thấy với nhóm khách hàng đã mua BHNT thì có 3 yếu tố ảnh hưởng, các yếu tố đó là: lợi ích đầu tư, lợi ích về tinh thần và mức độ ủng hộ của vợ chồng Trong 3 yếu tố này thì sự ủng hộ của vợ chồng có ảnh hưởng mạnh nhất đến xu hướng mua BHNT của khách hàng, kế đến là lợi ích về tinh thần và sau cùng là lợi ích đầu tư Từ kết quả nghiên cứu này đề tài đã đưa ra những kiến nghị để nâng cao ý định mua BHNT của khách hàng, đề xuất áp dụng chiến lược gia tăng niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm và gia tăng mức độ ưa thích dịch vụ của những cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng
Hướng đi của đề tài: Từ những tài liệu được lược khảo, tác giả nhận thấy
sử dụng thống kê mô tả sẽ phản ảnh rõ thực tế và mô hình Probit, Tobit sẽ xác định được mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, do đó đề tài tiếp tục áp dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng tham gia BHNT của người dân và sử dụng mô hình Probit, Tobit để xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định mua và chi tiêu cho BHNT của khách hàng Tuy nhiên, khác với các nghiên cứu trước, địa bàn nghiên cứu của đề tài sẽ mở rộng hơn để phù hơp với sự phát triển của thị trường BHNT hiện nay
Trang 14- 6 -
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Tổng quan về bảo hiểm nhân thọ
2.1.1.1 Định nghĩa bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm nhân thọ: Theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm của Việt Nam thì
"Bảo hiểm nhân thọ là hình thức bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết" Người được bảo hiểm và người tham gia BHNT rất rộng, có thể bao gồm mọi người ở các lứa tuổi khác nhau
Nói cách khác, BHNT là quá trình bảo hiểm cho các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người Đó là quỹ dự trữ tài chính do số đông người tham gia bảo hiểm góp vào và do một công ty bảo hiểm đứng ra quản lý và đầu tư Quỹ dự trữ tài chính này sẽ được chi trả khi người được bảo hiểm hoặc người thân của họ chẳng may gặp rủi ro hoặc sẽ được trả khi hết hạn hợp đồng đối với người tham gia bảo hiểm Tham gia bảo hiểm nhân thọ vừa là hình thức tiết kiệm, vừa là hình thức bảo hiểm khi gặp rủi ro xảy ra và tiết kiệm khi hết hạn hợp đồng
- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: Đây là căn cứ quan trọng quy định quyền
và nghĩa vụ của công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm theo thỏa thuận của hai bên
Theo luật kinh doanh bảo hiểm, điều 12, khoản 12 quy định: “Hợp đồng BHNT là một sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm, theo
đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”
Theo Cẩm nang BHNT của Cổng thông tin bảo hiểm Việt Nam, hợp đồng BHNT phải có những nội dung cơ bản sau đây:
- Tên, địa chỉ của công ty bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng
- Các điều khoản của hợp đồng: là những quy định cụ thể liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng
- Số tiền bảo hiểm: là số tiền mà công ty bảo hiểm sẽ phải trả khi xãy ra
sự kiện bảo hiểm Số tiền bảo hiểm do các bên tự thỏa thuận theo nhu cầu và khả năng tài chính
Trang 15- 7 -
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm: Loại trừ trách nhiệm trả tiền của công ty bảo hiểm khi xãy ra những rủi ro dẫn đến nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm quá lớn hoặc sự kiện bảo hiểm không hẳn do rủi ro
- Thời hạn bảo hiểm: là khoản thời gian công ty bảo hiểm phải thực hiện trách nhiệm bảo hiểm, được tính từ khi hợp đồng bắt đầu có hiệu lực Thời hạn bảo hiểm do các bên thỏa thuận
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm
- Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm
- Các quy định giải quyết tranh chấp
- Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng
2.1.1.2 Lịch sử ra đời, phát triển của bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam
Với nhận thức sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của BHNT, trong những năm qua Chính phủ và Bộ Tài chính rất quan tâm phát triển nghiệp vụ này Với
sự ra đời của công ty BHNT, chính thức đầu tiên ở Việt Nam năm 1996 đã khẳng định rõ sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước tầm vĩ mô Mặc dù nước ta mới tiến hành nghiệp vụ BHNT trong những năm gần đây, nhưng trong thực tế BHNT đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm dưới nhiều hình thức khác nhau Trước năm 1954, ở miền Bắc, những người làm việc cho Pháp đã được bảo hiểm và một số gia đình đã được hưởng quyền lợi bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ này Các hợp đồng bảo hiểm này đều do các công ty bảo hiểm của Pháp trực tiếp thực hiện
Trong những năm 1970 - 1971 ở miền Nam công ty Hưng Việt bảo hiểm
đã triển khai một số loại hình bảo hiểm như “An sinh giáo dục”, “Bảo hiểm trường sinh” (Bảo hiểm nhân thọ trọn đời), “Bảo hiểm tử kỳ thời hạn 5 - 10 -
20 năm”, nhưng công ty này chỉ hoạt động từ một đến hai năm nên các nghiệp
vụ bảo hiểm không được biết đến rộng rãi
Năm 1987, Bảo Việt đã có đề án “Bảo hiểm nhân thọ và việc vận dụng vào Việt Nam”, nhưng vào lúc đó điều kiện đất nước còn gặp nhiều khó khăn như:
Trang 16- 8 -
- Chưa có những qui định mang tính chất pháp lý để điều chỉnh mối quan
hệ giữa công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm và khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm
Với những khó khăn trên đã không cho phép công ty Bảo Việt phát triển nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ Thay cho bảo hiểm nhân thọ, năm 1990, Bộ Tài chính cho phép công ty Bảo Việt triển khai “Bảo hiểm sinh mạng con người thời hạn 1 năm” Thực tế triển khai nghiệp vụ này cho thấy:
- Việc lo xa cho gia đình khi không may người chủ gia đình bị mất mà chỉ tính đến trong vòng 1 năm là không hấp dẫn Tâm lý người tham gia loại hình bảo hiểm này cũng không thoải mái Và do đó loại hình bảo hiểm này chỉ đáp ứng được nhu cầu cho những người già
- Mọi người tham gia bảo hiểm đều thắc mắc, nếu không gặp rủi ro có được nhận lại gì không?
