Nhu cầu hỗ trợ sinh kế của hộ không đất

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đai và chính sách hạn điền đến sinh kế nông hộ ở huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 70 - 105)

4. 9T ần suất tham gia và sự ảnh hưởng của các tổ chức xã hội

4.12Nhu cầu hỗ trợ sinh kế của hộ không đất

Ý kiến đề xuất hỗ trợ vốn chiếm tỷ lệ cao nhất với 74,1%; nhóm ý kiến đề xuất

được hỗ trợ nghề và được tập huấn kỹ thuật nông nghiệp cùng chiếm tỷ lệ 40,7%.

Điều này phù hợp với kết quả phỏng vấn nhóm cán bộ xã và huyện cho rằng: nhu cầu bức xúc nhất của người dân trên địa bàn trong thời điểm hiện nay là hỗ trợ vốn sản xuất và đào tạo nghề. Liên quan đến vấn đề này, các cơ quan chức năng cũng đã hình thành các chủ trương chính sách cho hoạt động đào tạo nghề cho các đối tượng người dân ở nông thôn cụ thể như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ

Lao động Thương binh xã hội đã xây dựng đề án tổng thể đào tạo nguồn nhân lực nông thôn với các nội dung chính là đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn trực tiếp sản xuất nông nghiệp; dạy nghề cho nông dân và thân nhân của họ để chuyển dịch cơ cấu lao động; và nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở ở

nông thôn. Có khoảng 126 nghề với thời gian đào tạo dao động từ 4-16 được thực hiện trong đề án, bao gồm: kỹ thuật nông lâm nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, thú y bảo vệ thực vật, chế biến nông lâm thuỷ sản, cơđiện nông thôn, nghiệp vụ quản lý

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nông nghiệp (Thu Anh 2009) qua đó sẽ hỗ trợ cho người dân khu vực nông thôn nâng cao trình độ tay nghề, gia tăng cơ hội sinh kế và ổn định cuộc sống.

Hơn nữa, một điều nhận thấy từ kết quảở Hình 4.12 là tỷ lệ hộ muốn chuộc lại đất rất thấp so với các tỷ lệ còn lại (chỉ có 7,4%) theo thông tin từ kết quả phỏng vấn nhóm và khảo sát thực tế: đa số các hộ sau khi bán hết đất nông nghiệp đều không có ý định mua lại đất đai vì nhiều lý do, trong đó lý do quan trọng nhất là giá trị của

đất mỗi ngày mỗi tăng nên những hộ đã bán đất rất khó có thể tích lũy đủ tiền để

mua hoặc chuộc lại đất; một lý do nữa được ghi nhận từ các hộ bán đất hiện đang sinh sống bằng nghề phi nông nghiệp là: bỏ ruộng đi làm thợ, làm nghề một vài năm đã quen nên khó có thể trở lại làm ruộng. Điều này cho thấy, khi người dân bị

mất đất thì cơ hội ly nông của họ là rất cao, do đó nhà nước và các cơ quan chức năng cần có những chính sách hợp lý giúp cho các đối tượng này ổn định sinh kế.

4.8 MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI VÀ CHÍNH SÁCH HẠN ĐIỀN

Trên cơ sở phân tích các số liệu thứ cấp, các kết quả nhận định và thông tin thu thập thực tế từ phỏng vấn nhóm cán bộ địa phương, các nhóm đối tượng nông dân trên

địa bàn nghiên cứu,... qua đó đề xuất một số gợi ý giải pháp liên quan đến tích tụ đất đai, chính sách hạn điền nhằm mục tiêu phát triển và ổn định sinh kế của người dân nông thôn như sau:

• Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách liên quan đến đất đai. Tạo điều kiện để thị trường đất đai và các giao dịch sang nhượng quyền sử dụng đất ở nông thôn diễn ra một cách tự nhiên, minh bạch và có kiểm soát. Bởi thông qua thị

trường, người nông dân có quyền quyết định trong việc có chuyển nhượng, chuyển

đổi, cho thuê, góp vốn, cho mượn quyền sử dụng ruộng đất của mình. Người nông dân thể bảo vệ quyền lợi của mình từ các thoả thuận với các doanh nghiệp, người có nhu cầu tích tụđất nông nghiệp đối với phần đất mà họđang sở hữu.

