Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 42)

Trong xu thế biến động không ngừng của tình hình thế giới và những khó khăn, thách thức đặt ra trong năm 2013, Tp. Cần Thơ xác định:

- Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp điều hành phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.

- Nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh và liên kết hợp tác toàn diện với các tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt đối với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh vùng ĐBSCL.

- Đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- 35 -

-Tập trung tháo gỡ khó khăn về lãi suất ngân hàng, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp phát triển.

- Hoàn thành các tiêu chí đô thị loại I trực thuộc Trung ương, xứng tầm là đô thị văn minh, hiện đại, trung tâm của vùng ĐBSCL.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

- Bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1533/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của quy hoạch nhằm xây dựng Tp. Cần Thơ trở thành thành phố văn minh, hiện đại, mang đặc trưng sông nước, cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020; là trung tâm kinh tế - xã hội, trung tâm giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa, thể thao của vùng ĐBSCL; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng ĐBSCL và của cả nước; đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng ĐBSCL. Cụ thể:

- Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng BQ đạt khoảng 16%/năm giai đoạn 2011-2015 và 15%/năm giai đoạn 2016-2020. GDP BQ đầu người đến năm 2015 đạt 3.200 USD, năm 2020 đạt 6.480 USD và năm 2030 đạt 14.200 USD. Kim ngạch xuất khẩu BQ đầu người đến năm 2015 đạt 1.430 USD, năm 2020 đạt 2.640 USD.

- Phấn đấu đến năm 2015, 50 % trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ này đối với tiểu học là 60%, trung học cơ sở là 50% và trung học phổ thông là 33%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60% và tỷ lệ đô thị hóa đạt 70%. - Về môi trường, đến năm 2015, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch tập trung đạt 60-65%; tỷ lệ rác thải được thu gom và xử lý đạt 90%. Đặc biệt, đến năm 2015, 100% số hộ được dùng điện.

- Đến năm 2030, xây dựng và phát triển Tp. Cần Thơ thành đô thị trung tâm của vùng ĐBSCL; đô thị hạt nhân gắn với dịch vụ chất lượng cao, công nghiệp công nghệ cao của vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL. Vào năm 2030, thành phố Cần Thơ sẽ là một đô thị xanh, sạch, đẹp, là một đô thị văn minh hiện đại, trình độ tiên tiến, có kiến trúc đặc trưng của một đô thị sông nước, miệt vườn, tiêu biểu cho bản sắc văn hóa của cả vùng ĐBSCL.

- 36 -

3.2 TỐNG QUAN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ VIỆT NAM

Hiện nay, với bối cảnh nền kinh tế khó khăn, trong khi hầu hết doanh nghiệp khối dịch vụ tài chính, ngân hàng không hài lòng với kết quả kinh doanh, thì các công ty BHNT vẫn đạt được kết quả hoạt động khả quan. Khó khăn của nền kinh tế vẫn chưa chấm dứt, tiếp tục là thách thức cho lĩnh vực BHNT, nhưng vượt qua được thách thức, những lợi thế của lĩnh vực này đã và đang được phát huy. Thực tế, khi mua BHNT, khách hàng thường trả phí dần dần, chứ không phải trả một lúc, do đó tác động của lạm phát không thật sự lớn. Ngoài ra, tình hình lãi suất tiết kiệm ngân hàng giảm mạnh so với năm trước đã có tác động tốt đến thị trường, khi BHNT được xem là cách vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ tài chính.

Với sự gia nhập của các công ty BHNT nước ngoài, thị trường BHNT Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, sản phẩm, chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp. Sau hơn 10 năm mở cửa và phát triển thị trường BHNT Việt Nam, tính đến nay đã có 15 công ty thuộc các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh BNHT, bao gồm 01 công ty bảo hiểm nhà nước đó là Bảo Việt Nhân thọ, các công ty còn lại đều là công ty có 100% vốn nước ngoài như công ty BHNT Prudential, công ty Bảo hiểm quốc tế Mỹ AIA, công ty BHNT Manulife, công ty BHNT ACE Life, công ty BHNT Daiichi Life, công ty bảo hiểm Cathaylife…Sự phát triển BHNT gắn liền với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Với những khó khăn chung của nền kinh tế trong những năm qua, để có thể duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định là một thách thức đối với các công ty BHNT. Kết quả kinh doanh được thể hiện chi tiết thông qua bảng sau:

