Chỉ tiêu Diện tích (nghìn ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: 353,7 100,0 * Đất Nông nghiệp 280,5 79,3 * Đất lâm nghiệp 14,5 4,1 * Đất chuyên dùng 25,5 7,2 * Đất ở 15,6 4,4 * Đất chưa sử dụng 17,6 5,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008
Về phát triển kinh tế - xã hội, theo số liệu báo cáo năm 2007 của UBND Tỉnh tốc độ
tăng GDP của tỉnh An Giang đạt mức tăng trưởng cao và tăng so với kế hoạch (Bảng 4.2). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xu hướng tăng ở khu vực nông-lâm-thủy sản và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng. Bên cạnh đó, theo báo cáo của UBND tỉnh An Giang (2007), các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đều được thực hiện đạt và vượt so với kế hoạch, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên.
Bảng 4.2 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh An Giang
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Số tăng (+) /giảm (-) so với kế hoạch Tốc độ tăng GDP % 9,05 13,63 +0,43
- Khu vực nông - lâm - thuỷ sản % -2,69 9,03 +1,38 - Khu vực công nghiệp- xây dựng % 17,96 15,55 +0,05 - Khu vực thương mại - dịch vụ % 14,60 15,80 -0,02
Cơ cấu kinh tế
- Khu vực nông - lâm - thuỷ sản % 34,56 32,52 +0,88 - Khu vực công nghiệp- xây dựng % 12,78 12,69 -0,04 - Khu vực thương mại - dịch vụ % 52,66 54,79 -0,84 GDP bình quân đầu người Triệu đồng 9,653 11,357 -0,017 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 444 540 +90 Nguồn: UBND tỉnh An Giang (2007)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Với lợi thế về tài nguyên đất đai, tính đến thời điểm ngày 1/1/2008 tỉnh An Giang có gần 80% đất chuyên dùng cho nông nghiệp (Bảng 4.1), kết hợp với vị trí địa lý ở đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang có điều kiện rất thuận lợi trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để tăng năng suất, chuyên canh quy mô lớn giảm giá thành theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với chế biến và xuất khẩu.
4.1.2 Tổng quan huyện Thoại Sơn
Huyện Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên khoảng 25 km về hướng Tây. Phía Bắc giáp huyện Châu Thành, phía Tây giáp huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, phía Nam giáp tỉnh Kiên Giang và Thành phố Cần Thơ. Huyện có 17
đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn và 14 xã: thị trấn Núi Sập (trung tâm hành chánh huyện), thị trấn Phú Hòa, thị trấn Óc Eo; và 14 xã: Tây Phú, An Bình, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Định Mỹ, Định Thành, Mỹ
Phú Đông, Vọng Đông, Vĩnh Khánh, Thoại Giang, Bình Thành, Vọng Thê (Hình 4.3).
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Thoại Sơn (2008)
Hình 4.3 Bản đồ hành chính huyện Thoại Sơn
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Thoại Sơn là 468,72 km2, chiếm 13,3 % diện tích của tỉnh An Giang, dân số khoảng 191 nghìn người (Cục Thống kê An Giang 2008) chiếm 8,64 % dân số tỉnh. Dân số trong trong độ tuổi lao động ước khoảng 110.000 lao động (tăng khoảng 3.500 – 4.000 người/năm). Nguồn thu nhập chính của người dân là từ cây lúa. Đất đai ở Thoại Sơn màu mỡ, diện tích đất phù sa lớn
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa, màu, cây ăn trái và cây công nghiệp. Tính đến năm 2007, toàn huyện có khoảng 37.000 ha đất sản xuất nông nghiệp với hơn 1.000 km đê bao khép kín kết hợp với giao thông nông thôn tạo điều kiện cho việc chủ động tưới tiêu đồng ruộng và chống lũ hàng năm (UBND huyện Thoại Sơn 2007). Toàn huyện có 107 tiểu vùng với hệ thống đê bao và các công trình trên đê chống lũ, đồng thời với hệ thống 130 trạm bơm điện (thực hiện theo Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 21-5-2008 của UBND tỉnh An Giang về
việc ban hành quy định chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư xây dựng hệ
thống trạm bơm điện trên địa bàn tỉnh) đảm bảo cho khoảng 35.000 ha đất nông nghiệp sản xuất an toàn (Phòng Nông nghiệp huyện Thoại Sơn 2008).
