1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cây cam sành ở huyện châu thành,tỉnh hậu giang

102 1,4K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CÂY CAM SÀNH Ở HUYỆN CHÂU THÀNH,TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số ngành: 52620115... PHÂN TÍCH

Trang 1

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA

MÔ HÌNH TRỒNG CÂY CAM SÀNH Ở HUYỆN CHÂU THÀNH,TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số ngành: 52620115

Trang 2

PHÂN TÍCH HIỆUTÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH

TRỒNG CÂY CAM SÀNH Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số ngành: 52620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGÔ THỊ THANH TRÚC

Trang 3

i

LỜI CẢM TẠ



Chân thành ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ

Chân thành biết ơn cô Ngô Thị Thanh trúc, người cô đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này

Chân thành biết ơn những người thầy, người cô đã tận tâm chỉ bảo và truyền đạt những kiến thức quý báo trong suốt những năm học các cấp

Chân thành cám ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các Thầy (Cô) Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quãng thời gian học tập tại trường

Chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, anh Ngô Minh Long, các cô chú, các anh chị phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài luận văn của mình

Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót Vì vậy em kính mong được sự đóng góp ý kiến của Quý cơ quan cùng Quý Thầy (Cô) để luận văn này hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế hơn

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh cùng Quý Cô Chú, Anh Chị tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Châu Thành,Tỉnh Hậu Giang được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc

Trân trọng kính chào!

Cần Thơ, ngày tháng năm2013

Người thực hiện

Trang 4

Cần Thơ, ngày tháng năm2013

Người thực hiện

Trang 5

iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



, ngày tháng năm 2013

Thủ trưởng đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

Trang 6

iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



, ngày tháng năm 2013

Giáo viên hướng dẫn

(ký tên và ghi họ tên)

Trang 7

v

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



, ngày tháng năm 2013

Giáo viên phản biện

(ký tên và ghi họ tên)

Trang 8

vi

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Về không gian 3

1.4.2 Về thời gian 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.4 Nội dung nghiên cứu 3

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài 4

2.1.1.1 Nông hộ và nguồn lực nông hộ 4

2.1.1.2 Sản xuất 4

2.1.1.3 Hiệu quả 4

2.1.1.4 Hiệu quả sản xuất 4

2.1.1.5 Hiệu quả kinh tế 5

2.1.1.6 Hiệu quả tài chính 5

2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế 6

2.1.2.1 Tổng chi phí (TCP) 6

2.1.2.2 Doanh thu (DT) 6

2.1.2.3 Lợi nhuận (LN) 6

2.1.2.4 Thu nhập (TN) 7

Trang 9

vii

2.1.3 Các chỉ số tài chính 7

2.1.4 Các phương pháp sử dụng để phân tích 10

2.1.5 Các phương pháp phân tích hiệu quả của mô hình 10

2.2 Phương pháp nghiên cứu 13

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 13

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 13

2.2.2.1 Số liệu thứ cấp 13

2.2.2.2 Số liệu sơ cấp 13

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 14

Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG 15

3.1 Khái quát về tỉnh Hậu Giang 15

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 15

3.1.2 Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch 17

3.1.3 Giao thông 18

3.2 Khái quát về huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 18

3.2.1 Đặc điểm tự nhiên 18

3.2.2 Đơn vị hành chính 19

3.2.3 Dân số và lao động 21

3.2.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Châu Thành 22

3.3 Giới thiệu về cam sành và tình hình tiêu thụ cam sành ở Việt Nam 24

3.3.1 Nguồn gốc, quá trình sinh trưởng và giá trị của cây cam sành 24

3.3.2 Tình hình tiêu thụ cam sành ở Việt Nam 26

3.3.3 Thực trạng sản xuất cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 26

Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG CAM SÀNH Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG 28

