PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA QUY MÔ ĐẤT ĐAI VÀ CHÍNH SÁCH HẠN ĐIỀN ĐẾN SINH KẾ NÔNG HỘ Ở HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề . 1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài nghiê
Trang 1Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRẦN THẾ NHƯ HIỆP
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA QUY MÔ ĐẤT ĐAI VÀ CHÍNH SÁCH HẠN ĐIỀN ĐẾN SINH KẾ NÔNG HỘ
Ở HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành Phát triển Nông thôn
Cần Thơ - 9/2009
Trang 2Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-& -
TRẦN THẾ NHƯ HIỆP
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA QUY MÔ ĐẤT ĐAI VÀ CHÍNH SÁCH HẠN ĐIỀN ĐẾN SINH KẾ NÔNG HỘ
Ở HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: Phát triển Nông thôn Mã số: 60 62 25
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học TS TRẦN THANH BÉ
Cần Thơ - 9/2009
Trang 3Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHẤP NHẬN LUẬN VĂN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn thạc sĩ đính kèm theo đây, với đề tài là “PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA
QUY MÔ ĐẤT ĐAI VÀ CHÍNH SÁCH HẠN ĐIỀN ĐẾN SINH KẾ NÔNG HỘ Ở HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG”, do học viên Trần Thế Như Hiệp
thực hiện và báo cáo đã được Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ thông qua
Ủy viên, Thư ký Ủy viên
Phản biện 1 Phản biện 2
Cần Thơ, ngày tháng năm 2009
Chủ tịch Hội đồng
Trang 4Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây
Tác giả luận văn
Trần Thế Như Hiệp
Trang 5Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy hướng dẫn, Ts Trần Thanh Bé, đã tận tâm, tận lực hướng dẫn, dìu dắt, động viên và cung cấp nhiều kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và đặc biệt trong thời gian thực hiện luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Ts Lê Cảnh Dũng đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ về nghiệp vụ chuyên môn và cung cấp những thông tin, tài liệu quan trọng để tôi hoàn thành tốt luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn đến: Dự án RDViet 2008 - Đại học Nông lâm Huế; Bộ môn Kinh tế Xã hội và Chính sách, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL - Trường Đại học Cần Thơ; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, Hội Nông dân tỉnh An Giang; Phòng Nông nghiệp huyện Thoại Sơn, UBND xã Định Mỹ - huyện Thoại Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ kinh phí và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên cao học ngành Phát triển Nông thôn các khoá 13,14 và 15; anh em đồng nghiệp đã thường xuyên khích lệ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Cuối cùng tôi bày tỏ lời tri ân với gia đình và những người bạn thân đã tận tình động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và thực hiện luận văn này
Trần Thế Như Hiệp
Trang 6
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LÝ LỊCH KHOA HỌC
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: TRẦN THẾ NHƯ HIỆP Giới tính: Nam
Ngày sinh: 08 tháng 04 năm 1972 Nơi sinh: Cần Thơ Quê quán: Phụng Hiệp, Hậu Giang Dân tộc: Kinh
Chức vụ, đơn vị công tác khi học tập, nghiên cứu: Trưởng phòng Nghiệp vụ Công ty CP Dịch vụ Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tại Cần Thơ
Địa chỉ thường trú: 54 hẻm 2 Mậu Thân, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ Điện thoại cơ quan: 0710 2 221 678 Điện thoại nhà riêng: 0710 3 733 425
II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1 Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ: Năm 1992 đến năm 1997
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ
Ngành học: Chăn nuôi - Thý y
Tên luận văn tốt nghiệp: Xử lý và sơ bộ đánh giá các số liệu đã thu thập về các chỉ tiêu sinh sản của đàn nái Yorkshire theo thời gian tại một số trại heo ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận văn hoặc thi tốt nghiệp: Khoa Nông nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ
Người hướng dẫn: PGS TS Trịnh Hữu Phước và Ks Hứa Văn Chung
2 Thạc sĩ
Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: từ năm 2007 đến năm 2010
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ
Ngành học: Phát triển Nông thôn
Tên luận văn: “Phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đai và chính sách hạn điền đến sinh kế nông hộ ở huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang”
Cán bộ hướng dẫn: Ts Trần Thanh Bé
3 Trình độ ngoại ngữ: Anh ngữ Trình độ C
Trang 7Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
III TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 1 Từ năm 1998 đến năm 2001: Công tác tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống
Canh tác ĐBSCL (nay là Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL)
2 Từ năm 2001 đến tháng 9/2005: Chuyên viên Phòng Marketing Công ty Hội chợ
Triển lãm quốc tế Cần Thơ
3 Từ tháng 9/2005 đến tháng 11/2006: Công tác tại Công ty Cổ phần Xúc tiến
Thương mại và Hội chợ Quốc tế S.G.G.P (thuộc Báo Sài gòn Giải phóng)
4 Từ tháng 11/2006 đến nay: Công tác tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Phát triển
Nông thôn - Chi nhánh tại Cần Thơ (thuộc Báo Nông nghiệp Việt Nam)
Cần Thơ, ngày 15 tháng 09 năm 2009 Người khai
Trần Thế Như Hiệp
Trang 8Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TÓM LƯỢC
Sở hữu đất đai và sử dụng đất đai hiệu quả là quan tâm hàng đầu của người nông dân Chính sách hạn điền với mức hạn điền 6 ha được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành vào giữa năm 2007, được xem như là một giải pháp chọn lựa cho mục tiêu sản xuất nông sản hàng hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu Nghiên cứu đã được thực hiện tại huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang vào năm 2008 nhằm tìm hiểu sự thay đổi nhận thức của người dân nông thôn với chính sách hạn điền ở mức hạn điền 3 ha và 6 ha Phỏng vấn người am hiểu, phân tích số liệu thứ cấp và phỏng vấn nông hộ đã được áp dụng trong nghiên cứu, cán bộ địa phương có liên quan và 118 hộ nông dân sinh sống trên địa bàn đã được mời tham gia
Một số kết quả nghiên cứu quan trọng của đề tài bao gồm: (i) có sự tồn tại của thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai và hiện tượng "tích tụ đất đai" trên địa bàn nghiên cứu; (ii) quy mô đất đai có ảnh hưởng đến thu nhập và sinh kế của nông hộ; "quy mô đất đai hợp lý" để có thể tích lũy thu nhập của hộ thuần nông là 2,5 và 2,0 ha đối với nông hộ có kết hợp nguồn thu phi nông nghiệp; (iii) chính sách hạn điền có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh kế của nông hộ; nhóm hộ đất nhiều có xu hướng phân chia đất đai cho con cái của họ để tránh né việc đóng thuế đất vượt hạn điền hoặc không thực hiện các thủ tục sang nhượng quyền sử dụng đất đai theo quy định hoặc khai báo thấp hơn khối lượng giao dịch để giảm thuế; (iv) tiến trình tích tụ/ tập trung đất đai ở nông thôn đã làm xuất hiện một bộ phận nông dân mất đất và chỉ có khoảng 1/3 số hộ không đất cho rằng cuộc sống của họ tốt hơn sau khi bán đất
Nhà nước cần điều chỉnh hệ thống pháp luật và chính sách theo hướng khuyến khích người dân tích tụ đất đai cho nhu cầu sản xuất nông sản hàng hóa; và tạo điều kiện để các hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nông thôn diễn ra một cách tự nhiên, minh bạch và có kiểm soát Đồng thời cũng cần quan tâm hơn đối với nhóm hộ không đất sản xuất nông nghiệp thông qua các hoạt động đào tạo nghề nông thôn, hỗ trợ vốn chuyển đổi ngành nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ,… cho các địa bàn có người dân mất đất nông nghiệp từ quá trình tích tụ đất đai Về phương diện nghiên cứu, để có được những nhận định mang tính phổ quát và chuyên sâu, nghiên cứu cần được thực hiện ở phạm vi rộng hơn, tổng quát hơn.
