Hợp tác xã Thạnh Phƣớc, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng chanh không hạt của nông hộ có và không có tham gia hợp tác xã ở xã đông thạnh, huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 30)

tỉnh Hậu Giang

Hợp tác xã (HTX) cây giống nông nghiệp Thạnh Phƣớc thuộc xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nằm trên tuyến lộ nhựa Cái Chanh - Ông Hoạch nối với tỉnh lộ 925, trụ sở chính nằm tại số 143, ấp Phƣớc Thạnh, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Đƣợc sự chỉ đạo hƣớng dẫn của Huyện ủy – UBND huyện Châu Thành, Đảng ủy - UBND xã Đông Thạnh, hƣớng dẫn của Liên Minh HTX Tỉnh, Chi cục Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành. HTX đƣợc hình thành từ Câu lạc bộ khuyến nông năm 1999, gồm 16 thành viên với vốn điều lệ là 20 triệu đồng. Năm 2004 – 2008 là 27 xã viên, với số vốn điều lệ 100 triệu đồng, diện tích là 17 ha và 104 nhân khẩu. Đến nay có 83 xã viên, tổng diện tích canh tác trong khu vực HTX lên đến 47 ha với

224 nhân khẩu, trong đó có 7 xã viên là cán bộ Đảng viên đang công tác tại địa phƣơng với vốn điều lệ là 1,9 tỷ đồng.

HTX có 3 tổ dịch vụ chuyên môn:

- 1 tổ chuyên thu mua sản phẩm chanh trái không hạt; - 1 tổ phụ trách chăn nuôi thủy sản;

- 1 tổ phụ trách tƣ vấn khoa học kỹ thuật.

Ngành nghề chủ yếu của HTX Thạnh Phƣớc gồm:

- Sản xuất và cung ứng giống cây ăn trái, con giống sạch bệnh;

- Sản xuất và cung ứng cây xanh, cây cảnh, hoa kiểng, cây Công - Nông - Lâm nghiệp...;

- Cung ứng phân bón cho xã viên;

- Sản xuất và cung ứng các loại chiếu hàng hóa;

- Bao tiêu, cung ứng chanh trái không hạt và các loại hàng nông sản; - Nuôi trồng thủy sản;

- Liên kết đào tạo nghề dệt chiếu, cung ứng chiếu hàng hóa.

 Qua 10 năm nghiên cứu hợp tác xã đã rút ra các kết quả nhƣ sau: 1./ Sƣu tầm đƣợc giống chanh mới không hạt cho năng suất cao.

2./ Đã khảo nghiệm trên đất Châu Thành và tỉnh Hậu Giang cho thấy tính thích nghi cao, năng suất, chất lƣợng tốt.

3./ Đã làm chủ đƣợc quy trình nhân giống (muốn trồng cây này bắt buộc phải trồng cây ghép có thể gốc ghép là chanh Volka bằng hột (không dùng gốc ghép giâm cành), gốc chanh tàu bông tím, gốc cam mật (nhƣng không đạt bằng gốc chanh tàu).

4./ Đã rút ra đƣợc kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt là kỹ thuật xử lý ra hoa rải vụ để trái không gián đoạn trên thị trƣờng.

5./ Đã rút ra kinh nghiệm xử lý sau thu hoạch, đóng gói, bảo quản và giao cho đối tác.

 Hiệu quả:

Kỹ thuật: đã làm chủ đƣợc kỹ thuật nhân giống, trồng và xử lý ra hoa, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm. Hƣớng đến là áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP Bộ Nông nghiệp vừa ban hành.

Kinh tế: Bình quân ở cây 4 năm tuổi với năng suất và giá thị trƣờng hiện nay ngƣời trồng chanh không hạt đang thu lợi hơn 400 triệu/ha/ năm. Cá biệt có hộ 700 triệu/ha/năm. ( nhƣ hộ Nguyễn Văn Dƣ, Nguyễn Văn Sành xã Đông Thạnh, … )

Xã hội: Đã mở ra một hƣớng đi mới cho bà con nông dân huyện Châu Thành và hiện nay ngành Nông nghiệp Châu Thành đang chọn cây chanh không hạt là cây xoá nghèo cho bà con. Đã có dự án hỗ trợ 10.000 cây giống cho hộ nghèo có sổ có đất sản xuất. Là cây có múi triển vọng nhất và là cây trồng đƣợc bao tiêu sản phẩm toàn bộ duy nhất tại huyện Châu Thành. Giúp bà con chuyển đổi cây trồng có hiệu quả, phẩm chất tốt…Phù hợp chủ trƣơng chính sách của huyện nhà.

Đây là những mô hình cần nhân rộng xây dựng kinh tế hộ gia đình nhờ sự nổ lực, siêng năng cần cù lao động để góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã viên và bà con nông dân.. Thu nhập bình quân của hộ nghèo là 20 - 30 triệu đồng/năm, có nhiều hộ thu nhập trên 100 triệu đồng, nhờ có điều kiện đất đai hoặc góp vốn nhiều, trung bình có thu nhập 50.000.000đ/hộ.

Tất cả xã viên đều gƣơng mẫu hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nƣớc, tích cực tham gia các phong trào địa phƣơng đƣợc UBND xã công nhận là Hội ngƣời tốt việc tốt, không ngừng nâng cao dân trí nhƣ đƣa đi đào tạo các Viện, trƣờng (gồm 05 ngƣời, trong đó: 04 trung cấp điện, 01 trung cấp kế toán, cử 18 ngƣời đi học tại Viện cây ăn quả miền nam, nhân giống cây sạch bệnh, đƣợc cấp giấy chứng nhận loại giỏi. Ban quản trị HTX đã liên kết các cấp Hội phụ nữ, nông dân, thanh niên phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật nhân cây giống cây ăn trái, vận động hộ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và liên kết với trƣờn Đại học Cần Thơ, Phòng nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tập huấn cây trồng, vật nuôi và hội thảo đầu bờ với các Công ty bảo vệ thực vật, Công ty thuốc thú y, thủy sản.

3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHÂU THÀNH - HẬU GIANG

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng chanh không hạt của nông hộ có và không có tham gia hợp tác xã ở xã đông thạnh, huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)