Với thực tế trên, cùng với việc đánh giá các điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam trong những năm đầu thập kỷ 90, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu triển khai nghiệp vụ BHNT với hai loại hình mang tính chất tiết kiệm từ cuối năm 1993 Đến tháng 1 năm 1994, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam mới chính thức trình Bộ Tài chính dự án thành lập công ty BHNT Với những yêu cầu về quản lý quỹ BHNT, Bộ Tài chính đã ký quyết định số 568/QĐ/TCCB ngày 22/6/1996 thành lập công ty BHNT trực thuộc Bảo Việt Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt mới trong sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam
2.1.1.3 Những đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ
Năm 1996 được sự uỷ quyền của thủ tướng chính phủ, Bộ tài chính ra quyết định thành lập lại tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, được nhà nước xếp loại “doanh nghiệp nhà nước xếp hạng đặc biệt” Sở dĩ được xếp hạng đặc biệt
là vì bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng có những đặc điểm rất khác biệt
so với các sản phẩm khác:
Thứ nhất: BHNT là một loại hình dịch vụ tài chính, một sản phẩm vô
hình, người mua bảo hiểm đóng tiền thường là đóng định kỳ cho công ty bảo hiểm nhưng chỉ nhận lại một lời cam kết sẽ được trả tiền khi những sự kiện bảo hiểm được xác định trước như sống đến một thời điểm, chết, thương tật… phát sinh mà không biết chắc sự kiện đó có xảy ra hay không cũng như không xác định được thời điểm phát sinh sự kiện đó (trừ trường hợp sống) Do vậy khác với các hàng hoá thông thường, người mua BHNT không thể dùng thử để
để biết chất lượng sản phẩm mà chỉ có thể dùng thật, đã dùng thật là dùng
Trang 17- 9 -
trong thời hạn dài Hơn thế nữa, sản phẩm BHNT còn là một sản phẩm khá phức tạp và có tính trừu tượng cao, nên nhiều khi người mua bảo hiểm không thể hình dung hết được về sản phẩm bảo hiểm
Thứ hai: BHNT có đối tượng kinh doanh rất đặc biệt, đó là rủi ro liên
quan đến sinh mạng, cuộc sống sức khoẻ con người, do vậy BHNT không thể
bù đắp lại được những tổn thất về sinh mạng, sức khỏe khả năng lao động và tinh thần cho người được bảo hiểm và người thân của họ mà chỉ bù đắp lại một phần nào những thiệt hại về mặt tài chính mà những tổn thất này gây ra Chính vì vậy, với trường hợp phạm vi bảo hiểm chỉ là rủi ro, BHNT là một trong số ít sản phẩm mà người mua rồi không mong muốn được nhận quyền lợi bảo hiểm, thay vào đó là họ muốn tìm sự thanh thản, sự bảo vệ, cảm giác đầy trách nhiệm trước người thân Cũng do có đối tượng kinh doanh rất đặc biệt, công ty BHNT cũng cần biết cảm thông, chia sẽ trước những rủi ro, mất mát của khách hàng Đây chính là chủ nhân trong kinh doanh BHNT Đồng thời với cơ chế bù đắp tài chính, khắc phục hậu quả của rủi ro, hỗ trợ tài chính khi không còn khả năng lao động (đặc biệt là qua các sản phẩm hưu trí), chúng
ta có thể thấy, BHNT còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc
Thứ ba: Nhu cầu về BHNT là nhu cầu thụ động, khách hàng rất ít khi
chủ động tìm đến công ty để mua BHNT mà thường chỉ mua bảo hiểm sau khi được người bán bảo hiểm thuyết phục, vận động (thường là qua rất nhiều lần) Một điểm đáng chú ý nữa là theo thống kê tại các thị trường BHNT lớn như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan… người quyết định mua BHNT phần lớn không dưới 75% là phụ nữ
Thứ tư: BHNT là sản phẩm dài hạn, thời hạn bảo hiểm là 5 năm, 10 năm,
20 năm, nhiều khi là cả đời người Do vậy khi tham gia BHNT khách hàng luôn đặt ra những câu hỏi liên quan đến tương lai như: liệu đến khi hợp đồng đáo hạn công ty BHNT có đủ khả năng thanh toán không? công ty BHNT còn tồn tại hay không? có thanh toán tiền bảo hiểm đã cam kết hay không? Thực tế triển khai BHNT của Bảo Việt cũng như của các công ty BHNT khác hoạt động tại thị trường Việt Nam cho thấy, các sản phẩm ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu Vừa là một sản phẩm dài hạn lại vừa là sản phẩm hình thức nên càng làm cho BHNT càng trở nên đặc biệt, do đó việc tạo lòng tin nơi khách hàng đóng vai trò tối quan trọng trong kinh doanh BHNT Kinh nghiệm triển khai BHNT tại thị trường Việt Nam đã cho thấy uy tín công ty là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định việc tham gia BHNT của khách hàng
Thứ năm: Sản phẩm BHNT là sản phẩm bán lẻ là chủ yếu, đại đa số
khách hàng là cá nhân quyết định mua BHNT của họ rất ít chịu tác động, chi
Trang 18- 10 -
phối bởi yếu tố quyền lực hay các yếu tố khác, do vậy việc khách hàng tham gia tại công ty nào phụ thuộc rất lớn vào khả năng chinh phục nhân tâm công chúng của công ty đó
Do những đặc điểm đó mà các công ty BHNT phải cần xây dựng hình ảnh công ty và quảng cáo trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có những nét khác biệt so với các lĩnh vực khác
2.1.1.4 Vai trò của bảo hiểm nhân thọ
Vai trò của bảo hiểm trong đời sống con người:
- BHNT đảm bảo an toàn về tài chính cho những người phụ thuộc Người trụ cột là chỗ dựa về tài chính cũng như tinh thần cho những người thân, người phụ thuộc trong gia đình Tham gia BHNT là cách để người trụ cột thể hiện trách nhiệm với người thân bởi lẽ BHNT giúp đảm bảo khoản chi phí tài chính
để khắc phục tổn thất khi người trụ cột gặp rủi ro, giúp duy trì mức sống ổn định cho gia đình khi những rủi ro bất ngờ ập đến, bên cạnh đó BHNT cũng góp phần thể hiện trách nhiệm của người trụ cột đối với gia đình
- BHNT còn là quỹ tiết kiệm cho tương lai học vấn của con Chăm lo cho tương lai học vấn của con trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ
Để thực hiện được mục tiêu đó các bậc cha mẹ phải chuẩn bị trước một khoản tài chính nhất định Với BHNT các bậc cha mẹ sẽ được tham gia một chương trình tài chính mà theo đó: giúp tích lũy có kỷ luật để có một khoản tiền lớn chăm lo cho tương lai học vấn của con cái
- Tham gia BHNT còn là xây dựng quỹ tiết kiệm dài hạn cho những kế hoạch của cá nhân và gia đình BHNT giúp mỗi cá nhân và gia đình thực hiện những chương trình tiết kiệm dài hạn thuận tiện và có kỷ luật Chỉ cần để dành những khoản tiền nhỏ đều đặn thì khách hàng có thể thực hiện những kế hoạch
cho tương lai như: lập gia đình, mua nhà, mua xe hay những mong muốn khác
- BHNT mang lại những hỗ trợ về chi phí hậu sự hay để lại di sản thừa
kế BHNT đảm bảo rằng khi đã có tuổi, khách hàng sẽ luôn có một khoản tiền
để trang trải những chi phí thuốc men, lo hậu sự, hay để lại một di sản thừa kế cho con cháu
- BHNT giúp đảm bảo vững chắc hơn nguồn tài chính khi về hưu, thanh thản an hưởng tuổi già bên con cháu Với nguồn tài chính độc lập, khách hàng
là những người đã đến tuổi hưu trí có thể thực hiện công việc kinh doanh nhỏ
để có thêm thu nhập; trang trải thuốc men, viện phí; thực hiện những chuyến
đi tham quan, du lịch
Trang 19- 11 -
Vai trò của bảo hiểm nhân thọ trong nền kinh tế - xã hội
BHNT không chỉ nhằm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra gây tổn thất về người và tài sản của xã hội, mà còn nhằm tạo ra dự phòng tài chính cần
và đủ để bồi thường tổn thất đó, góp phần ổn định sản xuất, đời sống kinh tế -
xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Vì vậy BHNT phát triển rất nhanh, doanh thu phí bảo hiểm ngày càng tăng Vai trò của BHNT không chỉ thể hiện trong từng gia đình và đối với từng cá nhân trong việc góp phần ổn định cuộc sống, giảm bớt khó khăn về tài chính khi gặp phải rủi ro, mà còn thể hiện rõ trên phạm vi toàn xã hội Những vai trò to lớn của BHNT được biểu hiện cụ thể
dưới những hình thức sau:
- BHNT là một trong những kênh huy động vốn hữu hiệu để đầu tư góp phần vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế Với tính chất kết hợp giữa bảo hiểm và tiết kiệm, các công ty BHNT không chỉ thực hiện chức năng bảo hiểm cho những rủi ro, mà họ còn huy động được lượng tiền nhàn rỗi nằm ở các tầng lớp dân cư trong xã hội và các tổ chức để hình thành quỹ bảo hiểm Do thời hạn của các hợp đồng BHNT rất dài, nên nguồn quỹ bảo hiểm ngày càng được tồn tích lại rất lớn Khi chưa sử dụng đến để chi trả tiền bảo hiểm thì quỹ BHNT là một trong những nguồn vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế
- Bên cạnh vai trò huy động vốn trong nước thì BHNT còn có vai trò thu hút vốn đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư cho một công ty bảo hiểm lúc đầu thường rất lớn, khi có một chính sách phù hợp sẽ thu được một lượng vốn đầu
tư bên ngoài đáng kể, vì BHNT là một thị trường hết sức mới mẻ và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Hơn nữa đặc điểm của nghiệp vụ BHNT có tính chất dài hạn nên nguồn vốn cung cấp cho nền kinh tế cũng lớn Trong khoảng thời gian này các nhà đầu tư chưa thu được nhiều lợi nhuận, do đó họ
sẽ tiếp tục đầu tư mà không rút khỏi thị trường Việt Nam
- BHNT góp phần tạo nên phong cách, tập quán sống mới Tham gia BHNT thể hiện một nếp sống đẹp, đó là biết lo lắng cho tương lai mình và quan tâm đến tương lai của người thân, đồng thời góp phần giáo dục con cái
về đức tính tiết kiệm, cần cù và sống có trách nhiệm với người khác
- Mở rộng thị trường BHNT có thể bổ sung vốn ngân sách nhà nước (NSNN), huy động mọi tầng lớp dân cư tham gia mua BHNT dài hạn Đây được coi là biện pháp hỗ trợ NSNN trong việc đảm bảo sinh hoạt bình thường cho những người già yếu, những người mất sức bên cạnh các khoản phúc lợi
xã hội của Nhà nước và là nguồn vốn bổ sung cho NSNN trong việc đầu tư phát triển sản xuất, giữ gìn trật tự và ổn định xã hội
Trang 20- 12 -
- BHNT còn góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động,
tăng vốn đầu tư cho việc giáo dục con cái, tạo ra một nếp sống đẹp, tiết kiệm
có kế hoạch… Trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, các công ty BHNT muốn phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường của mình thì phải cần đến một hệ thống đại lý có quy mô lớn để giúp tuyên truyền, tư vấn và phân phối các sản phẩm BHNT của công ty đến khách hàng Nhờ đó mà những người không có việc làm, gồm nhiều thành phần: các thanh niên rất trẻ, những người đang tạm nghỉ việc, những người chưa tìm được việc làm, những người chưa hài lòng với công việc của mình… đến với công ty BHNT đã tìm cho mình được một công việc thích hợp với mức lương xứng đáng và họ cũng bị cuốn hút cùng với sự phát triển của BHNT
Như vậy có thể nói BHNT vừa là nguồn bổ sung vốn đầu tư phát triển, vừa là công cụ kìm hãm lạm phát hữu hiệu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt khó khăn cho cá nhân và gia đình người gặp rủi ro, nhằm góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm và ổn định đời sống kinh tế – xã
hội ở mỗi quốc gia
2.1.1.5 Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là một cơ chế chuyển giao rủi ro và hoạt động theo các nguyên tắc sau:
- Chia sẻ tổn thất: Nguyên tắc này thể hiện qua việc nhiều người cùng
góp một khoản tiền nhỏ theo những định kỳ nhất định như hàng tháng, hàng quý, nửa năm hay hàng năm (phí bảo hiểm) để thành lập quỹ chung Quỹ này
đủ để chi trả cho cá nhân hoặc người thân của những người được bảo hiểm nếu họ không may qua đời sớm, bị tai nạn hay mắc bệnh hiểm nghèo… BHNT dựa vào số đông người để san sẻ, bù đắp cho số ít, theo đó tổn thất của một số
ít người sẽ được nhiều người cùng chia sẻ Nó thể hiện tính chất xã hội hóa rất cao đồng thời còn mang tính nhân đạo nhân văn cao cả bởi vì BHNT luôn ở bên cạnh mỗi cá nhân, mỗi tập thể những lúc họ gặp khó khăn hay gặp sự cố bất ngờ xãy ra
- Tính công bằng: Nguyên tắc này yêu cầu những người có mức độ rủi
ro khác nhau sẽ phải đóng những mức phí bảo hiểm khác nhau Người có rủi
ro cao thì phí cao hoặc bị từ chối bảo hiểm, nhằm đảm bảo rằng sẽ không có người nào được hưởng lợi một cách không chính đáng từ quỹ bảo hiểm
Chính vì vậy, việc phát hành hợp đồng bảo hiểm cũng như việc chi trả quyền lợi bảo hiểm phải trải qua một quá trình thẩm định chặt chẽ để xác định mức độ đóng góp vào quỹ chung và mức chi trả quyền lợi bảo hiểm
Trang 21- 13 -
- Quy luật số đông: Trong tự nhiên cũng như trong đời sống con người,
chỉ khi có một hay một số các sự kiện cùng loại xãy ra và lặp đi lặp lại nhiều lần chúng ta mới có thể tìm ra xác suất, tính quy luật phát sinh, thời điểm, tần suất phát sinh Nghiên cứu dựa trên số đông người dân sẽ xác định được tương đối chính xác số người sẽ qua đời hay tỷ lệ mắc bệnh của những người trong cùng một nhóm đồng nhất, ví dụ cùng tuổi, cùng giới tính, cùng nghề nghiệp… Nếu nghiên cứu được thực hiện trên càng nhiều người cùng nhóm đồng nhất thì việc tính xác suất càng chính xác Vì vậy, khi càng có nhiều người tham gia bảo hiểm thì khả năng tính phí bảo hiểm càng chính xác hơn
- BHNT còn đảm bảo được nguyên tắc trung thực và tín nhiệm tuyệt đối, luôn tạo cơ hội và hỗ trợ cho người tham gia có được những lợi ích đích thực, đảm bảo cho cả hai bên cùng có lợi
2.1.1.6 Phân loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
Theo luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi năm 2010) bảo hiểm nhân thọ được chia thành các loại sau:
- Bảo hiểm tử kỳ: Là loại hình bảo hiểm chỉ đảm bảo cho khả năng chết
xảy ra trong thời gian đã được quy định cụ thể trong hợp đồng Nếu cái chết không xảy ra trong thời gian đó thì người được bảo hiểm không nhận được bất
kỳ một khoản phí nào từ số phí bảo hiểm đã đóng Ngược lại, nếu cái chết xảy
ra trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng thì công ty bảo hiểm phải có trách nhiệm thanh toán số tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm được chỉ định
Đặc điểm của loại hình bảo hiểm này là thời hạn bảo hiểm xác định, trách nhiệm và quyền lợi mang tính tạm thời, mức phí bảo hiểm thấp vì không phải lập lên quỹ tiết kiệm cho người được bảo hiểm mà chỉ đơn thuần là chống
rủi ro tử vong
Mục đích của loại hình này là: Bảo đảm cho các chi phí mai táng, chôn cất, bảo trợ cho gia đình và người thân Thanh toán các khoản nợ nần về những khoản vay hoặc thế chấp của người được bảo hiểm
- Bảo hiểm trọn đời: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được
bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó Công ty bảo hiểm cam kết trả tiền cho người thụ hưởng căn cứ vào số tiền bảo hiểm đã ấn định trong hợp đồng khi người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào từ ngày ký hợp đồng
