TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHÂU THÀNH,

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng chanh không hạt của nông hộ có và không có tham gia hợp tác xã ở xã đông thạnh, huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 32)

Phần lớn thu nhập của ngƣời dân nơi đây có từ hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ các hộ trồng lúa, rau màu, cây ăn trái…Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích đất trồng lúa ngày càng giảm và diện tích đất trồng cây ăn quả ngày càng đƣợc mở rộng, ngƣời dân đang dần chuyển từ đất ruộng sang đất vƣờn, nguyên nhân là do các nông hộ nhận thấy lợi nhuận từ cây ăn quả cao hơn nhiều so với sản xuất lúa.

Bảng 3.3: Diện tích và sản lƣợng của các loại cây ăn quả từ 2010 – 2012

Tổng số

Trong đó Cam

quít Chuối Nhãn, vải Xoài Chôm

chôm Bƣởi Diện tích - Ha 2 010 5.290 1.456 120 556 825 175 1.193 2 011 6.384 1.814 120 556 942 175 1.715

2 012 6.725 2.215 120 526 864 166 1.763 Sản lƣợng - Tấn 2 010 36.521 11.596 1.354 2.883 3.609 261 11.370 2 011 41.812 13.375 1.354 2.905 3.605 301 14.624 2 012 49.929 18.248 1.354 2.835 3.633 319 17.779

(Nguồn: Niên giám thống kê 2012)

Qua bảng 3.4 ta thấy diện tích trồng cây có múi chiếm phần lớn và tăng qua mỗi năm, rõ rệt nhất là cam, quít tăng 4.873 ha và bƣởi tăng 3.155 ha (2012). Huyện Châu Thành nổi tiếng với đặc sản là bƣởi Phú Hữu, cam sành…song những năm gần đây chính quền địa phƣơng đã đƣa giống mới về thử nghiệm tại các xã nhằm cải tiến chất lƣợng, danh hiệu và nâng cao năng suất cây trồng và một trong những loại trái cây đƣợc ƣa chuộng hiện nay là trái cây không hạt. Ngoài ra, huyện Châu Thành có hệ thống kênh rạch chằng chịt thêm vào đó chịu sự ảnh hƣởng của dòng sông Hậu bồi đắp phù sa, là đặc điểm thuận lợi để phát triển các loại cây trồng đặc biệt là cây có múi nhƣ bƣởi, cam, chanh.

Loại trái cây không hạt từ lâu đã không còn xa lạ với các nhà vƣờn ở huyện Châu Thành - Hậu Giang, đặc biệt là chanh không hạt vì loại cây này đã mang lại không ít lợi ích cho bà con nơi đây, đặc biệt là tạo công ăn việc làm cũng nhƣ xóa đói giảm nghèo, giúp bà con cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập gia đình.

Hiện nay huyện Châu Thành đang chú trọng đầu tƣ mở rộng mô hình hợp tác xã nông nghiệp chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân cũng nhƣ các xã viên có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn trợ cấp, khoa học kỹ thuật và tiếp thu giống mới, nhằm đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện.

Bảng 3.4: Diện tích xuống giống và thu hoạch chanh không hạt phân theo từng xã - thị trấn năm 2012

(Đơn vị: ha)

Xuống giống Thu hoạch

Thị trấn Ngã Sáu 3,70 0,00

Đông Phƣớc A 47,81 20,00

Phú Hữu 2,00 2,00 Phú Hữu A 2,00 2,00 Phú An 17,19 3,00 Đông Phú 0,00 0,00 Đông Thạnh 81,20 26,60 Phú Tân 23,00 23,00 Tổng 177,90 77,60

(Nguồn: Niên giám thống kê 2012)