Từ khóa: hạn điền, tập trung đất đai, hộ mất đất, "quy mô đất đai hợp lý"
Trang 9Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Land owning and effectiveness of land use are primary concerns of farmers The new policy of a farm-size limitation of six ha was launched in mid 2007 as an alternative solution to seek better competition capacities of agricultural products in the context of global economic integration To understand how the rural people have been aware of this new land policy, and addressed its impacts on their livelihood a case study in An Giang province was carried out in 2008 Local relevant institution authorities and 118 households in the study site were involved in key informant panel interviews, secondary data analysis and in-depth household interviews
Major findings of the study include: (i) land concentration and land transaction are processes occurring in rural areas; (ii) income household's and livelihoods have been affected by farm-size; two and two and a half hectares of land are the break even point where farmers start to save money, respectively, for subsistence households (relied mainly on agriculture) and those earned from combinations of agricultural and non-agricultural activities; (iii) the large farm households tend to share their land to children to avoid tax of extra farm beyond the farm-size limit by law; (iv) a number of households became landless by land concentration process in rural areas and only one third of them would feel better lives after selling their lands
The government should adjust the legal system and policy to enhance land concentration for the needs of large seated agricultural production and to arrange conditions for the transaction activities of land use right occurring landless transparent by and under-control Landless households emerged from the land concentration process needs supports from the government to have better welfare, such as train in non-agricultural work, credits for job changing
Key words: farm-size, land concentration, landless household, break even point
Trang 10Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
MỤC LỤC
Bìa
Trang phụ bìa
Chấp nhận luận án của Hội đồng i
Lời cam đoan ii
1.2 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3.1 Mục tiêu tổng quát 3
1.3.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.4 Các giả định nghiên cứu 4
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 4
1.6 Phạm vi và giới hạn của đề tài nghiên cứu 4
1.7 Cấu trúc luận văn 5
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 6
2.1 Tổng quan về sở hữu và sử dụng tài nguyên đất đai 6
2.1.1 Vai trò của Nhà nước đối với sở hữu và quản lý đất đai 6
2.1.2 Sở hữu và sử dụng đất đai ở Việt Nam 7
2.1.2.1 Sở hữu đất đai trong giai đoạn 1945-1981 7
2.1.2.2 Sở hữu đất đai trong giai đoạn 1981-1988 9
Trang 11Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1.2.3 Sở hữu đất đai trong giai đoạn từ năm 1988 đến nay 10
2.1.3 Một số nội dung cơ bản của Luật Đất đai năm 2003 11
2.2 Khung sinh kế bền vững và các nguồn vốn sinh kế 13
2.3.2 Tính tất yếu của tích tụ ruộng đất trong nền kinh tế thị trường 18
2.3.3 Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách đất đai và tích tụ ruộng đất 19
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Phương pháp luận 21
3.1.1 Định nghĩa các thuật ngữ 21
3.1.2 Phương pháp tiếp cận 22
3.1.3 Khung phân tích lý thuyết 22
3.2 Phương pháp thu thập số liệu 23
3.2.1 Địa bàn và thời gian thực hiện nghiên cứu 23
3.2.2 Số liệu thứ cấp 23
3.2.3 Số liệu sơ cấp 24
3.3 Phương pháp phân tích số liệu 34
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 26
4.1 Mô tả điểm nghiên cứu 26
4.1.1 Tổng quan tỉnh An Giang 26
4.1.2 Tổng quan huyện Thoại Sơn 28
Trang 12Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4.1.3 Tổng quan xã Định Mỹ 29
4.2 Tình hình biến động đất đai tại địa bàn nghiên cứu 29
4.2.1 Biến động sở hữu đất đai vượt hạn điền ở An Giang và Thoại Sơn 29
4.2.2 Biến động sở hữu đất đai của Xã Định Mỹ giai đoạn 2004-2008 31
4.2.3 Tình hình chuyển nhượng đất đai tại xã Định Mỹ 34
4.3 Vốn nhân lực của nông hộ 35
4.3.1 Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn chủ hộ 35
4.3.2 Lao động trong độ tuổi và lao động nông nghiệp 36
4.4 Vốn tài chính của nông hộ 37
4.4.1 Thu nhập của nông hộ 37
4.4.2 Chi phí sinh hoạt của nông hộ 38
4.5 Vốn xã hội của nông hộ 40
4.6 Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến sinh kế nông hộ 42
4.6.1 Sở hữu nguồn lực đất đai (vốn tự nhiên) của nông hộ 42
4.6.2 Tính kinh tế theo quy mô liên quan đến diện tích đất canh tác 43
4.6.3 Tích lũy thu nhập theo quy mô đất đai 45
4.7 Ảnh hưởng của chính sách hạn điền đến sinh kế nông hộ 47
4.7.1 Nhận thức của người dân với chính sách hạn điền 47
4.7.2 Phương cách ứng xử của người dân với chính sách hạn điền 49
4.7.3 Sinh kế của nhóm hộ bán đất 50
4.7.3.1 Nguyên nhân bán đất 50
4.7.3.2 Hiệu quả sử dụng tiền bán đất 51
4.7.3.3 Sinh kế của hộ sau khi bán đất 52
4.8 Gợi ý giải pháp liên quan đến tích tụ đất đai và chính sách hạn điền 55 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
Trang 13Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 66
Phụ lục 1 Một số văn bản pháp quy liên quan đến đất đai 66
Phụ lục 2 Nội dung phỏng vấn bán cấu trúc 67
Phụ lục 3 Phiếu câu hỏi phỏng vấn hộ 69
Phụ lục 4 Mô tả địa bàn và cỡ mẫu điều tra phỏng vấn hộ 79
Phụ lục 5 Tỉ lệ và diện tích bình quân các mô hình canh tác chính 80
Phụ lục 6 Kết quả phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 81
Trang 14Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
DANH SÁCH BẢNG
4.1 Tài nguyên đất đai của tỉnh An Giang 27
4.2 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh An Giang 27
4.3 Số hộ hộ không đất và hộ sở hữu đất đai vượt hạn điền 3 ha và 6 ha 30
4.4 Sở hữu đất đai ở xã Định Mỹ giai đoạn 2004-2008 32
4.5 Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn chủ hộ 36
4.6 Lao động trong độ tuổi và lao động nông nghiệp 37
4.7 Thu nhập bình quân của các hộ điều tra 37
4.8 Phân tích chi phí sinh hoạt của các hộ điều tra 38
4.9 Tần suất tham gia và sự ảnh hưởng của các tổ chức xã hội 41
4.10 So sánh diện tích đất sở hữu giữa các nhóm hộ 42
4.11 Chi phí sản xuất mô hình canh tác lúa 3 vụ theo quy mô đất đai 44
4.12 Tích luỹ thu nhập của nông hộ (triệu đồng) theo quy mô đất đai 45
4.13 Tỷ lệ % số hộ nhận biết thông tin về chính sách hạn điền 6 ha 48
4.14 Ứng xử của người dân với chính sách hạn điền 49
4.15 Nguyên nhân bán đất của hộ gia đình 50
Trang 15Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
DANH SÁCH HÌNH
4.1 Khung phân tích lý thuyết 23
4.2 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 26
4.3 Bản đồ hành chính huyện Thoại Sơn 28
4.4 Tỷ lệ hộ không đất và hộ có đất vượt hạn điền so với hộ nông nghiệp 31 4.5 Xu hướng biến động đất đai xã Định Mỹ giai đoạn 2004-2008 32
4.6 Tình hình giao dịch đất đai ở xã Định Mỹ - huyện Thoại Sơn 34
4.7 Cơ cấu tỉ trọng các loại chi phí so với tổng chi của mỗi nhóm hộ 39
4.8 Thu nhập tích lũy dựa chỉ dựa trên đất 46
4.9 Thu nhập tích luỹ dựa trên đất và hoạt động phi nông nghiệp 46
4.10 Hiệu quả sử dụng tiền bán đất 52
4.11 Thay đổi chất lượng cuộc sống của hộ sau khi bán đất 53
4.12 Nhu cầu hỗ trợ sinh kế của hộ không đất 54
Trang 16Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA Phương pháp phân tích phương sai (ANalysis Of VAriance)
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
Khoán 10 Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa 6, tháng 4 năm 1988
Khoán 100 Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 13/01/1981
KIP Nhóm người am hiểu hoặc nhóm cung cấp thông tin chủ yếu (Key Informant Panel)
Luật đất đai 1987 Luật đất đai được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 29/12/1987
Luật đất đai 1993 Luật đất đai được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 14/7/1993
Luật đất đai 1998 Luật số 10/1998/QH10 ngày 2/12/1998 của Quốc hội "Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1993"
Luật đất đai 2001 Luật số 25/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội "Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998"
Luật đất đai 2003 Luật đất đai số 13/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa 11, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003
Nghị quyết TW26 Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ 7 khóa X)
PRA Bộ công cụ đánh giá nông thôn có tham gia (Participatory Rural Appraisal)
UBND Ủy ban Nhân dân
Trang 17Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương 1
MỞ ĐẦU
Sở hữu và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai là mối quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia Những quy định về sở hữu và chuyển đổi quyền sở hữu đất đai (bao gồm cả khu vực công và tư hữu) luôn mang lại những ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị của mỗi quốc gia nói chung Nội dung chương này đề cập đến bối cảnh, sự cấp thiết và một số vấn đề có liên quan đến mục
tiêu nghiên cứu của đề tài
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp, phần lớn dân số nông thôn sống bằng nghề nông Sự phát triển của kinh tế quốc gia nói chung bị chi phối bởi nền kinh tế nông nghiệp gắn liền với tài nguyên đất đai từ lâu đời vì thế chính sách đất đai ở Việt Nam luôn được coi trọng và thường xuyên được cập nhật, bổ sung phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ qua
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn đồng thời đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức có liên quan đến tài nguyên đất đai như: tổ chức sản xuất nông nghiệp quy mô lớn nhằm khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô; đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp theo nhu cầu của thị trường; giải quyết các vấn đề liên quan đến đói nghèo và thu hẹp cách biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn, hỗ trợ người dân nông thôn sử dụng hiệu quả các tài sản sinh kế (đặc biệt là tài nguyên đất đai) để tăng thu nhập và thay đổi chất lượng cuộc sống, v.v… Do vậy, tập trung đất đai (hay còn được gọi là "tích tụ đất đai") được xem xét như là một giải pháp ưu tiên cho mục tiêu phát triển nông thôn ở Việt Nam