Tóm lại, điều kiện tự nhiên - xã hội của huyện Thoại Sơn rất thuận lợi cho các hoạt
động sản xuất nông nghiệp, đảm bảo chủ động trong việc điều chỉnh thời vụ, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
4.1.3 Tổng quan xã Định Mỹ
Xã Định Mỹ thuộc huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang, có diện tích tự nhiên là 3.709 ha chiếm 7,82% so với diện tích toàn huyện, chia thành 4 ấp (Mỹ Phú, Mỹ Thành, Mỹ Thới và Phú Hữu). Toàn xã có 8 tiểu vùng sản xuất với diện tích là 3.432 ha, có hơn 7 km đê bao khép kín hoàn chỉnh đảm bảo cho sản xuất 3 vụ/năm. Định Mỹ có nguồn nhân lực khá dồi dào với dân số toàn xã là 11.605 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 85%. Dân cư phân bố chủ yếu dọc theo tuyến kênh Thoại Hà và ở các tuyến kênh cấp II, cấp III (UBND xã Định Mỹ 2008).
Theo số liệu báo cáo của UBND xã Định Mỹ (2008), giai đoạn 2005-2008 xã Định Mỹđạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội: năng suất và nguồn thu nông nghiệp tăng, các chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi được nhiều người dân hưởng ứng, hệ thống hạ tầng giao thông và thủy lợi
được đầu tư phát triển nên dễ dàng triển khai xuống giống đồng loạt, người dân có ý thức cộng đồng và tham gia tích cực các phong trào văn hóa, xây dựng cầu đường nông thôn... Bên cạnh đó, vẫn còn một vài hạn chế và khó khăn như: việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng chưa đồng bộ, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển với qui mô lớn, ngành nghề truyền thống chậm phục hồi, công tác giải quyết việc làm chưa thực hiện tốt.
4.2 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4.2.1 Biến động sở hữu đất đai vượt hạn điền ở An Giang và huyện Thoại Sơn 4.2.1 Biến động sở hữu đất đai vượt hạn điền ở An Giang và huyện Thoại Sơn
Sự thay đổi về sở hữu đất đai vượt hạn điền (hạn điền 3 ha vào thời điểm năm 2003 và hạn điền 6 ha năm 2007) tại huyện Thoại Sơn và tỉnh An Giang được trình bày ở
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 4.3 và Hình 4.4. Theo đó nhận thấy: địa bàn tỉnh An Giang có sự xuất hiện hộ
sở hữu đất đai vượt hạn điền vào hai thời điểm vừa nêu và số hộ sở hữu đất đai vượt hạn điền có xu hướng tăng trong giai đoạn 2003-2007. Điều này cũng được tìm thấy
ởđịa bàn huyện Thoại Sơn. Cụ thể, tại thời điểm năm 2007, tỷ lệ tăng đối với số hộ
vượt hạn điền 3 ha và 6 ha của toàn tỉnh An Giang đều trên 20% (số tăng tuyệt đối tương ứng là 1.597 và 516 hộ). Và sự biến động này ở huyện Thoại Sơn là 22,58% (tăng 84 hộ) đối với hộ vượt hạn điền 6 ha và 10,94% (tăng 160 hộ) đối với số hộ vượt hạn điền 3 ha. Bảng 4.3 Số hộ hộ không đất và hộ sở hữu đất đai vượt hạn điền 3 ha và 6 ha Thoại Sơn Toàn tỉnh 2003 2007 Tỷ lệ tăng (%) 2003 2007 Tỷ lệ tăng (%) Hộ nông nghiệp 26.390 28.287 7,19 252.005 297.991 18,25 Hộ không đất 3.799 5.033 32,48 48.860 60.420 23,66 Hộ có đất ≥ 3 ha 1.463 1.623 10,94 7.952 9.549 20,08 Hộ có đất ≥ 6 ha 372 456 22,58 1.961 2.477 26,31
Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh An Giang, 2008
Cũng qua Bảng 4.3 nhận thấy, sự gia tăng số hộ không đất trên toàn tỉnh An Giang và huyện Thoại Sơn vào thời điểm năm 2007 (so với năm 2003) là khá cao. Cụ thể, mức tăng này ở Thoại Sơn là 32,48% (mức tăng tuyệt đối là 1.234 hộ, chiếm khoảng 11% mức tăng toàn tỉnh) và toàn tỉnh An Giang là 23,66% (11.560). Điều này cho thấy hiện tượng "tích tụđất đai" đang diễn ra trên địa bàn tỉnh An Giang và huyện Thoại Sơn hay nói cách khác là có sự xuất hiện của thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu đất đai trên địa bàn và đã làm cho một số hộ sở hữu nhiều đất hơn và một số hộ bị mất đất.
