1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long

108 546 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 867,15 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ NGUYỄN HỒNG NHUNG SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM NHẬT VÀ KHOAI LANG SỮA TRÊN ĐẤT RUỘNG Ở HUYỆ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ NGUYỄN HỒNG NHUNG

SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM NHẬT VÀ KHOAI LANG SỮA TRÊN ĐẤT RUỘNG Ở HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã số ngành: 52620115

Tháng 12 - Năm 2013

Trang 2

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGIỆP

Mã số ngành: 52620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.S PHẠM QUỐC HÙNG

Tháng 12 - Năm 2013

Trang 3

i

LỜI CẢM TẠ

Sau hơn 3 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ Hôm nay, với những kiến thức đã học được ở trường và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn thành Luận văn Tốt nghiệp của mình Nhân quyển luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn đến:

Quý Thầy (Cô) trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các Thầy (Cô) Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em trong suốt hơn 3 năm học tập tại trường Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến thầy Phạm Quốc Hùng Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành tốt luận văn này

Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, các anh chị Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Bình Tân đã tạo mọi điều kiện cho em thực hiện đề tài luận văn của mình

Cuối lời, em kính chúc quý Thầy (Cô) Khoa Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh cùng Quý Cô Chú, Anh Chị tại phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống

và thành đạt trong công việc

Trân trọng kính chào!

TP.Cần Thơ, ngày tháng năm 2013

Sinh viên thực hiện

Lê Nguyễn Hồng Nhung

Trang 4

ii

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích được trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

TP.Cần Thơ, ngày tháng năm 2013

Sinh viên thực hiện

Lê Nguyễn Hồng Nhung

Trang 5

iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày … tháng … năm 2013

Thủ trưởng đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

Trang 6

iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày….tháng… năm 2013

Giáo viên hướng dẫn

(ký và ghi họ tên)

Trang 7

v

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI - 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU - 2

1.3.1 Phạm vi không gian 2

1.3.2 Phạm vi thời gian 3

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN - 4

2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài 4

2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế 6

2.1.3 Các chỉ số tài chính 8

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 9

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 9

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 9

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 10

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 19

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BÌNH TÂN - 19

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 19

3.1.2 Đơn vị hành chính 21

3.1.3 Dân số và lao động 21

3.1.4 Tình hình kinh tế xã hội 22

3.1.5 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện

24 3.3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHOAI LANG - 27

3.3.1 Nguồn gốc và đặc điểm của khoai lang 27

Trang 8

vi

3.3.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai 28

3.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI Ở HUYỆN BÌNH TÂN - 31

3.4.1 Diện tích trồng khoai 31

3.4.2 Sản lượng và năng suất Khoai 32

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34

4.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ NÔNG HỘ SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM VÀ KHOAI LANG SỮA Ở HUYỆN BÌNH TÂN - 34

4.1.1 Độ tuổi và số năm kinh nghiệm của chủ hộ trồng khoai 34

4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ 35

4.1.3 Tình hình tham gia tập huấn và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật của nông hộ 36

4.1.4 Nguồn lực của nông hộ 37

4.1.5 Đặc điểm tiêu thụ khoai 41

4.1.6 Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới 42

4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM VỚI KHOAI LANG SỮA Ở HUYỆN BÌNH TÂN- VĨNH LONG. - 43

4.2.1 Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang Tím 43

4.2.2 Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang Sữa 51

4.3 SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM VÀ KHOAI LANG SỮA TRÊN ĐẤT RUỘNG Ở HUYỆN BÌNH TÂN - 58

4.3.1 So sánh các khoản mục chi phí giữa hai mô hình 58

4.3.2 So sánh các tỷ số tài chính giữa hai mô hình 61

4.3.3 Kiểm định về lợi nhuận và thu nhập của hai mô hình 64

4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM TRÊN ĐẤT RUỘNG Ở HUYỆN BÌNH TÂN- VĨNH LONG - 66

4.4.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình trồng khoai lang Tím trên đất ruộng ở huyện Bình Tân – Vĩnh Long 66

4.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình trồng khoai lang Tím trên đất ruộng ở huyện Bình Tân – Vĩnh Long 69

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VIỆC SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM NHẬT TRÊN ĐẤT RUỘNG Ở HUYỆN BÌNH TÂN - TỈNH VĨNH LONG 73

5.1 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ MỐI ĐE DỌA TRONG SẢN XUẤT - 73

Trang 9

vii

5.1.1 Những thuận lợi 73

5.1.2 Những khó khăn 74

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH 75

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -77

6.1 KẾT LUẬN - 77

6.2 KIẾN NGHỊ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC 1: CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐẦU VÀO ĐẦU RA CỦA NÔNG HỘ TRỒNG KHOAI LANG TÍM 81

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY 83

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ CHẠY KIỂM ĐỊNH MANN-WHITNEY 87

Trang 10

viii

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Số mẫu điều tra thực tế tại địa bàn nghiên cứu 9

Bảng 2.2: Kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình hồi quy 15

Bảng 2.3: Kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình hồi quy 16

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Bình Tân từ năm 2010-2012. 20

Bảng 3.2: Các đơn vị hành chính của huyện Bình Tân 21

Bảng 3.3: Diện tích và sản lượng cây trồng ở huyện Bình Tân 24

Bảng 3.4: Số lượng gia súc và gia cầm của huyện Bình Tân qua các năm giai đoạn 2010 – 2012. 26

Bảng 3.5: Diện tích khoai lang trên địa bàn huyện Bình Tân 32

Bảng 3.6: Sản lượng khoai trên địa bàn huyện Bình Tân qua các năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 33

Bảng 4.1: Độ tuổi và năm kinh nghiệm của nông hộ trồng khoai ở hai mô hình 34

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ 35

Bảng 4.3: Tỷ lệ tham gia tập huấn của nông hộ 36

Bảng 4.4: Nguồn lực lao động của các nông hộ 37

Bảng 4.5: Nguồn lực đất đai của các nông hộ 38

Bảng 4.6: Nguồn vốn sản xuất của nông hộ 39

Bảng 4.7: Nguồn gốc của dây khoai giống 40

Bảng 4.8: Lý do sử dụng giống của nông hộ 41

Bảng 4.9: Kế hoạch sản xuất của nông hộ trong thời gian tới 42

Bảng 4.10: Các khoản chi phí của mô hình sản xuất khoai lang Tím 43

Bảng 4.11: Các khoản mục lợi nhuận, thu nhập, doanh thu của mô hình 48

Bảng 4.12: Các tỷ số tài chính của mô hình trồng khoai lang Tím 49

Bảng 4.13: Các khoản chi phí của mô hình sản xuất khoai lang Sữa 51

Bảng 4.14: Các khoản mục doanh thu, thu nhập, lợi nhuận của mô hình 56

Bảng 4.15: Các tỷ số tài chính của mô hình trồng khoai lang Sữa 57

Trang 11

ix

Bảng 4.16: So sánh các khoản mục chi phí của hai mô hình 59

Bảng 4.17: So sánh các tỷ số tài chính của hai mô hình 61

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định về lợi nhuận của hai mô hình 64

Bảng 4.19: Kết quả kiểm định về thu nhập của hai mô hình 65

Bảng 4.20: kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất. 66

Bảng 4.21: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 69

Bảng 5.1: Những thuận lợi của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến quá trình sản xuất 81

Bảng 5.2: Những thuận lợi của các yếu tố đầu ra ảnh hưởng đến quá trình sản xuất 81

Bảng 5.3: Những khó khăn của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến quá trình sản xuất 81

Bảng 5.4: Những khó khăn của các yếu tố đầu ra ảnh hưởng đến quá trình sản xuất 82

Trang 12

x

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 4.1: Chủ thể tập huấn kỹ thuật cho nông hộ 37