Hiện nay không chỉ chính quyền Trung ương, các nhà nghiên cứu mà cả người dân nông thôn đều bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề tích tụ đất đai và hầu như cả xã hội đang tìm kiếm một quan điểm chung cho vấn đề này bởi tích tụ đất đai có liên quan chặt chẽ đến các chính sách về "hạn điền" (mức giới hạn sở hữu đất đai cấp nông hộ) của luật Đất đai và các văn bản dưới luật hiện hành Trước hết, tích tụ đất đai đồng nghĩa với việc chính quyền Trung ương cho phép sử dụng một cách linh hoạt đối với quyền sở hữu và hạn mức sở hữu đất đai, xoá bỏ hoặc điều chỉnh nới rộng "hạn điền" tạo điều kiện để người nông dân thích nghi tốt hơn với những biến động thường xuyên của thị trường đồng thời giúp họ sử dụng hiệu quả các tài sản sinh kế, tối đa hoá lợi nhuận, tăng thu nhập Ở khía cạnh kinh tế, tích tụ đất đai đồng nghĩa với việc thừa nhận sự tồn tại của thị trường đất đai ở nông thôn và cho phép các giao dịch kinh tế liên quan đến chuyển nhượng quyền sở hữu đất đai ở nông thôn diễn ra Như vậy, tích
Trang 18Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tụ đất đai sẽ làm tăng quy mô đất đai ở cấp nông hộ và nó sẽ mang lại những yếu tố tích cực như: tập trung nguồn lực đất đai cho sản xuất quy mô lớn, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản do áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất làm hạ giá thành, giúp phân phối lại lao động nông thôn,…
Tuy nhiên, những vấn đề mà chính quyền Trung ương và xã hội quan tâm như: sở hữu đất đai ở quy mô nào là phù hợp với năng lực quản lý và khả năng sản xuất của nông hộ; sinh kế của bộ phận nông dân mất đất nông nghiệp do bị ảnh hưởng bởi quá trình tích tụ đất đai sẽ ra sao; nguồn nhân lực ở nông thôn hiện tại có đủ để sản xuất quy mô lớn; sự quản lý và can thiệp bằng chính sách đến thị trường đất đai ở nông thôn sẽ như thế nào, v.v Đối với vùng ĐBSCL - địa bàn đóng góp phần lớn sản lượng nông sản cho an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu, trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá như hiện nay thì những chính sách về đất đai, đặc biệt là vấn đề tích tụ ruộng đất cho sản xuất lớn cần thiết phải có sự quan tâm đặc biệt hơn nữa Có được những chủ trương, chính sách phù hợp sẽ giúp cho tài nguyên đất đai ở vùng này được sử dụng hiệu quả hơn, mang đến những cơ hội cải thiện thu nhập và phân phối thu nhập công bằng hơn cho người dân nông thôn trong vùng
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong bối cảnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường với quy mô lớn và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, người nông dân phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức như: khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trình độ nhân lực chưa theo kịp với những đổi mới công nghệ và thị trường đầu ra không ổn định Đặc biệt những luật lệ, chính sách liên quan đến việc sở hữu tài nguyên đất đai đã ảnh hưởng lớn đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, cải thiện thu nhập, tiến trình ra quyết định và ứng xử trong tái đầu tư cho sản xuất nông nghiệp làm thay đổi sinh kế của người dân nông thôn
Tích tụ hay tập trung đất đai từ lâu đã tồn tại một cách tự phát ở khu vực nông thôn ĐBSCL Nguyên nhân của tình trạng này là do một số nông hộ do cuộc sống khó khăn phải bán đất nông nghiệp, trong khi một số nông dân khác lại có năng lực tài chính và nhu cầu tăng quy mô đất đai để mở rộng diện tích canh tác Hiện tại, khi Việt Nam hội nhập với kinh tế toàn cầu các rào cản về thương mại, chính sách bảo hộ nông nghiệp bị xóa bỏ và hoạt động sản xuất của người nông dân bị chi phối bởi các quy luật cạnh tranh của thị trường thì nhu cầu tích tụ, tập trung đất đai cho mục tiêu tối ưu hóa hiệu quả canh tác càng trở nên bức xúc hơn Đây là một trong những nguyên nhân hình thành và phát triển thị trường đất đai ở nông thôn Tuy nhiên việc để cho hiện tượng tích tụ đất đai diễn ra có thể cũng sẽ nảy sinh những vấn đề liên quan đến an sinh xã hội như: người nông dân mất đất phải ly nông, ly hương làm chênh lệch giàu
Trang 19Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nghèo ở khu vực nông thôn hoặc làm chuyển dịch một bộ phận lao động nông thôn ra thành thị
Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, được đề cập trong Nghị quyết Trung ương 26-NQ/TW (Nghị quyết TW26) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là:
"…sửa đổi Luật Ðất đai theo hướng: Tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng có hiệu quả; giao đất cho hộ gia đình sử dụng lâu dài; mở rộng hạn mức sử dụng đất; thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai; công nhận quyền sử dụng đất được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất, kinh doanh…" (Trích Nghị quyết TW26)
Do vậy, việc tìm kiếm các giải pháp hợp lý cho tích tụ ruộng đất đang trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng Ở góc độ kinh tế, tích tụ đất đai có thể sẽ giúp giảm chi phí, tăng sản lượng, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, giúp người nông dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống Nhưng về khía cạnh xã hội, tích tụ ruộng đất có thể khiến cho một bộ phận nông dân phải ly nông, ly hương do mất đất Vấn đề đặt ra là làm thế nào khai thác được những điểm mạnh của việc tích tụ đất đai và hạn chế tối đa những hệ lụy không mong muốn
Xuất phát từ tình hình trên, đề tài được thực hiện nhằm phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đánh giá tác động của chính sách hạn điền đến nhu cầu tích tụ đất đai và sinh kế của người dân nông thôn Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung như: biến động đất đai của địa bàn nghiên cứu do nông hộ chuyển nhượng quyền sở hữu đất nông nghiệp; mối liên hệ giữa các nhân tố thu nhập, chi phí đầu tư, lao động, năng lực quản lý, mô hình canh tác với quy mô đất đai của nông hộ; đặc biệt là sự chuyển dịch sinh kế của những hộ không có đất sản xuất do bán hết đất nông nghiệp Qua đó kiến nghị những giải pháp và cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp chính quyền địa phương hoạch định, xây dựng các chính sách phát triển nông nghiệp-nông thôn trên địa bàn nghiên cứu
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đai và chính sách hạn điền đến sinh kế nông hộ ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
(i) Đánh giá thực trạng sang nhượng quyền sử dụng đất và biến động đất sản xuất nông nghiệp tại một xã điển hình của huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang;
Trang 20Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(ii) Phân tích mối liên hệ và ảnh hưởng của quy mô đất đai đối với các nhân tố thu nhập, chi phí đầu tư, lao động, năng lực quản lý, quan hệ xã hội của hộ sản xuất nông nghiệp sinh sống trên địa bàn;
(iii) Phân tích ảnh hưởng của chính sách hạn điền đến nhu cầu gia tăng quy mô đất nông nghiệp, ứng xử sinh kế của nông hộ sở hữu đất đai vượt hạn điền và sinh kế của nông hộ không đất sản xuất do bán đất;
(iv) Đề xuất các giải pháp liên quan đến đất đai và hạn điền phù hợp với điều kiện phát triển nông nghiệp nông thôn của địa bàn nghiên cứu
1.4 CÁC GIẢ ĐỊNH NGHIÊN CỨU
(i) Nguồn thu nhập ở nông thôn có liên quan mật thiết đến tài nguyên đất đai và các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ nên khi tăng hoặc giảm diện tích đất của nông hộ sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập trên đơn vị diện tích đất đai và sẽ kéo theo sự thay đổi sinh kế của nông hộ;
(ii) Hiện tượng tích tụ đất đai đã và đang tồn tại ở nông thôn ĐBSCL, nên khi Nhà nước ban hành các Chính sách hạn điền (3 ha như trước đây và hạn mức 6 ha áp dụng từ năm 2007 đến nay), những hộ "vượt hạn điền" sẽ có những ứng xử, hoặc điều chỉnh sinh kế nhằm bảo vệ quyền lợi của nông hộ khi sở hữu diện tích đất lớn;
(iii) Các yếu tố về lao động, năng lực quản lý, quan hệ xã hội, đầu ra của thị trường, khả năng đầu tư của nông hộ có mối liên hệ chặt chẽ với quy mô đất đai nên trong điều kiện nền sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL chưa được đầu tư đúng mức như hiện nay thì việc áp dụng chính sách hạn điền ở mức quy mô đất đai hợp lý là cần thiết và hữu ích
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài mô tả tổng quan và đánh giá những tác động xã hội của chính sách hạn điền, ảnh hưởng của quy mô đất đai đến sinh kế của nông hộ Đề tài cũng ghi nhận những thay đổi nhận thức, hành vi ứng xử của người dân liên quan sở hữu tài nguyên đất đai và tác động của tích tụ đất đai đối với sinh kế của đối tượng bị mất đất Qua đó đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý, thực thi chính sách và đề xuất các chương trình hành động của các cấp quản lý trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết TW26 về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
1.6 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu này chỉ xem xét trường hợp điển hình một xã thuộc vùng ĐBSCL Những nhận định và kết quả nghiên cứu có được trên cơ sở quan sát tác động của chính sách hạn điền, diễn tiến của thị trường giao dịch quyền sở hữu đất đất đai, hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người dân sinh sống trên địa bàn xã Định
Trang 21Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Mỹ, huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang Địa bàn này được chọn cho mục đích nghiên cứu vì thỏa mãn các tiêu chí: sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh, quy mô đất đai của nông hộ đa dạng và được đánh giá là có xuất hiện những giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2003-2008 Do giới hạn phạm vi nghiên cứu nên những kết quả và nhận định trong báo cáo này chỉ phản ánh một số khía cạnh của nghiên cứu tại địa bàn, chưa thể hiện được tính phổ quát toàn diện của vấn đề
Trong luận văn này, khái niệm "sở hữu đất đai" được hiểu tương đồng với "quyền sử dụng đất đai" theo tinh thần của Luật Đất đai của Việt Nam
1.7 Cấu trúc luận văn