Diện tích chanh không hạt phân bố không đều chủ yếu tập trung ở xã Đông Thạnh (45,64%), Đông Phƣớc A (26,87%) và Phú Tân (12,93%). Đây là 3 xã có diện tích trồng tập trung và nhiều của huyện, ở xã cũng đã triển khai các mô hình hợp tác xã nông nghiệp nhằm tạo điều kiện phát triển hơn nữa loại cây mang lại lợi nhuận kinh tế cao này. Tuy nhiên, diện tích thu hoạch so với diện tích xuống giống có sự chênh lệch khá lớn, cụ thể ở xã Đông Phƣớc A diện tích thu hoạch chỉ bằng 41,83% so với diện tích xuống giống, ở xã Đông Thạnh là 32,76%. Nguyên nhân là do ngƣời dân chƣa áp dụng nhiều loại kỹ thuật mới vào sản xuất chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của bản thân nên sản lƣợng thu hoạch chƣa cao. Mặt khác, loại giống chanh này chỉ mới bắt đầu phát triển mạnh năm 2011, do đó có rất nhiều hộ gia đình nhận thấy loại cây này đạt đƣợc năng suất cao hơn so với lúa và các loại cây màu khác, nhiều ngƣời trồng hơn và giá bán cũng cao hơn nên họ đã dần chuyển từ đất ruộng sang đất vƣờn, tuy nhiên để chanh phát triển và cho trái thì phải mất 2 đến 3 năm vì vậy có nhiều hộ vẫn chƣa có thu hoạch.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC HỘ THAM GIA MÔ HÌNH HTX CHANH KHÔNG HẠT VỚI CÁC HỘ

KHÔNG THAM GIA MÔ HÌNH

4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT TRONG HTX THẠNH PHƢỚC VÀ CÁC HỘ NẰM NGOÀI MÔ HÌNH

4.1.1. Qui mô nhân khẩu

Số nhân khẩu trong 30 quan sát của các hộ tham gia mô hình hợp tác xã thì trung bình có 6 ngƣời trong một gia đình. Qua khảo sát ta thấy số nhân khẩu của hộ tập trung nhiều nhất ở mức từ 4 đến 6 ngƣời chiếm 63,33%, cao nhất là 8 ngƣời chiếm 20% và thấp nhất là 4 ngƣời chiếm 3,33%.

Bảng 4.1: Qui mô nhân khẩu của nông hộ

HTX Ngoài HTX

Dƣới 4 ngƣời 0 1

Từ 4 đến 6 ngƣời 19 24

Trên 6 ngƣời 11 5

Trung bình 6,3 5,4

(Nguồn: số liệu khảo sát 60 hộ từ 10/2013)

Đối với các hộ không tham gia mô hình thì hộ có số nhân khẩu cao nhất là 11 ngƣời chiếm 3,33% và thấp nhất là 3 ngƣời chiếm 10%. Qui mô tập trung chủ yếu ở mức từ 4 đến 6 ngƣời chiếm 80% cao hơn so với các hộ tham gia mô hình.

Do địa bàn nghiên cứu là vùng nông thôn, số ngƣời trong gia đình bao gồm nhiều thế hệ sống chung với nhau nên có số nhân khẩu lớn vì vậy số ngƣời lao động trong nhà tham gia vào sản xuất cũng nhiều và họ không cần phải mƣớn thêm lao động ngoài, làm giảm thiểu chi phí thuê lao động và làm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

4.1.2. Độ tuổi của lao động chính

Hầu hết các nhà vƣờn trong mô hình hợp tác xã đều có độ tuổi khá cao, nhiều năm kinh nghiệm và đã tham gia mô hình từ trƣớc do đó số tuổi của lao động chính cũng có sự chênh lệch so với các hộ nằm ngoài mô hình. Tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 51 đến 60 chiếm 80%. Số còn lại có thâm niên lâu hơn nên độ tuổi cao hơn chiếm 20% trên tổng số quan sát.

Khác với các hộ tham gia mô hình, chỉ có một hộ có độ tuổi cao (66 tuổi) vì hộ đã biết đến cây trồng này sớm hơn nhƣng không tham gia vào hợp tác xã.

Tuy nhiên cũng có một số hộ mới tham gia trồng chanh nên độ tuổi cũng nhỏ hơn, thấp nhất là 48 tuổi, còn lại tập trung từ 51 đến 60 tuổi.