Hình 4.2: Tỷ lệ người quyết định giá Khoai 42

Hình 4.3: Cơ cấu chi phí của nông hộ trồng khoai lang Tím 44

Hình 4.4: Cơ cấu chi phí của nông hộ trồng khoai lang Sữa 52

Trang 13

KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình

UBND : Ủy Ban Nhân Dân

BVTV : Bảo vệ thực vật

LĐT : Lao động thuê

Trang 14

1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Từ lâu Nông nghiệp đã giữ vai trò quan trọng đối với Việt Nam và trở thành thế mạnh và là chỗ dựa vững chắc để phát triển kinh tế xã hội của Đất Nước Việt Nam là nước với truyền thống trồng lúa nước mấy nghìn năm và hơn 70% dân số là nông dân, lại còn có tiềm năng lớn về đất đai, lao động, và

điều kiện tự nhiên… nếu nước ta muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh

tế nói chung phải lấy phát triển nông nghiệp làm gốc Sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam Lúa là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, và quan trọng sau lúa có thể kể

đến là khoai lang Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là đồng bằng lớn thứ

hai cả nước, có tổng diện tích là 4,05 triệu ha, phần lớn là đất nông nghiệp (khoảng 3,2 triệu ha) (Tổng cục thống kê, 2011) Tận dụng lợi thế về địa hình cũng như khí hậu rất phù hợp ĐBSCL không ngừng đẩy mạnh việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt trong những năm vừa qua nhờ làm tốt công tác khai hoang, thủy lợi, công tác nghiên cứu giống, công tác khuyến nông đã mở rộng diện tích trồng và sản lượng khoai lang của ĐBSCL tăng liên tục qua các năm

từ 124,1 nghìn tấn năm 2000 lên 410,5 nghìn tấn năm 2011 (Tổng cục thống

kê, 2011) Huyện Bình Tân nằm ven sông Hậu, vùng có đất pha cát với tỷ lệ cao, rất thích hợp cho khoai lang phát triển và vì trồng khoai lang nhẹ đầu tư nhưng cho năng suất rất cao, hiệu quả cao hơn so với trồng lúa và góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp - nông dân - nông thôn, tham gia xóa đói giảm nghèo, cải thiện rõ rệt cuộc sống của cộng đồng cư dân

Có thể nói khoai lang là một trong những cây trồng mũi nhọn và được

ưu tiên trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện Bình Tân Các giống

khoai phổ biến được bà con nông dân trồng hiện nay ở huyện như: Trắng Giấy, Tím Nhật, Bí Đường Xanh, Sữa, Dương Ngọc trong đó hai giống khoai được trồng với tỷ lệ cao là khoai Tím Nhật và khoai Sữa Nhiều nông dân cũng như doanh nghiệp đã làm giàu từ việc trồng và sản xuất các sản phẩm từ khoai lang Bên cạnh những mặt thuận lợi của vùng; hiện nay, tình hình sản xuất khoai lang cũng gặp không ít khó khăn và có nhiều vấn đề bất cập, không ít nông dân cũng như các nhà doanh nghiệp lận đận, than thở trong việc trồng và giải quyết hướng đầu ra cho các sản phẩm từ cây khoai lang Người nông dân cũng khó khăn khi quyết định trồng mô hình khoai nào để có

được hiệu quả kinh tế cao, giúp ổn định đời sống cũng như có được một mô

hình sản xuất bền vững trong thời gian dài Để nắm bắt vấn đề em xin đi sâu

Trang 15

2

vào tìm hiểu và phân tích đề tài: “ So sánh hiệu quả tài chính của mô hình

trồng khoai lang tím Nhật và khoai lang Sữa trên đất ruộng ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long ” làm đề tài nghiên cứu cho mình nhằm giúp cho nông

dân trong huyện thấy được hiệu quả tài chính của hai giống khoai và có hướng

đi thích hợp trong canh tác nông nghiệp để nâng cao thu nhập, cải thiện đời

sống cho người dân huyện Bình Tân nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là so sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang Tím Nhật và khoai lang Sữa trên đất ruộng ở huyện Bình Tân - tỉnh Vĩnh Long Từ đó tìm được mô hình sản xuất có hiệu quả cao hơn để mở rộng

và phát triển mô hình bền vững hơn trong tương lai Góp phần cải thiện đời sống và nâng cao kinh tế của người dân trên địa bàn nghiên cứu

- Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của mô hình trồng khoai lang Tím Nhật trên đất ruộng ở huyện Bình Tân- Vĩnh Long

- Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế trong quá trình sản xuất của nông hộ, từ đó nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang Tím Nhật

1.3 PHẠM VI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian

Đề tài được nghiên cứu ở hai xã: Thành Trung và Thành Đông Đây là

hai xã có diện tích trồng khoai lang lớn nhất ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

Trang 16

- Thời gian thực hiện phỏng vấn thu thập số liệu từ tháng 9/2013 đến 10/2013

- Thời gian thực hiện đề tài từ 8/2013 đến 12/2013

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Các nông hộ có tham gia sản xuất khoai lang ở xã Thành Trung và Thành

Đông của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

Trang 17

4

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài

2.1.1.1 Nông hộ và kinh tế nông hộ

* Nông hộ: định nghĩa “nông hộ là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự

kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt

động với mức độ không hoàn hảo cao” (Nguồn: Frank Ellis, 1993)

* Kinh tế nông hộ: Nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư

nghiệp,…để phục vụ cuộc sống và người ta gọi là kinh tế hộ gia đình

Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ

Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ

làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản than gia đình mình Mặt khác, kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cung, tự cấp hoặc có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng tính tự chủ trong kinh tế nông hộ được thể hiện qua những đặc điểm sau:

+ Làm chủ quá trình sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp

+ Sắp xếp điều hành phân công lao động trong quá trình sản xuất

+ Quyết định phân phối sản phẩm làm ra sau khi nộp thuế cho nhà nước,

được chọn quyền sử dụng lao động còn lại Nếu có sản phẩm dư thừa, hộ nông

dân có thể đem ra thị trường tiêu thụ đó là sản phẩm hàng hóa

* Nguồn lực nông hộ: Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao

gồm đất đai, lao động, kỹ thuật, tài chính, con người,… chúng có mối quan hệ

hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của nông hộ Nếu biết tận dụng mối

Trang 18

5

liên hệ này sẽ giúp nông hộ tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất

2.1.1.2 Sản xuất

Sản xuất: Là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qua quy trình biến

đổi (inputs) để tạo thành các yếu tố đầu ra; một sản phẩm và dịch vụ nào đó

(outputs) Mỗi quá trình sản xuất được mô tả bằng một hàm sản xuất (Nguồn:

Trần Thụy Ái Đông, 2008)

- Xen canh trên một diện tích cây trồng, trông xen canh thêm một loài cây khác, nhằm tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng và tạo thêm nguồn thu

- Chuyên canh là hiện tượng nông dân chỉ trồng một loại hoặc ít nhất một loại cây trên một khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt

- Luân canh: là luân chuyển các loại cơ cấu cây trồng trên một diện tích

đất canh tác Các lợi ích mà luân canh mang lại như:

+ Thay đổi cơ cấu cây trồng, giảm được dịch bệnh, sâu hại kháng thuốc + Giảm thoái hóa đất và cân bằng chất dinh dưỡng

+ Đa dạng hóa sản xuất và cơ cấu mùa vụ

+ Giảm rủi ro và tăng thu nhập

2.1.1.3 Hiệu quả

Hiệu quả là “kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ

đợi và hướng tới Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất

Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng thời gian hao phí

để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” ( Từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang

289)

Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó

là “Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí được gọi là hiệu quả kinh tế.” (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang 244-NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội 2001)

2.1.1.4 Hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí; sản xuất với chi phí thấp nhất; sản xuất đủ

Trang 19

6

để đáp ứng nhu cầu của thị trường Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và

luôn liên quan đến một vài chỉ tiêu cụ thể Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người ta thường đề cập đến ba nội dung cơ bản: hiệu quả kinh tế (hiệu quả chi phí), hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối

2.1.1.5 Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế: là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao

động, kỹ thuật sản xuất) nhất định để tạo ra lượng sản phẩm đầu ra lớn nhất

Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực chất là giá trị, nghĩa là khi sự kết hợp yếu

tố sản xuất thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không hiệu quả

Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất, nói rộng ra là hiệu quả hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính

Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với đồng vốn đã bỏ ra, thời gian thu hồi vốn…

Nói cách khác,

Hiệu quả kinh tế = Lợi ích mô hình đem lại cho xã hội + lợi nhuận (Doanh thu – chi phí) – Thiệt hại cho xã hội mà mô hình sản xuất gây ra

2.1.1.6 Hiệu quả tài chính

Là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực một cách tối ưu nhất để đem lại lợi nhuận cao nhất Hay nói cách khác khi phân tích hiệu quả tài chính chỉ xem xét đến lợi nhuận (Doanh thu – chi phí) của mô hình mang lại, mà không xét

đến phần lợi và thiệt hại cho xã hội

Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính trên góc độ cá nhân, tất cả các chi

phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường

2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế

2.1.2.1 Chi phí sản xuất (CPSX): là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong

quá trình kinh doanh với mong muốn mang lại một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong hoạt

động sản xuất của nông hộ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là

doanh thu và lợi nhuận

Trang 20

7

* Tổng chi phí (TCP): là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động canh tác

để tạo ra sản phẩm bao gồm chi phí lao động (CPLĐ) gồm lao động gia đình

và lao động thuê, chi phí vật chất (CPVT) gồm chi phí vật tư nông nghiệp và trang bị kỹ thuật và chi phí khác (CPK)

2.1.2.2 Doanh thu (DT)

Doanh thu là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm Hay nói cách khác doanh thu chính bằng sản lượng khoai lang khi tiêu thụ nhân với giá bán

2.1.2.4 Thu nhập(TN)

Thu nhập là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động gia đình (CPLĐGĐ) đã bỏ ra

Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất

bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi Lao động gia đình được tính bằng

đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động)

Tổng chi phí sản xuất = Chi phí vật chất + Chi phí LĐ + chi phí khác

Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (gồm chi phí LĐGĐ)

Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí lao động gia đình

Trang 21

8

Lợi nhuận LN/CP =

Chi phí

Thu nhập TN/CP =

Chi phí

2.1.3 Các chỉ số tài chính

* Doanh thu trên chi phí (DT/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi

phí đầu tư thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu Nếu DT/CP < 1 thì ứng với nông hộ sẽ bị lỗ, nếu DT/CP = 1 thì nông hộ sẽ hòa vốn, ngược lại DT/CP > 1 thì nông hộ đầu tư có lời, đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư

* Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Chỉ số này phản ánh một đồng chi

phí bỏ ra nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập (chỉ tiêu này có thể

đánh giá được mức độ hiệu quả của việc sử dụng ngày nhân công nhàn rỗi của

gia đình) Nếu LN/CP là số dương thì người sản xuất có lời, đồng thời cũng cho thấy nông hộ sử dụng lao động nhàn rỗi hiệu quả, chỉ số này càng lớn càng tốt

* Thu nhập trên chi phí (TN/CP): là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng

thu nhập chia cho tổng chi phí Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập Được thể hiện bởi công thức sau:

* Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): Tỷ số này phản ánh trong một

đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại được

bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận

Doanh thu DT/CP =

Chi phí

Lợi nhuận LN/DT =

Doanh thu

Trang 22

9

* Thu nhập trên ngày công lao động (TN/NCLĐ): chỉ tiêu này phản

ánh trong một ngày công lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Đề tài chọn hai xã Thành Trung và Tân Thành của huyện Bình Tân làm địa bàn nghiên cứu vì hai xã này có diện tích trồng khoai lang chiếm tỷ lệ cao

của huyện với Thành Trung là 2048,4 ha và Thành Đông là 1119,8 ha (Niên

giám thống kê huyện Bình Tân, 2012) và số nông hộ trồng khoai lang tím nhật

và khoai lang sữa cũng chiếm tỷ lệ cao Nông dân cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất khoai lang nên đề tài chọn hai xã này sẽ mang tính đại diện cho tổng thể cao

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1 Số liệu sơ cấp

Các đối tượng được phỏng vấn là nông hộ đang tham gia sản xuất khoai lang Tím Nhật và khoai lang Sữa ở huyện Bình Tân, cụ thể là các nông hộ ở hai xã trồng khoai tiêu biểu của huyện là xã Thành Trung và xã Thành Đông với diện tích trồng khoai lần lược là 2048,4 ha và 1119,8 ha (Niên giám thống

kê huyện Bình Tân, 2012) và có truyền thống trồng khoai lâu năm Sau đó sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua việc lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ có sản xuất hai loại khoai ở hai xã trên Trong đó có 50 hộ sản xuất khoai lang Tím nhật và 50 hộ sản xuất khoai lang Sữa Tất cả số liệu điều tra được ghi trong phiếu điều tra và mã hóa bằng phần mềm Excel và STATA

Bảng 2.1: Số mẫu điều tra thực tế tại địa bàn nghiên cứu

TN/NCLĐ = Thu nhập/ Ngày công lao động

Trang 23

10

tháng đầu năm 2013; Các báo cáo tổng kết hằng năm về tình hình kinh tế - xã hội, sản xuất nông nghiệp của các cơ quan ban ngành ở xã Thành Trung và Thành Đông của huyện Bình Tân; Các báo cáo kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như trong nội bộ ngành nông nghiệp của huyện; Các đề tài nghiên cứu khoa học, tài liệu có liên quan đến việc trồng khoai của các cơ quan ban ngành ở huyện Bình Tân Tham khảo các tài liệu từ sách báo, tạp chí khoa học

và các wedsite có liên quan đến nội dung nghiên cứu

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1 Đối với mục tiêu 1

* Phương pháp thống kê mô tả:

- Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn

- Trong bài nghiên cứu, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để thống kê các số liệu về giá trị đầu vào, đầu ra và dựa vào kết quả đã thống kê

để đánh giá sự tác động của các yếu tố đầu ra, đầu vào đến kết quả kinh tế của

mô hình trồng khoai lang Tím Nhật và khoai lang Sữa trên đất ruộng ở huyện Bình Tân - Vĩnh Long

2.2.3.2 Đối với mục tiêu 2

* Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt

động kinh tế, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có

tính so sánh được để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng, quy trình kinh tế

+ So sánh số tuyệt đối: Là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu, kết quả biểu hiện quy mô của hiện tượng kinh tế

Tăng/giảm số tuyệt đối = Trị số năm phân tích – trị số kì gốc

+ So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa hiệu số của

kỳ phân tích so với kì gốc và kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế Kết quả biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế

T =

1

1 2

T

T

T

* 100% (2.1)

Trang 24

11

Trong đó: - T1: số liệu năm trước

- T2: số liệu năm sau

- T: tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước(%) Luận văn sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối, các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu kinh tế để so sánh hiệu quả tài chính của hai mô hình trồng khoai lang Tím Nhật và khoai lang Sữa

* phương pháp kiểm định

Kiểm định MANN –WHITNEY (Kiểm định U): Kiểm định U là một loại kiểm định bằng cách xếp hạng các mẫu độc lập với mục đích kiểm định sự bằng nhau của các tổng thể có phân phối bất kỳ

Trong đó: n1: là số quan sát mẫu chọn ra từ tổng thể thứ nhất

n2: là số quan sát mẫu chọn ra từ tổng thể thứ hai

R1:là tổng các hạng các quan sát thuộc tổng thể thứ nhất Tiếp theo, tra bảng phân phối U để tìm F(U) = Fn1,n2(U) Và quyết định bác bỏ giả thuyết H0 khi: α > 2F(U)

