Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 38)

3.1.2.1 Kinh tế

Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng, cắt giảm đầu tư công nhưng tổng vốn đầu tư kinh tế của Cần Thơ luôn xếp thứ nhất trong vùng, nhiều công trình trọng điểm được hoàn thành và đưa vào sử dụng, như: đường Võ Văn Kiệt, đường nối Cần Thơ - Vị Thanh; 121 công trình sản xuất, thương mại dịch vụ, giao thông, phúc lợi xã hội khác đã hoàn thành và đưa vào hoạt động.

- 31 -

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kinh tế của Tp. Cần Thơ qua 3 năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 15,03 14,64 11,5 Thu nhập BQ đầu người/tháng ở thành thị Đồng 1.636.740 2.024.380 2.606.330 Thu nhập BQ đầu người/tháng ở nông thôn Đồng 1.362.530 1.662.120 1.841.100 Nông – Lâm - Thủy sản Triệu Đồng 10.793.292 14.399.198 14.426.909

Công nghiệp Triệu

Đồng 62.381.570 70.775.817 81.523.329 Thương mại -

dịch vụ

Triệu

Đồng 29.918.238 35.976.661 42.074.755

Nguồn: Niên giám thống kê của cục thống kê Tp. Cần Thơ năm 2012

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 đạt 11,5%, cao hơn 1,2 lần so mức tăng của các tỉnh ĐBSCL. Đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao.

Cơ sở hạ tầng phát triển vững chắc là điều kiện quan trọng đầu tiên để thu hút đầu tư nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế tại Tp. Cần Thơ nói chung và việc phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Thành phố Cần Thơ hiện có một hệ thống giao thông phát triển và thông suốt, nhất là giao thông đường bộ, giao thông nội tỉnh được mở rộng, nối liền hệ thống các tuyến đường giao thông liên tỉnh, xây dựng và cải tạo các tuyến đường trọng điểm như Quốc lộ 1, Quốc lộ 91, Quốc lộ 91B,... sân bay Cần Thơ, cảng Trà Nóc chính thức được Cục Hàng hải Việt Nam công nhận là cảng biển quốc tế đảm bảo cho tàu có tải trọng 3000 tấn cập bến, khu công nghiệp Trà Nóc... Trong tương lai Thành phố Cần Thơ sẽ phát triển và xây dựng thêm tuyến đường cao tốc TPHCM - Thành phố Cần Thơ, hệ thống các khu công nghiệp Trà Nóc II, Hưng Phú I, Hưng Phú II với tổng diện tích 1033

- 32 -

ha... Những thuận lợi về cơ sở hạ tầng hiện nay và tiềm năng phát triển trong tương lai này sẽ tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm nhân thọ mở rộng thị trường cũ, xâm nhập những thị trường mới và phát triển thêm những sản phẩm mới, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Thu nhập bình quân đầu người của Cần Thơ năm 2012 đạt 2.514 USD (tương đương 53,7 triệu đồng) tăng 174 USD so với năm 2011. Điều này sẽ dẫn đến sự phát triển tất yếu về nhu cầu các sản phẩm bảo hiểm. Bởi vì nhu cầu bảo hiểm không phải là nhu cầu căn bản nhất của con người và vì thế chỉ có thể tạo được sự phát triển của nhu cầu bảo hiểm khi con người đã thỏa mãn, đã giải quyết các nhu cầu căn bản (nhu cầu sinh lý).

Thu nhập bình quân trên tháng của người dân ở thành thị và nông thôn nhìn chung tăng đều qua 3 năm cho thấy mức thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Mức thu nhập bình quân trên tháng của người dân ở nông thôn năm 2011 là 1.662.120 đồng, đến năm 2012 tăng lên 1.841.100 đồng. Mức thu nhập bình quân trên tháng của người dân thành thị được thống kê năm 2011 là 2.024.380 đồng, đến năm 2012 đã tăng lên 2.606.330 đồng. Ta thấy mức thu nhập của người dân ở thành thị cao hơn so với nông thôn, bên cạnh đó mức tăng cũng nhiều hơn so với mức tăng thu nhập của nông thôn.

Về Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản: Qua 3 năm doanh thu về các lĩnh vực này của Tp. Cần Thơ đều tăng. Năm 2012 doanh thu đạt được khá cao, sản xuất nông nghiệp Cần Thơ được mùa, sản lượng và năng suất cây trồng vật nuôi đều tăng, tạo niềm phấn khởi cho bà con nông dân, góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế - xã hội. Diện tích canh tác lúa ổn định trong khoảng 93.000-96.000ha, sản lượng lúa ổn định ở mức 1,1-1,2 triệu tấn/năm, lúa chất lượng cao chiếm trên 80%; rau - màu tập trung khu vực ven sông Hậu, khoảng 8.000ha, sản lượng 96.000 tấn; cây công nghiệp ngắn ngày diện tích khoảng 5.000ha, sản lượng 5.500 tấn. Kinh tế vườn diện tích khoảng 15.000ha, sản lượng 100.000-110.000 tấn/năm. Tình hình dịch bệnh gia súc- gia cầm và giá thức ăn gia súc tăng, số lượng gia súc gia cầm giảm và gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi: Đàn heo từ 135.905 con (năm 2005) giảm còn 116.750 (năm 2010), sản lượng thịt heo giảm bình quân 3,3%; riêng đàn gia cầm đã có chiều hướng phục hồi (đến năm 2010 ước có 1.845.500 con). Lâm nghiệp chủ yếu là trồng cây phân tán nhằm tạo cảnh quan môi trường, bóng mát, chắn gió, cản lũ, bảo vệ công trình xây dựng và đê bao. Ngành thủy sản được quy hoạch và đầu tư phát triển gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn SQF 1000CM, theo hướng GAP, theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ phát triển mạnh mô hình nuôi

