Khung sinh kế bền vững

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đai và chính sách hạn điền đến sinh kế nông hộ ở huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 29 - 34)

Khung sinh kế bền vững là một phương pháp tiếp cận về các vấn đề phát triển thông qua việc nhấn mạnh đến thảo luận sinh kế của con người. “Sinh kế bao gồm các khả

năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” (DFID 2004).

Một sinh kế bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên (Tim Hanstad, Robin Nielsn và Jennifer Brown 2004). Lý thuyết Khung sinh kế bền vững cho rằng: để giảm nghèo và

đảm bảo an ninh bảo sinh kế của mình con người dựa vào năm loại tài sản vốn có vai trò vừa là đầu vào và cũng vừa là đầu ra, bao gồm: vốn tự nhiên (natural capital), vốn vật chất (physical capital), vốn tài chính (financial capital), vốn xã hội (social capital) và vốn con người (human capital).

DFID (2004) định nghĩa năm loại vốn này như sau: (i) vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ

tầng và các loại hàng hóa mà người sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế; (ii) vốn tài chính bao gồm các khoản tiền mặt, tín dụng và các nguồn tài chính mà con người sử

dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình; (iii) vốn xã hội bao gồm hệ thống các quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, sự phụ thuộc lẫn nhau trong cộng đồng,... nói chung mà con người sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình; (iv) vốn con người đại diện cho các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và sức khỏe tốt, tất cả

cộng lại tạo điều kiện giúp con người theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và

đạt được các mục tiêu sinh kế; và (v) vốn tự nhiên là tất cả những tài nguyên thiên nhiên mà nông hộ sở hữu hoặc có thể sử dụng để tạo dựng sinh kế, bao gồm đất đai.

2.2.2 Các nguồn vốn sinh kế

2.2.2.1 Vốn tự nhiên

Khung sinh kế bền vững xem đất đai là vốn tự nhiên quan trọng đối với sinh kế nông thôn (DFID 2004). Theo Tim Hanstad, Robin Nielsn và Jennifer Brown (2004): sở

hữu và sử dụng đất đai có vai trò quan trọng ở nhiều mặt; là cơ sởđể người nông dân tiếp cận các loại vốn sinh kế khác. Cũng cùng quan điểm này, Paulo Filipe (2005) cho rằng đất đai là một tài sản tự nhiên mà qua đó có thểđạt được các mục tiêu sinh kế và sử dụng bền vững các nguồn lực khác. Ở một số quốc gia, việc thiếu tiếp cận đối với

đất đai là một hạn chế quan trọng đối với sinh kế của nhiều người (DFID 2007). Ví dụ, tiếp cận một cách không đầy đủ đối với đất đai là nhân tố cơ bản làm hạn chế khả

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

năng cải thiện cuộc sống của hàng ngàn cư dân nông thôn ở một số vùng của Cộng hòa Dân chủ Congo nơi có mật độ dân số rất đông (Chris Huggins 2004). Ở Việt Nam, quyền sử dụng đất hàm chứa nhiều ý nghĩa và giá trị quan trọng, bao gồm ý nghĩa và giá trị của một phương tiện sản xuất, một nguồn thu nhập và một loại tài sản có giá trị

(Nguyễn Văn Sửu 2007).

Liên quan đến quy mô sở hữu tài nguyên đất đai của nông hộ, theo Hoàng Việt (1999) bình quân diện tích đất canh tác của một lao động nông nghiệp ở châu Âu là 17 ha, châu Mỹ khoảng 45 - 50 ha, khu vực châu Á-Thái Bình Dương khoảng 4 đến 4,5 ha và ở Việt Nam khoảng 0,3 ha. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi về vấn đề sở

hữu quy mô đất đai lớn hay nhỏđể phù hợp với mục tiêu ổn định sinh kế. Theo Hung, P.V. và cộng sự (2004), qui mô diện tích đất đai của hộ nhỏ và manh mún đang là một rào cản đối với sự phát triển của nông nghiệp ở Việt Nam; vì vậy Chính phủ đang khuyến khích việc chuyển đổi ruộng đất (đặc biệt là ở miền Bắc) và cho phép các hộ

có số lượng đất đai với diện tích lớn hơn thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại. Trong khi đó, Lau L.J. and Yotopulos P.A. (1971) nghiên cứu so sánh hiệu quả sản xuất của nông trại nhỏ dưới 10 mẫu Anh (tương đương 4 ha) với những nông trại quy mô lớn ở Ấn Độ vào thời kỳ 1955-1957 cho thấy: nông trại nhỏ đạt hiệu quả kinh tế hơn nông trại lớn nhưng có cùng hiệu quả phân phối như nhau và nông trại nhỏ sử dụng đầu vào hữu hiệu hơn.