+ Trường hợp mẫu lớn (n > 10)

Khi tăng quan sát lên (tăng n), phân phối U sẽ tiếp cận phân phối chuẩn,

và nếu giả thuyết H0 đúng thì trung bình và phương sai của phân phối U được tính như sau:

Giá trị kiểm định được tính như sau:

Quyết định bác bỏ giả thuyết H0:

- Thông thường nếu không có mức ý nghĩa α ta tính giá trị p để kết luận

- Nhưng nếu phân phối của hai tổng thể thì giống nhau và kiểm định ở mức ý nghĩa α ta có 3 trường hợp tổng quát như sau:

+ Nếu kiểm định dạng “1 đuôi” với đối thuyết H1 rằng vị trí của tổng thể thứ nhất thì lớn hơn tổng thể thứ hai, giả thuyết H0 bị bác bỏ khi: /Z/ < -Zα

Trang 25

12

+ Nếu kiểm định dạng “1 đuôi” với đối thuyết H1 rằng vị trí của tổng thể thứ nhất thì nhỏ hơn tổng thể thứ hai, giả thuyết H0 bị bác bỏ khi: /Z/ > Zα + Nếu kiểm định dạng “2 đuôi” với đối thuyết H1 rằng hai phân phối của tổng thể thì khác nhau, giả thuyết H0 bị bác bỏ khi: /Z/ < -Zα/2 hoặc /Z/ > Zα/2

Phạm Quốc Dũng (2010) và Đinh Kim Xuyến (2009) cùng so sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình Đề tài của Phạm Quốc Dũng nghiên cứu 2 mô hình: mô hình 3 vụ lúa và mô hình 2 lúa -1 dưa hấu trên địa bàn huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang Đề tài sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi nhuận (CBA) để phân tích chi phí lợi nhuận, kết quả đề tài cho thấy mô hình 3 lúa và mô hình 2 lúa-1 dưa hấu đều cho lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là khá cao lần lượt là 1,6 và 1,9, sau đó tác giả dùng phương pháp kiểm định MANN –WHITNEY (Kiểm định U) để kiểm định hiệu quả của hai mô hình Qua đó tác giả đã đề xuất ra được mô hình sản xuất tối ưu và khuyến khích nông hộ sản xuất chuyển đổi sản xuất từ mô hình 3 lúa sang mô hình 2 lúa – 1 dưa hấu

do điều kiện thời tiết và địa chất ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang không phù hợp sản xuất độc canh Còn đề tài của Đinh Kim Xuyến nghiên cứu

ở địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, tác cũng phân tích các chỉ tiêu tài

chính để so sánh hiệu quả tài chính hai mô hình Kết quả phân tích chỉ cho biết các chỉ tiêu tài chính của việc so sánh hai mô hình, vì không sử dụng phương pháp phân tích CBA nên chưa cho thấy được tỷ suất lợi nhuận của hai mô hình Tác giả cũng dùng kiểm định MANN –WHITNEY (Kiểm định U) để kiểm định về lợi nhuận của hai mô hình, từ đó đưa ra mô hình trồng hiệu quả hơn Cả hai đề tài tuy cùng nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất lúa nhưng đề tài của Đinh Kim Xuyến chỉ dừng lại ở phân tích hiệu quả sản xuất và đã xác định được những nhân tố để phát huy và nhân tố xấu để khắc phục từ đó định hướng phát triển hai mô hình phát triển bền vững còn đề tài của Phạm Quốc Dũng đã đề ra được mô hình sản xuất hiệu quả để mở rộng

và phát triển

Võ Thị Thúy Diễm (2011), khi phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế của đề tài mình, tác giả áp dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) để so sánh hiệu quả giữa hai mô hình sản xuất lúa ở Cần Thơ và Đồng Tháp Sau đó tác giả dùng kiểm định MANN –WHITNEY (Kiểm định U) để kiểm định về thu nhập và lợi nhuận của hai mô hình, từ đó đưa ra mô hình có hiệu quả hơn Qua tham khảo, so sánh nhận xét, tổng kết lại các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thì luận văn với đề tài “ So sánh hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím Nhật và khoai lang sữa trên đất ruộng ở huyện Bình

Trang 26

13

Tân, tỉnh Vĩnh Long” cũng kế thừa và áp dụng phương pháp so sánh và phương pháp kiểm định MANN –WHITNEY (Kiểm định U) để phân tích hiệu quả tài chính của việc trồng khoai của nông hộ

2.2.3.3 Đối với mục tiêu 3

* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình

Năng suất của việc sản xuất Khoai lang chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau Một số nhân tố chủ yếu đến năng suất Khoai như sau: Trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, lượng phân Đạm, lượng phân Lân, lượng phân Kali,

số lượng giống sử dụng, chi phí thuốc BVTV, lao động và lượng phân hữu cơ Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng:

+ LnX1: Số năm kinh nghiệm (năm)

+ LnX2: Số lượng giống sử dụng (dây/1000 m2)

+ LnX3: Lượng phân Đạm (N) (kg/1000 m2/vụ)

+ LnX4: lượng phân Lân (P) (kg/1000 m2/vụ)

+ LnX5: Lượng Kali (K) (kg/1000 m2/vụ)

+ LnX6: Chi phí thuốc BVTV (đồng/1000 m2)

+ LnX7: Số ngày công lao động gia đình (ngày)

+ LnX8: Số ngày công lao động thuê (ngày)

+ D9: Phân hữu cơ (0= Không sử dụng; 1= Có sử dụng)

- Số năm kinh nghiệm: Những người có thâm niên trong nghề trồng khoai lang càng lâu thì càng có kinh nghiệm trong việc canh tác sao cho khoai

đạt hiệu quả cao, biết chọn thời điểm bán có giá, đồng thời trong mua bán

người nông dân có kinh nghiệm lâu năm sẽ dễ dàng thỏa thuận với thương lái

để có thể giữ được giá bán cao hơn và không bị ép giá so với những người

thiếu kinh nghiệm

Trang 27

14

- Lượng giống: Giống là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất khoai, làm thế nào để sử dụng lượng giống hợp lý và đạt năng suất mới quan trọng và giống có chất lượng thì năng suất mới cao, vì vậy lượng giống được xem là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất khoai

- Lượng phân bón: Phân bón góp phần cho khoai lang nhanh chóng phát triển, đồng thời phân bón giúp cho khoai đạt năng suất cao, vì thế lượng phân bón là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất

+ Lượng phân Đạm, Lân, Kali được tính theo lượng nguyên chất của từng loại Chỉ tiêu này được tính dựa trên lượng %N, %P, %K trong hỗn hợp lượng phân NPK mà nông dân sử dụng Ngoài ra nông hộ còn sử dụng lượng phân hữu cơ trong sản xuất khoai lang (phân chuồng, rơm rạ hoai mục) Tuy nhiên, lượng sử dụng loại phân vô cơ rất khó xác định lượng N, P, K nguyên chất nên đề tài chỉ tính lượng phân N, P, K trong lượng phân hữu cơ

- Chi phí thuốc nông dược được tính cho tổng chi phí cho các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc bệnh và thuốc dưỡng (đồng/ngànm2/vụ) Thực tế các loại thuốc BVTV được các hộ nông dân sử dụng là khác nhau và đơn vị tính nồng độ nguyên chất của chúng cũng không đồng nhất (thuốc bột tính bằng gam, thuôc nước tính bằng ml) Vì vậy việc đưa ra nồng độ nguyên chất của các loại thuốc BVTV là khó và phức tạp nên ta sử dụng biến chi phí tính bằng tiền cho các loại thuốc BVTV