Độ tuổi của nông hộ cũng ảnh hƣởng ít nhiều đến năng suất cây trồng, do nơi đây cũng chính là nơi sinh ra và lớn lên của nông hộ, họ hiểu rõ về điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác tại địa phƣơng. Bên cạnh đó, số tuổi của lao động gia đình càng cao thì số năm kinh nghiệm càng nhiều, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật mới cũng dễ dàng và sớm hơn các hộ mới tham gia sản xuất.

Bảng 4.2: Độ tuổi lao động chính của nông hộ

HTX Ngoài HTX

Tuổi của lao động chính Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Dƣới 40 tuổi 0 0 0 0 Từ 41 đến 50 tuổi 0 0 6 20,00 Từ 51 đến 60 tuổi 24 80,0 22 73,33 Trên 60 tuổi 6 20,0 2 6,67 Tổng cộng 30 100,0 30 100,00 Trung bình 58,63 55,10 Lớn nhất 65 66 Nhỏ nhất 52 48

(Nguồn: số liệu khảo sát 60 hộ từ 10/2013)

4.1.3. Trình độ học vấn của lao động chính 40,00% 40,00% 33,33% 26,67% Cấp I Cấp II Cấp III

(Nguồn: số liệu khảo sát 30 hộ từ 10/2013)

Hình 4.1 Trình độ học vấn của nông hộ tham gia mô hình HTX

Độ tuổi của các hộ tham gia mô hình khá cao nên hầu hết đều tham gia lao động từ rất sớm, gia đình khó khăn, không có điều kiện đến trƣờng, mặt khác sản xuất chanh không hạt không cần nhiều kiến thức cao, chủ yếu là học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác từ ngƣời khác và cán bộ khuyến nông, các

lớp tập huấn nên trình độ học vấn của họ không cao, chủ yếu là cấp II chiếm 40% trên tổng số quan sát. Thấp nhất là lớp 3 chiếm 6,67% và cao nhất là lớp 12 chiếm 20%.

Đối với các hộ ngoài mô hình thì tỷ lệ này có sự chênh lệch khá cao, cụ thể là có 1 hộ không qua trƣờng lớp chiếm tỷ lệ 3,33% tuy nhiên hộ này lại có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất hơn những hộ khác do họ đã tham gia lao động từ rất sớm nên đã tích lũy đƣợc nhiều từ các nông hộ khác. Trình độ của các hộ nằm ngoài mô hình tập trung chủ yếu ở cấp I chiếm 40% trong tổng số quan sát. 33,33% 23,33% 40,00% 3,33% Mù chữ Cấp I Cấp II Cấp III

(Nguồn: số liệu khảo sát 30 hộ từ 10/2013)

Hình 4.2 Trình độ học vấn của nông hộ không tham gia mô hình

Tuy nhiên chính quyền địa phƣơng cũng tạo điều kiện để các nhà vƣờn tiếp cận với kiến thức căn bản cũng nhƣ kiến thức chuyên môn trong trồng trọt, thông tin khoa học kỹ thuật, thị trƣờng và học hỏi kinh nghiệm từ các nhà vƣờn khác trên địa bàn huyện, hỗ trợ kỹ thuật cho các nông hộ để nâng cao năng suất cũng nhƣ kinh nhiệm trồng cây.

4.1.4. Nguồn lực đất đai của hộ sản xuất

Huyện Châu Thành từ xƣa đã nổi tiếng là vùng ruộng lúa với hàng nghìn ha, tuy nhiên những năm gần đây do ảnh hƣởng của mƣa bão, bệnh dịch, giá cả ngày càng sụt ảnh hƣởng lớn đến năng suất lúa và thu nhập của ngƣời dân. Các hộ nhận thấy cây ăn trái có sản lƣợng, năng suất và giá bán cao hơn so với cây lúa nên đã dần chuyển từ đất ruộng sang đất vƣờn.