Về phương diện chính sách, DFID (2007) cho rằng các chính sách liên quan đến sở

hữu đất đai và khả năng tiếp cận đất đai có ảnh hưởng đến an ninh sinh kế của người nông dân. Cũng theo DFID (2007), có một mối quan hệ mật thiết và trực tiếp giữa tiếp cận đất đai và sinh kế, vì thế “tiếp cận tốt hơn đối với đất đai có thểđóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết bốn thách thức lớn của phát triển là đảm bảo tăng trưởng nhanh hơn, giải quyết bất bình đẳng, thúc đẩy tăng trưởng bền vững”.

2.2.2.2 Vốn con người

Theo định nghĩa của DFID (2004) ở cấp độ hộ gia đình, vốn con người là yếu tố về số

lượng và chất lượng lao động của hộ. Yếu tố này khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp, khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe, tri thức về các cấu trúc sở hữu chính thống và phi chính thống (như các quyền, luật pháp, chuẩn mực, cấu trúc chính quyền và các thủ tục hành chính).

Việt Nam với diện tích đất nhỏ hẹp và dân số đông và tăng trưởng nhanh ở khu vực nông thôn đã gây ra sức ép lớn về dân số trong mối quan hệ với đất đai (Sally P. Marsh và cộng sự 2007). Một số nghiên cứu đánh giá về số lượng và chất lượng lao

động nông thôn, cho thấy: lao động nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 3/4 lao động của cả nước nhưng nguồn nhân lực này chưa phát huy hết tiềm năng. Nguyên nhân chính là do trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp; năng suất lao

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

động trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thấp là do chất lượng lao động quá thấp cùng với sự dôi thừa về số lượng (Trần Thị Nguyệt 2004). Cũng cùng quan điểm này, theo Trần Thanh Bé (2004) ở các địa bàn nông thôn rất nhiều chủ hộ chưa hoàn thành hết bậc tiểu học và rất nhiều người không có cơ hội để tham gia các khoá đào tạo từ

các dịch vụ khuyến nông của Nhà nước. Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp và những hạn chế về trình độ học vấn của người dân các chương trình đào tạo, dịch vụ khuyến nông của Chính phủ đã không thể tiếp cận đến hết tất cả các địa bàn nông thôn, dẫn

đến một hệ lụy là người dân nông thôn rơi vào vòng lẩn quẩn trình độ học vấn thấp - thiếu kỹ năng - thu nhập thấp - đói nghèo - ít được đi học. Xét ở khía cạnh quản lý xã hội, hậu quả của số lượng nguồn nhân lực nông thôn đông và chất lượng yếu kém là: sự chuyển dịch lao động tự phát từ các vùng nông thôn về các đô thị tìm kế mưu sinh (Lê Ngọc Hải 2008; Ngân hàng phát triển Á Châu và cộng sự 2004). Việc gia tăng chất lượng của vốn con người ở nông thôn là rất quan trọng, theo tác giả Bùi Quang Bình (2004), năng suất lao động sẽ tăng nếu người nông dân có trình độ học vấn ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mức độ nào đó. Cụ thể nếu tốt nghiệp phổ thông, ngoài việc có trình độ học vấn còn giúp cho người lao động có khả năng lĩnh hội những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và tự tạo việc làm.

2.2.2.3 Vốn tài chính

Vốn tài chính ở khu vực nông thôn chủ yếu là thu nhập của nông hộ và các khoản tín dụng mà nông hộ có thể tiếp cận được. Trong bối cảnh khu vực nông nghiệp nước ta

đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng bình quân khoảng 3,7% /năm (Phạm Thắng 2008) nhưng thu nhập và năng suất lao động ở khu vực nông thôn vẫn còn ở mức thấp, thời điểm năm 2004 thu nhập bình quân lao động nông nghiệp chỉđạt 3,5 triệu đồng/người/năm, thu nhập bình quân của lao động nông thôn ở mức 200.000 đồng/tháng, chỉ bằng 37% của lao động khu vực thành thị (Trần Thị Nguyệt 2004). Theo Lê Ngọc Hải (2008), thu nhập thấp, khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn có xu hướng tăng, tỷ lệ hộ nghèo cao là những hạn chế ảnh hưởng đến vốn tài chính của khu vực nông thôn. Đến thời điểm năm 2009, thu nhập của nông dân khoảng 506.000 đồng/người/tháng, mỗi năm tích luỹ 5 triệu đồng/hộ với mức tích luỹ này, nông dân không đủ đầu tư tái sản xuất (Phạm Anh 2008).

