Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 33)

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh để tìm hiểu thực trạng chung về thị trường BHNT hiện nay. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu: số trung bình, tần số… để tìm hiểu thực trạng tham gia bảo hiểm của người dân trên địa bàn Tp. Cần Thơ.

Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Phương pháp này là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

t o y y y   Trong đó: o

y : chỉ tiêu năm trước t

y : chỉ tiêu năm sau

y: là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp so sánh tuyệt đối dùng để so sánh số liệu năm tính toán với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục.

Phương pháp so sánh số tương đối: Phương pháp này là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

yt o o y y y  x100% Trong đó: o

y : chỉ tiêu năm trước t

y : chỉ tiêu năm sau

y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp so sánh tương đối dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục.

Phương pháp phân tích thống kê mô tả:

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, kiểm định giả thuyết thống kê và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế dựa trên kết quả thu thập được. Thông kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

- 26 -

- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp hồi quy Probit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua và phương pháp hồi quy Tobit để xác định chi tiêu cho BHNT của khách hàng sống trên địa bàn Tp. Cần Thơ.

 Mô hình Probit :

Mô hình Probit dùng để ước lượng xác suất của quyết định mua BHNT của khách hàng trên địa bàn Tp.Cần Thơ.

Mô hình Probit có dạng:

Trong đó:

+ Y1 là biến phụ thuộc, thể hiện quyết định mua BHNT của khách hàng trên địa bàn Tp.Cần Thơ. Y1 là biến giả, nhận hai giá trị sau:

Y1 = 1: Trường hợp khách hàng có mua BHNT Y1 = 0: Trường hợp khách hàng chưa mua BHNT + Xi : Là biến độc lập được đưa vào mô hình

+ Bi : Là hệ số hồi quy của biến độc lập + i1: Sai số ngẫu nhiên của mô hình Probit  Mô hình Tobit

Mô hình này dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền chi cho việc mua BHNT. Mô hình Tobit có dạng: 2 2 iXi i Y   Trong đó:

+ Y2 là biến phụ thuộc, thể hiện số tiền chi cho viêc mua BHNT của khách hàng trên địa bàn Tp. Cần Thơ. Y2 nhận 2 giá trị:

Y1 Y2, Y2 0: Cho các quan sát có chi tiền mua BHNT

0 ,

0 2

1  Y

Y : Cho các quan sát không chi tiền mua BHNT + Xi : Là biến độc lập được đưa vào mô hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ i: Là hệ số hồi quy của biến độc lập + i2: Sai số ngẫu nhiên của mô hình Tobit

1 1 a BiXi i

- 27 -

Các biến được đưa vào mô hình và nguyên nhân chọn các biến: - Độ tuổi: Là tuổi của khách hàng trả lời phỏng vấn. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Tạ Thị Mai Trang cho rằng từ 39 tuổi trở lên thì xác suất quyết định mua BHNT sẽ tăng lên theo sự gia tăng của tuổi tác. Vì khi còn trẻ thì ít ai nghĩ đến mua BHNT cho mình và do tâm lý ỷ lại vào sức khỏe hiện tại nên xác suất mua bảo hiểm sẽ càng giảm, nhưng đến khi bước qua tuổi 39 thì nhu cầu bảo vệ gia đình, trách nhiệm với con cái, sự suy giảm sức khỏe… khiến cho nhu cầu mua bảo hiểm hình thành và xác suất mua bảo hiểm càng tăng theo độ tuổi. Bên cạnh đó, tuổi của một người có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn và mua các sản phẩm BHNT và giá trị của hợp đồng. Tuổi khác nhau thì có nhu cầu khác nhau đối với các sản phẩm BHNT.

- Giới tính: Là biến giả với giá trị 1 là nam và 0 là nữ. Theo thống kê tại các thị trường BHNT lớn như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan người quyết định mua BHNT phần lớn không dưới 75% là phụ nữ. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Búp thực hiện năm 2012 tại địa bàn Trà Vinh cho thấy đối tượng khách hàng là nữ có tỉ lệ tham gia bảo hiểm nhiều hơn nam và đây là nhóm khách hàng quan tâm đến chi tiết hợp đồng bảo hiểm.