Điều kiện đầu tiên để tham gia vào mô hình là các hộ gia đình phải có diện tích đất trồng từ 3 công trở lên do đó diện tích đất của các hộ khá cao, tập trung ở mức 6 đến 10 công có tỷ lệ 93,33%, chỉ có 2 hộ do không có nhiều đất sản xuất nên chỉ có 5 công chiếm 6,67%, và cao nhất là 10 công trong đó có chủ nhiệm hợp tác xã chiếm 13,33%. Diện tích đất của gia đình toàn bộ đều là đất nhà không thuê mƣớn từ bên ngoài, do đó giảm thiểu đƣợc chi phí thuê đất và làm tăng thêm lợi nhuận.

Bảng 4.3: Diện tích trồng chanh của nông hộ Ngoài HTX HTX Diện tích đất Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Từ 3 đến 5 công 17 56,67 2 6,67 Từ 6 đến 10 công 13 43,33 28 93,33 Trung bình 5,53 7,23 Cao nhất 10 10 Thấp nhất 3 5

(Nguồn: số liệu khảo sát từ 60 hộ từ 10/2013)

Cơ cấu diện tích đất của các hộ nằm ngoài mô hình có sự chênh lệch khá cao, cao nhất là 10 công nhƣng chỉ có 1 hộ, thấp nhất là 3 công với 5 hộ chiếm 16,67%, tập trung chủ yếu ở mức 3 đến 5 công, phần lớn là sản xuất với qui mô nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung, số hộ có diện tích đất nhiều là do các nhân khẩu trong gia đình gom lại sản xuất chung nên có sự khác biệt so với các hộ trong mô hình.

4.1.5. Kinh nghiệm sản xuất

Phần lớn các hộ nằm ngoài mô hình nhận thấy các gia đình khác sản xuất có hiệu quả và cũng đƣợc giới thiệu về loại cây này nên hƣởng ứng theo phong trào, phá vƣờn cũ, trồng xen chanh nên kinh nghiệm trồng không nhiều.

Các hộ có số năm kinh nghiệm nhiều nhất là 10 năm và thấp nhất là 2 năm, đối với các hộ mới tham gia sản xuất kinh nghiệm tích lũy chƣa cao, mặt khác một số hộ thấy chanh có lợi nhuận cao song vƣờn cây cũ cũng đã hƣ hại nhiều nên trồng xen trong vƣờn cũ, tuy nhiên họ lại chỉ trồng để lấy trái chứ không quan tâm nhiều đến cây do đó họ không cần học hỏi kinh nghiệm từ những ngƣời trồng chanh khác, chủ yếu là chăm sóc cho vƣờn cây cũ.

Bảng 4.4: Số năm kinh nghiệm của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu

Ngoài HTX HTX Số năm Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Dƣới 5 năm 14 46,67 0 0 Từ 5 đến 10 năm 16 53,33 27 90,00 Trên 10 năm 0 0 3 10,00 Trung bình 5,03 8,23

Cao nhất 10 11

Thấp nhất 2 6

(Nguồn: số liệu khảo sát 60 hộ từ 10/2013)

Khác với các hộ mới tham gia vào sản xuất chanh, những ngƣời có nhiều năm kinh nghiệm đều xuất phát từ hợp tác xã, nơi đầu tiên phát triển giống cây mang lợi nhuận cao này, họ đã trồng cây nhiều năm do đó cũng tích lũy đƣợc khá nhiều kinh nghiệm, song họ cũng tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, giống, phân bón nhằm học hỏi thêm kiến thức để cải tạo vƣờn của mình cũng nhƣ truyền đạt lại cho thế hệ sau.Cụ thể số năm kinh nghiệm cao nhất mà hộ tích lũy đƣợc là 11 năm với 3 hộ trong đó có chủ nhiệm hợp tác xã, ngƣời tiên phong trong việc phát triển cây chanh không hạt này trên địa bàn huyện, chiếm 10%. Kế đó thấp nhất là 5 hộ với 6 năm kinh nghiệm chiếm 16,67% trên tổng số quan sát và tập trung chủ yếu ở mức 5 đến 10 năm có 27 hộ chiếm tỷ trọng khá cao.

