4.7.3.1 Nguyên nhân bán đất
Ghi nhận từ kết quả điều tra, số hộ sinh sống trên địa bàn xã Định Mỹ có bán đất nông nghiệp trong vòng trong 5 năm trở lại đây là 27 hộ (chiếm 22,9% trong tổng số 118 hộđiều tra, bao gồm 20 hộ thuộc nhóm không đất, 5 hộ nhóm đất ít và 2 hộ
thuộc nhóm đất trung bình), Bảng 4.15.
Bảng 4.15 Nguyên nhân bán đất của hộ gia đình (*)
Số hộ Tỷ lệ % so với số hộ
bán đất
Bị nợ nần nhiều năm bắt buộc phải trả 17 63,0 Bản thân hoặc người thân bị bệnh tốn nhiều tiền 6 22,2 Thiếu tiền cho chi phí cuộc sống, con cái ăn học 5 18,5 Muốn chuyển đổi ngành nghề do có cơ hội 4 14,8 Thiếu lao động để sản xuất 2 7,4 Thiên tai mất mùa (do khách quan) 2 7,4 Gia đình gặp tai nạn đột xuất 1 3,7
Ý kiến khác 7 25,9
Ghi chú: (*) Người trả lời phỏng vấn có thể chọn lựa nhiều phương án phù hợp với lý do bán đất của hộ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Số hộ bán toàn bộ đất sở hữu chiếm 55,6% và số hộ bán đi một phần đất đang sở
hữu chiếm 44,4%. Các hộ thuộc đối tượng này đã được tiến hành phỏng vấn với các nội dung: nguyên nhân khiến họ phải bán đất, tiền bán đất phục vụ mục đích gì, hiệu quả sử dụng tiền bán đất, những thay đổi trong cuộc sống gia đình họ sau khi bán đất, họ cần hỗ trợ gì cho cuộc sống sắp tới,… để xác định những thay đổi cơ
bản trong cuộc sống của họ khi bị mất đất và chiến lược sinh kế của họ trong tương lai.
Nhìn chung, các hộ bán đất đều có một hoàn cảnh chung là gặp khó khăn đột xuất trong cuộc sống liên quan đến tài chính nên bán đất để giải quyết nhu cầu này (Bảng 4.15). Trong đó, lý do bán đất để trả nợ chiếm tỷ lệ cao nhất (63%). Các lý do bán
đất khác như: cần số tiền số tiền lớn để trị bệnh, thiếu tiền cho con cái ăn học, muốn chuyển đổi ngành nghề,.... ít quan trọng hơn. Kết quả phỏng vấn và khảo sát thực tế
nhận thấy: bán hoặc cầm cố đất đai để giải quyết tình hình túng thiếu tài chính của nông hộ là đặc điểm phổ biến của người dân nông thôn. Do hạn chế về nguồn thu nhập (chỉ đủ chi cho các chi phí sinh hoạt cơ bản) nên đa số họ không có vốn tích luỹ; khi cần thiết sử dụng đến một lượng vốn lớn mà không thể không vay mượn tín chấp được, họ sẳn sàng thế chấp, cầm cố đất đai hoặc thậm chí "bán bớt" đất đai
đang có để giải quyết các khó khăn về tài chính.
4.7.3.2 Hiệu quả sử dụng tiền bán đất
Kết quả điều tra ý kiến tự đánh giá của hộ về hiệu quả sử dụng số tiền có được từ
việc bán đất của 27 hộ trong khoảng thời gian từ năm 2003-2008 được trình bày ở
Hình 4.10.
Qua đó nhận thấy: ý kiến cho rằng rất tốt (hoàn toàn sử dụng đúng mục đích tiền bán đất) chiếm tỷ lệ 55,6%; ý kiến cho rằng hiệu quả sử dụng tiền bán đất thấp (sử
dụng không đúng mục đích) chiếm tỷ lệ tương đối thấp (chỉ có 7,4% so với tổng số
hộ bán đất) và các ý kiến tốt và tạm được chiếm tỉ lệ khoảng 40%. Theo kết quả
khảo sát thực tế trong cuộc điều tra và qua ý kiến phỏng vấn nhóm thì một thực trạng diễn ra ở nông thôn là khi người nông dân có được số tiền lớn mang tính đột xuất (tiền vay tín dụng hoặc tiền bán đất,..) họ thường có tâm lý tiêu xài cho các hoạt động không đúng với mục tiêu ban đầu đặt ra. Từ kết quả phân tích này có thể
nhận định: thực trạng này ít xảy ra đối với địa bàn nghiên cứu.