- 37 - Bảng 3.2: Tình hình kinh doanh của BHNT Việt Nam từ năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

2011/2010 2012/2011

Giá trị Tỷ lệ

(%) Giá trị Tỷ lệ (%)

Doanh thu phí Tỷ đồng 13.792 16.025 18.191 2.233 16,19 2.166 13,52

Tồng số lượng đại lý Người 162.423 202.956 225.963 40.533 24,96 23.007 11,34

+ Số lượng đại lý mới Người 108.092 134.106 141.973 26.014 24,07 7.867 5,87

+ Số lượng đại lý cũ Người 54.331 68.840 83.990 14.509 26,70 15,150 22,0

Tổng số hợp đồng Hợp đồng 5.751.915 6.056695 6.576.686 304.780 5,30 519.991 8,59

+ Số hợp đồng khai thác mới Hợp đồng 822.946 880.928 1.004.875 57.982 7,05 123.947 14,07 + Số hợp đồng còn hiệu lực Hợp đồng 4.294.104 4.459.771 4.764.108 165.667 3,86 304.337 6,82

+Số hợp đồng hết hiệu lực Hợp đồng 634.865 715.996 807.703 81.131 12,78 91.707 12,81

- 38 - Doanh thu phí Triệu đồng 13.792 16.025 18.191 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, 2010-2012

Hình 3.1: Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ từ năm 2010-2012 Qua bảng số liệu và hình vẽ trên cho ta thấy doanh thu phí liên tục tăng trưởng qua các năm. Cụ thể năm 2011 đạt được 16.025 tỷ đồng, tăng 2.233 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng là 16,19%. Đến cuối năm 2012 doanh thu phí BHNT đạt 18.191 tỷ đồng, tăng 13,52% so với năm 2011. Đây là kết quả khá ấn tượng trong bối cảnh tốc độ tăng doanh thu của toàn ngành bảo hiểm giảm do kinh tế khó khăn. Sự có mặt của 15 công ty BHNT tại thị trường Việt Nam cho thấy tiềm năng của thị trường còn rất lớn. Hiện nay, Công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam và Bảo Việt nhân thọ là hai công ty dẫn đầu thị trường về doanh thu phí bảo hiểm, công ty Manulife Việt Nam chiếm vị trí thứ 3. Trong tương lai gần, vị trí dẫn đầu thị trường của Prudential Việt Nam về tổng doanh thu khai thác phí bảo hiểm vẫn khá vững chắc dù các công ty bảo hiểm ở vị trí thứ 2 và thứ 3 đã có nhiều nỗ lực để cải thiện vị trí. Tuy nhiên, sự cạnh tranh sẽ diễn ra trong nhóm các công ty bảo hiểm thuộc nhóm kế tiếp gồm: Dai-ichi Life Việt Nam, AIA Việt Nam, ACE Life. Với những công ty quy mô nhỏ, hầu hết đều muốn vươn lên những vị trí cao hơn trên thị trường, tuy nhiên trên thực tế để đạt được 5% thị phần doanh thu trong thời điểm hiện nay không phải dễ dàng. Sự góp mặt của nhiều tập đoàn tài chính đến từ các châu lục lớn trên thế giới tại Việt Nam đã chứng tỏ sức hấp dẫn của thị trường BHNT nói chung và nghiệp vụ BHNT nói riêng. Theo kết quả kinh doanh do Prudential Việt Nam vừa công bố đầu tháng 4-2013, năm 2012 đơn vị đạt doanh thu phí khai thác mới 1.471 tỷ đồng. Tổng doanh thu phí tăng 9%, đạt 6.592 tỷ đồng,

- 39 -

chiếm khoảng 36% tổng doanh thu phí toàn ngành BHNT, dẫn đầu thị trường về cả thị phần doanh thu khai thác mới và tổng doanh thu phí bảo hiểm. Những kết quả mà Prudential Việt Nam đạt được trong những năm qua đang là mục tiêu phấn đấu của các công ty BHNT.