• Trong quá trình thực thi các chính sách thương mại với khu vực và thế giới liên quan đến nông sản, cần quan tâm đến yếu tố cạnh tranh hàng hóa của nông sản; xúc tiến các chương trình quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại để sản phẩm có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao… nhằm mục đích khuyến khích người nông dân tích tụđất

đai cho mục tiêu sản xuất quy mô lớn.

• Bên cạnh việc nới rộng mức hạn điền từ 3 ha lên 6 ha, hệ thống pháp luật và chính sách cũng cần được điều chỉnh theo hướng tăng thời gian sử dụng đất nhằm mục

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

thi các chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, tăng đầu tư cho phát triển cơ sở

hạ tầng nông thôn và các chính sách liên quan đến bình ổn giá đầu vào và đầu ra. tạo môi trường hoạt động thuận lợi thu hút doanh nghiệp vào khu vực nông thôn,.... Trên cơ sở đó những người nông dân có năng lực tài chính và năng lực quản lý sẽ

mạnh dạn và an tâm đầu tưđể phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn. • Hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất; thực thi các chính sách khuyến khích hình thức kinh tế hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế

biến và tiêu thụ nông sản. Thành lập các thể thể cung cấp thông tin thị trường, trung tâm dự báo thông tin thị trường, các trung xúc tiến thương mại nông sản,.. nhằm giúp người nông dân dự báo diễn biến của thị trường trong nước và thế giới để cân

đối nhu cầu sản xuất và có những ứng xử với thị trường, ứng xử sinh kế phù hợp. • Thực hiện các chính sách hỗ trợ vốn tín dụng và đào tạo nghề nông thôn; đầu tư từ

nguồn vốn công và kêu gọi xã hội hóa từ các doanh nghiệp để phát triển công nghiệp, dịch vụ các ngành nghề có liên quan đến nông thôn; xây dựng và thực thi các chương trình đào tạo nghề cho nông dân. giúp cho các đối tượng không có đất sản xuất nông nghiệp có cơ hội chuyển đổi nghề, ổn định sinh kế.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 5

KT LUN VÀ KIN NGH

Trên cơ sở những phân tích và nhận định từ kết quả điều tra khảo sát, đề tài đúc kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được một số kết luận và kiến nghị cụ thể như sau:

5.1 KẾT LUẬN

i) Quá trình phát triển và những đổi mới hệ thống pháp luật về sở hữu tài nguyên đất

đai ở Việt Nam được thể hiện qua các lần sửa đổi bổ sung Luật Đất đai và các chủ

trương chính sách về đất đai. Việc trao năm quyền cơ bản (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp) cho người sử dụng đất và chủ trương thừa nhận sự hình thành và phát triển thị trường đất đai đã tạo điều kiện để những hộ có năng lực tài chính ở nông thôn tích lũy gia tăng quy mô đất đai cho nhu cầu sản xuất nông sản hàng hóa.

ii) Thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu đất đai và hiện tượng "tích tụ đất đai"

đang tồn tại trên địa bàn nghiên cứu. Hộ sở hữu đất đai vượt hạn điền chiếm 15% trong tổng số hộđiều tra, trong đó hộ có diện tích đất trên 6 ha chỉ chiếm khoảng 2%. Trong điều kiện quá trình tập trung đất đai không bị ràng buộc bởi chính sách hạn điền thì những nông dân có nhu cầu bán đất để chuyển đổi ngành nghề sẽ gặp gỡ người những dân có nhu cầu tăng quy mô đất đai để giao dịch sang nhượng theo giá thị

trường, thuận mua vừa bán; và những người nông dân sang nhượng đất đai sẽ tự chịu trách nhiệm với quyết định có liên quan đến sinh kế của mình.

iii) Quy mô đất đai có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh kế của nông hộ. Chi phí sản xuất, đầu tư cơ bản cho đồng ruộng, lợi nhuận biến đổi theo quy mô đất đai bởi tính kinh tế theo quy mô. Cụ thể: quy mô đất đai dưới 3 ha chi phí ở mức 16,6 triệu đồng/ha trong khi quy mô đất đai từ 3 ha đến trên 6 ha chi phí chỉở mức 10 triệu

