Tình hình chuyển nhượng đất đai tại xã Định Mỹ

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đai và chính sách hạn điền đến sinh kế nông hộ ở huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 50 - 51)

Số liệu tổng hợp tình hình chuyển nhượng đất đai của xã Định Mỹ trong giai đoạn 2004-2008 được thể hiện ở Hình 4.6. Theo đó, số lượng và diện tích đất đai chuyển nhượng, bao gồm cả chuyển nhượng đất đai trong xã và đất đai ngoài xã, có sự biến

động qua các năm. Số lượng giao dịch chuyển nhượng đất đai bình quân mỗi năm trong xã của giai đoạn này là 48,8 lượt với diện tích đất giao dịch bình quân hằng năm là 135,46 ha (chỉ tính riêng năm 2004 và giai đoạn 2006-2008, diện tích đất đai sang nhượng bình quân vào khoảng 109 ha/năm); các giao dịch chuyển nhượng đất

đai ngoài xã bình quân là 18 lượt/năm. Theo kết quả phỏng vấn, sở dĩ có xuất hiện các giao dịch chuyển nhượng đất đai ngoài xã là do hiện tượng "xâm canh" của người dân địa phương sang các vùng lân cận mua thêm đất để sản xuất nông nghiệp.

97,5 240 85,7 126,6 127,5 18 87 51 27 52 27 19 21 18 14 0 50 100 150 200 250 300 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng diện tích đất giao dịch (ha) Mua đất trong xã (lượt) Mua đất ngoài xã (lượt) Nguồn: Số liệu lưu trữđịa chính xã Định Mỹ năm 2008

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, diện tích đất đai chuyển nhượng tại thời điểm năm 2005 tăng mạnh ở mức 240 ha với 87 giao dịch. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang (2008) giải thích rằng, năm 2005 là thời điểm có nhiều chuyển biến tích cực trong việc đầu tư ứng dụng các kỹ thuật nhằm gia tăng sản lượng và giá trị nông sản của ngành nông nghiệp tỉnh An Giang nên có thể người dân trên địa bàn đã gia tăng tích tụđất đai với mong muốn có được nguồn thu nhiều hơn từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn các cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Thoại Sơn và xã Định Mỹ thì số liệu ghi nhận các giao dịch chuyển nhượng đất đai trên địa bàn trong thời gian qua chưa phản ánh được tình hình thực tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như quy định về thu thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chủ trương thu thuếđất vượt hạn điền và tâm lý e ngại thực hiện các thủ tục mang tính pháp lý nên có một khối lượng lớn các giao dịch chuyển nhượng đất đai được người dân thực hiện mang tính ước lệ hoặc sang nhượng bằng giấy tay, không đăng ký chính thức với bộ phận quản lý địa chính của xã. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý tài nguyên đất đai trên địa bàn, thất thu thuế cho Nhà nước và họ cũng thừa nhận sở dĩ tồn tại tình trạng trên một phần là do những bất cập trong chính sách hạn điền và những thủ tục pháp lý về quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đai và chính sách hạn điền đến sinh kế nông hộ ở huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 50 - 51)