Tính kinh tế theo quy mô liên quan đến diện tích đất canh tác

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đai và chính sách hạn điền đến sinh kế nông hộ ở huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 59 - 61)

Theo kết quả điều tra, mô hình canh tác 3 vụ lúa được áp dụng nhiều nhất địa bàn nghiên cứu với tỷ lệ trên 83% (Phụ lục 5) vì vậy trong nghiên cứu này mô hình canh tác lúa 3 vụ được chọn để khảo sát tính kinh tế theo quy mô dựa trên sự gia tăng diện tích đất. Kết quảđiều tra mô hình canh tác lúa 3 vụ (Bảng 4.11).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Các số trung bình của chỉ tiêu chi phí biến đổi khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Cụ thể, quy mô đất đai dưới 3 ha có chi phí cao nhất (16,6 triệu đồng/ha) và chi phí cho quy mô đất đai từ 3 ha đến trên 6 ha chỉ khoảng 10 triệu đồng/ha. Trong khi

đó, lợi nhuận có xu hướng tăng khi quy mô đất đai tăng (cụ thể, quy mô dưới 3 ha

đạt lợi nhuận 12 triệu đồng/ha, thấp nhất; và quy mô đất trên 6 ha đạt lợi nhuận 13,1 triệu đồng/ha, cao nhất). Điều này phù hợp với tính kinh tế theo quy mô (economic to scale): khi quy mô sản xuất tăng (cụ thể ởđây là quy mô đất đai tăng lên) thì chi phí sản xuất trên đơn vị diện tích sẽ giảm.

Bảng 4.11 Chi phí sản xuất mô hình canh tác lúa 3 vụ theo quy mô đất đai Diện tích đất của hộ Diện tích đất của hộ

Chỉ tiêu

Dưới 3 ha 3 - 6 ha Trên 6 ha

Tỷ lệ % (N=98) 51,5 31,3 9,1

Đầu tư cơ bản (triệu đồng/ha) 1,1 0,6 0,6 Chi phí biến đổi (triệu đồng/ha) 15,4 a 9,4 b 9,3 b - Vật tư, nguyên vật liệu 9,1 6,2 5,6 - Lao động 2,7 a 1,0 b 1,0 b - Tưới tiêu 0,6 0,4 0,2 - Thu hoạch 3,0 1,8 2,5 Tổng chi (triệu đồng/ha) 16,6 a 10,0 b 10,3 b Tổng thu (triệu đồng/ha) 28,6 22,2 23,4 Thu nhập thuần (triệu đồng/ha) 12,0 12,2 13,1

Ghi chú: Trong mỗi hàng, các số trung bình có cùng chữ cái theo sau không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%

Liên quan đến vấn đề này, Lê Thị Thiên Hương (2007) trong nghiên cứu đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại trồng lúa ở An Giang chỉ ra rằng những trang trại có quy mô diện tích càng lớn thì vốn đầu tư trung bình trên 1ha đất sản xuất càng giảm. Thêm vào đó, các chỉ tiêu chi phí vật tư nguyên liệu, tưới tiêu, thu hoạch,... đều giảm khi quy mô đất đai tăng. Điều này là do đa số các hộ sở hữu diện tích canh tác lớn trên địa bàn đều có sựđầu tư phương tiện máy móc cơ khí như: máy bơm tưới, máy phun xịt thuốc, máy gặt đập liên hợp, máy tuốt lúa,... (theo hướng cơ giới hóa) trên đồng ruộng của họ, vì vậy họ có thể tiết kiệm

được nhiều công sức lao động và giảm thất thoát, hao phí trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả phỏng vấn cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Thoại Sơn thấy rằng: trong năm 2008, Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã triển khai

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

thực hiện dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trên mô hình thâm canh lúa tổng hợp với quy mô lớn (cánh đồng mẫu 135ha của 119 hộ nông dân tại xã An Bình, Thoại Sơn). Kết quả việc cơ giới hóa sản xuất (làm phẳng mặt ruộng bằng máy laser, máy cấy lúa, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, lò sấy) đã giúp nông dân tiết kiệm

được hơn 40% chi phí giá thành sản xuất và tăng lợi nhuận (Phòng Nông nghiệp huyện Thoại Sơn 2008).

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đai và chính sách hạn điền đến sinh kế nông hộ ở huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)