đồng/ha; đối với lợi nhuận, quy mô dưới 3 ha chỉđạt 12 triệu đồng/ha trong khi ở quy mô đất đai trên 6 ha lợi nhuận đạt 13,1 triệu đồng/ha.

iv) Đối với thu nhập tích lũy của nông hộ: trường hợp thu nhập của hộ chỉ dựa vào đất thì cần tối thiểu diện tích 2,5 ha đất nông nghiệp mới đảm bảo các khoản chi tiêu cho cuộc sống; trong khi đó nếu có thêm nguồn thu từ các hoạt động phi nông nghiệp thì chỉ cần 2,0 ha diện tích đất nông nghiệp hộđã có thể tích lũy được thu nhập.

v) Chính sách hạn điền có ảnh hưởng đến sinh kế và hoạt động tích lũy đất đai của nông hộ. Khi sở hữu đất đai vượt hạn điền người dân ứng xử bằng các phương án chia

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

đất cho con hoặc cho người thân, nhờ người khác đứng tên hộ,…và để "tránh né" thuế đất và thuế chuyển quyền sử dụng người dân thường sang nhượng đất đai nhưng không thực hiện các thủ tục theo quy định của nhà nước, hoặc khai ít đi trị giá giao dịch để giảm tiền thuếđất.

vi) Có rất ít người dân nông thôn biết đến chính sách hạn điền mới 6 ha và nguồn cập nhật các thông tin này chủ yếu từ các phương tiện truyền thông.

vii) Hộ ở nông thôn có xu hướng bán hoặc cầm cố đất để giải quyết các nhu cầu tài chính và điều này đã làm thay đổi sinh kế của họ (do diện tích đất sản xuất không còn hoặc ít đi).

viii) Chất lượng cuộc sống của hộ sau khi bán đất có sự thay đổi, cụ thể: đối với những hộ bán đất để nuôi con ăn học, đầu tư nghề nghiệp cho con cái, đầu tư cho việc chuyển đổi nghề hoặc bán đất để mua đất ở vùng khác thì cuộc sống thay đổi tốt hơn. Trong khi đó, những hộ bán đất cho các mục đích giải quyết khó khăn tiêu dùng, khám chữa bệnh,... hiện tại họ không còn đất sản xuất và cũng không có vốn thì cuộc sống thay đổi kém hơn. Đa số hộ bán đất có nhu cầu hỗ trợ sinh kế liên quan đến vốn tín dụng để làm nghề phi nông nghiệp và kiến nghịđược đào tạo nghề để họ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1 Về phương diện chính sách

i) Nhà nước cần điều chỉnh hệ thống pháp luật và chính sách theo hướng khuyến khích người dân tích tụđất đai cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Đồng thời cần cần sớm thống nhất quan điểm, chủ trương và những luận chứng mang tính khoa học

đối với hiện tượng tích tụ đất đai ở nông thôn; qua đó xây dựng những chính sách phù hợp ở các cấp độ địa phương, vùng, miền nhằm tạo điều kiện để người dân nông thôn

đảm bảo cuộc sống và có được những ứng xử sinh kế hợp lý.

ii) Cần quan tâm hơn đối với các chính sách tín dụng nông thôn cho nhu cầu vốn sản xuất của người dân. Mở rộng các loại hình họat động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn để giúp người dân giảm áp lực đất đai lên cuộc sống;

iii) Cần phải có chủ trương chính sách và sự quan tâm nhiều hơn đối với nhóm hộ

không có đất nông nghiệp. Tăng cường các hoạt động đào tạo nghề nông thôn, hỗ trợ

vốn chuyển đổi ngành nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ,… cho các địa bàn có người dân mất đất nông nghiệp từ quá trình tích tụ đất đai để giúp họổn định cuộc sống.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

5.2.2 Về phương diện nghiên cứu

Do giới hạn phạm vi đề tài nên một số nhận định chưa mang tính phổ quát. Cần thực hiện nghiên cứu với phạm vi rộng hơn để có được những nhận định mang tính tổng quan, chuyên sâu hơn.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIU THAM KHO

Bộ Chính trị, 2007. Kết luận số 18-KL/TW ngày 29/11/2002 của Bộ Chính trị về

dự thảo Báo cáo tình hình thực hiện và kiến nghị tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước. Văn kiện Bộ chính trị. Truy cập ngày 13/3/2009 tại

http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?to pic=191&subtopic=279&leader_topic=&id=BT234077135

Bùi Quang Bình, 2004. Sử dụng nguồn lao động nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí khoa học số 7 - năm 2004. Trường Đại học Đà Nẵng. Trang 76-81.