Tổng thể luận văn bao gồm 5 chương Tiếp theo Chương này - Chương Mở đầu, với các nội dung giới thiệu khái quát về bối cảnh nghiên cứu và sự cần thiết của đề tài, giới thiệu mục tiêu nghiên cứu, các giả định nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài và một số điểm giới hạn của đề tài, các Chương còn lại được bố cục như sau:
Chương 2 - Lược khảo tài liệu: Chương này lược khảo một cách tổng quan các nghiên cứu trước đây có liên quan đến chính sách đất đai, quy mô đất đai của nông hộ và sinh kế Tổng quan tiến trình chuyển biến của hệ thống pháp luật và các chính sách có liên quan đến sở hữu đất đai qua các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước Việt Nam Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả khung phân tích lý thuyết, phương pháp tiếp cận nghiên cứu cũng như phương pháp thu thập và phân tích số liệu Đồng thời giải thích một số thuật ngữ, khái niệm được sử dụng trong toàn bộ luận văn
Chương 4 - Kết quả thảo luận: Chương này bao gồm các nội dung mô tả tổng quan về địa điểm nghiên cứu, phân tích, giải thích số liệu và thảo luận các kết quả theo trình tự của hệ thống các câu hỏi đã được đặt ra trong quá trình nghiên cứu Ngoài ra một số gợi ý giải pháp liên quan đến tích tụ đất đai và chính sách hạn điền cũng được đề cập ở Chương này
Chương 5 - Kết luận và kiến nghị: Chương này trình bày ngắn gọn những kết luận rút ra được từ kết quả nghiên cứu theo các mục tiêu và nội dung của Chương 4 Chương này cũng bao gồm các nội dung đề xuất và kiến nghị mở rộng nghiên cứu để giải quyết một số vấn đề còn tồn tại liên quan đến giới hạn phạm vi của đề tài
Phần cuối luận văn liệt kê các tài liệu tham khảo và phụ lục gồm nội dung phiếu điều tra phỏng vấn hộ, kết quả xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS,
Trang 22Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người dân nông thôn có quan hệ mật thiết với tài nguyên đất đai Vì vậy, để đầu tư phát triển, sản xuất ngày càng nhiều hơn sản phẩm, của cải cho xã hội, tối đa hóa thu nhập, nông hộ luôn có xu hướng tích lũy và sở hữu ngày càng nhiều hơn tài nguyên quan trọng này Phần tổng quan tài liệu ở Chương này bao gồm các nội dung có liên quan đến hệ thống luật pháp về quản lý sở hữu đất đai, quan điểm tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp và khái quát một số lý thuyết về khung sinh kế bền vững
2.1 TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI 2.1.1 Vai trò của Nhà nước đối với sở hữu và quản lý đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt - vừa là nguồn tài nguyên, nguồn lực quý giá của quốc gia cũng vừa là không gian, môi trường sống của cả dân tộc (Tạp chí cộng sản 2003) Nhà nước ở đâu và thời kỳ lịch sử nào cũng xem trọng và đặt chính sách đất đai vào vị trí ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế và ổn định xã hội (Lã Văn Lý 2008) Nhà nước thực hiện vai trò quản lý của mình đối với tài sản có tầm quan trọng chiến lược này trên cơ sở sử dụng hệ thống lập pháp, hành pháp và các chủ trương, chính sách phù hợp với từng thời điểm hoặc giai đoạn phát triển của quốc gia Theo các tác giả Lã Văn Lý (2008), Masaaki Ishida (2002) và Nguyễn Đình Bồng (2006) vai trò quản lý đất đai của Nhà nước được thể hiện qua một số công cụ chính sách tiêu biểu như:
(i) Cải cách ruộng đất Khi nắm giữ chính quyền một trong những nhiệm vụ đầu tiên của các Nhà nước là ưu tiên giải quyết vấn đề đất đai và quan hệ đất đai thông qua các cuộc cải cách ruộng đất Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhiều nước đã đã tiến hành cải cách ruộng đất nhằm xóa bỏ chế độ ruộng đất phong kiến và trao ruộng đất cho nông dân, chẳng hạn như Nhật Bản (1946-1953), Đài Loan (1949), Trung Quốc (1953-1955), còn ở Việt Nam cải cách ruộng được đất bắt đầu từ năm 1953 theo Luật cải cách ruộng đất được thông qua tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa 1 (Lã Văn Lý 2008)
(ii) Xây dựng hệ thống pháp luật đất đai Một trong những nội dung cơ bản của hệ thống pháp luật đất đai của các nước trên thế giới là quy định về vai trò quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của công dân đối với tài nguyên đất đai Hệ thống pháp luật đất đai tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội các nước và có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, quyền lợi của nông dân; vấn đề tích tụ ruộng đất và phát triển kinh tế nông hộ (Lã Văn Lý 2008) Chẳng hạn như: Nhật Bản sau khi hoàn thành
Trang 23Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cải cách ruộng đất đã ban hành Luật cải tạo đất (1949), Luật đất đai nông nghiệp, Luật liên quan đến đảm bảo quyền sở hữu ruộng đất của người dân, Luật đất đai nông nghiệp sửa đổi (1962) và Luật về tổ chức lại ngành nông nghiệp đối với những vùng cần phát triển vào năm 1968 (Masaaki Ishida, 2002) Ở Mỹ, trước khi thành lập Chính phủ mới khoá đầu tiên vào năm 1789, Quốc hội Liên bang đã thông qua pháp quy đất đai đầu tiên (năm 1785) và tiếp theo Nghị viện Liên bang đã thông qua pháp lệnh về đất đai vùng Tây Bắc vào năm 1787 Hai pháp lệnh này đã mở đường cho việc đo đạc và mua bán đất công, thu hút mọi người đến khai thác vùng đất phía Tây nước Mỹ (Nguyễn Đình Bồng 2006) Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật đất đai cũng được xây dựng và cập nhật cùng với sự phát triển của đất nước Hệ thống luật và các văn bản dưới luật ở nước ta đã được ban hành như: Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993, Luật đất đai 1998, Luật đất đai 2001, Luật đất đai 2003 và hiện nay hệ thống luật pháp về đất đai vẫn đang được nghiên cứu, sửa đổi để luôn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước (Lã Văn Lý 2008)
(iii) Xây dựng các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các hình thức, mức độ khác nhau hỗ trợ và thúc đẩy việc tích tụ ruộng đất, phát triển kinh tế nông hộ
(iv) Xây dựng chính sách hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa (chẳng hạn như Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, )
(v) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động trong khu vực nông thôn với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho người nông dân, (Lã Văn Lý 2008)
Tóm lại, Nhà nước của quốc gia nào cũng muốn khai thác tích cực các công cụ chính sách và hệ thống pháp luật để phát huy vai trò của mình trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai - một trong số những nguồn lực quan trọng của quốc gia
2.1.2 Sở hữu và sử dụng đất đai ở Việt Nam
Sở hữu đất đai ở Việt Nam gắn liền với lịch sử của công cuộc cải cách ruộng đất, thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, tập thể hoá và tư hữu hóa tư liệu sản xuất (Sally P Marsh và cộng sự, 2007)
2.1.2.1 Sở hữu đất đai trong giai đoạn 1945-1981
Theo Nguyễn Sinh Cúc (1995), vào thời điểm trước ngày Tuyên ngôn độc lập năm 1945, đất nông nghiệp ở Việt Nam được phân chia thành hai loại chính theo tính chất "sở hữu": đất sở hữu cộng đồng và đất tư hữu Khu vực nông thôn được phân chia làm hai tầng lớp dựa trên tính chất sở hữu của đất đai: địa chủ và tá điền Tầng lớp địa chủ chiếm khoảng 2% tổng dân số nhưng chiếm hữu trên 50% tổng diện tích đất, trong khi đó 59% hộ nông dân là tá điền không đất và đi làm thuê cho tầng lớp địa chủ
Trang 24Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo các tác giả Prabhu L Pingali và Vo-Tong Xuan (1992), Nguyễn Sinh Cúc (1995), Kerkvliet, B.J.T (2000) và Sally P Marsh (2007): sau n ăm 1945, Chính phủ đề xuất những thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế, bao gồm cả chính sách nông nghiệp Trong giai đoạn đầu (tính đến thời điểm năm 1952) Chính phủ đã thực hiện phân chia lại ruộng đất và giảm bớt thuế cho nông dân nghèo và tá điền Sau khi chiến thắng thực dân Pháp (năm 1954), miền Bắc bắt đầu thực hiện chương trình cải cách ruộng đất cơ bản nhằm công hữu hoá ruộng đất của địa chủ để phân chia lại cho hộ nông dân ít đất hoặc không có đất Kết quả của chương trình này là khoảng ¼ diện tích ruộng đất công hữu đã được phân chia lại cho khoảng 73% người dân ở nông thôn, mang lại nhiều lợi ích cho họ
Giai đoạn tiếp theo của chính sách cải cách ruộng đất, miền Bắc bước sang giai đoạn sở hữu tập thể đất nông nghiệp dưới hình thức hợp tác xã từ bậc thấp đến bậc cao (Nguyễn Sinh Cúc, 1995) Tính đến năm 1960, có khoảng 86% hộ nông dân và 68% tổng diện tích đất nông nghiệp đã vào hợp tác xã bậc thấp (Prabhu L Pingali và Vo-Tong Xuan 1992) Trong hình thức hợp tác xã bậc thấp người nông dân vẫn sở hữu đất đai và tư liệu sản xuất, trong khi đó ở hình thức hợp tác xã bậc cao, nông dân góp chung đất đai và các tư liệu sản xuất khác như trâu, bò, gia súc và các công cụ khác vào hợp tác xã dưới sự quản lý chung Trong giai đoạn 1961-1975, có khoảng 20.000 hợp tác xã bậc cao ra đời với sự tham gia của khoảng 80% hộ nông dân (Nguyễn Sinh Cúc 1995)
Cùng thời gian này, ở miền Nam Chính quyền Sài Gòn cũ cũng đã thực hiện các chương trình cải cách đất đai, tuy nhiên được thực hiện dưới hình thức khác, chẳng hạn như: thông qua việc quản lý thuê đất, quy định mức hạn điền (năm 1956) và chương trình phân chia lại đất đai vào năm 1970 (Prabhu L Pingali và Vo-Tong Xuan 1992) Hoạt động cải cách ruộng đất ở miền Nam với khẩu hiệu “ruộng đất về tay người cày” (giai đoạn 1970-1974), đã phân phân chia lại 1,3 triệu hecta đất nông nghiệp cho hơn 1 triệu hộ nông dân (Sally P Marsh và cộng sự 2007)
Từ năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng và Nhà nước ta vẫn tiếp tục thực hiện tập thể hoá sản xuất nông nghiệp Ở miền Bắc các hợp tác xã nông nghiệp mở rộng quy mô từ hợp tác xã toàn thôn đến hợp tác xã toàn xã Ở miền Nam, nông dân được phép sở hữu cá thể đất đai đến năm 1977 và kể từ năm 1978 cũng từng bước đi theo hướng tập thể hoá Khác với miền Bắc hộ nông dân miền Nam mặc dù tham gia hợp tác xã nhưng vẫn là đơn vị sản xuất cơ bản Họ sử dụng chung lao động và các nguồn lực sản xuất nhưng tự quyết định các vấn đề sử dụng các đầu vào sản xuất và áp dụng công nghệ (Sally P Marsh và cộng sự 2007) Tuy nhiên, tiến trình tập thể hóa tư liệu sản xuất ở miền Nam không hiệu quả, cụ thể giai đoạn này ở ĐBSCL chỉ có không đến 6% số hộ nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp (Prabhu L Pingali và Vo-Tong Xuan 1992)
