của người dân trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
4.2.1.1 Thống kê mô tả của biến đưa vào mô hình
Mô hình Probit được xây dựng với biến phụ thuộc là THAMGIABHNT, biến này được đo lường bằng 2 giá trị với quy ước như sau:
1 = người dân có tham gia BHNT 0 = người dân không tham gia BHNT
Và 7 biến độc lập bao gồm: GIOITINH, TUOI, TRINHDOHV, THUNHAP, TIENTIETKIEM, SONHANKHAU, TONGTHUNHAP. Biến phụ thuộc và các biến độc lập được mô tả cụ thể bằng bảng sau:
Bảng 4.10: Thống kê các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm
Biến Mô tả Đơn vị tính Kỳ
vọng Trung bình Độ lệch chuẩn Biến phụ thuộc
THAMGIABHNT Quyết định tham
gia bảo hiểm 1/0 0,21 0,406
Biến độc lập
GIOITINH Giới tính
1 – nam 0 – nữ
+/- 0,57 0,496
TUOI Tuổi của đáp viên Năm + 38,81 10,276
TRINHDOHV Trình độ học vấn Năm + 11,01 2,891
THUNHAP Thu nhập trung
bình
Triệu
đồng/tháng + 5,26 3,090
TIENTIETKIEM Số tiền tiết kiệm
hàng tháng
Triệu
đồng/tháng + 1,11 1,930
SONHANKHAU Số người trong
gia đình Người + 4,13 1,014
TONGTHUNHAP Tổng thu nhập
của hộ
Triệu
đồng/tháng + 12,23 5,830
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế, 2013
- 56 -
- Độ tuổi (TUOI): Là tuổi của khách hàng trả lời phỏng vấn. Theo kết quả khảo sát thì tuổi trung bình của đáp viên là 39 tuổi, đây là độ tuổi mà đa số họ đều có được một gia đình ổn định và cuộc sống khá vững chắc, khi đó họ sẽ phát sinh nhu cầu được bảo vệ. Khi còn trẻ ít ai nghĩ đến mua BHNT cho mình và do tâm lý ỷ lại vào sức khỏe hiện tại nên xác suất mua bảo hiểm sẽ càng giảm, nhưng đến khi lớn tuổi thì nhu cầu bảo vệ gia đình, trách nhiệm với con cái, sự suy giảm sức khỏe… khiến cho nhu cầu mua bảo hiểm hình thành và xác suất mua bảo hiểm càng tăng theo độ tuổi. Tuy nhiên, tuổi càng cao thì sức khỏe và sức lao động sẽ giảm, sẽ ảnh hưởng nghịch chiều với giá trị hợp đồng. Bên cạnh đó, tuổi của một người có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn và mua các sản phẩm BHNT. Tuổi khác nhau thì có nhu cầu khác nhau đối với các sản phẩm BHNT.
- Giới tính (GIOITINH): Theo kết quả khảo sát thì số lượng nam và nữ tương đối đồng đều với nhau. Thông thường phụ nữ thường lo nghĩ nhiều về tương lai của gia đình, họ có tính tiết kiệm và lo xa cho cuộc sống gia đình hơn nam giới. Bên cạnh đó, phụ nữ thường thích các hình thức đầu tư an toàn, ít mạo hiểm cho nên phụ nữ sẽ là người có xu hướng mua bảo hiểm nhiều hơn so với người nam.
- Trình độ học vấn (TRINHDOHOCVAN): Là số năm đến trường của người trả lời phỏng vấn. Kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân đều có học vần, trình độ học vấn trung bình ở mức THPT. Với mức học vấn này người dân có đủ nhận thức và hiểu biết về các lợi ích mà BHNT mang đến. Thông thường những người có trình độ học vấn càng cao thì sự hiểu biết của họ càng rộng, trong đó có lĩnh vực BHNT, họ nhận thức về sự cần thiết và mục đích của BHNT thì khi đó họ sẽ có xu hướng mua bảo hiểm nhiều hơn.