Đặc điểm của loại hình này: Số tiền bảo hiểm trả một lần khi người được bảo hiểm tử vong Thời hạn bảo hiểm không xác định phí bảo hiểm có thể
Trang 22- 14 -
đóng định kỳ hay đóng một lần Phí bảo hiểm cao hơn so với bảo hiểm sinh mạng có thời hạn Vì rủi ro chết chắc chắn sẽ xảy ra, nên số tiền bảo hiểm chắc chắn sẽ phải trả Bảo hiểm trọn đời là loại hình bảo hiểm dài hạn, phí đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt quá trình bảo hiểm do đó tạo nên một khoản tiết kiệm cho người thụ hưởng bảo hiểm vì chắc chắn người bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm
Mục đích để đảm bảo chi phí mai táng, chôn cất, đảm bảo thu nhập để ổn định cuộc sống cho gia đình, giữ gìn tài sản, tạo dựng và khởi nghiệp kinh doanh cho thế hệ sau
- Bảo hiểm sinh kỳ: Loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo
hiểm sống đến một thời hạn nhất định Theo đó công ty bảo hiểm phải trả phải trả tiền cho người thụ hưởng nếu người được bảo hiểm vẫn còn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng Nếu người tham gia bảo hiểm chết trước ngày đến hạn thanh toán thì sẽ không được chi trả bất kỳ khoản tiền nào Đặc điểm: phí bảo hiểm trả một lần vào thời điểm ký hợp đồng, hoặc có thể trả nhiều lần Nếu phí bảo hiểm được thanh toán định kỳ thì người tham gia bảo hiểm sẽ nộp phí đến một độ tuổi nhất định nào đó theo quy định giữa hai bên khi ký kết hợp đồng
Mục đích: Giúp người được bảo hiểm có một khoản tiền vào một thời điểm nhất định trong tương lai để thực hiện dự định của họ
- Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp: Loại hình bảo hiểm này là bảo hiểm cả
trong trường hợp người bị tử vong hay còn sống Yếu tố tiết kiệm và rủi ro đan xen nhau vì thế nó được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới Đặc điểm: Số tiền bảo hiểm được trả khi hết hạn hợp đồng hoặc người được bảo hiểm bị tử vong trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực Thời hạn bảo hiểm xác định thường là: 5 năm, 10 năm, 20 năm… Phí bảo hiểm thường đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt thời gian bảo hiểm Có thể được chia lãi thông qua đầu tư phí bảo hiểm và cũng có thể được hoàn phí khi không có điều kiện tiếp tục tham gia
Mục đích: Đảm bảo cuộc sống cho gia đình và người thân Tạo lập quỹ giáo dục, hưu trí, trả nợ, dùng làm vật thế chấp để khởi nghiệp kinh doanh…
- Bảo hiểm liên kết đầu tư: Là loại hình đặc biệt của BHNT, trong đó
sau khi trừ đi chi phí quản lý và chi phí trả cho BHNT phí bảo hiểm được sử dụng để mua các đơn vị đầu tư trong quỹ liên kết Loại hình bảo hiểm này có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu chuyển giao hậu quả tài chính của rủi ro
và nhu cầu đầu tư của người mua bảo hiểm
Trang 23- 15 -
Đặc điểm: Hoạt động đầu tư, chi phí và chi quản lý, lợi nhuận của quỹ điều được tách biệt và công bố rõ với khách hàng Rủi ro và lợi nhuận của hoạt động đầu tư được chuyển từ công ty bảo hiểm sang cho bên mua bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không thể chắc chắn thu nhập trong tương lai Tính minh bạch cao khách hàng có thể biết rõ phí bảo hiểm của mình được đầu tư vào đâu, có thể kiểm soát rủi ro đầu tư của mình bằng việc lựa chọn đầu tư phí bảo hiểm vào quỹ đầu tư mà mình cho là phù hợp nhất
Mục đích: là kênh đầu tư sinh lời
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp
người được bảo hiểm sống đến một thời gian nhất định Sau thời gian đó doanh nghiệp phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
Đặc điểm: Có thể đóng phí một lần hay nhiều lần và từ một thời điểm nhất định theo định kỳ người được bảo hiểm nhận được một khoản tiền chi trả
từ doanh nghiệp bảo hiểm (có thể là hàng năm, trả ngay vào thời điểm ký kết hợp đồng hoặc trả sau)
Là dạng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp sống, có nghĩa khi người được bảo hiểm chết tương đương với việc chắm dứt thực hiện nghĩa
vụ của doanh nghiệp bảo hiểm Vì vậy để tránh trường hợp khi người được bảo hiểm vừa đóng phí bảo hiểm xong, chưa nhận được tiền hoặc chỉ nhận được một số ít tiền từ người bảo hiểm mà người đó đã tử vong nên trong thực
tế hợp đồng bảo hiểm được đưa thêm điều khoản hoàn phí bảo hiểm hoặc điều khoản về khả năng chuyển hồi với điều khoản này nếu người được bảo hiểm chết trước kỳ hạn thì người bảo hiểm sẽ hoàn phí bảo hiểm cho người thừa kế hợp pháp
Mục đích: Giúp người được bảo hiểm có một khoản tiền vào một thời điểm nhất định trong tương lai để thực hiện dự định của họ
- Bảo hiểm hưu trí: Bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt
đến độ tuổi xác định được công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận Đặc điểm: bên mua bảo hiểm nộp khoản phí định kỳ như sự đóng góp vào một quỹ lương hưu Ngược lại công ty bảo hiểm sẽ trả các khoản trợ cấp định kỳ hay trả một lần khi người bảo hiểm về hưu Nếu người được bảo hiểm chết khi chưa về hưu số tiền trợ cấp sẽ được trả một lần cho người thụ hưởng Mục đích: Đảm bảo thu nhập cố định sau khi về hưu hay tuổi cao sức yếu, giảm bớt nhu cầu phụ thuộc vào phúc lợi xã hội hoặc con cái khi về già, bảo trợ mức sống trong suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời
Trang 24- 16 -
- Các điều khoản bảo hiểm bổ sung
Khi triển khai các loại hình BHNT, nhà bảo hiểm còn nghiên cứu đưa ra các điều khoản bổ sung để đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá của khách hàng, có các điều khoản bổ sung sau đây được vận dụng:
Điều khoản bổ sung bảo hiểm nằm viện và phẫu thuật: Có nghĩa là công
ty bảo hiểm cam kết trả các phí nằm viện và phẫu thuật khi người được bảo hiểm bị ốm đau và thương tật Tuy nhiên, nếu người được bảo hiểm tự gây thương tích thì không được hưởng quyền lợi bảo hiểm Mục đích của điều khoản này là nhằm trợ giúp người tham gia giảm nhẹ gánh nặng chi phí trong điều trị phẫu thuật, đặc biệt là trong trường hợp ốm đau bất ngờ
Điều khoản bổ sung bảo hiểm tai nạn: Nhằm trợ giúp thanh toán chi phí
trong điều trị thương tật nhằm bù đắp sự mất mát hoặc giảm thu nhập do bị chết hoặc thương tích của người được bảo hiểm Điều khoản này có đặc điểm
là bảo hiểm khá toàn diện các hậu quả tai nạn như: người được bảo hiểm bị tàn phế, thương tật toàn bộ, thương tích tạm thời, tai nạn sau đó bị chết Những trường hợp tự thương, tai nạn do nghiện rượu, ma tuý… sẽ không được hưởng quyền lợi bảo hiểm
Điều khoản bổ sung bảo hiểm sức khoẻ: Công ty bảo hiểm sẽ cam kết
thanh toán khi người được bảo hiểm bị các chứng bệnh hiểm nghèo như: Đau tim, ung thư, suy gan, suy thận, suy hô hấp
Việc đưa vào các điều khoản bổ sung nhằm tăng tính hấp dẫn để thu hút người tham gia Mặc dù phí cao hơn, nhưng các hợp đồng BHNT có các điều
khoản bổ sung đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tham gia
2.1.2 Khái quát chung về thị trường bảo hiểm nhân thọ
2.1.2.1 Khái niệm
Bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc biệt trong xã hội Để hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng ra đời và phát triển cũng đòi hỏi phải có thị trường Theo thuật ngữ bảo hiểm: Thị trường BHNT được hiểu là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán các sản phẩm BHNT Như vậy, cấu thành của thị trường BHNT bao gồm:
- Hàng hóa của BHNT: Khác với các loại sản phẩm khác trên thị trường, sản phẩm BHNT không tồn tại hữu hình, không có hình dáng, kích thước, trọng lượng, mà nó là loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt, là loại sản phẩm vô hình
và là loại sản phẩm không được bảo hộ bản quyền, là loại sản phẩm mà người mua không bao giờ muốn nó xảy ra với mình để được thực hiện quyền đòi bồi
Trang 25- 17 -
thường hay trả tiền bảo hiểm Người mua sản phẩm BHNT chỉ với mục đích
đề phòng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra vẫn đảm bảo được an toàn về mặt tài chính và mục đích tiết kiệm để thỏa mãn các nhu cầu khác trong tương lai
- Chủ thể tham gia vào thị trường BHNT bao gồm: người mua (khách hàng), người bán (các công ty kinh doanh bảo hiểm nhân thọ) và các tổ chức trung gian bảo hiểm:
+ Người mua BHNT là những tổ chức hay cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm
+ Người bán bảo hiểm hay còn gọi là người bảo hiểm là các công ty kinh doanh BHNT, họ là người ký hợp đồng bảo hiểm và cam kết chi trả số tiền bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra
+ Tổ chức trung gian hay còn gọi là người môi giới, đại lý BHNT là cầu nối giữa người mua và người bán bảo hiểm nhân thọ
Một "trung gian bảo hiểm nhân thọ" có thể hoạt động dưới hình thức đại
lý hay môi giới bảo hiểm Môi giới BHNT có thể là các tổ chức hoặc cá nhân đứng ra thu xếp bảo hiểm với các công ty bảo hiểm Họ có thể tư vấn về các vấn đề, như: Nhu cầu bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, thị trường bảo hiểm, khiếu nại, kiện tụng Môi giới BHNT có thể đại diện cho cả công ty BHNT
và người mua BHNT
Đại lý BHNT có thể là tổ chức hay cá nhân được công ty BHNT ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý Đại lý bảo hiểm thay mặt công ty bảo hiểm bán các sản phẩm bảo hiểm của công ty và được hưởng tiền hoa hồng theo thỏa thuận Như vậy, đại lý thường được coi là người đại diện cho công ty bảo hiểm nhân thọ
2.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ
- Thị trường bảo hiểm nhân thọ chịu sự tác động trực tiếp của những điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí và mức sống của các tầng lớp dân cư Điều kiện kinh tế - xã hội phải kể đến đó là: Tốc độ tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ cấu các ngành kinh tế,
cơ cấu dân số Một khi kinh tế - xã hội phát triển thì trình độ dân trí sẽ ngày càng được nâng cao và mức thu nhập của người dân sẽ ngày càng được cải thiện và chỉ có như vậy mới phát sinh nhu cầu BHNT
Khi điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém, thu nhập của người dân còn thấp
và chưa đủ trang trải các nhu cầu sinh lý thì dẫu họ có nhận thức được vai trò
Trang 26- 18 -
của bảo hiểm nhân thọ họ cũng không thể quan tâm đến việc tham gia bảo hiểm nhân thọ Vì thế, điều kiện kinh tế - xã hội và mức sống của người dân là nhân tố tác động trực tiếp đến nhu cầu bảo hiểm và thị trường bảo hiểm nhân thọ Những nước có nền kinh tế phát triển, con người ý thức hơn trong vấn đề phải đối mặt với ốm đau, bệnh tật và các loại rủi ro Cho nên, nhu cầu bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ thường rất cao, bởi họ mong muốn được đảm bảo an toàn trên nhiều phương diện Trái lại, ở các nước kém phát triển ngoài lý do thu nhập chi phối, người dân nhận thức không đầy đủ về rủi ro và hậu quả của rủi ro nên nhu cầu bảo hiểm nhân thọ ở những nước này rất thấp
và thị trường bảo hiểm nhân thọ không phát triển
- Bảo hiểm nhân thọ vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ Bởi vậy, việc xác định nhu cầu, lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm phù hợp cần có sự tư vấn của những cán bộ am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ và những kỹ năng cần thiết khi
tư vấn bảo hiểm và quan trọng là họ phải thấu hiểu được hoàn cảnh và nhu cầu của khách hàng Điều này chính là thách thức rất lớn cho những người làm việc, công tác trong lĩnh vực BHNT, nhưng đồng thời cũng là những cơ hội để các công ty bảo hiểm nhân thọ khám phá, phát triển thị trường Vì vậy, Nhà nước cũng như các công ty bảo hiểm cần phải quảng bá cho dân chúng hiểu được ý nghĩa, lợi ích khi tham gia BHNT Có như vậy, thị trường BHNT mới
có thể được khai thác hiệu quả
- Yếu tố cạnh tranh: Ngày nay thị trường BHNT đang phát triển khá nhanh chóng, bên cạnh những công ty bảo hiểm có uy tín trong nước còn có
sự tham gia của các công ty bảo hiểm nhân thọ ngoài nước có tiềm năng tài chính hùng mạnh, có kinh nghiệm trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Do đó
sẽ hình thành nên sự cạnh tranh, họ sẽ tìm cách phát triển hơn nữa thị phần của công ty mình trong thị trường bảo hiểm nhân thọ Từ đó sẽ thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển nhanh chóng hơn
- Tâm lý người tiêu dùng: Dựa vào đặc tính của các tầng lớp dân cư trong xã hội cho thấy tâm lý của từng tầng lớp xã hội là một trong những yếu
tố ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu và sở thích trong tiêu dùng sản phẩm Vì vậy, các công ty BHNT cần thường xuyên quan tâm đến thiết kế sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm hướng theo nhu cầu của từng tầng lớp, tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của từng tầng lớp trong xã hội để thu hút khách hàng Chẳng hạn, tâm lý của những người cao tuổi là không muốn sống phụ thuộc vào con cái và phúc lợi xã hội nên các sản phẩm niên kim nhân thọ là rất phù hợp với họ Hoặc những người có thu nhập rất cao, họ luôn mong muốn được bảo vệ, được an toàn khi phải đối mặt với những bệnh hiểm nghèo như:
Trang 272.1.3 Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua sắm
Hành vi mua sắm của người tiêu dùng là hành động của một người hoặc một nhóm người tiến hành mua và sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ Theo Philip Kotler (2009) thì có 4 nhóm nhân tố chính có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng, được minh họa cụ thể qua hình bên dưới:
Người mua
Nguồn: Marketing căn bản của Philip Kotler, 2009
Hình 2.1: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
Trang 28- 20 -
2.1.3.1 Yếu tố văn hóa
Các yếu tố văn hóa như: nền văn hóa, nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi của người tiêu dùng
Nền văn hóa
Nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người Một đứa trẻ khi lớn lên sẽ tích luỹ được một số những giá trị, nhận thức, sở thích và hành vi thông qua gia đình của nó và những định chế then chốt khác
Nhánh văn hóa
Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn và mức độ hòa nhập với xã hội cho những thành viên của nó Các nhánh văn hóa tạo nên những khúc thị trường quan trọng
Tầng lớp xã hội
Tầng lớp xã hội cũng có nhiều ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng Hầu như tất cả các xã hội loài người đều thể hiện rõ sự phân tầng xã hội Sự phân tầng này đôi khi mang hình thức, một hệ thống đẳng cấp theo đó những thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau được nuôi nấng và dạy dỗ để đảm nhiệm những vai trò nhất định Thường gặp hơn là trường hợp phân tầng thành các tầng lớp xã hội Các tầng lớp xã hội là những bộ phận tương đối đồng nhất và bền vững trong xã hội, được xếp theo theo thứ bậc và gồm những thành viên có chung những giá trị, mỗi quan tâm và hành vi