Trang 25Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nhận định chung của giai đoạn này là: do nền kinh tế và nông nghiệp Việt Nam phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh, những hạn chế nhất định của chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập trung và tập thể hóa tư liệu sản xuất nên sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm Người nông dân thiếu động cơ làm việc nên sản lượng nông nghiệp hàng năm biến động ở mức thấp chỉ khoảng 2% Đồng thời dân số tăng rất nhanh trong giai đoạn này (từ 2,2 đến 2,35% mỗi năm) nên đã dẫn đến việc phải nhập khẩu hơn một triệu tấn lương thực mỗi năm và làm cho một bộ phận lớn dân số sống trong tình trạng nghèo đói (Sally P Marsh và cộng sự 2007)
2.1.2.2 Sở hữu đất đai trong giai đoạn 1981-1988
Đặc trưng là sự ra đời của chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoán 100, ban hành ngày 13/01/1981) với chủ trương tiến hành cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp (Sally P Marsh và cộng sự 2007) Với chính sách Khoán 100, các hợp tác xã giao đất nông nghiệp đến nhóm và người lao động và những người này chịu trách nhiệm các khâu của quá trình sản xuất dưới sự quản lý của hợp tác xã, cuối vụ hộ nông dân được nhận thu nhập "quy thóc" theo sản lượng dựa trên ngày công đóng góp, mặc dù vậy đất đai vẫn thuộc công hữu dưới sự quản lý của hợp tác xã Theo Sally P Marsh và cộng sự (2007), mặc dù còn đơn giản nhưng Khoán 100 đã trở thành bước đột phá trong quá trình hướng tới nền kinh tế thị trường Sự ra đời của Khoán 100 đã có những ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp Sản xuất lúa gạo tăng 6,3% mỗi năm trong suốt giai đoạn 1981-1985
Tuy nhiên, từ sau năm 1985 tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp bắt đầu giảm, cụ thể tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn 1986-1988 chỉ đạt 2,2% mỗi năm và đến đầu năm 1988, sản xuất lương thực không đáp ứng nhu cầu dẫn đến tình trạng thiếu ăn ở 21 tỉnh, thành ở miền Bắc (Sally P Marsh và cộng sự 2007) Ở miền Nam vào thời gian này, theo các tác giả Prabhu L Pingali và Vo-Tong Xuan (1992), Nguyễn Sinh Cúc (1995) và Hung P.V và Murata T (2001) hàng lo ạt các mâu thuẫn gia tăng ở khu vực nông thôn xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến sự “cào bằng” trong phân chia và điều chỉnh đất đai
Để giải quyết các vấn đề trên, sản xuất nông nghiệp tiếp tục được cải cách theo tinh thần của Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ban hành vào tháng 4/1988 (Khoán 10) Theo đó, người nông dân được giao đất nông nghiệp sử dụng từ 10-15 năm và lần đầu tiên hộ nông dân được thừa nhận như một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp với các tư liệu sản xuất như máy móc, trâu, bò, gia súc và công cụ khác được sở hữu dưới hình thức cá thể (Sally P Marsh và cộng sự 2007) Theo Prabhu L Pingali và Vo-Tong Xuan (1992) tác động của chính sách Khoán 10 đối với người nông dân ở miền Nam là họ được giao lại đất đã sở hữu trước năm 1975
Trang 26Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1.2.3 Sở hữu đất đai trong giai đoạn từ năm 1988 đến nay
Trong thời kỳ này nhiều chính sách và văn bản luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền sở hữu, sử dụng đất đai đã được ban hành Chẳng hạn như: Luật đất đai 1993, Nghị định 64/CP năm 1993 và Nghị định 02/CP năm 1994 về quy định trong phân bố đất rừng và đất nông nghiệp; Luật đất đai 1998, Luật đất đai 2001 và Luật đất đai 2003 (Sally P Marsh và cộng sự 2007) Nhiều tác giả đã đề cập đến các ảnh hưởng cụ thể của hệ thống luật pháp liên quan đến sở hữu và sử dụng đất đai trong giai đoạn này
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000) trích bởi Sally P Marsh và cộng sự (2007): Luật đất đai 1993 quy định hộ nông dân được giao quyền sử dụng đất lâu dài với năm quyền: quyền chuyển nhượng, quyển chuyển đổi, quyền cho thuê, quyền thừa kế và quyền thế chấp Người dân canh tác cây hàng năm, ngư nghiệp được giao đất trong thời hạn 20 năm và canh tác cây lâu năm được giao đất 50 năm Theo luật này, việc giao đất sẽ được tiến hành lại tại thời điểm cuối chu kỳ giao đất nếu như người sử dụng đất vẫn có nhu cầu sử dụng Luật đất đai 1993 cũng quy định mức hạn điền đối với hộ nông dân Cụ thể ở miền Bắc, các tỉnh miền Trung hạn điền 2 ha và ở các tỉnh phía Nam là 3 ha đối với đất canh tác cây hàng năm Hạn điền 10 ha trong canh tác cây lâu năm ở vùng đồng bằng và 30 ha ở vùng Trung du, miền núi Cũng theo quy định của Luật đất đai 1993, song song với việc giao đất là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân Vào thời điểm năm 1998, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho 71% hộ nông dân và đến cuối năm 2000 con số này là trên 90% (Quy-Toan Do and Lakshmi Iyer 2003) C ũng vào thời điểm năm 1998, người nông dân được giao thêm hai quyền sử dụng đất là: quyền cho thuê lại và quyền được góp vốn đầu tư kinh doanh bằng đất đai (Sally P Marsh và cộng sự 2007) Sally P Marsh và cộng sự (2007) nhận định: những chính sách cải cách đất đai liên quan đến việc giao đất, giao quyền cho người sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban hành vào năm 1993 đã giúp người nông dân có được sự đảm bảo trong việc sử dụng đất ổn định lâu dài, mang lại hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực, bởi vì hiệu quả phân bổ các nguồn lực phụ thuộc vào môi trường tự nhiên của các quyền sở hữu (Perman R 1999) được trích dẫn bởi Sally P Marsh (2007)
Bên cạnh những điểm mới về sở hữu và sử dụng đất trong nông nghiệp, Luật đất đai 1993 cũng đã tạo cơ sở cho thị trường đất đai của Việt Nam hình thành nhờ vào việc tăng tính đảm bảo chắc chắn cho người sử dụng đất, cho phép thế chấp quyền sử dụng đất và xem xét đất đai là hàng hóa có thể đem ra kinh doanh nhờ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với các nguồn tín dụng vì trong những trường hợp gia đình nghèo, khó khăn phải chuyển đổi nghề hoặc hộ thiếu khả năng đầu tư trên đất có thể cho thuê đất (Quy-Toan Do và Lakshmi Iyer 2003) Tuy nhiên, cũng như một
Trang 27Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vài quốc gia khác trên thế giới, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam vẫn phải lệ thuộc những ràng buộc và yêu cầu của luật pháp Khả năng chuyển nhượng, cho thuê, chuyển đổi, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất thay đổi tuỳ theo từng loại đất, người sử dụng đất và loại quyền sử dụng đất (Bộ phận phân tích Đông Á 1997 trích bởi Sally P Marsh và cộng sự 2007)
Năm 2001, Luật đất đai 1998 được sửa đổi bổ sung thành Luật đất đai 2001, theo đó cho phép người sử dụng được tặng đất đai cho họ hàng, bạn bè, người thân và được đền bù nếu bị thu hồi Sự sửa đổi bổ sung Luật đất đai 1998 cũng bao gồm một loạt các thay đổi liên quan đến sử dụng và thủ tục đăng ký đất đai (Sally P Marsh và cộng sự 2007)
Đến năm 2003, Luật đất đai 2003 ra đời quy định đất đai được chính thức xem như là "hàng hoá đặc biệt" có giá trị và có thể chuyển nhượng Song song đó, Luật đất đai 2003 tiếp tục khẳng định “Nhà nước là chủ sở hữu đại diện đối với tài sản đất đai” và luật này cũng quy định rằng cần có sự khuyến khích đối với thị trường bất động sản bao gồm thị trường các quyền sử dụng đất đối với khu vực thành thị Cá nhân và các tổ chức kinh tế được quyền tham gia vào thị trường này (Sally P Marsh và cộng sự 2007)
Đánh giá chung về những thay đổi trong chính sách đất đai từ năm 1981 đến thời điểm năm 2007, Sally P Marsh và cộng sự (2007) nhận định: những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam đã góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát triển khu vực nông thôn Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7% mỗi năm trong suốt giai đoạn 1994-1999 và tăng khoảng 4,6% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2003; an toàn lương thực quốc gia không còn là vấn đề nghiêm trọng và nghèo đói từng bước được đẩy lùi Tuy nhiên, rất nhiều thách thức đặt ra đối với nền nông nghiệp khi Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu thông qua Hiệp định tự do thương mại các nước ASEAN (AFTA) và gia nhập WTO, chẳng hạn như: giá cả sản phẩm nông nghiệp giảm, cạnh tranh tăng cao và tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng chậm dần Thêm vào đó, cũng theo quan điểm của tác giả này, nông dân Việt Nam vẫn còn tương đối nghèo và một tỷ lệ cao dân số chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp nên đã tạo ra sức ép lớn đối với khu vực nông thôn Do vậy nhu cầu về tiếp tục cải cách các chính sách liên quan đến đất đai là tất yếu (Sally P Marsh và cộng sự 2007)
2.1.3 Một số nội dung cơ bản của Luật đất đai 2003
Luật đất đai 2003 được Quốc hội thông qua vào ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 Theo Luật này đất đai vẫn là "tài sản của toàn dân và Nhà nước là người sở hữu đại diện" (Điều 5), nhưng một số đặc trưng và nội dung có thay đổi so với các Luật đất đai trước đây Cụ thể như:
Trang 28Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
• Quyền của người sử dụng đất Người sử dụng đất có thể “trao đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, cho tặng quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo đảm, góp vốn trong khuôn khổ của quyền sử dụng đất” (Điều 106)
• Các nguyên tắc sử dụng đất Quy định đất cần phải được sử dụng phù hợp với kế hoạch sử dụng đất và mục đích sử dụng đã đăng ký Việc sử dụng cần phải tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và tôn trọng quyền của những người sử dụng đất xung quanh (Điều 11)
• Quy định thời hạn của quyền sử dụng đất Chẳng hạn, đối với đất nông nghiệp sử dụng cho cây trồng hàng năm, nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối, thời hạn lâu nhất là 20 năm Đối với đất nông nghiệp sử dụng cho cây trồng lâu năm và rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình với thời hạn lâu nhất là 50 năm (Điều 67) Cũng theo Điều này, quyền sử dụng đất sẽ được gia hạn “nếu người sử dụng đất vẫn có nhu cầu sử dụng đất đó và đã tuân thủ đúng Luật đất đai trong thời hạn sử dụng đất và việc sử dụng đất đúng với kế hoạch, mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt”