- Thu nhập (THUNHAPTB): Là thu nhập bình quân hàng tháng của khách hàng. Ở đây mức thu nhập trung bình của người dân đạt 5 triệu/tháng, với tình hình kinh tế hiện nay, mức thu nhập này có thể giúp người dân chi tiêu đầy đủ cho cuộc sống của cá nhân họ. Thu nhập của khách hàng có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua BHNT. Khi thu nhập đạt được ở mức tương đối có thể đảm bảo chi tiêu cho bản thân họ thì lúc này nhu cầu mua bảo hiểm mới có thể phát sinh và cần được thỏa mãn.
- Số nhân khẩu trong gia đình (SONHANKHAU): Là số thành viên trong một gia đình. Theo kết quả khảo sát thực tế cho thấy số nhân khẩu bình quân trong một gia đình là 4 người, đại diện cho loại gia đình 1 thế hệ, các bậc cha mẹ sẽ tập trung lo cho con cái và sẽ có nhu cầu lập kế hoạch cho tương lai của cả gia đình. Trong gia đình ít người thì việc chi tiêu cũng sẽ ít tốn kém
- 57 -
hơn, do đó gia đình sẽ có một khoản tiền nhàn rỗi, khi đó nhu cầu mua BHNT sẽ được phát sinh để tích lũy số tiền nhàn rỗi cho tương lai và để sinh lời. Nếu một gia đình có quá nhiều nhân khẩu thì khả năng mua bảo hiểm sẽ càng ít bởi vì chi phí để trang trải cho cuộc sống sẽ càng nhiều và sẽ ít có nhiều tiết kiệm để mua bảo hiểm.
- Tổng thu nhập (TONGTHUNHAP): Là thu nhập bình quân trên tháng của tất cả các thành viên trong gia đình. Tổng thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn khảo sát là 12 triệu đồng. Tương đương với số nhân khẩu bình quân trong gia đình là 4 thì số tiền 12 triệu sẽ trang trãi cho gia đình một cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Khi đó gia đình sẽ có thể nảy sinh nhu cầu tham gia BHNT. Việc tham gia bảo hiểm đòi hỏi gia đình phải có nguồn tài chính nhất định. Khi cuộc sống gia đình được chăm lo đầy đủ, thì nhu cầu tham gia BHNT mới có thể được thỏa mãn. Vì thế, khi tổng thu nhập của gia đình tăng cao thì khả năng tham gia bảo hiểm càng cao.
- Tiền tiết kiệm (TIENTIETKIEM): Là số tiền tiết kiệm hàng tháng của đáp viên, đây là số tiền nhàn rỗi trong dân cư. Theo kết quả khảo sát thì trung bình mỗi người dân tiết kiệm cho mình 1 triệu đồng 1 tháng. Tiền tiết kiệm càng nhiều thì khả năng mua bảo hiểm cũng sẽ tăng lên và giá trị của hợp đồng bảo hiểm sẽ lớn hơn. Vì khi đã có tiền tiết kiệm là cuộc sống của người dân đã có dư, khi đó họ sẽ có nhu cầu được bảo vệ cho tương lai hay một khoản tích lũy phòng ngừa rủi ro bất ngờ xãy ra.
4.2.1.2. Kết quả ước lượng mô hình Probit
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn Tp. Cần Thơ, đề tài ứng dụng phần mềm Stata để kiểm định mô hình nghiên cứu đã thiết lập. Trước khi tiến hành ước lượng mô hình, tác giả tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập đưa vào mô hình. Kết quả kiểm định cho thấy giá trị của hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0,8, điều này cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập được đưa vào mô hình.