Số lượng đại lý Triệu đồng 162.423 108.092 54.331 202.956 134.106 68.840 225.963 141.973 83.990 0 50000 100000 150000 200000 250000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng đại lý Đại lý mới Đại lý cũ

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, 2010-2012

Hình 3.2: Số lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ từ năm 2010-2012 Trong điều kiện hiện nay có nhiều công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài tham gia khai thác thị trường BHNT, việc nâng cao chất lượng đại lý BHNT trong thế cạnh tranh gây gắt của nền kinh tế thị trường thời mở cửa càng có tầm quan trọng đặc biệt. Nhìn chung từ bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy số lượng đại lý bảo hiểm tăng đều qua các năm, tuy nhiên tỉ lệ tăng không đồng đều. Năm 2011 có 202.956 người, tăng 40.533 người so với năm 2010. Đến cuối năm 2012, tổng số lượng đại lý có mặt trên thị trường đạt 225.963 người tăng 11,3% so với năm 2011. Các công ty có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 122.694 người, Bảo Việt 27.762 người và AIA 18.242 người. Ta thấy năm 2012 tuy số lượng đại lý có tăng nhưng mức tăng không nhiều như năm 2011 là 24,96%. Số lượng đại lý mới tuyển dụng trong năm 2012 là: 141.973 người tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Các công ty BHNT có số lượng đại lý mới tuyển dụng nhiều nhất thị trường theo thứ tự là: Prudential (49.366 người), AIA (18.950 người) và Bảo Việt Nhân thọ (16.607 người).

Tuy nhiên, theo số liệu mới nhất của hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, có khoảng trên 80% đại lý BHNT ngừng hoạt động chỉ trong vòng 12 tháng sau

- 40 -

khi hoạt động. Thực tế, không chỉ những công ty bảo hiểm mới, mà ngay cả các công ty có thâm niên thì việc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ đại lý bảo hiểm vẫn là công việc thường xuyên. Nguyên nhân các đại lý bảo hiểm bỏ việc nhiều là do không có đủ kiến thức và năng lực để cạnh tranh trong thị trường đại lý, lương không có định vì phụ thuộc chủ yếu vào hoa hồng, khiến đời sống họ bấp bênh nên họ muốn tìm một công việc khác ổn định hơn. Do đó để duy trì và nâng cao chất lượng đại lý BHNT, cần phải thường xuyên đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm công tác đại lý bảo hiểm nhân thọ, nâng cao trình độ và có thêm nhiều chính sách ưu đãi cho cán bộ đại lý để họ yên tâm làm việc.

Tổng số lượng hợp đồng bảo hiểm

Triệu đồng 822.946 4.294.104 634.865 880.928 4.459.771 715.996 1.004.875 4.764.108 807.703 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 4500000 5000000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

HĐ khai thác mới HĐ còn hiệu lực HĐ hết hiệu lực

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, 2010-2012

Hình 3.3: Số lượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ từ năm 2010-2012 Qua hình vẽ ta thấy tổng số lượng hợp đồng bảo hiểm đều tăng qua các năm, trong đó có số lượng hợp đồng khai thác mới tăng mạnh nhất. Số lượng hợp đồng khai thác mới trong năm 2011 là 880.928 hợp đồng, tăng 57.982 hợp đồng, tỉ lệ tăng là 7,05%. Đến cuối năm 2012 đạt 1.004.875 hợp đồng (sản phẩm chính), tăng 14,07% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó Prudential khai thác được 340.671 hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 190.767 hợp đồng, Prevoir là 125.017 hợp đồng.

Số lượng hợp đồng hết hiệu lực trong năm 2012 cũng tăng nhưng không đáng kể, mức tăng qua các năm là tương đương nhau, cụ thể năm 2011 là 715.996 hợp đồng, tăng 12,78% so với năm 2010; năm 2012 là 807.703 hợp

- 41 -

đồng tăng 12,81% so với năm 2011. Các doanh nghiệp có số hợp đồng hết hiệu lực nhiều trên thị trường là Prudential với 320.583 hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 210.924 hợp đồng, Manulife là 61.706 hợp đồng. Nhóm sản phẩm hết hiệu lực nhiều nhất cũng là sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm 500.045 hợp đồng và sản phẩm tử kỳ 220.908 hợp đồng.