Tóm lại, khi gặp khó khăn về tài chính, một số trường hợp các hộ ở nông thôn đã giải quyết bằng cách bán bớt đất để giải quyết nhu cầu tài chính này và nguồn tiền này đã thật sự giúp họ vượt qua khó khăn. Từ đó vấn đề đặt ra là cần thiết có sự
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nông thôn có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng một cách đầy đủ và kịp thời nhất để
giải quyết các khó khăn trong cuộc sống của họ mà không cần phải bán đi tài nguyên đất đai đang sở hữu. 7,4 18,5 18,5 55,6 - 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỉ lệ (%) tần suất Hình 4.10 Hiệu quả sử dụng tiền bán đất 4.7.3.3 Sinh kế của hộ sau khi bán đất
4.7.3.3.1 Thay đổi chất lượng cuộc sống
Khi được hỏi về những thay đổi chất lượng cuộc sống sau khi bán đất đối với 27 hộ
có bán đất trong 5 năm qua, số hộ có ý kiến tựđánh giá chất lượng cuộc sống thay
đổi cao hơn sau khi bán đất chiếm tỷ lệ 37%. Kết quả khảo sát thực tế nhận thấy nhóm hộ này hiện tại sinh sống bằng nguồn tiền trợ cấp của con cái đi làm ăn xa hoặc sau khi học xong ra trường làm công nhân viên, cán bộ gởi tiền về cho gia
đình. Tương tự cũng có 37% hộ trong số này có ý kiến tựđánh giá chất lượng cuộc sống thay đổi thấp hơn sau khi bán đất. Kết quảđiều tra thực tế nhận thấy số hộ có ý kiến này chủ yếu thuộc các trường hợp bán đất cho các mục đích tiêu xài, hoặc khám chữa bệnh và hiện tại họ không còn đất sản xuất và cũng không có vốn: đây là nhóm hộ khó khăn cần có sự trợ giúp kịp thời nhất. Tỷ lệ còn lại (chiếm 25%) thuộc về nhóm ý kiến cho rằng chất lượng cuộc sống không đổi sau khi bán đất. Kết quả
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
bán đất để đầu tư cho ngành nghề mới hoặc mua đất ở vùng khác để sản xuất nên cuộc sống của họ ít xáo trộn hơn. Kết quả trình bày ở Hình 4.11. 37,0 25,9 37,0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỉ lệ (%) tần suất
Hình 4.11 Thay đổi chất lượng cuộc sống của hộ sau khi bán đất
Nhận xét từ kết quả trên: có thể xem đây là lý do quan trọng nhằm làm giảm đi các quan ngại về tình trạng ly nông, ly hương của người dân mất đất khi quá trình tích tụđất đai diễn ra. Cùng quan điểm với nhận định này, theo kết quả nghiên cứu của
Đỗ Kim Chung (2004) thực tiễn quá trình phát triển của nhiều nước trên thế giới bao giờ cũng diễn ra quá trình tập trung và tích tụ ruộng đất; và không phải tất cả
những nông dân mất đất điều lâm vào cảnh nghèo đói. Cũng theo tác giả này, có khoảng 20% số nông dân không đất ởĐBSCL đã chủđộng sang nhượng đất nông nghiệp cho các hộ khác để chuyển sang làm thuê nông nghiệp hoặc làm ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp. Do vậy, trong bối cảnh thị trường đất đai ở nông thôn có
được những chính sách hỗ trợ tích cực; tiến trình tích tụ đất đai được diễn ra một cách công khai, minh bạch, có sự kiểm soát của nhà nước; và nếu đa số những người bán đất đều nhằm mục đích chuyển đổi nghề làm thuê nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn thì sẽ góp phần tạo điều kiện cho những hộ có năng lực tài chính sang nhượng, tập trung đất đai cho mục đích sản xuất lớn.