Tuy nhiên, khi xem xét tỷ lệ số hộ của các nhóm hộ không đất, hộ có đất vượt hạn
điền 3 ha và 6 ha so với hộ nông nghiệp ở từng thời điểm năm 2003 và 2007 (Hình 4.4), nhận thấy: tỷ lệ này biến động không nhiều, ngoại trừ nhóm hộ không đất ở
huyện Thoại Sơn năm 2007 cao hơn 3,4% so với năm 2003, tỷ lệ này ở các nhóm còn lại của cả hai địa bàn đều thay đổi không quá 1%. Sở dĩ như vậy là có sự gia tăng đồng thời số hộ ở các nhóm so sánh. Thực tế ở nông thôn, số hộ nông nghiệp có xu hướng tăng theo thời gian do tình trạng chia tách hộ nông nghiệp trong các trường hợp cha mẹ chia đất nông nghiệp cho con cái lập gia đình riêng, hoặc dân nhập cư từ vùng khác chuyển đến.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 0 5 10 15 20 25 Thoại Sơn An Giang T ỉ l ệ % s o v ớ i s ố h ộ n ô n g n g h i ệ p 2003 14,40 5,54 1,41 19,39 3,16 0,78 2007 17,79 5,74 1,61 20,28 3,20 0,83 Hộ không đất Hộ có đất ≥ 3 ha Hộ có đất ≥ 6 ha Hộ không đất Hộ có đất ≥ 3 ha Hộ có đất ≥ 6 ha
Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh An Giang (2008)
Hình 4.4 Tỷ lệ hộ không đất và hộ có đất vượt hạn điền so với hộ nông nghiệp
Bên cạnh đó, sự tồn tại của thị trường sang nhượng đất đai trên địa bàn cũng được ghi nhận: Theo nhận định của UBND tỉnh An Giang (2006), trong hai năm 1999- 2000 toàn tỉnh có 16.850 trường hợp chuyển nhượng đất đai nông nghiệp với diện tích 12.265 ha, tăng gấp 1,5 lần so với 2 năm trước đó; và xu thế chuyển nhượng đất
đai đang gia tăng trong khu vực nông nghiệp theo chiều hướng một bộ phận ly nông-chuyển nghề, một bộ phận tích tụđất đai phát triển sản xuất hàng hóa. Tỉnh đã thực hiện một số giải pháp để giúp hộ không đất và ít đất ổn định cuộc sống và làm chậm quá trình gia tăng nhóm hộ này, cụ thể như: phát triển mô hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; dạy nghề và tìm việc làm ổn định cho lao động nhàn rỗi của nhóm hộ này; hỗ trợ tín dụng cho hộ không đất và thiếu đất sản xuất duy trì sản xuất, không phải bán đi đất đai (UBND tỉnh An Giang 2006).
4.2.2 Biến động sở hữu đất đai của Xã Định Mỹ giai đoạn 2004-2008
Số liệu biến động sở hữu đất đai của xã Định Mỹ qua từng năm trong giai đoạn 2004-2008 được trình bày ở Bảng 4.4 và Hình 4.5. Theo đó, cơ cấu tỉ trọng của từng nhóm tính trên tổng số hộ như sau: nhóm hộ sở hữu đất trung bình chiếm đa số, kếđến là nhóm hộđất ít, nhóm hộđất nhiều và cuối cùng là nhóm hộ không đất; và cơ cấu này khá ổn định trong 5 năm qua.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Bảng 4.4 Sở hữu đất đai ở xã Định Mỹ giai đoạn 2004-2008 (số hộ) Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số hộ 2.341 2.530 2.573 2.743 2.791 * Số hộ phi nông nghiệp 176 256 276 430 451 * Số hộ nông nghiệp, trong đó: 2.165 2.274 2.297 2.313 2.340 - Hộ không đất 306 254 244 234 234 - Hộđất ít (diện tích ≤ 1 ha) 693 714 745 804 810 - Hộđất trung bình (diện tích > 1ha
và ≤ 3ha) 1.029 1.103 1.124 1.115 1.035 - Hộđất nhiều (> 3 ha), trong đó: 443 457 428 394 495
+ Trên 3 ha đến 6 ha 407 418 387 357 453 + Trên 6 ha 36 39 41 37 42 Nguồn: Số liệu lưu trữđịa chính xã Định Mỹ năm 2008 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Không đất Đất ít Đất trung bình Đất nhiều Trên 3 ha đến 6 ha Trên 6 ha T ỉ l ệ % s o v ớ i t ổ n g s ố h ộ 2004 2005 2006 2007 2008 Hình 4.5 Xu hướng biến động đất đai xã Định Mỹ giai đoạn 2004-2008