4.1.6. Nguyên nhân chọn và không chọn mô hình

Nguyên nhân chủ yếu để các hộ gia đình tham gia vào mô hình nông nghiệp này là do đƣợc hỗ trợ về cây giống, phân bón cũng nhƣ phổ biến về kỹ thuật trồng cây để các hộ sản xuất đúng theo tiêu chuẩn, qui cách và đạt đƣợc mức sản lƣợng tƣơng đối cao, chính sách bao tiêu sản phẩm cũng đã phần nào tạo thêm lòng tin của các nhà vƣờn do đầu ra đƣợc ổn định, không lo sản phẩm của mình không tiêu thụ đƣợc.

Bảng 4.5: Lý do các nông hộ chọn tham gia mô hình

Lý do tham gia HTX Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Đƣợc hỗ trợ về kỹ thuật 30 100,00

Đầu ra đƣợc đảm bảo 25 83,33

Giá bán cao hơn 10 33,33

Đƣợc ngƣời quen giới thiệu 8 26,67

Cỡ mẫu 30 -

(Nguồn: số liệu khảo sát 30 hộ từ 10/2013)

Một số xã viên nhận thấy mình thu đƣợc nhiều lợi nhuận nên đã giới thiệu cho bạn bè và ngƣời thân cùng tham gia do đó số thành viên của hợp tác xã ngày càng tăng qua các năm.

Trong quá trình khảo sát, nhiều hộ gia đình cũng có tham gia mô hình HTX tuy nhiên đƣợc một thời gian họ nhận thấy giá bán của HTX chƣa cao so với giá thị trƣờng và so với các thƣơng lái mua tại vƣờn, mặt khác họ nhận thấy

HTX không có hỗ trợ gì nhiều cho họ nên đã rút ra khỏi HTX để tự mình sản xuất riêng. Tuy nhiên vẫn có một số hộ không tham gia vào HTX nhƣng họ vẫn bán sản phẩm của mình cho HTX.

Bảng 4.6: Nguyên nhân các hộ không tham gia vào mô hình sản xuất

Lý do không tham gia HTX Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Chƣa thấy lợi ích từ HTX 6 20,00

Giá bán thấp hơn giá thị trƣờng 15 50,00

Có khả năng tự sản xuất 25 83,33

Không muốn bị ràng buộc 13 43,33

Cỡ mẫu 30 -

(Nguồn: số liệu khảo sát 30 hộ từ 10/2013)

4.1.7. Tài chính của các nông hộ sản xuất

Do các nhà vƣờn đã tham gia mô hình từ rất sớm nên dần dần đã tích lũy đƣợc vốn sản xuất sau mỗi lần thu hoạch, mặc dù lúc mới bắt đầu sản xuất họ cũng gặp nhiều khó khăn về giống, vốn cũng nhƣ kinh nghiệm nhƣng họ cũng đã giải quyết đƣợc vấn đề này do thu đƣợc nhiều lợi nhuận từ chanh, vì vậy hầu hết vốn sản xuất của họ chủ yếu là vốn gia đình. Chỉ có một số ít hộ vay vốn để tăng thêm diện tích nhằm kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Mặt khác, cũng có một số hộ có đất nhƣng không đủ vốn để sản xuất, song cũng chẳng đủ điều kiện để vay từ các nguồn khác nên sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn, vì vậy hợp tác xã cũng đã đề ra chính sách hỗ trợ nhà vƣờn với mức lãi suất thấp nhằm tạo mọi điều kiện để ngƣời dân tham gia sản xuất và tạo nguồn thu nhập để trang trải chi phí cho gia đình.

Bảng 4.7: Cơ cấu nguồn tài chính của nông hộ

HTX Ngoài HTX Nguồn vốn sản xuất Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Vốn tự có 15 50,00 18 60,00 Vốn tự có + vay từ nguồn chính thức 7 23,33 8 26,67

Vốn tự có + vay từ nguồn phi chính thức 3 10,00 4 13,33

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng chanh không hạt của nông hộ có và không có tham gia hợp tác xã ở xã đông thạnh, huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)