ruộng đất
Chính sách đất đai được xem là chính sách lớn, hệ trọng, có tính tổng hợp cả về kinh tế, chính trị, xã hội được Đảng và Nhà nước và nhân dân ta rất quan tâm. Giải quyết
đúng đắn chính sách đất đai sẽ tạo thêm động lực, góp phần quan trọng để đạt được những thành tựu to lớn của cách mạng nước ta (Bộ Chính trị 2007). Cũng theo Bộ
Chính trị (2007), Đảng và Nhà chủ trương nước khuyến khích quá trình tích tụđất đai
để khắc phục tình trạng đất sản xuất nông nghiệp manh mún; các tổ chức và cá nhân
được mở rộng quy mô sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng lao động, trình độ thâm canh và quỹ đất đai trên từng địa bàn. Theo Lã Văn Lý (2008), một số
quan điểm của về tích tụ ruộng đất bao gồm:
• Tích tụ ruộng đất để phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng nông thôn hiện đại bền vững. Tích tụ ruộng đất là tất yếu của phát triển nông nghiệp
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hàng hoá theo cơ chế thị trường, quá trình tích tụ ruộng đất phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, giúp nông dân tiếp cận được ruộng đất để nâng cao
đời sống;
• Quá trình tích tụ ruộng đất phải gắn với việc chuyển dịch một phần lớn lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp dịch vụ tại nông thôn và cảởđô thị;
• Chính sách tích tụ ruộng đất là vì nông dân, cho nông dân, khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp và cần nghiêm cấm việc
đầu cơ ruộng đất, sử dụng ruộng đất kém hiệu quả;
• Tốc độ và quy mô tích tụ ruộng đất phải được tính toán theo vùng miền và phù hợp với tốc độ, quy mô chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp để
tránh tình trạng một bộ phận nông dân không còn đất sản xuất trong khi chưa có việc làm mới để đảm bảo cuộc sống. Tiến trình này không giống nhau tại các địa phương, do đó quá trình tích tụđất đai cũng cần đặc trưng cho từng vùng miền; • Tích tụ ruộng đất với mục tiêu là phát triển nông nghiệp, phát triển xã hội và đời sống người dân nông thôn. Do đó bên cạnh chính sách khuyến khích để nông dân trở thành chủ thể chính quá trình tích tụ, đồng thời cũng phải giúp họ sở hữu tư
liệu sản xuất hiệu quả, sản xuất được những hàng hóa đủ sức cạnh tranh và hỗ trợ để họ liên kết, tập trung sản xuất (Lã Văn Lý 2008).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các nội dung và phương pháp nghiên cứu đã được tham khảo và sử dụng trong luận văn, bao gồm:
3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3.1.1 Định nghĩa các thuật ngữ