- Số ngày công lao động thuê (ngày công): Nếu số ngày công càng nhiều chứng tỏ thời gian bỏ ra trong sản xuất càng nhiều (chăm sóc cây), thì năng suất càng cao Vì vậy ngày công lao động cũng được xem là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất khoai

- Số ngày công lao động gia đình (ngày công): Nếu số ngày công càng nhiều chứng tỏ thời gian bỏ ra trong sản xuất càng nhiều (chăm sóc cây), góp phần tăng năng suất khoai Vì vậy ngày công lao động gia đình cũng được xem là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất khoai

- Biến giả lượng phân hữu cơ: Nhận giá trị 0 là không sử dụng phân hữu

cơ, nhận giá trị 1 là có sử dụng phân hữu cơ Phân hữu sơ dùng để bón lót cho

đất trước khi trồng khoai (như phân chuồng, rơm, rạ, tro trấu, hoai mục…),

việc bón phân hữu cơ này giúp đấttăng tính tơi xốp, đất tốt hơn, có thể ảnh hưởng đến năng suất của khoai lang sau này Nên việc bón hay không bón phân hữu cơ của nông hộ cũng được xem là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất

Trang 28

15

Bảng 2.2: Kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình hồi quy

Tên biến Dấu kỳ vọng LnX1: Số năm kinh nghiệm +

LnX2: Số lượng giống sử dụng (dây/1000 m2) -

LnX3: Lượng phân Đạm (N) (kg/1000 m2/vụ) +

LnX4: lượng phân Lân (P) (kg/1000 m2/vụ) +

LnX5: Lượng Kali (K) (kg/1000 m2/vụ) +

LnX6: Chi phí thuốc BVTV (đồng/1000 m2) -

LnX7: Số ngày công lao động gia đình (ngày) +

LnX8: Số ngày công lao động thuê (ngày) +

D9: Phân hữu cơ (0= Không sử dụng; 1= Có sử dụng) +

* Phương trình hồi quy tuyến tính

- Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố

ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình, từ những phân tích bằng phương pháp

thống kê mô tả ở trên, ta xác định các nhân tố có thể ảnh hưởng đến mô hình, sau đó tiến hành chạy hàm hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy và các nhân tố ảnh hưởng xấu để khắc phục Phương trình hồi quy có dạng:

+ X4: Chi phí lao động thuê (đồng/1000m2)

+ X5: Chi phí nhiên liệu (đồng/1000m2)

+ X6: Số tuổi chủ hộ ( tuổi)

+ X7: Trình độ học vấn (Năm)

+ X8: Vay vốn (0= Không vay vốn; 1= Có vay vốn)

Trang 29

16

Bảng 2.3: Kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình hồi quy

Tên biến Dấu kỳ vọng

X1: Chi phí giống (đồng/1000m2) -

X2: Chi phí phân bón (đồng/1000m2) -

X3: Chi phí thuốc BVTV (đồng/1000m2) -

X4: Chi phí lao động thuê (đồng/1000m2) -

X5: Chi phí nhiên liệu (đồng/1000m2) -

X6:Số tuổi chủ hộ ( tuổi) +

X7: Trình độ học vấn (Năm) +

X8: Vay vốn (0= Không vay vốn; 1= Có vay vốn) -

+ b0 : là hệ số tự do, hệ số này cho biết giá trị trung bình của biến Y khi các biến X1, X2,…Xk bằng 0

+ b1, b2,…bk là hệ số hồi quy riêng, hệ số này cho biết ảnh hưởng của từng biến X lên giá trị trung bình của biến Y khi các biến còn lại được giữ cố

định

+ b1, b2,…bk cho biết khi X1, X2,…Xk tăng hay giảm 1 đơn vị thì trung bình Y sẽ tăng hay giảm bao nhiêu đơn vị, với điều kiện là các biến khác không đổi

* Kết quả in ra từ phần mềm STATA có các thông số như sau:

- Hệ số tương quan bội R (Multiple Correlation Coeficient): nói lên tính liên hệ chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và các biến độc lập (Xi) R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ

- Hệ số xác định R2(R-square), (Multiple Coeficient of Determination):

là tỷ lệ ( hay phần trăm) thay đổi của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập (Xi) hoặc % các (Xi) ảnh hưởng đến (Y), phần còn lại do các yếu tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu R2 càng lớn càng tốt

- Adjusted R Square: Hệ số xác định đã được điều chỉnh dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa hay không Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy

+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy, R2càng lớn mô hình càng có ý nghĩa vì khi đó Prob> F càng nhỏ

+ Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F với mức ý nghĩa α

Trang 30

17

+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0 (H0: tất cả các tham

số hồi quy đều bằng 0 (b1= b2= b3= … = bk = 0) hay các Xi không liên quan tuyến tính với Y H1 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y)

+ F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng cao Bác bỏ H0 khi F > F tra bảng

+ Prob> F: mức ý nghĩa Prob> F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao Prob> F cho ta kết luận mô hình có ý nghĩa khi Prob> F nhỏ hơn mức

Cơ sở kiểm định phương trình (kiểm định với độ tin cậy là 95% ứng với mức ý nghĩa α = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%)

⇒ Bác bỏ giả thuyết H0 khi: P_value < α

⇒ Chấp nhận giả thuyết H0 khi: P_value α

Kiểm định các nhân tố trong phương trình hồi quy:

Các nhân tố trong phương trình hồi quy ảnh hưởng đến phương trình ở những mức độ khác nhau Do đó, ta kiểm định từng nhân tố trong phương trình để xem xét mức độ ảnh hưởng và độ tin cậy của từng nhân tố đến phương trình

- Nguyễn Thị Kiều Tiên (2010) và Diệp Thị Ánh (2011) cùng phân tích

đối tượng là cây khoai lang của huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long Cả hai đề

tài tuy thực hiện ở hai năm khác nhau và mục tiêu của hai đề tài khác nhau nhưng cũng có phương pháp phân tích tương tự nhau Qua việc phân tích hồi quy kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Nguyễn Thị Kiều Tiên là: năng suất khoai, giá bán, chi phí trồng, chi phí chăm sóc, chi phí thu hoạch, chi phí lao động gia đình Còn đề tài Diệp Thị Ánh qua phân tích

Trang 31

18

hồi quy đã cho kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất là: chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí lao động gia đình, diện tích sản xuất, năng suất khoai + Lê Thị Diễm Hằng (2012), cũng áp dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tinh bằng phần mềm SPSS, kết quả cho thấy sự thay đổi của năng suất khoai lang chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh nghiệm, số lao động nam,

số lượng giống, lượng N, lượng P2O5, chi phí làm đất, chi phí thu hoạch, chi phí thuốc, ngày công lao động chưa có lao động thu hoạch Và sự thay đổi của lợi nhuận thu được từ trồng khoai lang do ảnh hưởng bởi chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí chăm sóc, năng suất và giá

Qua tham khảo, nhận xét, so sánh và kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây Đề tài này đã đưa vào phân tích những loại chi phí bao gồm: Chi phí giống; chi phí phân bón; chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí nhiên liệu; chi phí thuê lao động; chi phí lao động gia đình; chi phí khác

2.2.3.4 Đối với mục tiêu 4

Từ kết quả phân tích của các mục tiêu trên và các thông tin thu thập được

từ các nguồn có liên quan để đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các yếu

tố tích cực và khắc phục các yếu tố ảnh hưởng xấu giúp nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình

Trang 32

19

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BÌNH TÂN

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Bình Tân được thành lập theo Nghị định 125/NĐ-CP ngày 31/7/2007 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Minh để thành lập huyện Bình Tân của Chính Phủ Và chính thức chia tách từ huyện Bình Minh từ ngày 01/01/2008

* Vị trí địa lý: Huyện Bình Tân nằm ở phía Bắc quốc lộ 1A, phía Bắc và

Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp huyện Bình Minh và thành phố Cần Thơ (Sông Hậu), phía Đông giáp thị xã Bình Minh và huyện Tam Bình, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp

Với vị trí giáp với sông Hậu cùng với hệ thống sông ngòi và kênh gạch chằng chịt tạo thuận lợi cho giao thông thủy và kết hợp các tuyến đường giao thông quan trọng đi qua huyện như Quốc lộ 54; đường tỉnh 908; đường tỉnh 910; đường huyện 80( đường Thành Đông- Thành Trung); đường huyện 81 (

đường Thuận An- Rạch Sậy) Đồng thời huyện giáp liền với thành phố Cần

Thơ là đô thị loại 1 trực thuộc Trung Ương, là trung tâm kinh tế - văn hóa - quốc phòng - khoa học - kỹ thuật của vùng ĐBSCL nên có tác động thuận lợi trực tiếp đến cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện

Bình Tân có địa hình đồng bằng do phù sa tạo nên, tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa… với vị trí địa lý như thế nên huyện

có ưu thế về phát triển sản xuất nông nghiệp trình độ thâm canh và luân canh theo kỹ thuật cao (các loại rau màu đa dạng như; khoai lang, bắp, mè, khoai lang, rau đậu các loại…), tiềm năng phát triển thủy sản và du lịch sinh thái miệt vườn… Với vị trí thuận lợi đó là tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của huyện sau này

* Sông ngòi: Địa bàn huyện Bình Tân có một hệ thống sông ngòi và

kênh gạch chằng chịt như: sông Trà Mơn, kinh Mười Thới, kinh Chú Bèn, rạch Tầm Vu, rạch Bà Viên… và tiếp giáp sông Hậu nên hệ thống sông này có lưu lượng nước ngọt lớn và phù sa màu mỡ quanh năm Với địa hình như trên nên rất thuận lợi cho việc lợi dụng thủy triều để cung cấp nước cho các hoạt

động sản xuất nông nghiệp Và là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành

nông nghiệp của huyện

Trang 33

20

* Khí hậu: Huyện Bình Tân nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai

mùa là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 có lượng mưa chiếm từ 95% - 97%, gió chủ đạo là gió Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió chủ đạo là gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ không khí quanh năm đều cao, trung bình dao động từ 260C đến 280C Độ ẩm trung bình từ 75% - 86% Do vị tri

địa lý không giáp biển và nằm sâu trong đất liền hơn so với các huyện khác

trong tỉnh nên Bình Tân cũng hạn chế được tác động mưa bão từ biển Đông Với nhiệt độ gần như ổn định quanh năm nên tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân có thể điều khiển được vụ mùa của mình một cách dễ dàng

Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.550 - 2700 giờ/năm; tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1300 - 1500 mm; Những tháng còn lại cũng có số giờ nắng tương đối cao và ổn định Chính nhiệt độ và sự chiếu sáng

đều độ của mặt trời lên toàn tỉnh Vĩnh Long nói chung và huyện Bình Tân nói

riêng đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt

* Đất đai: Diện tích tự nhiên của huyện là 15.806 ha Trong đó, người

dân sử dụng đất cho nông nghiệp là chủ yếu Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp là cao nhất 12.853 ha chiếm diện tích tự nhiên, 2.948 ha đất phi nông nghiệp chiếm tổng diện tích, còn lại là đất chưa sử dụng là 5 ha chiếm tổng diện tích đất

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Bình Tân từ năm 2010-2012

Đơn vị: Ha

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Khoản mục

Diện tích

Tỷ lệ (%)

Diện tích

Tỷ lệ (%)

Diện tích

Tỷ lệ (%)

Tổng 15.806 100,00 15.806 100,00 15.806 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2012

Đến năm 2012 cơ cấu sử dụng đất của huyện Bình Tân có thay đổi theo

hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất phi nông nghiệp Cụ thể, diện tích đất nông nghiệp 12.610 ha chiếm 79,78% giảm 243 ha so với năm 2010, đất phi nông nghiệp là 3.191 ha chiếm 20,19% tổng diện tích, tăng

243 ha so năm 2010, còn lại là đất chưa sử dụng là 5 ha chiếm 0,03% vẫn giữ nguyên sau 3 năm (Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2012)

Trang 34

Dân số (Người)

Mật độ dân

số (Người/km2)

Số hộ dân cư (Hộ)

* Cơ cấu dân số

Tổng dân số toàn huyện năm 2012 là 93.914 người và 23.631 hộ (khoảng

4 người/ hộ), chiếm 100% dân số sống ở khu vực nông thôn (do thị trấn Huyện

lỵ Bình Tân chưa thành lập) Mật độ dân số bình quân của huyện năm 2012 là

594 người/ km2 thấp hơn mật độ dân số bình quân chung của tỉnh là 686 người/ km2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2012 là 0,104 %, tăng 0,034% so năm 2008 (niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2012)

Trang 35

22

ngành Nông lâm thủy sản chiếm 63,87%; ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại - dịch vụ là 13.522 người chiếm 23,30%) Số lao động còn lại là 5125 người (8,11% tổng số người trong độ tuổi lao động) đi làm nơi khác hoặc chưa có việc làm Qua đó ta thấy nguồn nhân lực của huyện chủ yếu tập trung ở khu vực nông ngiệp

3.1.4 tình hình kinh tế xã hội

* Về kinh tế

Từ khi huyện được thành lập, nền kinh tế của huyện giai đoạn 2010-

2012 tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng tích cực, các ngành, lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mai dịch vụ đều có bước tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu đạt mức tăng bình quân hàng năm tương đương so với Nghị quyết Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ đề ra Bên cạnh đó, những công trình kết cấu hạ tầng quan trọng đã và đang được thực hiện đầu tư xây dựng, tạo động lực mới thúc

đẩy kinh tế phát triển Đời sống vật chất tinh thần cảu người dân không ngừng được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 trên 14 triệu đồng/

người/ năm, tăng 1,26 lần so với năm 2008 (11,1 triệu đồng/ người/năm) Và

đến năm 2012 là 18,312 triệu đồng/ người/ năm tăng 1,308 lần so với năm

2010

Theo báo cáo kinh tế xã hội của chi cục thống kê huyện Bình Tân 2012 thì nền kinh tế phát triển ổn định, một số lĩnh vực có mức tăng trưởng khá so với cùng kì năm 2011 Lĩnh vực nông ngư nghiệp ước đạt 907,153 tỷ đồng,

đạt 100,35% so Nghị quyết, tăng 7,4% so với cùng kì Công nghiệp- tiểu thủ

công nghiệp liên tục phát triển, tổng giá trị ước đạt 83,078 tỷ đồng, đạt 103,85% so với nghị quyết, tăng 6,41% so năm 2011 Lĩnh vực thương mại- dịch vụ là 1.391 tỷ đồng, đạt 102,28% so Nghị quyết và tăng 21,06% so cùng

kì năm 2011

Theo báo cáo kinh tế xã hội của chi cụ thống kê tính đến 6 tháng đầu năm

2013 thì tổng giá trị nông, lâm, thủy sản ước đạt 1.567 tỷ 179 triệu đồng, đạt 46,01 % so với kế hoạch và giảm 1,06% so với cùng kì năm 2012 Ngành tiểu thủ công nghiêp cũng phát triển, tổng giá trị ngành ước đạt 49 tỷ 101 triệu

đồng, đạt 56,63% kế hoạch và tăng 4,88% so cùng kỳ năm trước Đối với

ngành thương mại- dịch vụ thì tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt

723 tỷ 245 triệu đồng, đạt 43,57% , tăng 14,38% so với cùng kỳ năm 2012 Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2012 được 336,553 tỷ đồng, đạt 240%

so với kế hoạch; thu ngân sách trên địa bàn 18,581 tỷ đồng, đạt 118,47% kế hoạch (trong đó thu ngân sách huyện là 13,595 tỷ đồng, ngân sách xã l2 4,126