• Mở rộng khái niệm người sử dụng đất Người sử dụng đất được mở rộng hơn so với trước đây bao gồm thêm các cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, và các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư ở Việt Nam (Điều 9) Cộng đồng được giao đất có trách nhiệm bảo vệ đất đai được giao trong quá trình sử dụng (Điều 9, khoản 3)
• Quy định tính đồng nhất của hệ thống giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Điều 48)
• Đơn giản hoá các loại sử dụng đất Phân loại chỉ gồm ba loại đất đai chính: (i) nông nghiệp, (ii) phi nông nghiệp, và (iii) đất bỏ hoang (Điều 13) Khác với Luật đất đai 1993 phân loại sáu loại đất chính (nông nghiệp, lâm nghiệp, đất sử dụng đặc biệt, đất ở nông thôn, đất đô thị, và đất không sử dụng)
• Đơn giản hoá các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng (Điều 36 và 37), khác với Luật đất đai 1993 ràng buộc nhiều điều khoản trong việc đổi mục đích sử dụng đất, gây khó khăn trong quá trình thực hiện
• Điều 70 quy định "hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba héc ta đối với mỗi loại đất" (Mục 2, Điều 70, khoản 1)
• Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về những thay đổi liên quan đến định mức hạn điền (Điều 71, khoản 3) Căn cứ Điều luật này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết số 1126/2007/NQ-
Trang 29Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
UBTVQH11 ngày 21/6/2007 quy định mức hạn điền 6 ha và quy định Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2007
2.2 KHUNG SINH KẾ BỀN VỮNG VÀ CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ 2.2.1 Khung sinh kế bền vững
Khung sinh kế bền vững là một phương pháp tiếp cận về các vấn đề phát triển thông qua việc nhấn mạnh đến thảo luận sinh kế của con người “Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” (DFID 2004)
Một sinh kế bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên (Tim Hanstad, Robin Nielsn và Jennifer Brown 2004) Lý thuyết Khung sinh kế bền vững cho rằng: để giảm nghèo và đảm bảo an ninh bảo sinh kế của mình con người dựa vào năm loại tài sản vốn có vai trò vừa là đầu vào và cũng vừa là đầu ra, bao gồm: vốn tự nhiên (natural capital), vốn vật chất (physical capital), vốn tài chính (financial capital), vốn xã hội (social capital) và vốn con người (human capital)
DFID (2004) định nghĩa năm loại vốn này như sau: (i) vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa mà người sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế; (ii) vốn tài chính bao gồm các khoản tiền mặt, tín dụng và các nguồn tài chính mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình; (iii) vốn xã hội bao gồm hệ thống các quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, sự phụ thuộc lẫn nhau trong cộng đồng, nói chung mà con người sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình; (iv) vốn con người đại diện cho các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và sức khỏe tốt, tất cả cộng lại tạo điều kiện giúp con người theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế; và (v) vốn tự nhiên là tất cả những tài nguyên thiên nhiên mà nông hộ sở hữu hoặc có thể sử dụng để tạo dựng sinh kế, bao gồm đất đai
2.2.2 Các nguồn vốn sinh kế 2.2.2.1 Vốn tự nhiên
Khung sinh kế bền vững xem đất đai là vốn tự nhiên quan trọng đối với sinh kế nông thôn (DFID 2004) Theo Tim Hanstad, Robin Nielsn và Jennifer Brown (2004): s ở hữu và sử dụng đất đai có vai trò quan trọng ở nhiều mặt; là cơ sở để người nông dân tiếp cận các loại vốn sinh kế khác Cũng cùng quan điểm này, Paulo Filipe (2005) cho rằng đất đai là một tài sản tự nhiên mà qua đó có thể đạt được các mục tiêu sinh kế và sử dụng bền vững các nguồn lực khác Ở một số quốc gia, việc thiếu tiếp cận đối với đất đai là một hạn chế quan trọng đối với sinh kế của nhiều người (DFID 2007) Ví dụ, tiếp cận một cách không đầy đủ đối với đất đai là nhân tố cơ bản làm hạn chế khả
Trang 30Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
năng cải thiện cuộc sống của hàng ngàn cư dân nông thôn ở một số vùng của Cộng hòa Dân chủ Congo nơi có mật độ dân số rất đông (Chris Huggins 2004) Ở Việt Nam, quyền sử dụng đất hàm chứa nhiều ý nghĩa và giá trị quan trọng, bao gồm ý nghĩa và giá trị của một phương tiện sản xuất, một nguồn thu nhập và một loại tài sản có giá trị (Nguyễn Văn Sửu 2007)
Liên quan đến quy mô sở hữu tài nguyên đất đai của nông hộ, theo Hoàng Việt (1999) bình quân diện tích đất canh tác của một lao động nông nghiệp ở châu Âu là 17 ha, châu Mỹ khoảng 45 - 50 ha, khu vực châu Á-Thái Bình Dương khoảng 4 đến 4,5 ha và ở Việt Nam khoảng 0,3 ha Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi về vấn đề sở hữu quy mô đất đai lớn hay nhỏ để phù hợp với mục tiêu ổn định sinh kế Theo Hung, P.V và cộng sự (2004), qui mô diện tích đất đai của hộ nhỏ và manh mún đang là một rào cản đối với sự phát triển của nông nghiệp ở Việt Nam; vì vậy Chính phủ đang khuyến khích việc chuyển đổi ruộng đất (đặc biệt là ở miền Bắc) và cho phép các hộ có số lượng đất đai với diện tích lớn hơn thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại Trong khi đó, Lau L.J and Yotopulos P.A (1971) nghiên c ứu so sánh hiệu quả sản xuất của nông trại nhỏ dưới 10 mẫu Anh (tương đương 4 ha) với những nông trại quy mô lớn ở Ấn Độ vào thời kỳ 1955-1957 cho thấy: nông trại nhỏ đạt hiệu quả kinh tế hơn nông trại lớn nhưng có cùng hiệu quả phân phối như nhau và nông trại nhỏ sử dụng đầu vào hữu hiệu hơn
Về phương diện chính sách, DFID (2007) cho rằng các chính sách liên quan đến sở hữu đất đai và khả năng tiếp cận đất đai có ảnh hưởng đến an ninh sinh kế của người nông dân Cũng theo DFID (2007), có một mối quan hệ mật thiết và trực tiếp giữa tiếp cận đất đai và sinh kế, vì thế “tiếp cận tốt hơn đối với đất đai có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết bốn thách thức lớn của phát triển là đảm bảo tăng trưởng nhanh hơn, giải quyết bất bình đẳng, thúc đẩy tăng trưởng bền vững”
2.2.2.2 Vốn con người
Theo định nghĩa của DFID (2004) ở cấp độ hộ gia đình, vốn con người là yếu tố về số lượng và chất lượng lao động của hộ Yếu tố này khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp, khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe, tri thức về các cấu trúc sở hữu chính thống và phi chính thống (như các quyền, luật pháp, chuẩn mực, cấu trúc chính quyền và các thủ tục hành chính)
Việt Nam với diện tích đất nhỏ hẹp và dân số đông và tăng trưởng nhanh ở khu vực nông thôn đã gây ra sức ép lớn về dân số trong mối quan hệ với đất đai (Sally P Marsh và cộng sự 2007) Một số nghiên cứu đánh giá về số lượng và chất lượng lao động nông thôn, cho thấy: lao động nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 3/4 lao động của cả nước nhưng nguồn nhân lực này chưa phát huy hết tiềm năng Nguyên nhân chính là do trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp; năng suất lao
Trang 31Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
động trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thấp là do chất lượng lao động quá thấp cùng với sự dôi thừa về số lượng (Trần Thị Nguyệt 2004) Cũng cùng quan điểm này, theo Trần Thanh Bé (2004) ở các địa bàn nông thôn rất nhiều chủ hộ chưa hoàn thành hết bậc tiểu học và rất nhiều người không có cơ hội để tham gia các khoá đào tạo từ các dịch vụ khuyến nông của Nhà nước Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp và những hạn chế về trình độ học vấn của người dân các chương trình đào tạo, dịch vụ khuyến nông của Chính phủ đã không thể tiếp cận đến hết tất cả các địa bàn nông thôn, dẫn đến một hệ lụy là người dân nông thôn rơi vào vòng lẩn quẩn trình độ học vấn thấp - thiếu kỹ năng - thu nhập thấp - đói nghèo - ít được đi học Xét ở khía cạnh quản lý xã hội, hậu quả của số lượng nguồn nhân lực nông thôn đông và chất lượng yếu kém là: sự chuyển dịch lao động tự phát từ các vùng nông thôn về các đô thị tìm kế mưu sinh (Lê Ngọc Hải 2008; Ngân hàng phát triển Á Châu và cộng sự 2004) Việc gia tăng chất lượng của vốn con người ở nông thôn là rất quan trọng, theo tác giả Bùi Quang Bình (2004), năng suất lao động sẽ tăng nếu người nông dân có trình độ học vấn ở mức độ nào đó Cụ thể nếu tốt nghiệp phổ thông, ngoài việc có trình độ học vấn còn giúp cho người lao động có khả năng lĩnh hội những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và tự tạo việc làm
2.2.2.3 Vốn tài chính
Vốn tài chính ở khu vực nông thôn chủ yếu là thu nhập của nông hộ và các khoản tín dụng mà nông hộ có thể tiếp cận được Trong bối cảnh khu vực nông nghiệp nước ta đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng bình quân khoảng 3,7% /năm (Phạm Thắng 2008) nhưng thu nhập và năng suất lao động ở khu vực nông thôn vẫn còn ở mức thấp, thời điểm năm 2004 thu nhập bình quân lao động nông nghiệp chỉ đạt 3,5 triệu đồng/người/năm, thu nhập bình quân của lao động nông thôn ở mức 200.000 đồng/tháng, chỉ bằng 37% của lao động khu vực thành thị (Trần Thị Nguyệt 2004) Theo Lê Ngọc Hải (2008), thu nhập thấp, khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn có xu hướng tăng, tỷ lệ hộ nghèo cao là những hạn chế ảnh hưởng đến vốn tài chính của khu vực nông thôn Đến thời điểm năm 2009, thu nhập của nông dân khoảng 506.000 đồng/người/tháng, mỗi năm tích luỹ 5 triệu đồng/hộ với mức tích luỹ này, nông dân không đủ đầu tư tái sản xuất (Phạm Anh 2008)
Đối với nguồn tài chính bên ngoài, những năm gần đây người dân nông thôn có nhiều cơ hội tiếp cận với vốn tín dụng nhờ vào sự đa dạng và phong phú của thị trường này Thị trường tín dụng ở nông thôn hiện nay bao gồm rất nhiều nguồn như: vốn ngân sách, tín dụng với lãi suất ưu đãi của các dự án, vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo và đối tượng chính sách, vốn của các tổ chức và cá nhân đầu tư tại chỗ, tín dụng thương mại,… đáng kể nhất là nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng chính sách xã hội Cụ thể, vào