Quan sát sự thay đổi tỉ trọng của từng nhóm, nhận thấy: trong giai đoạn 2004-2008, tỷ lệ % của nhóm hộ sở hữu đất ít dao động trong khoảng 29% trong khi đó số hộ sở
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
xu hướng giảm ở hai năm cuối (cụ thể chỉ còn 37,34 năm 2007 và 35,85 ở năm 2008). Số hộ thuộc nhóm đất nhiều có xu hướng giảm trong 4 năm đầu của giai
đoạn 2004-2008 và tăng từ 14,36% lên 17,74% (giữa hai năm 2007 và 2008). Xu hướng biến động số hộ của các nhóm đất ít, đất trung bình và đất nhiều kết hợp với số liệu theo dõi các giao dịch chuyển nhượng đất đai trên địa bàn cho thấy có sự
chuyển dịch đất đai giữa các nhóm hộ này trên địa bàn nghiên cứu. Quan sát ở thời
điểm năm 2007 và năm 2008 (thời điểm Nghị quyết 1126/2007/NQ-UBTVQH11 về
quy định mức hạn điền 6ha có hiệu lực) chuyển dịch số hộ ở hai nhóm đất trung bình và đất nhiều trong khoảng 100 hộ, điều này có thể là do khi có chính sách nới rộng hạn điền một số hộ dân có năng lực tài chính đã tiến hành mua lại đất của nhóm hộ có đất ít hơn đểđầu tư mở rộng diện tích đất sản xuất của mình.
Số hộ thuộc nhóm không đất giảm từ 11,56% ở năm 2004 xuống còn 9,12% ở năm 2005 và ổn định ở mức này đến năm 2008. Điều này có thể giải thích là do người dân nông thôn đã ý thức sự gia tăng giá trị của hàng hóa nông sản nên họ "bám đất"
để làm nông nghiệp. Bởi năm 2005 là thời điểm tỉnh An Giang chủ trương đẩy mạnh đầu tư cho phát triển nông nghiệp, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác. Tổng sản lượng lúa của An Giang năm 2005 đạt gần 3.136.000 tấn, tăng hơn 129.000 tấn so với năm 2004 (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang 2008); Kỹ thuật canh tác được khuyến khích áp dụng trong giai đoạn này là chương trình "3 giảm 3 tăng" để hạ giá thành sản xuất, mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Mặt khác, cũng vào thời gian này Việt Nam đang tích cực các bước đàm phán
để gia nhập WTO, tham gia tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu mở ra những cơ hội cho thị trường xuất khẩu nông sản và các chủ trương chính sách về nông nghiệp của An Giang.
Bên cạnh đó, nhóm hộ sở hữu nhiều đất đai (sở hữu đất đai vượt mức hạn điền 3 ha và 6 ha) cũng xuất hiện trên địa bàn và số hộ này chiếm tỉ trọng khoảng 15% trên tổng số hộ, trong đó số hộ sở hữu đất nhiều hơn 6 ha chỉ chiếm khoảng 2%. Từ đó cho thấy trên địa bàn nghiên cứu có sự xuất hiện của thị trường chuyển nhượng đất
đai và hiện tượng "tích tụđất đai" đã và đang diễn ra tại trên địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó, cũng từ số liệu ở Bảng 4.4 nhận thấy số hộ phi nông nghiệp tăng mạnh qua các năm (năm 2005 tăng 45%, năm 2007 tăng 55,8%) cho thấy sự điều chỉnh sinh kế của người dân theo hướng chọn lựa các ngành nghề phi nông nghiệp thay cho sản xuất nông nghiệp. Thực tế này phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thoại Sơn và xã Định Mỹ giai đoạn 2001-2006. Cụ thể, tỷ trọng trong GDP của khu vực Nông-Lâm-Thủy sản giảm từ 57% còn 52% và khu vực Thương mại-Dịch vụ tăng từ 36% lên đến 41%, tương ứng ở hai thời điểm năn 2001