Trang 36

23

tỷ đồng) Tính đến tháng 6 năm 2013, tổng thu đạt 192 tỷ 879 triệu đồng, đạt 105,07% so kế hoạch, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm trước Thu trên địa bàn huyện là 13 tỷ 359 triệu đồng, đạt 72,21% kế hoạch

* Về xã hội

Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền phục vụ chiến dịch mùa khô, công tác tuyển quân, xây dựng nông thôn mới và các ngày lễ lớn; kiểm tra hoạt động các dịch vụ trên địa bàn; tổ chức các hình thức liên quan văn nghệ, hội thi, thể dục thể thao…Quan tâm thực hiện tốt công tác xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư và nếp sống văn minh nơi công cộng

Giáo dục: Quan tâm thực hiện đề án nâng cao giáo dục, chống bỏ học; tỷ

lệ học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt tăng hơn cùng kỳ Thực hiện tốt công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục năm

2012, có 11/11 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, 8/11 xã đạt chuẩn phổ cập trung học phổ thông Tuy nhiên chất lượng giáo dục giưã các trường chưa đồng đều, tỷ lệ học sinh bỏ học bậc trung học phổ thông khá cao (5,72%) Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ học sinh bỏ học đã kéo giảm

ổn định dưới 2%

Y tế: Việc khám và điều trị bệnh cho nhân dân được quan tâm Mạng lưới

y tế và cộng tác viên dân số điều khắp Công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường được chú trọng; thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia, truyền thông chống dịch bệnh Cho xây dựng 11/11 trạm y tế các xã Đến tháng 6 năm 2013 đã hoàn thành và đau7 vào sử dụng 9/11 trạm y tế xã Dân

số Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) cũng được thực hiện tốt, nâng cao hiệu quả dịch vụ KHHGĐ, sàn lọc trước sinh tốt, duy trì ổn định tỉ suất sinh tự nhiên

Chính sách xã hội: Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chính sách

thương binh liệt sĩ, thực hiện tốt chương trình xoa đói giảm nghèo năm 2012 Xây dựng 58/65 căn nhà cho hộ nghèo theo Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bảo hiểm xã hội: Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được 30,321 tỷ

đồng, đạt 73% kế hoạch năm Tổng số người có thẻ bảo hiểm y tế là 44.254

người, đạt 47,37% Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng số người tham gai bảo hiểmy tế và bảo hiểm xã hội là 42.263 người, đạt 81% kế hoạch, tăng 1.625 người so cùng kỳ năm trước Đến nay tổng số người tham gia bảo hiểm y tế là 43.372 người, chiếm 46,43% tổng dân số

Trang 37

24

3.1.5 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện

Hoạt động sản xuất chính trên địa bàn huyện Bình Tân là sản xuất đất nông nghiệp Và do là một huyện thuần nông nên Bình tân đang là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh

3.1.5.1 Về trồng trọt

Tình hình trồng trọt của huyện phát triển khá toàn diện, thực hiện tốt

công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa mô hình màu luân canh trên đất lúa

là biện pháp sản xuất hiệu quả và bền vững Diện rích, sản lượng và năng suất các loại cây trồng của huyện năm 2012 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Diện tích và sản lượng cây trồng ở huyện Bình Tân

(Ha)

Sản lượng (Tấn)

Năng suất (Tấn/ha)

Lúa 14.789,0 88.748,0 60,01 Khoai lang 10.563,3 315.039,9 298,24 Bắp 449,6 1.102,9 24,53 Cây ăn trái 1.566,3 35.835,1 - Rau màu 7.100,7 142.067,0 -

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2012)

đất trồng lúa giảm vì người nông dân chuyển đất trồng lúa vụ Đông Xuân và

Hè Thu sang trồng màu, năm 2012 diện tích còn 14,789 ha

- Vụ lúa Đông Xuân:

+ Diện tích: Năm 2011 diện tích là 7.309,8/8.000 ha, đạt 97,31% KH, giảm 710 ha so năm 2010; Đến năm 2012, diện tích gieo sạ là 5.762/7.700 ha,

đạt 74,83% so kế hoạch giảm 1.938 ha so năm 2011 Tính đến 6 tháng đầu

năm 2013, diện tích tăng lên 6.018,65 ha, đạt 78,16% kế hoạch và so năm

2012 tăng 256,75 ha

+ Năng suất: Năng suất năm 2011 là 7,012 tấn/ ha; đến năm 2012, năng suất 69,82 tấn/ ha đạt 102,68% KH, so năm 2011 giảm 0,3 tạ/ha Đến 6 tháng

Trang 38

25

đầu năm 2013 năng suất đạt 66,01 tạ/ha so KH là 6,9 tấn /ha So năm 2012,

năng suất giảm 0,381 tấn /ha

+ Sản lượng: Năm 2011, sản lượng 51.256/54.400 tấn, đạt 94,2% KH So năm 2010, sản lượng giảm 3.144 tấn Năm 2012, sản lượng 40.230 tấn, giảm 11,026 tấn so năm 2011 và đến tháng 6 năm 2013, sản lượng 39,729 tấn, đạt 74,77% KH, giảm 501 tấn so năm 2012 Sản lượng giảm là do giảm diện tích gieo sạ

- Vụ lúa Hè Thu

+ Diện tích: Năm 2011 diện tích là 4373 ha, đạt 109% KH, tăng 737 ha

so năm 2010; Đến năm 2012, diện tích gieo sạ là 3.290 ha, đạt 82,25% KH, giảm 701 ha so năm 2011 Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, diện tích lua hè thu là 3.542ha, đạt 88,55% kế hoạch và diện tích xuống giống nhiều hơn năm

2012 là 252 ha

+ Năng suất: Năng suất năm 2011 là 57,53 tạ/ha; đến năm 2012, năng suất 5,683 tấn /ha, năng suất tăng 0,983 tấn /ha so KH, so năm 2011 giảm 0,07 tấn /ha Đến 6 tháng đầu năm 2013, dự kiến lúa Hè Thu sẽ thu hoạch cơ bản dứt điểm, ước năng suất đạt 0,60 tấn /ha

+ Sản lượng: Năm 2011, sản lượng 25.245/18.400 tấn, đạt 137,24% KH

So năm 2010, sản lượng tăng 3053 tấn Năm 2012, sản lượng 18.696 tấn, giảm 6.559 tấn so năm 2011, đạt 99,44% KH và đến tháng 6 năm 2013, sản lượng

ước đạt 21.252 tấn

- Vụ lúa Thu Đông

+ Diện tích: Năm 2011 diện tích là 5.928 ha, đạt 97,31% KH, tuy nhiên

do triều cường tháng 10/2011, thiệt hại 37,8 ha, chỉ còn 5.890,2 ha; Đến năm

2012, diện tích gieo sạ là 5.737/5.500 ha, đạt 104,30% so kế hoạch Và đến tháng 6 năm 2013, đã xuống giống 1.742 ha, chiếm 34,82% KH

+ Năng suất: Năng suất năm 2011 là 51,57/41 tạ/ha, tăng 0,753 tấn/ha so năm 2010; đến năm 2012, năng suất 5,198 tấn/ha tăng 8,98 t5/ha so KH, so năm 2011 năng suất tăng 0,075 tấn /ha

+ Sản lượng: Năm 2011, sản lượng 30.376 tấn, tăng 20,126 tấn so KH,

đạt 269,63% So năm 2010, sản lượng tăng 11.318 tấn Năm 2012, sản lượng

29.821 tấn, giảm 555 tấn so năm 2011, đạt 126,09% KH

* Cây màu: Tính đến tháng 6 năm 2013, tổng diện tích xuống giống là

10.323,3 ha, chiếm 96,48% KH Trong đó, vụ Đông Xuân 2012- 2013 là 8.096

Trang 39

- Rau các loại là 4.929 ha x 20 tấn/ha = 98.580 tấn

Tổng sản lượng rau màu là 235.654,5 tấn, đạt 92,85 % so KH năm

3.1.5.2 Về chăn nuôi

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi liên tiếp chịu tác động của dịch bệnh làm cho số lượng đàn gia súc tăng không ổn định Tính đến 6 tháng

