3.2.1 Địa bàn và thời gian thực hiện nghiên cứu
Đề tài được thực hiện vào thời điểm tháng 9/2008 và được tiến hành tại xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang.
3.2.2 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:
- Các số liệu thống kê về tình hình phát triển kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh An Giang, huyện Thoại Sơn và xã Định Mỹ;
§ Tăng tính cạnh tranh của hàng hóa nông sản § Tăng sản lượng, giảm chi phí, tăng thu nhập § Cơ giới hoá, trình độ quản lý, liên kết sản xuất §Đa dạng hóa sản phẩm § Hội nhập kinh tế toàn cầu § Sản xuất quy mô lớn, nông sản hàng hoá § Cạnh tranh chất lượng sản phẩm § Mở rộng thị trường,.. Vốn sinh kế
• Con người (Human)
• Tự nhiên (Natural) • Tài chính (Financial) • Hạ tầng (Physical) • Xã hội (Social) Thay đổi cuộc sống • Thu nhập tốt hơn • Cải thiện cuộc sống • Giảm tổn thương • An ninh lương thực • Tái tạo vốn sinh kế Ứng xử sinh kế Xu hướng tích tụ ruộng đất Người mất đất Nông dân ly nông,
ly hương, chuyển đổi nghề Người nhiều đất
Ảnh hưởng hạn điền; Quy mô đất đai lớn àthách thức trong quản lý,
đầu tư, lợi nhuận,..
Sinh kế bền vững Bối cảnh tổn thương sinh kế
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Các thông tin, tư liệu báo chí, báo cáo hàng năm và các số liệu thống kê có liên quan
đến hoạt động mua bán, tích tụđất đai, các mô hình sản xuất nông nghiệp và sinh kế; - Các tài liệu, đề tài nghiên cứu, báo cáo sẵn có liên quan đến tình hình trao đổi, sang nhượng đất đai, phát triển kinh tế hộ, các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với các quy mô đất đai khác nhau,.. sử dụng cho mục đích tham khảo, so sánh đánh giá trong quá trình thực hiện đề tài.
3.2.3 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng hai cách: (i) phỏng vấn nhóm người am hiểu (KIP) và (ii) điều tra phỏng vấn hộ nông dân.
Phỏng vấn nhóm người am hiểu được thực hiện với sự tham gia của các thành viên (từ
5 đến 7 người) là lãnh đạo các tổ chức địa phương. Trong đó, một nhóm KIP cấp tỉnh gồm đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Nông dân và Trung tâm Khuyến Nông; một nhóm KIP cấp huyện gồm đại diện Phòng Nông nghiệp, Hội nông dân huyện, Phòng địa chính; và một nhóm KIP cấp xã bao gồm các cán bộ chuyên trách của UBND xã, đại diện chính quyền Ban Nhân dân ấp, Chi hội nông dân ấp. Các thành viên tham gia phỏng vấn được hỏi các câu hỏi mang tính gợi ý xoay quanh các vấn đề về tích tụđất đai và ảnh hưởng của các chính sách hạn điền đến sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người dân nông thôn. Đồng thời hoạt động này cũng ghi nhận những kiến nghị, ý kiến đề xuất có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, của các thành viên tham gia phỏng vấn.
Điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên 118 hộ nông dân sinh sống tại địa bàn các ấp Mỹ Phú, Mỹ Thành, Mỹ Thới và Phú Hữu thuộc xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Trong đó, chia ra bốn nhóm: không đất sản xuất (20 hộ); đất ít (22 hộ); đất trung bình (39 hộ) và đất nhiều (37 hộ), xem Phụ lục 4. Sử dụng phiếu câu hỏi soạn sẵn, thu thập các chỉ tiêu: nhân khẩu học, sở hữu và biến động đất đai, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu nhập, những thay đổi sinh kế liên quan đến đất đai của nông hộ,... (xem Phụ lục 3)
3.3 Phương pháp phân tích số liệu
Các phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng được áp dụng đối với các số liệu thu thập được từ quá trình nghiên cứu, bao gồm:
- Phân tích thống kê mô tảđối với các số liệu về nhân khẩu học, các chỉ tiêu tính toán tỷ lệ, tần suất,…
- Phương pháp phân tích phương sai (ANOVA), so sánh số trung bình đối với các chỉ
tiêu số học như: quy mô đất đai, biến động mua bán đất đai, thu nhập, đầu tư sản xuất,…
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Tính toán chỉ tiêu Thu nhập tích lũy của nông hộ bằng công thức:
Thu nhập tích lũy = Tổng thu từ các nguồn - Tổng chi của nông hộ
Ngoài ra, phần mềm máy tính MS Excel và phần mềm phân tích, xử lý số liệu thống kê SPSS cũng được sử dụng làm các công cụ hỗ trợ trong quá trình nhập, lưu trữ và phân tích số liệu.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Chương này bao gồm các nội dung thảo luận kết quả nghiên cứu và các giải pháp liên quan đến xu hướng tích tụđất đai và chính sách hạn điền.
