Kết quả phân tích chi phí sinh hoạt phân theo các nhóm hộđiều tra được trình bày ở
Bảng 4.8 và Hình 4.7.
Qua đó nhận thấy: chi phí sinh hoạt bình quân/hộ có sự gia tăng ở các nhóm. Chi phí sinh hoạt bình quân cho toàn nông hộ của nhóm không đất thấp nhất với 20,2 triệu đồng/năm và nhóm đất nhiều có mức chi tiêu của toàn nông hộ cao nhất với 64,5 triệu đồng/năm.
Bảng 4.8 Phân tích chi phí sinh hoạt của các hộđiều tra (triệu đồng)
Không đất Đất ít Đất TB Đất nhiều Toàn xã
Thực phẩm 12,3 a 16,9 ab 20,8 b 34,7 c 23,2 Giao tế xã hội 3,3 a 6,5 b 6,3 b 10,4 c 7,2 Giáo dục 1,9 a 2,9 a 5,0 a 11,4 b 6,2 Sức khỏe y tế 1,4 a 2,3 a 3,2 a 5,0 a 3,3 Chi khác 1,2 a 1,1 a 2,4 a 3,0 a 2,2 Tổng chi/hộ 20,2 a 29,6 ab 37,8 b 64,5 c 42,1 Tổng chi/người 4,3 a 5,9 ab 9,7 b 12,5 c 9,0 Ghi chú: Trong mỗi hàng, các số trung bình có cùng chữ cái theo sau không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Sự khác biệt mức chi tiêu bình quân toàn nông hộ của nhóm đất nhiều với các nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (xem Phụ lục 6). Không có sự khác biệt thống kê đối với chi phí sinh hoạt của nhóm đất ít và nhóm đất ít so với nhóm đất trung bình. Tương tự đối với chi phí chi tiêu tính trên đầu người cũng có sự khác biệt này ở các nhóm hộ. Sự khác biệt về chi phí sinh hoạt này đã cho thấy sự chênh
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lệch giàu nghèo rất rõ giữa các nhóm hộ sở hữu ít đất và nhiều đất. Qua đó có thể
khẳng định mức độảnh hưởng quy mô đất đai đến sinh kế của nông hộ và hộ nào sở
hữu nhiều đất đai hơn sẽ có cơ hội làm ăn tốt hơn, có mức chi tiêu cho đời sống sinh hoạt tốt hơn. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Không đất Đất ít Đất TB Đất nhiều T ỉ l ệ % s o v ớ i t ổ n g c h i/ h ộ
Thực phẩm Giao tế xã hội Giáo dục Sức khỏe y tế Chi khác
Hình 4.7 Cơ cấu tỉ trọng các loại chi phí so với tổng chi của mỗi nhóm hộ
Cũng qua kết quả ở Bảng 4.8 nhận thấy: các khoản chi phí giao tế xã hội, chăm sóc sức khỏe và chi phí cho giáo dục, học hành cũng tăng lên theo tuần tự ở các nhóm hộ không đất, đất ít, đất trung bình và đất nhiều (hay nói cách khác là các khoảng chi này tăng dần theo quy mô đất đai của nông hộ). Sự gia tăng số trung bình của các chỉ tiêu này khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% (xem Phụ lục 6). Cụ thể, khoản chi giao tế xã hội của nhóm đất nhiều lớn hơn rất nhiều so với các nhóm còn lại, trên 10 triệu đồng/năm, trong khi nhóm không đất chỉ sử dụng 3,3 triệu đồng cho khoản chi này. Khoản chi này bao gồm các chi phí đám tiệc ởđịa phương, chi phí tham quan, du lịch, thăm họ hàng ở ngoài tỉnh và các chi phí giao tiếp xã hội khác thuộc vốn xã hội theo định nghĩa của DFID (2004). Điều này cho thấy hạn chế
của nhóm hộ không đất, ít đất đối với việc tiếp cận với nguồn vốn xã hội, do vậy họ
có ít hơn các cơ hội làm ăn mang lại từ nguồn vốn xã hội. Tương tự, đối với các khoản chi nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng nguồn vốn nhân lực của nông hộ như chăm sóc sức khỏe, học vấn,... Qua kết quả điều tra, nhận thấy các nhóm hộ sở hữu quy mô đất đai lớn có khoản chi cho chăm sóc sức khỏe nhiều hơn so với các nhóm hộ ít đất đai và hộ không đất. Hay nói cách cách là những hộ sở
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hữu quy mô đất đai lớn có cơ hội tốt hơn trong việc nâng cao chất lượng của nguồn vốn nhân lực của gia đình (ít bệnh tật hơn, sức khỏe được chăm sóc tốt hơn,...). Qua kết quảở Hình 4.7 cũng nhận thấy có sự chênh lệch rất rõ giữa các loại chi phí của hộ. Cơ cấu tỉ trọng các loại chi phí giảm dần theo thứ tự: chi thực phẩm, chi phí giao tế xã hội, chi cho giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và thấp nhất là chi phí khác. Tỉ
trọng của chi phí thực phẩm chiếm từ 50% đến 60% trong tổng chi phí ở tất cả các nhóm. Điều này cho thấy người dân luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho vấn đề an ninh lương thực của nông hộ và tiếp đến mới là các nhu cầu chi tiêu khác. Đặc biệt, tỷ lệ
của mức chi tiêu cho giáo dục của nhóm đất nhiều khá cao, chiếm hơn 17% so với tổng chi, kếđến là nhóm đất trung bình tỷ lệ này cũng ở mức trên 13%. Tỷ lệ chênh lệch khá lớn so với hai nhóm đất ít và không đất (chỉở mức dưới 10% so với tổng chi). Từ kết quảđiều tra thực tế cho thấy: các hộ có quy mô đất đai lớn thường quan tâm nhiều hơn đối với chuyện học hành của con cái và chi tiêu nhiều cho việc đi lại, tham quan học tập để nâng cao sự hiểu biết của họ trong sản xuất nông nghiệp và
đem những kiến thức họ học hỏi được ứng dụng trên đồng ruộng của họ để tăng năng suất, tăng thu nhập.
Tóm lại, qua kết quả phân tích số liệu điều tra về thu nhập và chi phí sinh hoạt có thể thấy quy mô đất đai ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của nông hộ. Cụ thể khi quy mô đất đai của hộ tăng lên thì thu thập của hộ có xu hướng tăng và mức sống của hộ
cũng tăng theo.