Các tầng lớp xã hội có một số đặc điểm: Thứ nhất, là những người thuộc mỗi tầng lớp xã hội đều có khuynh hướng hành động giống nhau hơn
so với những người thuộc hai tầng lớp xã hội khác Thứ hai, là con người được xem là có địa vị thấp hay cao tuỳ theo tầng lớp xã hội của họ Thứ ba,
là tầng lớp xã hội của một người được xác định theo một số biến như nghề nghiệp, thu nhập, của cải, học vấn và định hướng giá trị chứ không phải chỉ theo một biến Thứ tư, là các cá nhân có thể di chuyển từ tầng lớp xã hội này sang tầng lớp xã hội khác, lên hoặc xuống, trong đời mình Mức độ cơ động này khác nhau tuỳ theo mức độ cứng nhắc của sự phân tầng xã hội trong một
xã hội nhất định
2.1.3.2 Yếu tố xã hội
Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã
hội như các nhóm tham khảo, gia đình, vai trò và địa vị xã hội
Trang 29- 21 -
Nhóm tham khảo
Nhóm tham khảo của một người bao gồm những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp (mặt đối mặt) hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người đó Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến một người gọi là những nhóm thành viên Đó là những nhóm mà người đó tham gia và có tác động qua lại Có những nhóm là nhóm sơ cấp, như gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, và đồng nghiệp, mà người đó có quan hệ giao tiếp thường xuyên Các nhóm sơ cấp thường là có tính chất chính thức hơn và ít đòi hỏi phải có quan hệ giao tiếp thường xuyên hơn
Vai trò và địa vị
Trong đời mình một người tham gia vào rất nhiều nhóm: gia đình, các câu lạc bộ, các tổ chức Vị trí của người dó trong mỗi nhóm có thể xác định căn cứ vào vai trò và địa vị của họ Mỗi vai trò đều gắn với một địa vị Người ta lựa chọn những sản phẩm thể hiện được vai trò và địa vị của mình trong xã hội
2.1.3.3 Yếu tố cá nhân
Những quyết định của người mua cũng chịu ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân, nổi bật nhất là tuổi tác và giai đoạn chu kỳ sống của người mua, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống, nhân cách và tự ý niệm của người đó
Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống
Người ta mua những hàng hóa và dịch vụ khác nhau trong suốt đời mình Họ ăn thức ăn cho trẻ sơ sinh trong những năm đầu tiên, phần lớn thực phẩm trong những năm lớn lên và trưởng thành và những thức ăn kiêng cữ trong những năm cuối đời Thị hiếu của người ta về quần áo, đồ gỗ và cách
Trang 30 Hoàn cảnh kinh tế
Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế của người đó Hoàn cảnh kinh tế của người ta gồm thu nhập có thể chi tiêu được, tiền tiết kiệm và tài sản, nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu
và tiết kiệm Một người sẽ sẵn sàng chi tiêu cho tiêu dùng khi thu nhập được đảm bảo cân đối giữa thu và chi
Lối sống
Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau Lối sống miêu
tả sinh động toàn diện một con người trong quan hệ với môi trường của mình
Và vì thế lối sống cũng ảnh hưởng nhiều đến hành vi tiêu dùng của con người
Nhân cách và ý niệm bản thân
Mỗi người đều có một nhân cách khác biệt có ảnh hưởng đến hành vi của người đó Ở đây nhân cách có nghĩa là những đặc điểm tâm lý khác biệt của một người dẫn đến những phản ứng tương đối nhất quán và lâu bền với môi trường của mình Nhân cách thường được mô tả bằng những nét như tự tin có
uy lực, tính độc lập, lòng tôn trọng, tính chan hòa, tính kín đáo và tính dễ thích nghi Nhân cách có thể là một biến hữu ích trong việc phân tích hành vi của người tiêu dùng, vì rằng có thể phân loại các kiểu nhân cách và có mối tương quan chặt chẽ giữa các kiểu nhân cách nhất định với các lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu
2.1.3.4 Yếu tố tâm lý
Ngoài những yếu tố về văn hóa, yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân thì việc lựa chọn mua sắm các sản phẩm và dịch vụ của một người còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý là động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ Các yếu tố này ảnh hưởng như sau:
Trang 31- 23 -
Động cơ
Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có nhiều nhu cầu Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học Chúng nảy sinh từ những trạng thái căng thẳng về sinh lý như đói, khát, khó chịu Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý Chúng nảy sinh từ những trạng thái căng thẳng về tâm lý, như nhu cầu được thừa nhận, được kính trọng hay được gần gũi về tinh thần Hầu hết những nhu cầu có nguồn gốc tâm lý đều không đủ mạnh để thúc đẩy con người hành động theo chúng ngay lập tức Một nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nó tăng lên đến một mức độ đủ mạnh Một động cơ (hay một sự thôi thúc)
là một nhu cầu đã có đủ sức mạnh để thôi thúc người ta hành động Việc thỏa mãn nhu cầu sẽ làm giảm bớt cảm giác căng thẳng
Nhận thức
Một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động Vấn đề người có động
cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn chịu ảnh hưởng từ sự nhận thức của người đó về tình huống lúc đó Tại sao người ta lại có nhận thức khác nhau về cùng một tình huống? Vấn đề là ở chỗ chúng ta nắm bắt sự vật là tác nhân thông qua những cảm giác truyền qua năm giác quan của mình: Thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác Tuy nhiên mỗi người chúng ta lại suy xét, tổ chức và giải thích thông tin cảm giác đó theo cách riêng của mình Nhận thức được định nghĩa là "một quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn,
tổ chức và giải thích thông tin tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh" Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào những tác nhân vật lý, mà còn phụ thuộc vào cả mối quan hệ của các tác nhân đó với môi trường xung quanh
và những điều kiện bên trong cá thể đó
Tri thức
Khi người ta hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri thức, tri thức
mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm Hầu hết hành vi của con người đều được lĩnh hội Tri thức của một người được tạo
ra thông qua sự tác động qua lại của những thôi thúc, tác nhân kích thích, những phản ứng đáp lại và sự củng cố
Niềm tin và thái độ
Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm tin và thái độ Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người Niềm tin tạo nên những hình ảnh của sản phẩm cũng như nhãn hiệu và người ta hành động theo những hình ảnh đó
Trang 32- 24 -
Thái độ diễn tả những đánh giá tốt hay xấu dựa trên nhận thức bền vững, những cảm giác cảm tính và những xu hướng hành động của một người đối với một khách thể hay một ý tưởng nào đó Người ta có thái độ đối với hầu hết mọi sự việc: Tôn giáo, chính trị, quần áo, âm nhạc, thực phẩm… Thái độ dẫn họ đến quyết định thích hay không thích một đối tượng nào đó, đến với nó hay rời xa nó
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê của Cục thống kê