Kết quả phân tích như sau: (i) Mức ý nghĩa quan sát Sig. của toàn mô hình rất nhỏ (Sig. = 0,000) có nghĩa là tồn tại mối quan hệ giữa quyết định mua BHNT đối với các biến độc lập, như vậy mô hình được đưa ra phù hợp với dữ liệu thu thập được. (ii) Giá trị Log Likelihood = -76,729019 thể hiện mức độ phù hợp của mô hình tổng thể. (iii) Mức độ dự báo trúng của mô hình là 85,58% nghĩa là 85,58% quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của người dân được giải thích bởi các biến độc lập có ý nghĩa trong mô hình, 14,42% còn lại
- 58 -
được giải thích bởi các yếu tố khác chưa được nghiên cứu trong mô hình như: số trẻ em trong gia đình, nhận định về lợi ích của bảo hiểm nhân thọ,…
Bảng 4.11: Kết quả phân tích mô hình hồi quy Probit
Ký hiệu Biến Hệ số β Hệ số tác động biên Mức ý nghĩa GIOITINH Giới tính -0,4279506 -0,1089155 0,089* TUOI Tuổi -0,0066319 -0,0016398 0,616ns TRINHDOHOCVAN Trình độ học vấn 0,0315329 0,0077967 0,511ns
THUNHAPTB Thu nhập trung
bình 0,1280139 0,031652 0,061*
TIENTIETKIEM Số tiền tiết kiệm
hàng tháng 0,2118608 0,0523836 0,088*
SONHANKHAU Số người trong
gia đình 0,0634091 0,0156782 0,642 ns TONGTHUNHAP Tổng thu nhập của hộ 0,0508578 0,0125748 0,063* Hằng số -2,615177 0,010 Số quan sát 208 Log Likelihood -76,729019 LR Chi2 58,53 Prob > Chi2 0,0000 Phần trăm dự báo đúng 85,58%
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế, 2013
*: Mức ý nghĩa 10% ns: Không có ý nghĩa thống kê
Trong số tất cả 7 biến đưa vào mô hình nghiên cứu có 4 biến có ý nghĩa thống kê (Sig. ≤ 10%) cụ thể là thu nhập trung bình, tổng thu nhập, tiền tiết kiệm và giới tính. Trong đó, có 3 biến mang dấu dương, nghĩa là có tương quan thuận chiều và 1 biến mang dấu âm, nghĩa là có tương quan nghịch chiều quyết định mua bảo hiểm của người dân. Theo Rüstü Yayar (2012) chỉ ra rằng ý nghĩa của các hệ số trong mô hình Logit/Probit đa thức chưa giải thích tác động biên của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Tác động biên (marginal effects) sẽ cung cấp một sự giải thích rõ hơn cho kết quả của mô hình. Trong
- 59 -
mô hình này, kỳ vọng biên đo lường quyết định lựa chọn mua BHNT của người dân được giải thích bằng một sự thay đổi của từng biến độc lập. Mức ý nghĩa của các biến trong mô hình được diễn giải cụ thể như sau:
Thu nhập trung bình (THUNHAPTB) mang dấu dương cho thấy khi thu nhập tác động sẽ làm tăng quyết định mua BHNT. Ở mức ý nghĩa 10% thì khi thu nhập trung bình của người dân tăng 1 triệu đồng/tháng thì xác suất mua BHNT tăng 3,1%. Thu nhập của khách hàng có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua BHNT. Bởi vì, đối với những khách hàng có thu nhập càng cao thì họ sẽ sẵn lòng mua bảo hiểm cao hơn so với những người có thu nhập thấp, vì phải trang trải cuộc sống nên những người có thu nhập thấp sẽ e ngại việc mua bảo hiểm. Nếu có nhu cầu mua BHNT nhưng thu nhập quá thấp thì nhu cầu đó cũng sẽ không được thỏa mãn.