4.1 MÔ TẢĐIỂM NGHIÊN CỨU 4.1.1 Tổng quan tỉnh An Giang
Tỉnh An Giang là tỉnh đầu nguồn của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Long Xuyên, Thị xã Châu Đốc và 9 huyện trong đó có Thoại Sơn (Hình 4.2). Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 353,7 nghìn ha, dân số khoảng 2,23 triệu người; trong đó dân số nông thôn chiếm 71,7%, lao động trong độ tuổi chiếm 63,6% dân số (Cục Thống kê An Giang 2008).
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, 2008
Hình 4.2 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
An Giang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ
trung bình năm khoảng 27oC; lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm, có năm lên tới 1.700 - 1.800 mm; độ ẩm trung bình 80% - 85% và có sự dao động theo chế độ mưa theo mùa. Sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, lưu lượng trung bình năm 13.800 m3/s nên nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Chế độ thủy văn phụ
thuộc rất lớn vào chế độ nước của sông Mekong. Phần lớn diện tích đất của An Giang rất màu mỡ (72% diện tích là đất phù sa hoặc có nguồn gốc phù sa), địa hình bằng phẳng và độ thích nghi đối với các loại cây trồng khá rộng. Nhìn chung, khí hậu, thuỷ văn và các điều kiện tự nhiên của của An Giang rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang 2008).
Bảng 4.1 Tài nguyên đất đai của tỉnh An Giang
Chỉ tiêu Diện tích (nghìn ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: 353,7 100,0 * Đất Nông nghiệp 280,5 79,3 * Đất lâm nghiệp 14,5 4,1 * Đất chuyên dùng 25,5 7,2 * Đất ở 15,6 4,4 * Đất chưa sử dụng 17,6 5,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008
Về phát triển kinh tế - xã hội, theo số liệu báo cáo năm 2007 của UBND Tỉnh tốc độ
tăng GDP của tỉnh An Giang đạt mức tăng trưởng cao và tăng so với kế hoạch (Bảng 4.2). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xu hướng tăng ở khu vực nông-lâm-thủy sản và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng. Bên cạnh đó, theo báo cáo của UBND tỉnh An Giang (2007), các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đều được thực hiện đạt và vượt so với kế hoạch, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên.
Bảng 4.2 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh An Giang
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Số tăng (+) /giảm (-) so với kế hoạch Tốc độ tăng GDP % 9,05 13,63 +0,43
- Khu vực nông - lâm - thuỷ sản % -2,69 9,03 +1,38 - Khu vực công nghiệp- xây dựng % 17,96 15,55 +0,05 - Khu vực thương mại - dịch vụ % 14,60 15,80 -0,02
Cơ cấu kinh tế
- Khu vực nông - lâm - thuỷ sản % 34,56 32,52 +0,88 - Khu vực công nghiệp- xây dựng % 12,78 12,69 -0,04 - Khu vực thương mại - dịch vụ % 52,66 54,79 -0,84 GDP bình quân đầu người Triệu đồng 9,653 11,357 -0,017 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 444 540 +90 Nguồn: UBND tỉnh An Giang (2007)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Với lợi thế về tài nguyên đất đai, tính đến thời điểm ngày 1/1/2008 tỉnh An Giang có gần 80% đất chuyên dùng cho nông nghiệp (Bảng 4.1), kết hợp với vị trí địa lý ở đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang có điều kiện rất thuận lợi trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để tăng năng suất, chuyên canh quy mô lớn giảm giá thành theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với chế biến và xuất khẩu.