- Trình độ học vấn: Là số năm đến trường của người trả lời phỏng vấn. Theo nghiên cứu của tác giả Tạ Thị Mai Trang (2012) cho thấy khách hàng có trình độ học vấn cao sẽ am hiểu càng nhiều kiến thức về BHNT, về sự đảm bảo rủi ro trong cuộc sống nên xác suất mua bảo hiểm sẽ cao hơn những khách hàng có trình độ học vấn thấp.

- Thu nhập trung bình: Là thu nhập bình quân hàng tháng của cá nhân người trả lời phỏng vấn. Theo Philip Kotler (2009) cho rằng yếu tố hoàn cảnh kinh tế trong nhóm nhân tố cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm, trong đó hoàn cảnh kinh tế bao gồm yếu tố thu nhập. Thu nhập của họ có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua BHNT. Bởi vì, đối với những người có thu nhập càng cao thì họ sẽ sẵn lòng mua bảo hiểm cao hơn so với những người có thu nhập thấp, vì phải trang trải cuộc sống nên những người có thu nhập thấp họ sẽ e ngại việc mua bảo hiểm.

- Số nhân khẩu trong gia đình: Là số thành viên trong gia đình của đáp viên. Số thành viên trong gia đình càng đông thì chi tiêu cho cả gia đình càng cao dẫn đến nhu cầu tham gia bảo hiểm càng thấp do kinh phí chỉ đủ trang trải cho gia đình chứ không dư để cho nhu cầu bảo vệ hay phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, khi khách hàng có nhu cầu tham gia bảo hiểm cũng không thể vì không thể đảm bảo được mức đóng phí hàng kỳ.

- 28 -

- Tổng thu nhập: Là thu nhập bình quân trên tháng của tất cả các thành viên trong hộ gia đình của đáp viên. Việc tham gia bảo hiểm đòi hỏi gia đình phải có nguồn tài chính nhất định để đảm bảo cho việc đóng phí hàng kỳ. Khi cuộc sống gia đình được chăm lo đầy đủ, thì nhu cầu tham gia BHNT mới có thể được thỏa mãn. Vì thế, khi tổng thu nhập của gia đình tăng cao thì khả năng tham gia bảo hiểm càng cao.

- Tiền tiết kiệm: Là số tiền tiết kiệm hàng tháng của đáp viên. Theo Philip Kotler (2009) cho rằng yếu tố hoàn cảnh kinh tế trong nhóm nhân tố cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm, trong đó hoàn cảnh kinh tế bao gồm yếu tố tiền tiết kiệm. Tiền tiết kiệm càng nhiều thì khả năng mua bảo hiểm cũng sẽ tăng lên do khách hàng sẽ đảm bảo được mức phí bảo hiểm đóng hàng kỳ và giá trị của hợp đồng bảo hiểm sẽ tăng lên nếu số tiền tiết kiệm của khách hàng tăng lên.

Diễn giải các biến:

Bảng 2.2: Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình

STT Biến độc lập Diễn giải sơ bộ

1 Độ tuổi Tuổi của đáp viên

2 Giới tính Giá trị 1 là nam, giá trị 0 là nữ

3 Trình độ học vấn Có 4 biến quan sát: Dưới THPT, THPT, Trung cấp và Cao đẳng, Đại học và sau Đại học.

4 Thu nhập Thu nhập bình quân 1 tháng của đáp viên trả lời phỏng vấn . ĐVT:Triệu/tháng

5 Số nhân khẩu Số thành viên sống trong gia đình

6 Tổng thu nhập Tổng thu nhập bình quân trên tháng của hộ gia đình đáp viên. ĐVT:Triệu/tháng

7 Tiền tiết kiệm Tiền tiết kiệm mỗi tháng của đáp viên. ĐVT: Triệu/tháng

Nguồn: Phát họa của tác giả, 2013

- Mục tiêu 3: Sử dụng kết quả nghiên cứu ở mục tiêu 2 kết hợp với thực trạng ở mục tiêu 1 để đưa ra một số giải pháp cho hoạt động khai thác khách hàng của các công ty BHNT trên địa bàn Tp. Cần Thơ.

- 29 -

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀTHỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 33)