Trang 10

viii

4.1 Tổng quan về hộ sản xuất cam sành 28

4.1.1 Độ tuổi và số năm kinh nghiệm sản xuất cam sành của chủ hộ 28

4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ 28

4.1.3 Nguồn lao động 29

4.1.4 Nguồn lực đất đai 31

4.1.5 Nguồn vốn 32

4.1.6 Tình hình tập huấn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 32

4.1.7 Thị trường đầu vào 33

4.1.8 Thị trường đầu ra 34

4.1.9 Chia sẽ kinh nghiệm của nông hộ 35

4.1.10 kế hoạch sản xuất trong tương lai 37

4.2 Phân tích các khoản chi phí, doanh thu và thu nhập của nông hộ sản xuất cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 38

4.2.1 Sự thay đổi thu nhập theo nhận định của nông hộ 38

4.2.2 Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình trồng cam sành 38

4.2.3 Phân tích các khoản chi phí sản xuất trong mô hình trồng cam sành 39

4.2.3.1 Chi phí đầu tư ban đầu 39

4.2.3.2 Chi phí cho lần thu hoạch đầu tiên 43

4.2.3.3 Chi phí cho lần thu hoạch hiện tại 47

4.2.4 Phân tích về giá bán, năng suất và thu nhập của nông hộ 52

4.3 Phân tích hiệu quả tài chính và các rủi ro trong mô hình sản xuất cam sành của các nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 54

4.3.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong mô hình sản xuất cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 54

4.3.1.1 Các chỉ tiêu tài chính của lần thu hoạch đầu tiên và lần thu hoạch hiện tại 54

Trang 11

ix

4.3.1.2 Các chỉ tiêu tài chính trong chu kì sản xuất cam sành 55

4.3.2 Rủi ro trong mô hình sản xuất cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 57

4.3.2.1 Giá cam sành giảm 58

4.3.2.2 Năng suất cam sành giảm 59

4.3.2.3 Chi phí đầu vào tăng 59

4.3.2.4 Vòng đời của cây cam sành và thời gian cho trái ổn định giảm 60

4.3.2.5 Lãi suất tăng 61

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

5.1 Kết luận 65

5.2 Kiến nghị 67

5.2.1 Đối với nông hộ 67

5.2.2 Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành 68

Trang 12

x

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Số mẫu điều tra thực tế tại 2 xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh

Hậu Giang 14

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất ở Hậu Giang 16

Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất của huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 19

Bảng 3.4: Các đơn vị hành chính của huyện Châu Thành 19

Bảng 3.5: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo khu vực của huyện Châu Thành giai đoạn 2008 – 2012 21

Bảng 3.6: Lao Động làm việc trong lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp của huyện Châu Thành giai đoạn 2011- 2012 22

Bảng 3.7: Tình hình sản xuất lúa của huyện Châu Thành 6 tháng đầu năm 2013 23

Bảng 3.8: Diện tích – năng suất – sản lượng cam sành của huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 6/2013 27

Bảng 4.9: Tuổi và số năm sản xuất của nông hộ 28

Bảng 4.10: Trình độ học vấn của các nông hộ 29

Bảng 4.11: Cơ cấu lao động gia đình tham gia sản xuất cam sành 29

Bảng 4.12: Nhu cầu thuê thêm lao động sản xuất cam sành 30

Bảng 4.13: Tình hình sử dụng lao động thuê của các nông hộ 30

Bảng 4.14: Diện tích đất của nông hộ điều tra 31

Bảng 4.15: Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ 33

Bảng 4.16: Đánh giá tình hình chất lượng giống đang sử dụng 34

Bảng 4.17: Lý do các nông hộ bán cam sành cho thương lái 35

Bảng 4.18: Nguồn cung cấp thông tin và kỹ thuật sản xuất cho nông hộ 35

Bảng 4.19: Thời gian trồng đến lúc thu hoạch cam sành 36

Bảng 4.20: Mô hình trồng cam sành của nông hộ 36

Bảng 4.21: Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới của nông hộ điều tra 37

Bảng 4.22: Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình sản xuất cam sành 38