Trang 32Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thời điểm năm 2008, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có số dư nợ khoảng 225 nghìn tỷ đồng, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân khoảng 20 nghìn tỷ đồng và Ngân hàng Chính sách xã hội khoảng 46 nghìn tỷ đồng (Nguyễn Hoài 2008) Tuy nhiên, cũng theo tác giả này, do một số hạn chế và bất cập trong hoạt động của thị trường tín dụng nên người dân vẫn gặp nhiều khó khăn đối với việc tiếp cận với các nguồn vốn tài chính bên ngoài, một minh chứng quan trọng là tỷ trọng tín dụng ở khu vực nông thôn rất thấp so với các lĩnh vực phi nông nghiệp
Bên cạnh đó, để tăng vốn tài chính người nông dân có thể sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như là một khoản tín chấp để vay vốn Tuy nhiên, chỉ được vay trong thời gian ngắn với số tiền ít (chỉ khoảng 5-10 triệu đồng), điều này đã hạn chế phát triển kinh tế của các hộ nông dân (Phạm Bảo Dương và Yoichi Izumida 2002) Cũng cùng quan điểm này, Ngân hàng thế giới (2003) nhận định Việt Nam đang trong quá trình thực hiện các chính sách đổi mới hệ thống ngân hàng và đã từng bước tự do hoá thị trường tín dụng, nhưng về cơ bản các hộ nông dân nghèo nói riêng và khu vực nông thôn nói chung vẫn đang phải đối mặt với các khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn tín dụng Liên quan đến vấn đề này, theo Phạm Bảo Dương và Yoichi Izumida (2002), người nông dân thường phải đối mặt với những khó khăn khác về tính pháp lý, quy định của luật trong việc sử dụng chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn ở khu vực tín dụng chính thức như là các ngân hàng chính sách và ngân hàng thương mại
Từ đó cho thấy, trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa và hội nhập với nền kinh tế thế giới vốn tài chính là một trong những trở ngại lớn ở khu vực nông thôn Bên cạnh vấn đề tích tụ ruộng đất, gia tăng thời hạn sử dụng đất cho mục đích sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn nếu không quan tâm đến các hoạt động đầu tư khác, đặc biệt là vốn tài chính thì chi phí phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ rất cao, lợi nhuận thấp, sản phẩm khó cạnh tranh kéo theo hệ lụy luẩn quẩn là vốn thương mại sẽ tiếp tục không được đầu tư nhiều vào khu vực này (Nguyễn Hoài 2008)
2.2.2.4 Vốn vật chất
Theo định nghĩa của DFID (2004), vốn vật chất là các tài sản bên trong và bên ngoài mà mỗi nông hộ có thể tiếp cận được Theo định nghĩa này, vốn vật chất bên ngoài bao gồm: cơ sở hạ tầng công cộng (đường giao thông, cầu cống, công trình thuỷ lợi, công trình cung cấp nước sinh hoạt, mạng lưới cung cấp năng lượng), nhà ở, nơi trú ngụ và các dạng kiến trúc khác như chuồng trại, nhà vệ sinh Vốn vật chất bên trong bao gồm các tài sản gia đình (đồ dùng nội thất, dụng cụ sinh hoạt), công cụ sản xuất (dụng cụ, trang thiết bị và máy móc chế biến) và các trang thiết bị truyền thông của gia đình như tivi, radio, đầu đĩa, điện thoại (DFID 2004)
Trang 33Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển vốn vật chất ở khu vực nông thôn, theo Trần Anh Dũng (2008) Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn Nhiều năm qua, vốn vật chất ở khu vực nông thôn (cơ sở hạ tầng công cộng, điều kiện sinh hoạt, ) đã được cải thiện đáng kể nhờ vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân Một số số liệu cụ thể như: đầu tư kinh phí xây dựng giao thông nông thôn hơn 29 nghìn tỷ đồng (kể từ năm 1999) từ nguồn vốn trong nước và vốn tài trợ quốc tế, trong đó nhân dân đóng góp hơn 12 nghìn tỷ đồng (chiếm 41,99%) và hơn 409 triệu ngày công lao động Đến năm 2006, cả nước có 8.792 xã có đường ô tô đến được trụ sở UBND xã, chiếm 96,9% tổng số xã (năm 1994 là 87,9% và năm 2001 là 94,2%); trong đó, có 8.488 xã (chiếm 93,55%) có đường ô tô đi lại được quanh năm, có 6.356 xã (chiếm 70%) đường ô tô được nhựa, bê tông hóa (Trần Anh Dũng 2008)
Tóm lại, bên cạnh việc tự gia tăng vốn vật chất bên trong của nông hộ, việc Nhà nước tăng cường các hoạt động đầu tư phát triển vốn vật chất bên ngoài cho khu vực nông thôn là một trong những yếu tố thuận lợi để khu vực này phát triển tốt hơn trong điều kiện người dân có thể gia tăng vốn tự nhiên, cụ thể gia tăng tích tụ tài nguyên đất đai
2.2.2.5 Vốn xã hội
Bên cạnh những định nghĩa về vốn xã hội của tổ chức DFID, theo Nguyễn Ngọc Bích (2008) vốn xã hội còn bao gồm những sự ràng buộc lẫn nhau do con người đặt ra hay tuân giữ khi giao dịch hay khi chung sức làm một việc gì đó - được định nghĩa như những chuẩn mực hoặc quy tắc xã hội Những giá trị này đã được nhà xã hội học Coleman đặt cho một khuôn khổ lý thuyết rõ ràng vào năm 1989 và mô tả vốn xã hội là một cấu trúc, một khuôn khổ cho sự giao dịch giữa những người hành động với nhau nhằm thúc đẩy các hoạt động sản xuất Theo đó vốn xã hội trở thành một dạng tài nguyên có thể sử dụng cho các mục đích của cuộc sống (Nguyễn Ngọc Bích 2008) Ở nông thôn Việt Nam - khu vực mang tính làng xã rất cao, thì vốn xã hội được xây dựng và tái hoạt động với sự đóng góp của (i) vốn kinh tế có được từ thu nhập, nắm giữ và lưu thông kinh tế, tài chính; (ii) vốn văn hóa với việc xây dựng và tái tạo các giá trị, các biểu trưng, các di sản; và (iii) toàn bộ các nguồn, các tiềm năng liên quan đến các quan hệ bền vững của một thực thể xã hội, tạo nên niềm tin, sự cảm thông, sự gắn kết, hợp tác và những hành động mang tính tập thể, ví dụ như hình thức chơi hụi ở nông thôn, liên kết tổ nhóm (tổ hùn vốn, tổ tiết kiệm, tổ đường nước, ) hoặc cao hơn là hình thức hợp tác xã (Ngô Đức Thịnh 2008) Cũng theo giả này, với người nông dân sở hữu đất đai là thể hiện sự hiện diện của họ trong cộng đồng nên khi ban hành một chính sách đất đai, nhà hoạch định phải hiểu tâm lý người nông dân là gắn đất với làng, với văn hoá Do vậy vấn đề ở chỗ là cần nhận thức rõ tính tất yếu các cơ cấu xã
Trang 34Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hội, mạng lưới xã hội và nguồn lực vốn xã hội để phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông thôn (Ngô Đức Thịnh 2008)
2.3 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
2.3.1 Tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn
Theo Vũ Trọng Bình (2008) tích tụ đất đai không chỉ thúc đẩy phát triển nông nghiệp mà còn thúc đẩy phát triển xã hội, đặc biệt là giúp nông dân tiếp cận được ruộng đất để nâng cao đời sống Bên cạnh đó, để tồn tại và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập với kinh tế thế giới, theo Lã Văn Lý (2008) cần phải giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách đất đai, kỹ thuật, tổ chức sản xuất và năng lực quản lý bởi vì (i) nền nông nghiệp manh mún, hộ nông dân sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp rất khó để có thể cạnh tranh hàng hóa; (ii) sản xuất nông nghiệp cần phải sản xuất quy mô lớn với những diện tích rộng lớn, liền vùng, liền khoảnh để để dễ dàng đầu tư cơ giới hóa, tập trung nguồn lực nông thôn; và (iii) tích tụ ruộng đất, sản xuất tập trung sẽ khuyến khích nông dân, các nhà đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần thay đổi phương thức sản xuất lạc hậu, mang lại sự phát triển ổn định cho khu vực nông thôn
Ở khía cạnh kỹ thuật, ngược lại với nhận định của Lau L.J và Yotopulos P.A (1971) nông trại nhỏ thì đạt hiệu quả kỹ thuật lớn hơn, Phạm Văn Hùng và cộng sự (2005) cho rằng tích tụ đất đai sẽ giúp tăng năng suất cây trồng, chủ yếu là cây nông nghiệp
2.3.2 Tính tất yếu của tích tụ ruộng đất trong nền kinh tế thị trường
Các nghiên cứu của Sally P Marsh, T Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng (2007) cho thấy xu hướng tích tụ và tập trung đất đai ở Việt Nam là tất yếu Giải thích cho kết luận này các tác giả cho rằng, khi giá nhân công tăng và phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất giảm sẽ khuyến khích việc tích tụ và tập trung đất Đồng tình với quan điểm này, Phương Nguyên (2009), trích phát biểu của ông Nguyễn Đình Bồng (Hội Khoa học Đất Việt Nam) cho rằng tích tụ ruộng đất là xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường, tuy nhiên quá trình tích tụ ruộng đất đang diễn ra với quy mô nhỏ Tác giả này dẫn chứng số liệu ở ĐBSCL, nơi sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển mạnh, tình hình tích tụ ruộng đất đang phát triển nhưng các hộ có quy mô trên mức hạn điền 3 ha không nhiều Đồng tình với quan điểm này, theo Lã Văn Lý (2008) quy luật chung của sự phát triển là khi sản xuất ở trình độ phát triển cao tất yếu sẽ diễn ra quá trình tích tụ, tập trung và sự liên kết hợp tác trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ Cũng theo tác giả này, nhìn chung quá trình tích tụ, tập trung trong sản xuất nông nghiệp diễn ra theo hai hướng (i) tập thể hóa ruộng đất và tư liệu sản xuất, ruộng đất và tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tập thể và (ii) tích tụ ruộng đất gắn với phân công lại lao động nông thôn trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình Mô hình tập thể hóa
Trang 35Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ruộng đất và tư liệu sản xuất phổ biến trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến cuối thập niên 80 của thế kỷ 20 Điển hình là các nông trang tập thể ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Trung Quốc, Triều Tiên Ở Việt Nam, giai đoạn 1960-1985 quá trình tập thể hóa đã diễn ra trên quy mô lớn ở Miền Bắc với các hình thức hợp tác xã nông nghiệp từ cấp thấp đến cấp cao; hợp tác xã nông nghiệp từ quy mô thôn, đến quy mô toàn xã Mô hình tích tụ ruộng đất gắn với phân công lại lao động nông thôn được phát triển ở các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 Ở Việt Nam trong quá trình Đổi mới từ 1986 đến nay (đặc biệt từ khi có Khoán 10, Hiến Pháp 1992 và Luật đất đai 1993) kinh tế hộ gia đình cá nhân, kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển nhờ vào chủ trương giao đất sản xuất ổn định cho hộ gia đình cá nhân và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Lã Văn Lý 2008)