4.7.3.3.2 Nhu cầu hỗ trợ sinh kế
Kết quả ghi nhận ý kiến đề xuất hỗ trợ sinh kế của nhóm hộ bán đất (mỗi hộ có thể
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hỗ trợ sinh kế của 27 hộđã từng bán đất nông nghiệp trong năm năm qua tập trung vào các nhóm ý kiến đề nghị hỗ trợ vốn, dạy nghề, tập huấn kỹ thuật nông nghiệp, chuộc đất và các đề nghị khác (liên quan đến các vấn đề như: thông tin thị trường, hỗ trợ chăn nuôi, các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, chính sách giá bình ổn giá đầu vào,...). 74,1 40,7 40,7 7,4 22,2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Hỗ trợ vốn (n=20) Dạy nghề (n=11) Tập huấn KTNN (n=11) Chuộc đất (n=2) Khác (n=6) T ỷ l ệ % t ầ n s u ấ t (N = 2 7 )
Hình 4.12 Nhu cầu hỗ trợ sinh kế của hộ không đất
Ý kiến đề xuất hỗ trợ vốn chiếm tỷ lệ cao nhất với 74,1%; nhóm ý kiến đề xuất
được hỗ trợ nghề và được tập huấn kỹ thuật nông nghiệp cùng chiếm tỷ lệ 40,7%.
Điều này phù hợp với kết quả phỏng vấn nhóm cán bộ xã và huyện cho rằng: nhu cầu bức xúc nhất của người dân trên địa bàn trong thời điểm hiện nay là hỗ trợ vốn sản xuất và đào tạo nghề. Liên quan đến vấn đề này, các cơ quan chức năng cũng đã hình thành các chủ trương chính sách cho hoạt động đào tạo nghề cho các đối tượng người dân ở nông thôn cụ thể như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ
Lao động Thương binh xã hội đã xây dựng đề án tổng thể đào tạo nguồn nhân lực nông thôn với các nội dung chính là đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn trực tiếp sản xuất nông nghiệp; dạy nghề cho nông dân và thân nhân của họ để chuyển dịch cơ cấu lao động; và nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở ở
nông thôn. Có khoảng 126 nghề với thời gian đào tạo dao động từ 4-16 được thực hiện trong đề án, bao gồm: kỹ thuật nông lâm nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, thú y bảo vệ thực vật, chế biến nông lâm thuỷ sản, cơđiện nông thôn, nghiệp vụ quản lý
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nông nghiệp (Thu Anh 2009) qua đó sẽ hỗ trợ cho người dân khu vực nông thôn nâng cao trình độ tay nghề, gia tăng cơ hội sinh kế và ổn định cuộc sống.
Hơn nữa, một điều nhận thấy từ kết quảở Hình 4.12 là tỷ lệ hộ muốn chuộc lại đất rất thấp so với các tỷ lệ còn lại (chỉ có 7,4%) theo thông tin từ kết quả phỏng vấn nhóm và khảo sát thực tế: đa số các hộ sau khi bán hết đất nông nghiệp đều không có ý định mua lại đất đai vì nhiều lý do, trong đó lý do quan trọng nhất là giá trị của
đất mỗi ngày mỗi tăng nên những hộ đã bán đất rất khó có thể tích lũy đủ tiền để
mua hoặc chuộc lại đất; một lý do nữa được ghi nhận từ các hộ bán đất hiện đang sinh sống bằng nghề phi nông nghiệp là: bỏ ruộng đi làm thợ, làm nghề một vài năm đã quen nên khó có thể trở lại làm ruộng. Điều này cho thấy, khi người dân bị
mất đất thì cơ hội ly nông của họ là rất cao, do đó nhà nước và các cơ quan chức năng cần có những chính sách hợp lý giúp cho các đối tượng này ổn định sinh kế.