Trang 13

xi

Bảng 4.23: Các khoản chi phí cho việc trồng cây cam sành của nông hộ tại huyện Châu Thành 39 Bảng 4.24: Chi phí cơ bản cho lần thu hoạch đầu 43 Bảng 4.25: Chi phí cơ bản cho lần thu hoạch hiện tại 48 Bảng 4.26: Tổng hợp các khoản mục về doanh thu, thu nhập và lợi nhuận sản xuất cam sành của nông hộ 52 Bảng 4.27: Các tỷ số tài chính trong sản xuất cam sành 54Bảng 4.28: Các chỉ tiêu tài chính ứng với các mức lãi suất cơ bản 9%/năm trong chu kỳ sản xuất của cây cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 56 Bảng 4.29: Sự biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 9% khi giá cam sành giảm 58 Bảng 4.30: Sự biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 9% khi năng suất cam sành giảm 59 Bàng 4.31: Sự biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 9% khi giá phân tăng 60 Bảng 4.32: Sự biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 9% khi vòng đời và thời gian cho trái ổn định 61 Bảng 4.33 Sự biến động của các chỉ tiêu tài khi lãi suất tăng 61

Trang 16

1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Là một trong 13 tỉnh của ĐBSCL, Hậu Giang cũng có những điều kiện

tự nhiên thuận lợi để phát huy thế mạnh thuần nông của mình Mặc dù là tỉnh non trẻ nhất, được tách ra từ tỉnh cần thơ (2004), nhưng Hậu Giang đã tận dụng được những gì thiên nhiên ưu ái để phát triển nền kinh tế – xã hội của tỉnh nhà Với những điều kiện ban đầu còn rất nhiều khó khăn, nhưng Hậu Giang đã sớm đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng và phát triển Kinh tế – Xã hội Những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh bao gồm: sự chỉ đạo của cơ quan trung ương, sự đồng lòng, nhất trí giữa chính quyền địa phương và nhân dân, sự giúp đỡ của các tỉnh lân cận, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thế mạnh nông nghiệp v.v Căn

cứ Quyết định số 105/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2006 của Thủ Tướng Chính Phủ V/v phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, Kế hoạch số 132/KH-SNN&PTNN vào ngày 16/9/2011 của Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015, trong thời gian qua, Hậu Giang luôn xem tiêu chí Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn là mục tiêu phấn đấu, với mong muốn phát triển nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhà và làm thay đổi diện mạo nông thôn để nâng cao đời sống vật chất – tinh thần cho người dân Khi nhắc đến Hậu Giang thì cụm từ “ Bưởi năm roi” của xã Phú Hữu hay “khóm cầu đúc” của xã Hỏa Tiến

đã không còn xa lạ nữa bởi những sản phẩm nông nghiệp này đã gắn liền với vùng đất của địa phương Vốn thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và được người dân sử dụng các kỹ thuật thích hợp nên những sản phẩm này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian qua Bên cạnh “Bưởi năm roi” thì còn có một loại cây có múi được người dân Hậu Giang lựa chọn để phát triển kinh tế gia đình đó là cây cam sành, trong đó có người dân huyện Châu Thành, đặc biệt là xã Đông Phú và Phú An là 2 trong các xã có diện tích trồng cam sành lớn của huyện, khác so với các xã chuyên trồng cam sành trong huyện, Đông Phú và Phú An là vùng chuyển đổi từ cây lúa và hoa màu sang trồng cam sành (2009) Sở Nông Nghiệp và PTNN Hậu giang đang hướng tới hình thành các vùng chuyên canh, đặc biệt là các loại cây, con chủ lực ở mỗi địa phương, vận động người dân cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất và mang lại

Trang 17

2

chất lượng tốt nhất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng đến thị trường nước ngoài Huyện Châu Thành cũng vậy, tuy nhiên quá trình sản xuất cam sành ở huyện Châu Thành vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: giá cả vật tư cao, tình hình sâu bệnh (vàng lá thối rễ, vàng lá gân xanh…), thiếu vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất v.v Đặc biệt là công tác đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình hầu như vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện vì thế

đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cây cam sành ở huyện

Châu Thành, tỉnh Hậu Giang” được chọn làm đề tài nghiên cứu để làm rỏ và

giúp người dân thấy được hiệu quả tài chính của mô hình này Góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân trong vùng nói riêng và cả huyện nói chung