Tiền tiết kiệm (TIENTIETKIEM) mang dấu dương, có nghĩa là tiền tiết kiệm có tác động làm tăng quyết định mua BHNT của người dân. Ở mức ý nghĩa 10%, tiền tiết kiệm có mức độ tác động dương lớn nhất đến quyết định mua BHNT của người dân. Khi tiền tiết kiệm hàng tháng của người dân tăng lên 1 triệu đồng/tháng thì xác suất chọn mua BHNT của họ tăng 5,23%. Cho thấy tiền tiết kiệm càng nhiều thì nhu cầu mua BHNT để đảm bảo cho tương lai càng cao. Bên cạnh đó, khi có một khoản tiền nhàn rỗi trong tay thì người dân thường muốn sử dụng để đầu tư sinh lời, hoặc để đề phòng khi có rủi ro cần đến, tuy nhiên cần phải chọn kênh đầu tư tuyệt đối an toàn và BHNT đã đáp ứng được những nhu cầu này. Hơn nữa, đa phần đáp viên có nghề nghiệp là nông dân hay tự kinh doanh nên tiền tiết kiệm là cơ sở để đưa ra quyết định mua bảo hiểm.
Tổng thu nhập (TONGTHUNHAP) của người dân sẽ tác động làm tăng quyết định mua BHNT của họ. Khi tổng thu nhập của hộ gia đình tăng thêm 1 triệu đồng/tháng thì quyết định mua BHNT của người dân sẽ tăng 1,26% ở mức ý nghĩa 10%. Tổng thu nhập là chìa khóa để khách hàng quyết định mua bảo hiểm hay không. Vì đây là khoản chi phí để trang trãi cho cuộc sống của cả gia đình, khi tổng thu nhập của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình tăng thì cuộc sống cho cả gia đình sẽ được đảm bảo, mọi chi tiêu trong nhà sẽ được đáp ứng. Nếu cuộc sống gia đình đã được đầy đủ thì khách hàng mới có thể phát sinh nhu cầu mua BHNT để tiết kiệm và bảo vệ cho cả gia đình và bản thân. Đồng thời, khi tổng thu nhập cao thì nhu cầu này sẽ được thỏa mãn một cách dễ dàng.
Giới tính (GIOITINH) mang giá trị âm cho thấy khi giới tính là nam sẽ làm giảm xác suất mua bảo hiểm của người dân ở mức ý nghĩa 10%. Dấu của
- 60 -
hệ số Beta cho thấy nếu đối tượng nam sẽ có nhu cầu mua bảo hiểm thấp hơn đối tượng nữ. Nếu đối tượng là nam thì quyết định mua bảo hiểm giảm 10,89%. Thông thường, người phụ nữ sẽ là người đảm bảo việc chi tiêu và chăm lo cho gia đình. Người nam sẽ là lao động chính và tạo ra thu nhập. Do đó, việc chọn mua bảo hiểm thường do người nữ đảm nhận.
Tuổi (TUOI) của người dân không có ý nghĩa thống kê (Sig. = 0,616 >10%) cho thấy độ tuổi không ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT của người dân trên địa bàn nghiên cứu. Độ tuổi của người dân trên địa bàn nghiên cứu trải đều từ 18 đến 65 tuổi. Hiện nay, sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ rất đa dạng và phù hợp với tất các các giai đoạn phát triển của mọi người. Do đó, hầu hết thì người dân đều có nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ như nhau và mỗi độ tuổi thì lại có nhu cầu với những sản phẩm không giống nhau. Ngoài ra, các biến trình độ học vấn (TRINHDOHOCVAN) và số nhân khẩu
(SONHANKHAU) có hệ số Sig. lần lượt là 0,511 và 0,642 (đều lớn hơn 10%) cho thấy rằng số người trong gia đình và trình độ học vấn của đáp viên không ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của họ. Dễ thấy rằng, trình độ học vấn của người dân trên địa bàn nghiên cứu khá cao, gần 70% người dân có trình độ từ THPT, do đó nhận thức về lợi ích của bảo hiểm nhân thọ khá cao. Số nhân khẩu trung bình là 4 người/hộ, đây là kiểu gia đình 1 thế hệ rất phổ biến hiện nay. Do một gia đình thường có từ 1 – 2 người con nên hầu hết cha mẹ đều đặt việc chăm lo cho tương lai của con lên hàng đầu. Vì thế những nhân tố này chưa tác động đến quyết định mua bảo hiểm nhân tho của người dân.