Tp Cần Thơ, Tổng cục thống kê, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, thông tin từ báo đài, Internet và một số tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu của
đề tài
- Số liệu sơ cấp
Chọn Cỡ mẫu: Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), đối với mô hình hồi quy thì cỡ mẫu tối thiểu sử dụng trong mô hình hồi quy là 10n (với n là số biến độc lập trong mô hình), trong đề tài này bao gồm 7 biến độc lập, do đó cỡ mẫu tối thiểu là 7x10=70 Thực tế tác giả đã tiến hành điều tra 231 người dân, như vậy số liệu thu thập được đảm bảo tính khoa học và sử dụng tốt mô hình nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tiến hành thu thập
số liệu Số liệu nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 231 người dân ở địa bàn TP.Cần Thơ cụ thể là người dân sống tại quận Ô Môn, quận Thốt Nốt và huyện Thới Lai Cỡ mẫu được mô tả chi tiết thông qua bảng
Trang 33- 25 -
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh để tìm hiểu thực trạng
chung về thị trường BHNT hiện nay Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu: số trung bình, tần số… để tìm hiểu thực trạng tham gia bảo hiểm của người dân trên địa bàn Tp Cần Thơ
Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Phương pháp này là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế
t o
y y
y : chỉ tiêu năm sau
y: là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp so sánh tuyệt đối dùng để so sánh số liệu năm tính toán với
số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục
Phương pháp so sánh số tương đối: Phương pháp này là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế
y : chỉ tiêu năm sau
y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp so sánh tương đối dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu
Từ đó tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục
Phương pháp phân tích thống kê mô tả:
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, kiểm định giả thuyết thống kê và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế dựa trên kết quả thu thập được Thông kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu
Trang 34- 26 -
- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp hồi quy Probit để xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định mua và phương pháp hồi quy Tobit để xác định chi tiêu cho BHNT của khách hàng sống trên địa bàn Tp Cần Thơ
Y1 = 0: Trường hợp khách hàng chưa mua BHNT
+ Xi : Là biến độc lập được đưa vào mô hình
+ Bi : Là hệ số hồi quy của biến độc lập
+ i1: Sai số ngẫu nhiên của mô hình Probit
0 2
1 Y
Y : Cho các quan sát không chi tiền mua BHNT + Xi : Là biến độc lập được đưa vào mô hình
+ i: Là hệ số hồi quy của biến độc lập
+ i2: Sai số ngẫu nhiên của mô hình Tobit
1
1 a B i X i i
Trang 35- 27 -
Các biến được đưa vào mô hình và nguyên nhân chọn các biến:
- Độ tuổi: Là tuổi của khách hàng trả lời phỏng vấn Theo kết quả nghiên
cứu của tác giả Tạ Thị Mai Trang cho rằng từ 39 tuổi trở lên thì xác suất quyết định mua BHNT sẽ tăng lên theo sự gia tăng của tuổi tác Vì khi còn trẻ thì ít
ai nghĩ đến mua BHNT cho mình và do tâm lý ỷ lại vào sức khỏe hiện tại nên xác suất mua bảo hiểm sẽ càng giảm, nhưng đến khi bước qua tuổi 39 thì nhu cầu bảo vệ gia đình, trách nhiệm với con cái, sự suy giảm sức khỏe… khiến cho nhu cầu mua bảo hiểm hình thành và xác suất mua bảo hiểm càng tăng theo độ tuổi Bên cạnh đó, tuổi của một người có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn và mua các sản phẩm BHNT và giá trị của hợp đồng Tuổi khác nhau thì
có nhu cầu khác nhau đối với các sản phẩm BHNT
- Giới tính: Là biến giả với giá trị 1 là nam và 0 là nữ Theo thống kê tại
các thị trường BHNT lớn như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan người quyết định mua BHNT phần lớn không dưới 75% là phụ nữ Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Búp thực hiện năm 2012 tại địa bàn Trà Vinh cho thấy đối tượng khách hàng là nữ có tỉ lệ tham gia bảo hiểm nhiều hơn nam và đây là nhóm khách hàng quan tâm đến chi tiết hợp đồng bảo hiểm
- Trình độ học vấn: Là số năm đến trường của người trả lời phỏng vấn
Theo nghiên cứu của tác giả Tạ Thị Mai Trang (2012) cho thấy khách hàng có trình độ học vấn cao sẽ am hiểu càng nhiều kiến thức về BHNT, về sự đảm bảo rủi ro trong cuộc sống nên xác suất mua bảo hiểm sẽ cao hơn những khách hàng có trình độ học vấn thấp
- Thu nhập trung bình: Là thu nhập bình quân hàng tháng của cá nhân
người trả lời phỏng vấn Theo Philip Kotler (2009) cho rằng yếu tố hoàn cảnh kinh tế trong nhóm nhân tố cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm, trong đó hoàn cảnh kinh tế bao gồm yếu tố thu nhập Thu nhập của họ có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua BHNT Bởi vì, đối với những người có thu nhập càng cao thì họ sẽ sẵn lòng mua bảo hiểm cao hơn so với những người có thu nhập thấp, vì phải trang trải cuộc sống nên những người có thu nhập thấp
họ sẽ e ngại việc mua bảo hiểm
- Số nhân khẩu trong gia đình: Là số thành viên trong gia đình của đáp
viên Số thành viên trong gia đình càng đông thì chi tiêu cho cả gia đình càng cao dẫn đến nhu cầu tham gia bảo hiểm càng thấp do kinh phí chỉ đủ trang trải cho gia đình chứ không dư để cho nhu cầu bảo vệ hay phòng ngừa rủi ro Tuy nhiên, khi khách hàng có nhu cầu tham gia bảo hiểm cũng không thể vì không thể đảm bảo được mức đóng phí hàng kỳ
Trang 36- 28 -
- Tổng thu nhập: Là thu nhập bình quân trên tháng của tất cả các thành
viên trong hộ gia đình của đáp viên Việc tham gia bảo hiểm đòi hỏi gia đình phải có nguồn tài chính nhất định để đảm bảo cho việc đóng phí hàng kỳ Khi cuộc sống gia đình được chăm lo đầy đủ, thì nhu cầu tham gia BHNT mới có thể được thỏa mãn Vì thế, khi tổng thu nhập của gia đình tăng cao thì khả năng tham gia bảo hiểm càng cao
- Tiền tiết kiệm: Là số tiền tiết kiệm hàng tháng của đáp viên Theo
Philip Kotler (2009) cho rằng yếu tố hoàn cảnh kinh tế trong nhóm nhân tố cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm, trong đó hoàn cảnh kinh tế bao gồm yếu tố tiền tiết kiệm Tiền tiết kiệm càng nhiều thì khả năng mua bảo hiểm cũng sẽ tăng lên do khách hàng sẽ đảm bảo được mức phí bảo hiểm đóng hàng kỳ và giá trị của hợp đồng bảo hiểm sẽ tăng lên nếu số tiền tiết kiệm của khách hàng tăng lên
Diễn giải các biến:
Bảng 2.2: Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình
STT Biến độc lập Diễn giải sơ bộ
1 Độ tuổi Tuổi của đáp viên
2 Giới tính Giá trị 1 là nam, giá trị 0 là nữ
3 Trình độ học vấn Có 4 biến quan sát: Dưới THPT, THPT, Trung
cấp và Cao đẳng, Đại học và sau Đại học
4 Thu nhập Thu nhập bình quân 1 tháng của đáp viên trả lời
phỏng vấn ĐVT:Triệu/tháng
5 Số nhân khẩu Số thành viên sống trong gia đình
6 Tổng thu nhập Tổng thu nhập bình quân trên tháng của hộ gia
đình đáp viên ĐVT:Triệu/tháng
7 Tiền tiết kiệm Tiền tiết kiệm mỗi tháng của đáp viên ĐVT:
Triệu/tháng
Nguồn: Phát họa của tác giả, 2013
- Mục tiêu 3: Sử dụng kết quả nghiên cứu ở mục tiêu 2 kết hợp với thực
trạng ở mục tiêu 1 để đưa ra một số giải pháp cho hoạt động khai thác khách hàng của các công ty BHNT trên địa bàn Tp Cần Thơ
Trang 37- 29 -
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN
THƠ VÀTHỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Cần Thơ là một thành phố trực thuộc Trung ương, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng ĐBSCL Đây là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Tp Cần Thơ chính thức được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng ĐBSCL và là vùng kinh tế trọng điểm
thứ tư của Việt Nam
Cần Thơ là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL Ngoài đặc trưng về địa lý
là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, Tp Cần Thơ còn được biết đến như một "đô thị miền sông nước" Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá Nam Bộ Theo quy hoạch đến năm 2025, Tp Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, y tế và văn hoá của vùng ĐBSCL, đồng thời là đô thị cửa ngõ của vùng
hạ lưu sông Mêkông, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Tp Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mêkông và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh
169 km, cách thành phố Cà Mau 178 km, cách thành phố Rạch Giá 128 km,
cách biển khoảng 100 km theo đường sông Hậu
Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” – 105050’35” kinh độ Đông và
9055’08” – 10019’38” vĩ độ Bắc, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang Diện tích nội thành là 53 km² Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1.200.300 người Hiện nay các đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ bao gồm 5 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh; với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn
Trang 38- 30 -
Tp Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mêkông bồi đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu Địa chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá chằng chịt Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28°C,
số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2h, lượng mưa trung bình năm đạt 1600 mm Độ ẩm trung bình năm giao động từ 82% - 87% Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm
Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các quận Ô môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và
có ý nghĩa lớn về giao thông Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông
600 – 700 m, độ sâu 10 – 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt
Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất Tuy nhiên, mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố, mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của TP.Cần Thơ
3.1.2.1 Kinh tế
Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng, cắt giảm đầu tư công nhưng tổng vốn đầu tư kinh tế của Cần Thơ luôn xếp thứ nhất trong vùng, nhiều công trình trọng điểm được hoàn thành và đưa vào sử dụng, như: đường Võ Văn Kiệt, đường nối Cần Thơ - Vị Thanh; 121 công trình sản xuất, thương mại dịch vụ,
giao thông, phúc lợi xã hội khác đã hoàn thành và đưa vào hoạt động
Trang 39- 31 -
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kinh tế của Tp Cần Thơ qua 3 năm 2010 - 2012
Tốc độ tăng
trưởng kinh tế % 15,03 14,64 11,5 Thu nhập BQ
Công nghiệp Triệu
Đồng 62.381.570 70.775.817 81.523.329 Thương mại -
dịch vụ
Triệu Đồng 29.918.238 35.976.661 42.074.755
Nguồn: Niên giám thống kê của cục thống kê Tp Cần Thơ năm 2012
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 đạt 11,5%, cao hơn 1,2 lần so mức tăng của các tỉnh ĐBSCL Đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao
Cơ sở hạ tầng phát triển vững chắc là điều kiện quan trọng đầu tiên để thu hút đầu tư nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế tại Tp Cần Thơ nói chung và việc phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng Thành phố Cần Thơ hiện có một hệ thống giao thông phát triển và thông suốt, nhất là giao thông đường bộ, giao thông nội tỉnh được mở rộng, nối liền hệ thống các tuyến đường giao thông liên tỉnh, xây dựng và cải tạo các tuyến đường trọng điểm như Quốc lộ 1, Quốc lộ 91, Quốc lộ 91B, sân bay Cần Thơ, cảng Trà Nóc chính thức được Cục Hàng hải Việt Nam công nhận là cảng biển quốc tế đảm bảo cho tàu có tải trọng 3000 tấn cập bến, khu công nghiệp Trà Nóc Trong tương lai Thành phố Cần Thơ sẽ phát triển và xây dựng thêm tuyến đường cao tốc TPHCM - Thành phố Cần Thơ, hệ thống các khu công nghiệp Trà Nóc II, Hưng Phú I, Hưng Phú II với tổng diện tích 1033
Trang 40- 32 -
ha Những thuận lợi về cơ sở hạ tầng hiện nay và tiềm năng phát triển trong tương lai này sẽ tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm nhân thọ mở rộng thị trường cũ, xâm nhập những thị trường mới và phát triển thêm những sản phẩm mới, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng
Thu nhập bình quân đầu người của Cần Thơ năm 2012 đạt 2.514 USD (tương đương 53,7 triệu đồng) tăng 174 USD so với năm 2011 Điều này sẽ dẫn đến sự phát triển tất yếu về nhu cầu các sản phẩm bảo hiểm Bởi vì nhu cầu bảo hiểm không phải là nhu cầu căn bản nhất của con người và vì thế chỉ
có thể tạo được sự phát triển của nhu cầu bảo hiểm khi con người đã thỏa mãn,
đã giải quyết các nhu cầu căn bản (nhu cầu sinh lý)
Thu nhập bình quân trên tháng của người dân ở thành thị và nông thôn nhìn chung tăng đều qua 3 năm cho thấy mức thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao Mức thu nhập bình quân trên tháng của người dân ở nông thôn năm 2011 là 1.662.120 đồng, đến năm 2012 tăng lên 1.841.100 đồng Mức thu nhập bình quân trên tháng của người dân thành thị được thống kê năm 2011 là 2.024.380 đồng, đến năm 2012 đã tăng lên 2.606.330 đồng Ta thấy mức thu nhập của người dân ở thành thị cao hơn so với nông thôn, bên cạnh đó mức tăng cũng nhiều hơn so với mức tăng thu nhập của nông thôn
Về Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản: Qua 3 năm doanh thu về các lĩnh vực này của Tp Cần Thơ đều tăng Năm 2012 doanh thu đạt được khá cao, sản xuất nông nghiệp Cần Thơ được mùa, sản lượng và năng suất cây trồng vật nuôi đều tăng, tạo niềm phấn khởi cho bà con nông dân, góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế - xã hội Diện tích canh tác lúa ổn định trong khoảng 93.000-96.000ha, sản lượng lúa ổn định ở mức 1,1-1,2 triệu tấn/năm, lúa chất lượng cao chiếm trên 80%; rau - màu tập trung khu vực ven sông Hậu, khoảng 8.000ha, sản lượng 96.000 tấn; cây công nghiệp ngắn ngày diện tích khoảng 5.000ha, sản lượng 5.500 tấn Kinh tế vườn diện tích khoảng 15.000ha, sản lượng 100.000-110.000 tấn/năm Tình hình dịch bệnh gia súc-gia cầm và giá thức ăn gia súc tăng, số lượng gia súc gia cầm giảm và gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi: Đàn heo từ 135.905 con (năm 2005) giảm còn 116.750 (năm 2010), sản lượng thịt heo giảm bình quân 3,3%; riêng đàn gia cầm đã có chiều hướng phục hồi (đến năm 2010 ước có 1.845.500 con) Lâm nghiệp chủ yếu là trồng cây phân tán nhằm tạo cảnh quan môi trường, bóng mát, chắn gió, cản lũ, bảo vệ công trình xây dựng và đê bao Ngành thủy sản được quy hoạch và đầu tư phát triển gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn SQF 1000CM, theo hướng GAP, theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Nhờ phát triển mạnh mô hình nuôi