Tổng số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối năm 2011 là 4.459.771, đến cuối năm 2012 là 4.764.108 hợp đồng, tăng 7% so với năm 2011. Các công ty có số lượng hợp đồng có hiệu lực lớn là Prudential 2.016.855, Bảo Việt Nhân thọ là 1.275.369 hợp đồng, Manulife là 390.571 hợp đồng. Nếu trước đây, khi tham gia một hợp đồng bảo hiểm, khách hàng bị đóng khung vào hợp đồng, phải chờ đến khi hết thời hạn hợp đồng 10 – 15 năm mới được rút tiền. Nay nhiều sản phẩm bảo hiểm cho phép khách hàng rút tiền trước thời hạn nhất định, tạo cho khách hàng tâm lý được làm chủ với đồng tiền của mình, đồng thời có điều kiện kinh tế để giải quyết các vấn đề cá nhân phát sinh.

Nhìn chung qua các năm tình hình kinh doanh bảo hiểm nhân thọ trên thị trường Việt Nam đang phát triển khá nhanh chóng. Từ kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng của các công ty BHNT có thể thấy các sản phẩm BHNT đang có sức hút trên thị trường. Hiện các sản phẩm BHNT của các công ty bảo hiểm được thiết kế vừa đáp ứng được nhu cầu đầu tư sinh lời của người dân, vừa giúp bảo vệ người dân trong trường hợp gặp rủi ro. Do vậy, số lượng khách hàng tham gia BHNT ngày càng tăng. Bên cạnh đó, theo một quy luật tâm lý, khi kinh tế càng khó khăn, người dân càng lo cho tương lai, càng tiết kiệm, dẫn tới số tiền nhàn rỗi ngày càng tăng, nhu cầu đầu tư vì thế cũng tăng lên. Để tăng thêm sự hấp dẫn, các sản phẩm bảo hiểm đang được cải tiến theo hướng tạo sự linh hoạt nhất cho khách hàng trong tất cả các khâu từ hình thức đóng phí, thời hạn hợp đồng nhiều mức khác nhau, nhiều sản phẩm bổ trợ bên ngoài hợp đồng chính nhất là bổ trợ y tế, sức khỏe, qua đó khách hàng dễ dàng chọn lựa sản phẩm phù hợp.

Tóm lại, qua phân tích tình hình chung của cả nước ta thấy thị trường BHNT đang phát triển khá nhanh. Theo đà phát triển chung của ngành nên thị trường BHNT trên địa bàn Tp. Cần Thơ cũng sẽ phát triển không kém. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế xã hội tại Tp. Cần Thơ đang có những bước chuyển biến tốt, điều này là tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các công ty BHNT tại đây. Mức sống của người dân càng được nâng cao, số tiền nhàn rỗi trong dân cư càng nhiều sẽ dẫn đến nhu cầu về BHNT ngày càng được người dân quan tâm đến. Nếu khai thác tốt thì thị trường BHNT sẽ ngày càng được mở rộng và tạo được lòng tin từ người dân nhiều hơn.

- 42 -

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP.CẦN THƠ

4.1.1 Thông tin chung của đáp viên

Đề tài khảo sát 231 người dân sống trên địa bàn Tp. Cần Thơ trải đều ở 2 quận Ô Môn, Thốt Nốt và 1 huyện Thới Lai. Đa số các đáp viên thuộc dân tộc Kinh, với 211 người là dân tộc Kinh, tương đương chiếm 91,3%, còn lại là dân tộc khác bao gồm Hoa có 7 người và Khmer là 13 người.

Độ tuổi: Kết quả điều tra thực tế cho thấy độ tuổi nhỏ nhất của đáp viên là 18 tuổi và lớn nhất là 65 tuổi, độ tuổi trung bình của đáp viên là 39 tuổi.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 42)