Đối với nguồn tài chính bên ngoài, những năm gần đây người dân nông thôn có nhiều cơ hội tiếp cận với vốn tín dụng nhờ vào sựđa dạng và phong phú của thị trường này. Thị trường tín dụng ở nông thôn hiện nay bao gồm rất nhiều nguồn như: vốn ngân sách, tín dụng với lãi suất ưu đãi của các dự án, vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo và đối tượng chính sách, vốn của các tổ chức và cá nhân đầu tư tại chỗ, tín dụng thương mại,… đáng kể nhất là nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng chính sách xã hội. Cụ thể, vào

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

thời điểm năm 2008, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có số dư nợ

khoảng 225 nghìn tỷ đồng, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân khoảng 20 nghìn tỷđồng và Ngân hàng Chính sách xã hội khoảng 46 nghìn tỷ đồng (Nguyễn Hoài 2008). Tuy nhiên, cũng theo tác giả này, do một số hạn chế và bất cập trong hoạt động của thị

trường tín dụng nên người dân vẫn gặp nhiều khó khăn đối với việc tiếp cận với các nguồn vốn tài chính bên ngoài, một minh chứng quan trọng là tỷ trọng tín dụng ở khu vực nông thôn rất thấp so với các lĩnh vực phi nông nghiệp.

Bên cạnh đó, để tăng vốn tài chính người nông dân có thể sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như là một khoản tín chấp để vay vốn. Tuy nhiên, chỉ được vay trong thời gian ngắn với số tiền ít (chỉ khoảng 5-10 triệu đồng), điều này đã hạn chế

phát triển kinh tế của các hộ nông dân (Phạm Bảo Dương và Yoichi Izumida 2002). Cũng cùng quan điểm này, Ngân hàng thế giới (2003) nhận định Việt Nam đang trong quá trình thực hiện các chính sách đổi mới hệ thống ngân hàng và đã từng bước tự do hoá thị trường tín dụng, nhưng về cơ bản các hộ nông dân nghèo nói riêng và khu vực nông thôn nói chung vẫn đang phải đối mặt với các khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn tín dụng. Liên quan đến vấn đề này, theo Phạm Bảo Dương và Yoichi Izumida (2002), người nông dân thường phải đối mặt với những khó khăn khác về

tính pháp lý, quy định của luật trong việc sử dụng chứng nhận quyền sử dụng đất để

vay vốn ở khu vực tín dụng chính thức như là các ngân hàng chính sách và ngân hàng thương mại

Từ đó cho thấy, trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa và hội nhập với nền kinh tế thế giới vốn tài chính là một trong những trở ngại lớn ở khu vực nông thôn. Bên cạnh vấn đề tích tụ ruộng đất, gia tăng thời hạn sử dụng đất cho mục đích sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn nếu không quan tâm đến các hoạt động đầu tư

khác, đặc biệt là vốn tài chính thì chi phí phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ rất cao, lợi nhuận thấp, sản phẩm khó cạnh tranh kéo theo hệ lụy luẩn quẩn là vốn thương mại sẽ tiếp tục không được đầu tư nhiều vào khu vực này (Nguyễn Hoài 2008).