Chris Huggins, Prisca Kamungi, Joan Kariuki, Herman Musahara, Jonstone Summit Oketch, Koen Vlassenroot and Judi W. Wakhungu, 2004. Land, conflict and livelihoods in the great lakes region: Testing policies to the limit. Nairobi: African Centre for Technology Studies (Ecopolicy 14).

Cục Thống kê tỉnh An Giang, 2008. Niên giám thống kê năm 2007.

DFID, 2004. DFID's Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, updated 5 March 2004. Truy cập ngày 20/3/2009 tại

http://www.nssd.net/references/SustLiveli/DFIDapproach.htm#Guidance DFID, 2007. Land: Better access and secure rights for poor people. Truy cập

ngày 20/3/2009 tại http://www.dfid.gov.uk/pubs/files/LandPaper2007.pdf

Đinh Hữu Hoàng, Đặng Kim Sơn, 2007. Giao đất và giao rừng ở Việt Nam - Chính sách và Thực tiễn. Báo cáo tại Hội thảo Quốc gia về tích tụ đất lâm nghiệp cho trồng rừng sản xuất: Hiện trạng và Giải pháp. Ngày 6/12/2007. Hà Nội.

Đỗ Kim Chung, 2004. Tài nguyên đất nông thôn và vấn đề nghèo đói ở Việt Nam. Hội thảo về Chính sách đất đai và Phát triển nông nghiệp Việt Nam ngày 25-26/2/2004, Hà Nội.

Hoàng Việt, 1999. Vấn đề sở hữu ruộng đất trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Hung, P.V. & MacAulay, T.G. 2005. Economies of farm size in Vietnam. Presented at the 49th Annual Conference of the Australian Agricultural and Resource Economics Society, Coffs Harbour, New South Wales, 8–11 February 2005.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hung, P.V. & Murata, T., 2001. Impacts of reform policies on the agricultural sector in Vietnam. Journal of Faculty of Agriculture, Kyushu University

46(1), 165–183.

Hung, P.V., MacAulay, T.G. & Marsh, S.P., 2004. The economics of land fragmentation in the north of Vietnam. Paper presented at the 48th Annual Conference of the Australian Agricultural and Resource Economics Society, Melbourne, 11–13 February 2004.

Kerkvliet, B.J.T., 2000. Governing agricultural land in Vietnam: an overview.

ACIAR Project ANRE 1/97/92 ‘Impacts of Alternative Policy Options on the Agricultural Sector in Vietnam’, November 2000. Research School of Pacific and Asian Studies, The Australian National University, Canberra. Lã Văn Lý, 2008. Tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền

vững. Báo cáo đề dẫn hội nghị “Hành động vì sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn toàn diện và bền vững” ngày 18/11/2008 tại Hà Nội do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức.

Lại Ngọc Hải, 2008. Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn - nhìn từ góc

độ giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạp chí Cộng sản Điện tử số 16 (160) năm 2008. Cập nhật ngày 25/8/2008. Truy cập ngày 20/2/2009 tại

http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=2583570 6

Lau L.J. and Yotopulos P.A., 1971. A Test for Relative Efficiency and Application to Indian Agriculture. The American Economic Review (AER), 94-109.

Lê Thị Thiên Hương, 2007. Tính kinh tế theo quy mô của trang trại sản xuất lúa

ở An Giang. Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (59 trang).

Luong, Hy Van & Unger, J., 1999. Wealth, power and poverty in the transition to market economies: the process of socio-economic differentiation in rural China and northern Vietnam. Transforming Asian Socialism: China and Vietnam Compared’. Allen and Unwin: St Leonards, New South Wales, Australia.

Masaaki Ishida, 2002. Development of Agricultural Co-operatives in Japan (III): Historical Perspective of Co-operative Development. Bull. Fac. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đai và chính sách hạn điền đến sinh kế nông hộ ở huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 70 - 105)