- 33 -

công nghiệp, bán công nghiệp (khoảng 30-35%) và nuôi luân canh trong ruộng lúa, diện tích nuôi thủy sản đạt 12.550 ha năm 2010, tăng bình quân 0,2%; sản lượng thủy sản tăng từ 83.783 tấn năm 2005 lên 162.380 tấn năm 2010, tăng bình quân 14,2%1.

Về công nghiệp: Tình hình sản xuất công nghiệp khá khả quan, doanh thu liên tục tăng nhanh chóng qua các năm. Năm 2011 đạt 70.775.817 triệu đồng tăng 8.394.579 triệu đồng so với năm 2010, đến cuối năm 2012 đạt được 81.523.329 triệu đồng tăng 10.747.512 triệu đồng, tương đương 15,19% so với năm 2011. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt 23.600 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2011, đóng góp hơn 15% tổng giá trị công nghiệp toàn vùng. Để ngày càng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, thành phố đã triển khai kế hoạch đầu tư mở rộng các khu công nghiệp tập trung: Hưng Phú 1, 2; Trà Nóc 1, 2; khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Cái Sơn, Hàng Bàng, Cái Răng, Ô Môn, Bình Thủy, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh. Đến cuối năm 2012, các khu công nghiệp thu hút thêm 15 dự án mới, nâng tổng số dự án trong các khu công nghiệp lên 206 dự án, với tổng vốn đăng ký 1,846 tỷ USD, thu hút 34.214 lao động, tổng doanh thu của các doanh nghiệp đạt 2.870 triệu USD. Một số ngành công nghiệp phát triển mạnh nằm trong nhóm dẫn đầu toàn vùng như: Chế biến thủy sản, chế biến gạo xuất khẩu, rau quả, hóa dược, hóa chất, vật liệu xây dựng, nhựa gia dụng, may mặc, chế biến gỗ... Sản phẩm công nghiệp của Cần Thơ xuất khẩu đến trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Về thương mại – dịch vụ: Từ bảng số liệu trên cho ta thấy doanh thu từ lĩnh vực thương mại dịch vụ tăng đều qua các năm, mức tăng qua các năm tương đương nhau. Cần Thơ luôn quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ, thu hút đông đảo các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước đến làm ăn, đáp ứng nhu cầu mua sắm những mặt hàng thiết yếu của người dân trong vùng. Các chợ đầu mối được hình thành trên địa bàn đã tập trung năng lực thu mua, chế biến; phục vụ nhu cầu xuất khẩu gạo, thủy sản, nông sản ở Cần Thơ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cho bà con nông dân các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Cùng với nhiều cơ chế thông thoáng, thành phố còn khuyến khích các doanh nghiệp, siêu thị tổ chức bán hàng lưu động ở những vùng nông thôn, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, giải quyết hàng tồn kho và thúc đẩy sản xuất phát triển. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2012

1

- 34 -

thực hiện được 101.122 tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn vùng. Nhờ cách làm sáng tạo, năng động, tình hình xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực; dịch vụ vận tải chất lượng cao phát triển, mạng lưới bưu chính - viễn thông hiện đại được mở rộng. Chất lượng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, du lịch... ngày càng được nâng cao, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng với 228 địa điểm giao dịch đã đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Đến cuối năm 2012, tổng vốn huy động trên địa bàn đạt 32.100 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay 42.000 nghìn tỷ đồng, đứng đầu khu vực.

3.1.2.2 Xã hội

Đến năm 2012 là công tác an sinh xã hội có nhiều thành tích đáng kể. Nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế gia đình cho người nghèo, đối tượng chính sách được triển khai thực hiện tích cực.

Năm 2012 thành phố giải quyết việc làm cho 51 nghìn lao động; đào tạo nghề cho 36 nghìn lao động. Xây dựng và bàn giao 4.154 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà đồng đội, mái ấm công đoàn cho các hộ nghèo, hộ đối tượng chính sách gặp khó khăn về nhà ở. Công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được thành phố quan tâm triển khai, hướng dẫn đến các hộ nông dân, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao được áp dụng thành công và nhân rộng đã không ngừng nâng cao đời sống người dân. Tính đến cuối năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,19% tổng số hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo 4,79%. Cuộc sống người dân Cần Thơ ngày càng được cải thiện.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 38)