đầu năm 2013

- Đàn heo: Tổng đàn 15.595 con, đạt 51, 98% so Nghị quyết năm 2013,

so cùng kỳ năm 2012 tăng 899 con

- Đàn trâu, bò: Tổng đàn trâu, bò có 531 con, so cùng kỳ năm 2012 tăng

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2012

Nhìn chung số lượng gia súc gia cầm huyện có sự tăng giảm mạnh qua các năm Năm 2010, số lượng gia cầm của huyện chỉ 184.651 con đến 6 tháng

đầu năm 2013 số lượng gia cầm tăng lên 386.050 con, tăng 99.608 con so với

năm 2012

3.1.5.3 Về thủy sản

Nuôi theo hướng công nghiệp tập trung, tổng diện tích nuôi là 119,86/140 ha, đạt 85,61% KH, phân ra: Số ao nuôi cá thương phẩm là 111 ao

Trang 40

27

= 99,64 ha (giảm 14, 68 ha, là 12 ao so năm 2012); Số ao đang nuôi ca giống

là 30 ao = 20,22 ha( so năm 2012 tăng 3 ao, dien tích 1,57 ha); Số ao treo là 22

ao = 22,85 ha( tăng 12 ao so năm 2012, diện tích là 14,7 ha); số bè cá thương phẩm là 05 bè = 2.711 m3 (tương đương năm 2012)

Sản lượng 6 tháng đầu năm thu hoạch là 8.400 tấn, đạt 23,20% so Nghị quyết năm 2013, giảm 856 tấn so cùng kỳ năm 2012, nguyên nhân do giá thấp, người dân treo ao, chuyển nuôi cá giống và neo chờ giá, chưa thu hoạch

3.1.5.4 Cơ giới hóa trong nông nghiệp:

Tính đến tháng 6 năm 2013, vụ Đông Xuân toàn huyện hiện có 115 máy gặt đập liên hợp (trong đó có 29 máy tại huyện, nơi khác 86 máy), phục vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2012 – 2013 trên 95% diện tích gieo sạ vụ Hè Thu có

122 máy gặt đập liên hợp (trong đó 31 máy tại huyện, máy khác đến 91 máy), phục vụ thu hoạch trên 99% diện tích gieo sạ

3.3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHOAI LANG

3.3.1 Nguồn gốc và đặc điểm của khoai lang

Khoai lang (tên khoa học: Ipomoea batatas) là một loài cây nông nghiệp

với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và

nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của

cả rau lẫn lương thực, các lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại

rau

Khoai lang ở Việt Nam có nhiều giống với 3 nguồn xuất xứ chính là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, nhưng giống có tính hàng hoá cao được trồng thành những vùng lớn như Kiên Giang, Vĩnh Long, Đắk Nông, Lâm Đồng thì

đều là giống có nguồn gốc từ Nhật

Đặc điểm của khoai lang Nhật Tím là thân to mập, ít phân cành và có

màu tím Khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thời gian sinh trưởng 105 -

120 ngày Năng suất 9 - 15 tấn/hécta Năng suất củ tươi: 10-22 Hàm lượng chất khô 27-30% Chất lượng củ luộc khá ngon, vỏ củ màu tím sẫm, thịt củ màu tím đậm, dạng củ thuôn dài, đều đẹp, dây tím xanh, nhiễm nhẹ sùng và sâu đục dây Phù hợp ăn tươi, chế biến, xuất khẩu Người dân thường gọi tên giống dựa vào màu sắc ruột khi đã luộc chín như Nhật đỏ, Nhật tím, Nhật vàng, Nhật cam

Khoai Sữa có hình dạng là chia thùy sâu, lá màu xanh, thân dây màu xanh tím, dạng củ tròn ngắn, vỏ củ màu xanh tím, ruột màu trắng, rễ màu hồng nhạt Hàm lượng chất tinh bột cao

Ngày đăng: 16/09/2015, 08:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Frankellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp
Tác giả: Frankellis
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1993
3. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế
Tác giả: Mai Văn Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2008
4. Nguyễn Thị Kiều Tiên (2010), Phân tích hiệu quả của mô hình trồng khoai lang trên đất ruộng tại huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long, luận văn Đại học, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả của mô hình trồng khoai lang trên đất ruộng tại huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
Tác giả: Nguyễn Thị Kiều Tiên
Năm: 2010
5. Trần Thụy Ái Đông (2008), Bài giảng kinh tế sản xuất, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế sản xuất
Tác giả: Trần Thụy Ái Đông
Năm: 2008
6. Lê Thị Diễm Hằng (2012), Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang trên đất ruộng ở xã Tân Hạnh – huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long, luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang trên đất ruộng ở xã Tân Hạnh – huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long
Tác giả: Lê Thị Diễm Hằng
Năm: 2012
7. Diệp Thị Ánh (2011), phân tích thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang Tím huyện Bình Tân- tỉnh Vĩnh Long, luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: phân tích thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang Tím huyện Bình Tân- tỉnh Vĩnh Long
Tác giả: Diệp Thị Ánh
Năm: 2011
8. Phạm Quốc Dũng (2010), So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh 2 lúa – 1 dưa hấu và mô hình chuyên canh 3 vụ lúa ở huyện Châu Thành A, Hậu Giang, luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh 2 lúa – 1 dưa hấu và mô hình chuyên canh 3 vụ lúa ở huyện Châu Thành A, Hậu Giang
Tác giả: Phạm Quốc Dũng
Năm: 2010
9. Đinh Kim Xuyến (2009), So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 1 vụ lúa - 1 vụ khoai lang - 1 vụ khoai lang với mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ khoai lang tại huyện Bình Tân - Vĩnh Long, Luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 1 vụ lúa - 1 vụ khoai lang - 1 vụ khoai lang với mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ khoai lang tại huyện Bình Tân - Vĩnh Long
Tác giả: Đinh Kim Xuyến
Năm: 2009
1. Coelli T. J., D. S. P. Rao, O’Donnell C. J., G. E. Battese (2005), An Introduction to Efficiency and Productivity Analysis Khác
10. Ủy ban nhân dân huyện Bình Tân – Phòng NN &amp; PTNT (2010), Báo cáo hoạt động phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2010, phương hướng, nhiệm vụ năm 2011 ở huyện Bình Tân Khác
11. Ủy ban nhân dân huyện Bình Tân – Phòng NN &amp; PTNT (2011), Báo cáo hoạt động phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2011, phương hướng, nhiệm vụ năm 2012 ở huyện Bình Tân Khác
12. Ủy ban nhân dân huyện Bình Tân – Phòng NN &amp; PTNT (2012), Báo cáo hoạt động phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ năm 2013 ở huyện Bình Tân Khác
14. Ủy ban nhân dân huyện Bình Tân (2012), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh 6 tháng đầu năm 2013 và chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2013 Khác
15. Ủy ban nhân dân huyện Bình Tân (3-2013), Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Bình Tân- Tỉnh Vĩnh Long Khác
16. Ủy ban nhân dân huyện Bình Tân (2012), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 Khác
17. Trung tâm khuyến nông tỉnh Vĩnh Long (2008), Kỹ thuật trồng khoai lang Khác
18. Ủy ban nhân dân xã Thành Trung (2012), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh năm 2012 và đề ra kế hoạch phát triển kinh tế xã hội – an ninh quốc phòng năm 2013 của UBND xã Thành Trung Khác
19. Ủy ban nhân dân xã Thành Trung (2013), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh năm 6 tháng đầu năm và chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2013 của UBND xã Thành Trung Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w