2.2.2.4 Vốn vật chất

Theo định nghĩa của DFID (2004), vốn vật chất là các tài sản bên trong và bên ngoài mà mỗi nông hộ có thể tiếp cận được. Theo định nghĩa này, vốn vật chất bên ngoài bao gồm: cơ sở hạ tầng công cộng (đường giao thông, cầu cống, công trình thuỷ lợi, công trình cung cấp nước sinh hoạt, mạng lưới cung cấp năng lượng), nhà ở, nơi trú ngụ và các dạng kiến trúc khác như chuồng trại, nhà vệ sinh. Vốn vật chất bên trong bao gồm các tài sản gia đình (đồ dùng nội thất, dụng cụ sinh hoạt), công cụ sản xuất (dụng cụ, trang thiết bị và máy móc chế biến) và các trang thiết bị truyền thông của gia đình như tivi, radio, đầu đĩa, điện thoại. (DFID 2004).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển vốn vật chất ở khu vực nông thôn, theo Trần Anh Dũng (2008) Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư

phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nhiều năm qua, vốn vật chất ở khu vực nông thôn (cơ sở hạ tầng công cộng, điều kiện sinh hoạt,..) đã được cải thiện đáng kể nhờ vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân. Một số số

liệu cụ thể như: đầu tư kinh phí xây dựng giao thông nông thôn hơn 29 nghìn tỷđồng (kể từ năm 1999) từ nguồn vốn trong nước và vốn tài trợ quốc tế, trong đó nhân dân

đóng góp hơn 12 nghìn tỷđồng (chiếm 41,99%) và hơn 409 triệu ngày công lao động.

Đến năm 2006, cả nước có 8.792 xã có đường ô tô đến được trụ sở UBND xã, chiếm 96,9% tổng số xã (năm 1994 là 87,9% và năm 2001 là 94,2%); trong đó, có 8.488 xã (chiếm 93,55%) có đường ô tô đi lại được quanh năm, có 6.356 xã (chiếm 70%)

đường ô tô được nhựa, bê tông hóa (Trần Anh Dũng 2008).

Tóm lại, bên cạnh việc tự gia tăng vốn vật chất bên trong của nông hộ, việc Nhà nước tăng cường các hoạt động đầu tư phát triển vốn vật chất bên ngoài cho khu vực nông thôn là một trong những yếu tố thuận lợi để khu vực này phát triển tốt hơn trong điều kiện người dân có thể gia tăng vốn tự nhiên, cụ thể gia tăng tích tụ tài nguyên đất đai.

2.2.2.5 Vốn xã hội

Bên cạnh những định nghĩa về vốn xã hội của tổ chức DFID, theo Nguyễn Ngọc Bích (2008) vốn xã hội còn bao gồm những sự ràng buộc lẫn nhau do con người đặt ra hay tuân giữ khi giao dịch hay khi chung sức làm một việc gì đó - được định nghĩa như

những chuẩn mực hoặc quy tắc xã hội. Những giá trị này đã được nhà xã hội học Coleman đặt cho một khuôn khổ lý thuyết rõ ràng vào năm 1989 và mô tả vốn xã hội là một cấu trúc, một khuôn khổ cho sự giao dịch giữa những người hành động với nhau nhằm thúc đẩy các hoạt động sản xuất. Theo đó vốn xã hội trở thành một dạng tài nguyên có thể sử dụng cho các mục đích của cuộc sống (Nguyễn Ngọc Bích 2008).

Ở nông thôn Việt Nam - khu vực mang tính làng xã rất cao, thì vốn xã hội được xây dựng và tái hoạt động với sự đóng góp của (i) vốn kinh tế có được từ thu nhập, nắm giữ và lưu thông kinh tế, tài chính; (ii) vốn văn hóa với việc xây dựng và tái tạo các giá trị, các biểu trưng, các di sản; và (iii) toàn bộ các nguồn, các tiềm năng liên quan

đến các quan hệ bền vững của một thực thể xã hội, tạo nên niềm tin, sự cảm thông, sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gắn kết, hợp tác và những hành động mang tính tập thể, ví dụ như hình thức chơi hụi ở

nông thôn, liên kết tổ nhóm (tổ hùn vốn, tổ tiết kiệm, tổđường nước,..) hoặc cao hơn là hình thức hợp tác xã (Ngô Đức Thịnh 2008). Cũng theo giả này, với người nông dân sở hữu đất đai là thể hiện sự hiện diện của họ trong cộng đồng nên khi ban hành một chính sách đất đai, nhà hoạch định phải hiểu tâm lý người nông dân là gắn đất với làng, với văn hoá. Do vậy vấn đềở chỗ là cần nhận thức rõ tính tất yếu các cơ cấu xã

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

hội, mạng lưới xã hội và nguồn lực vốn xã hội để phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông thôn (Ngô Đức Thịnh 2008).

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đai và chính sách hạn điền đến sinh kế nông hộ ở huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 29 - 34)