4.8 MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI VÀ CHÍNH SÁCH HẠN ĐIỀN
Trên cơ sở phân tích các số liệu thứ cấp, các kết quả nhận định và thông tin thu thập thực tế từ phỏng vấn nhóm cán bộ địa phương, các nhóm đối tượng nông dân trên
địa bàn nghiên cứu,... qua đó đề xuất một số gợi ý giải pháp liên quan đến tích tụ đất đai, chính sách hạn điền nhằm mục tiêu phát triển và ổn định sinh kế của người dân nông thôn như sau:
• Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách liên quan đến đất đai. Tạo điều kiện để thị trường đất đai và các giao dịch sang nhượng quyền sử dụng đất ở nông thôn diễn ra một cách tự nhiên, minh bạch và có kiểm soát. Bởi thông qua thị
trường, người nông dân có quyền quyết định trong việc có chuyển nhượng, chuyển
đổi, cho thuê, góp vốn, cho mượn quyền sử dụng ruộng đất của mình. Người nông dân thể bảo vệ quyền lợi của mình từ các thoả thuận với các doanh nghiệp, người có nhu cầu tích tụđất nông nghiệp đối với phần đất mà họđang sở hữu.
• Trong quá trình thực thi các chính sách thương mại với khu vực và thế giới liên quan đến nông sản, cần quan tâm đến yếu tố cạnh tranh hàng hóa của nông sản; xúc tiến các chương trình quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại để sản phẩm có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao… nhằm mục đích khuyến khích người nông dân tích tụđất
đai cho mục tiêu sản xuất quy mô lớn.
• Bên cạnh việc nới rộng mức hạn điền từ 3 ha lên 6 ha, hệ thống pháp luật và chính sách cũng cần được điều chỉnh theo hướng tăng thời gian sử dụng đất nhằm mục
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thi các chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, tăng đầu tư cho phát triển cơ sở
hạ tầng nông thôn và các chính sách liên quan đến bình ổn giá đầu vào và đầu ra. tạo môi trường hoạt động thuận lợi thu hút doanh nghiệp vào khu vực nông thôn,.... Trên cơ sở đó những người nông dân có năng lực tài chính và năng lực quản lý sẽ
mạnh dạn và an tâm đầu tưđể phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn. • Hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất; thực thi các chính sách khuyến khích hình thức kinh tế hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế
biến và tiêu thụ nông sản. Thành lập các thể thể cung cấp thông tin thị trường, trung tâm dự báo thông tin thị trường, các trung xúc tiến thương mại nông sản,.. nhằm giúp người nông dân dự báo diễn biến của thị trường trong nước và thế giới để cân
đối nhu cầu sản xuất và có những ứng xử với thị trường, ứng xử sinh kế phù hợp. • Thực hiện các chính sách hỗ trợ vốn tín dụng và đào tạo nghề nông thôn; đầu tư từ
nguồn vốn công và kêu gọi xã hội hóa từ các doanh nghiệp để phát triển công nghiệp, dịch vụ các ngành nghề có liên quan đến nông thôn; xây dựng và thực thi các chương trình đào tạo nghề cho nông dân. giúp cho các đối tượng không có đất sản xuất nông nghiệp có cơ hội chuyển đổi nghề, ổn định sinh kế.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở những phân tích và nhận định từ kết quả điều tra khảo sát, đề tài đúc kết
được một số kết luận và kiến nghị cụ thể như sau:
5.1 KẾT LUẬN
i) Quá trình phát triển và những đổi mới hệ thống pháp luật về sở hữu tài nguyên đất
đai ở Việt Nam được thể hiện qua các lần sửa đổi bổ sung Luật Đất đai và các chủ
trương chính sách về đất đai. Việc trao năm quyền cơ bản (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp) cho người sử dụng đất và chủ trương thừa nhận sự hình thành và phát triển thị trường đất đai đã tạo điều kiện để những hộ có năng lực tài chính ở nông thôn tích lũy gia tăng quy mô đất đai cho nhu cầu sản xuất nông sản hàng hóa.
ii) Thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu đất đai và hiện tượng "tích tụ đất đai"
đang tồn tại trên địa bàn nghiên cứu. Hộ sở hữu đất đai vượt hạn điền chiếm 15% trong tổng số hộđiều tra, trong đó hộ có diện tích đất trên 6 ha chỉ chiếm khoảng 2%. Trong điều kiện quá trình tập trung đất đai không bị ràng buộc bởi chính sách hạn điền