Phương cách ứng xử của người dân với chính sách hạn điền

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đai và chính sách hạn điền đến sinh kế nông hộ ở huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 65 - 66)

Bảng 4.14 ghi nhận kết quả trả lời của người dân vềứng xử với chính sách hạn điền trong cả hai trường hợp hạn điền 3 ha và hạn điền 6 ha (có hiệu lực năm 2007).

Bảng 4.14 Ứng xử của người dân với chính sách hạn điền Phương cách ứng xử Đối với Phương cách ứng xử Đối với hạn điền 3 ha (n=51) Đối với hạn điền 6 ha (n=13) Số hộ % Số hộ % Không trả lời 18 32,7 3 23,1 Giữ nguyên diện tích để sản xuất và chịu thuế vượt hạn điền 17 34,7 4 30,8

Bán bớt đất để không đóng thuế vượt hạn điền 0 0,0 0 0,0 Chia bớt cho con cái (mặc dù chúng chưa lập

gia đình) để giảm hạn điền

10 20,4 3 23,1

Yêu cầu con cái tách hộ sớm và chia đất cho chúng để giảm hạn điền

1 6,1 1 7,7

Nhờ người thân đứng tên trên danh nghĩa để

tránh thuế vượt hạn điền 4 12,2 1 7,7 Ý kiến khác 1 4,0 1 7,7 Thay đổi vềđầu tư cơ bản cho sản xuất - Cao hơn 26 51,0 6 46,2 - Bình thường 25 49,0 7 53,8 Qua Bảng 4.14 nhận thấy: ở cả hai mức hạn điền 3 ha và 6 ha, không một người dân nào chọn phương án "bán bớt đất để không phải chịu thuế vượt hạn điền" và họđã giữđất bằng các phương án chấp nhận đóng thuế, chia đất cho con, nhờ người khác

đứng tên hộ,… (34,7% hộ trả lời giữ đất chịu nộp thuế đối với hạn điền 3ha và 30,8% đối với hạn điền 6ha, ghi nhận tương tự cho các phương án còn lại). Kết quả

khảo sát thực tế và phỏng vấn cán bộ địa phương được biết: tại địa bàn nghiên cứu xuất hiện tình trạng người dân giao dịch đất đai nhưng không thực hiện các thủ tục pháp lý nhằm "né" hạn điền (mua bán bằng giấy tay), hoặc khai bớt đất so với số

thực tế họ sở hữu để giảm thuế, hoặc chia đất cho người thân đứng tên,… nói chung người dân có rất nhiều cách để "né tránh" những quy định về đất đai liên quan đến hạn điền trong trường hợp họ sở hữu diện tích đất vượt quá số quy định. Điều này cho thấy: những bất cập của pháp luật và chính sách đất đai dẫn đến ý thức chấp hành của người dân chưa được tốt, mặc khác đối với người dân nông thôn thì đất

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nhiều nguồn tài nguyên này cho mục tiêu tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của mình. Ở một khía cạnh khác, tỷ lệ người không trả lời câu hỏi này cũng khá cao (tương ứng 32,7% và 23,1% ở các hai trường hợp vượt hạn điền 3 ha và 6 ha) đã cho thấy tính chất nhạy cảm của vấn đề và tâm lý e dè của người dân khi phải nói về

sở hữu đất đai của họ, mà đặc biệt là khi diện tích sở hữu vượt quá những quy định của pháp luật.

Cũng qua Bảng 4.14 đối với chỉ tiêu tự đánh giá sự thay đổi đầu tư cơ bản cho sản xuất của nông hộ trong trường hợp sở hữu nhiều đất đai (vượt hạn điền), nhận thấy: trong cả hai trường hợp sở hữu đất đai vượt hạn điền 3 ha và vượt hạn điền 6 ha, phương án trả lời "đầu tư cao hơn" và "đầu tư ở mức bình thường" xấp xỉ 50/50 (chiếm tỷ lệ 51% và 49% ở trường hợp vượt hạn điền 3 ha; 46,2% và 53,8% ở

trường hợp vượt hạn điền 6 ha). Điều này cho thấy, ý thức tăng vốn đầu tư cơ bản khi được sở hữu đất đai với quy mô lớn của người dân (hay nói cách khác là mục

đích tập trung đất đai cho sản xuất lớn) của người dân trên địa bàn nghiên cứu chưa

được xác định rõ ràng.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đai và chính sách hạn điền đến sinh kế nông hộ ở huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)