Về mặt xã hội, tích tụ đất đai nếu không được kiểm soát và thực hiện hợp lý dễ gây ra tình trạng mất đất và bất ổn xã hội Do vậy, tích tụ đất đai phải tính đến yếu tố không gian và thời gian, năng lực chủ thể quản lý, số lượng và chất lượng lao động và trình độ công nghệ sẵn có (Đinh Hữu Hoàng 2007) Theo Sally P Marsh (2007), thực trạng này hiện nay đang xảy ra; tác giả này trích dẫn nghiên cứu của Ravallion và Van de Walle (2003) cho rằng hiện tượng tích tụ đất đang xảy ra đối với những hộ giàu có và có trình độ học vấn, đặc biệt là những hộ sống lâu ở trong vùng nào đó Các hộ nghèo có xu hướng là tạm thời từ bỏ quyền sử dụng đất trong một thời gian để đi làm thuê cho nhà giàu, sau đó khi có đủ tiền họ sẽ mua lại Mặc dù vậy, điều này rất khó thực hiện được vì giá đất càng ngày càng gia tăng nên hộ mất đất không có khả năng mua lại đất (Surderlin W.D 2005 trích nghiên c ứu của Carr 1998)
2.3.3 Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách đất đai và tích tụ ruộng đất
Chính sách đất đai được xem là chính sách lớn, hệ trọng, có tính tổng hợp cả về kinh tế, chính trị, xã hội được Đảng và Nhà nước và nhân dân ta rất quan tâm Giải quyết đúng đắn chính sách đất đai sẽ tạo thêm động lực, góp phần quan trọng để đạt được những thành tựu to lớn của cách mạng nước ta (Bộ Chính trị 2007) Cũng theo Bộ Chính trị (2007), Đảng và Nhà chủ trương nước khuyến khích quá trình tích tụ đất đai để khắc phục tình trạng đất sản xuất nông nghiệp manh mún; các tổ chức và cá nhân được mở rộng quy mô sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng lao động, trình độ thâm canh và quỹ đất đai trên từng địa bàn Theo Lã Văn Lý (2008), một số quan điểm của về tích tụ ruộng đất bao gồm:
• Tích tụ ruộng đất để phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng nông thôn hiện đại bền vững Tích tụ ruộng đất là tất yếu của phát triển nông nghiệp
Trang 36Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hàng hoá theo cơ chế thị trường, quá trình tích tụ ruộng đất phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, giúp nông dân tiếp cận được ruộng đất để nâng cao đời sống;
• Quá trình tích tụ ruộng đất phải gắn với việc chuyển dịch một phần lớn lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp dịch vụ tại nông thôn và cả ở đô thị;
• Chính sách tích tụ ruộng đất là vì nông dân, cho nông dân, khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp và cần nghiêm cấm việc đầu cơ ruộng đất, sử dụng ruộng đất kém hiệu quả;
• Tốc độ và quy mô tích tụ ruộng đất phải được tính toán theo vùng miền và phù hợp với tốc độ, quy mô chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp để tránh tình trạng một bộ phận nông dân không còn đất sản xuất trong khi chưa có việc làm mới để đảm bảo cuộc sống Tiến trình này không giống nhau tại các địa phương, do đó quá trình tích tụ đất đai cũng cần đặc trưng cho từng vùng miền;
• Tích tụ ruộng đất với mục tiêu là phát triển nông nghiệp, phát triển xã hội và đời sống người dân nông thôn Do đó bên cạnh chính sách khuyến khích để nông dân trở thành chủ thể chính quá trình tích tụ, đồng thời cũng phải giúp họ sở hữu tư liệu sản xuất hiệu quả, sản xuất được những hàng hóa đủ sức cạnh tranh và hỗ trợ để họ liên kết, tập trung sản xuất (Lã Văn Lý 2008)
Trang 37Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các nội dung và phương pháp nghiên cứu đã được tham khảo và sử dụng trong luận văn, bao gồm:
3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3.1.1 Định nghĩa các thuật ngữ
Một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn được hiểu theo như diễn giải sau đây:
• Tích tụ/Tập trung đất đai: khái niệm dùng để mô tả các hoạt động mua bán, sang
nhượng quyền sử dụng đất đai ở khu vực nông thôn nhằm tích lũy, gia tăng đất sản xuất nông nghiệp, tăng tài sản sinh kế (vốn tài nguyên) của nông hộ
• Hạn điền và chính sách hạn điền: khái niệm dùng để chỉ hạn mức đất đai người dân
được sở hữu theo quy định của Luật đất đai và các văn bản có liên quan
- Hạn điền 3 ha: mức hạn điền được quy định bởi Luật Đất đai năm 2003
- Hạn điền "mới" hay hạn điền 6 ha: “hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất
của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp dưới các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối” theo quy định tại Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 21/6/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa 11)
• Các nhóm hộ theo quy mô đất đai: phân chia chủ quan theo mục đích nghiên cứu
- Nhóm hộ không đất: gồm những hộ tại thời điểm điều tra không có đất sản
xuất nông nghiệp do đã bán đất trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2008
- Nhóm hộ đất ít: diện tích đất bằng hoặc ít hơn 1 ha
- Nhóm hộ đất trung bình: diện tích lớn hơn 1 ha và nhỏ hơn hoặc bằng 3 ha - Nhóm hộ đất nhiều: diện tích đất lớn hơn 3 ha
• Nguồn thu nhập: phân chia chủ quan theo mục đích nghiên cứu dựa vào nguồn thu
- Thu nhập từ đất đai do nông hộ làm chủ sở hữu (Thu nhập từ đất): bao gồm
tất cả các nguồn thu từ hoạt động sản xuất trên đất của hộ, như: làm lúa, trồng màu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, ;
Trang 38Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Thu nhập từ sức lao động của các thành viên trong hộ (Thu nhập từ sức lao
động): bao gồm các nguồn thu từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp
(mua bán nhỏ, làm công nhân, làm thuê phi nông nghiệp ), tiền trợ cấp và làm thuê nông nghiệp của hộ;
- Thu nhập từ cả hai nguồn: bao gồm thu nhập từ đất đai chủ sở hữu của nông
hộ và thu nhập từ sức lao động của các thành viên trong hộ
3.1.2 Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu được tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu tình huống và phương pháp điều tra, phỏng vấn có sự tham gia bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc theo hướng "người nông dân sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên của nông hộ cho mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững"
Phương pháp tiếp cận khung sinh kế bền vững (sustainable livelihood framework): tập trung vào tầm quan trọng của các chiến lược sinh kế của người dân, cách mà họ tiếp cận với các loại tài sản khác nhau, tính chất dễ bị ảnh hưởng của họ, và những thay đổi về tài sản, chiến lược và môi trường xung quanh
Tiến trình giải quyết vấn đề nghiên cứu được đặt trong bối cảnh tương tác giữa yếu tố sinh thái, kinh tế, xã hội, tập quán và chính sách cụ thể của địa phương, xoay quanh các nội dung (i) sự tham gia liên ngành trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam; (ii) tính linh hoạt và thích ứng với những thay đổi về kinh tế, xã hội, tập quán, chính sách của bộ máy quản lý và sinh kế hộ nông dân; (iii) định hướng phát triển dựa trên nhu cầu và điều kiện thực tế của cộng đồng, của địa phương; và (iv) mối tương tác giữa chính sách vĩ mô và vi mô trong xây dựng chiến lược, chương trình phát triển
3.1.3 Khung phân tích lý thuyết
Khung phân tích lý thuyết của đề tài được xây dựng trên cơ sở tiếp cận khung sinh kế bền vững và các bối cảnh tổn thương tác động đến các tài sản sinh kế của nông hộ Cụ thể trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, áp lực cạnh tranh hàng hóa, sản xuất quy mô lớn, đã hình thành xu hướng tích tụ ruộng đất và xu hướng này đã làm xuất hiện các nhóm đối tượng bị tổn thương sinh kế ở nông, đòi hỏi họ phải có những ứng xử sinh kế phù hợp nhằm sử dụng tốt hơn các nguồn vốn sinh kế, ổn định cuộc sống và phát triển tốt hơn trong hoàn cảnh mới (Hình 3.1)
Trang 39Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 3.1 Khung phân tích lý thuyết
3.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1 Địa bàn và thời gian thực hiện nghiên cứu
Đề tài được thực hiện vào thời điểm tháng 9/2008 và được tiến hành tại xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang
3.2.2 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:
- Các số liệu thống kê về tình hình phát triển kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh An Giang, huyện Thoại Sơn và xã Định Mỹ;
§ Tăng tính cạnh tranh của hàng hóa nông sản § Tăng sản lượng, giảm chi phí, tăng thu nhập § Cơ giới hoá, trình độ quản lý, liên kết sản xuất
§ Đa dạng hóa sản phẩm § Hội nhập kinh tế toàn
cầu
§ Sản xuất quy mô lớn, nông sản hàng hoá § Cạnh tranh chất lượng sản phẩm
ruộng đất
Người mất đất Nông dân ly nông,
ly hương, chuyển đổi nghề Người nhiều đất
Ảnh hưởng hạn điền; Quy mô đất đai lớn à thách thức trong quản lý,
đầu tư, lợi nhuận,
Sinh kế bền vững Bối cảnh tổn thương sinh kế
(cú sốc, xu hướng, mùa vụ)
Trang 40Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Các thông tin, tư liệu báo chí, báo cáo hàng năm và các số liệu thống kê có liên quan đến hoạt động mua bán, tích tụ đất đai, các mô hình sản xuất nông nghiệp và sinh kế; - Các tài liệu, đề tài nghiên cứu, báo cáo sẵn có liên quan đến tình hình trao đổi, sang nhượng đất đai, phát triển kinh tế hộ, các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với các quy mô đất đai khác nhau, sử dụng cho mục đích tham khảo, so sánh đánh giá trong quá trình thực hiện đề tài
Điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên 118 hộ nông dân sinh sống tại địa bàn các ấp Mỹ Phú, Mỹ Thành, Mỹ Thới và Phú Hữu thuộc xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Trong đó, chia ra bốn nhóm: không đất sản xuất (20 hộ); đất ít (22 hộ); đất trung bình (39 hộ) và đất nhiều (37 hộ), xem Phụ lục 4 Sử dụng phiếu câu hỏi soạn sẵn, thu thập các chỉ tiêu: nhân khẩu học, sở hữu và biến động đất đai, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu nhập, những thay đổi sinh kế liên quan đến đất đai của nông hộ, (xem Phụ lục 3)
3.3 Phương pháp phân tích số liệu
Các phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng được áp dụng đối với các số liệu thu thập được từ quá trình nghiên cứu, bao gồm:
- Phân tích thống kê mô tả đối với các số liệu về nhân khẩu học, các chỉ tiêu tính toán tỷ lệ, tần suất,…
- Phương pháp phân tích phương sai (ANOVA), so sánh số trung bình đối với các chỉ tiêu số học như: quy mô đất đai, biến động mua bán đất đai, thu nhập, đầu tư sản xuất,…