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nhằm đánh giá quá trình trồng cam sành đã mang lại kết quả như thế nào cho các hộ nông dân trong huyện và trong quá trình sản xuất thì có những thuận lợi hay khó khăn gì, trên cở sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho mô hình này trong tương lai

có hiệu quả hơn

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Tình hình trồng cam sành của nông hộ trên địa bàn huyện Châu Thành,

tỉnh Hậu Giang hiện nay như thế nào

- Các chỉ số tài chính của việc trồng cam sành ra sao

- Mô hình trồng cam sành đã tác động tích cực lên đời sống kinh tế - xã

hội của nông hộ như thế nào

Trang 18

3

- Nông hộ cần làm gì để nâng cao hiệu quả của việc trồng cam sành tại

địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Về không gian

Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Đông Phú và Phú An, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, đây là 2 xã có diện tích trồng cam sành tương đối lớn của huyện và đặc biệt là vùng còn non trẻ so với các xã trồng cam khác trong huyện

1.4.2 Về thời gian

Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm

2010 đến 06/2013 Đề tài được thực hiện từ 08/2013 đến 11/2013

1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về các nông hộ sản xuất cam sành ở xã Đông Phú và Phú An, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

1.4.4 Nội dung nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đến các loại chi phí, giá cả, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất cam sành của các nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với số mẫu

là 60 hộ sản xuất trên địa bàn nghiên cứu Để xác định được thế mạnh và khó khăn của vùng để đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển mô hình bền vững, nâng cao thu nhập cho người trồng cam sành trong tương lai

Trang 19

4

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài

2.1.1.1 Nông hộ và nguồn lực nông hộ

Nông hộ: Là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chính của họ là sản xuất

nông nghiệp Ngoài các hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ

Nguồn lực nông hộ: Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm

đất đai, lao động, kỹ thuật, tài chính, con người,… chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của nông hộ Nếu biết tận dụng mối liên

hệ này sẽ giúp nông hộ tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất

2.1.1.2 Sản xuất

Sản xuất: là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và quy trình biến đổi

(inputs) để tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ nào đó (outputs) Mỗi quá trình sản xuất được mô tả bằng một hàm sản xuất

2.1.1.3 Hiệu quả

Hiệu quả là “ kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” (Từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang 289)

Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó

là “Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ có thể đo lường theo hiện vật gọi là hiệu kỹ thuật hoặc theo chi phí được gọi là hiệu quả kinh tế.” (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang 244 – NXB Từ điển bách khoa Hà Nội 2001)

2.1.1.4 Hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Trang 20

5

Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:

Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích

Trong đó,

Thu nhập/đơn vị diện tích = Giá bán*Sản lượng/đơn vị diện tích

Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích

Chi phí trong sản xuất cam sành bao gồm: Chi phí giống, chi phí lao động, chi phí phân bón, chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chi phí nhiên liệu, chi phí chăm sóc, chi phí thu hoạch, vận chuyển, v.v

2.1.1.5 Hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả kinh tế: là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao

động, kỹ thuật sản xuất) nhất định để tạo ra lượng sản phẩm đầu ra lớn nhất Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực chất là giá trị, nghĩa là khi sự kết hợp yếu

tố sản xuất thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất, nói

rộng ra là hiệu quả hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính

Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản

phẩm, lợi nhuận so với đồng vốn đã bỏ ra, thời gian thu hồi vốn…

Hiệu quả kinh tế = Lợi ích mô hình đem lại cho xã hội + lợi nhuận (Doanh thu – chi phí) – Thiệt hại cho xã hội mà mô hình sản xuất gây ra

2.1.1.6 Hiệu quả tài chính

Là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực một cách tối ưu nhất để đem lại lợi nhuận cao nhất Hay nói cách khác khi phân tích hiệu quả tài chính chỉ xem xét đến lợi nhuận (Doanh thu – chi phí) của mô hình mang lại, mà không xét đến phần lợi và thiệt hại cho xã hội

Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính trên góc độ cá nhân, tất cả các chi

phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường

Trang 21

+ Chi phí cố định: chi phí cố định hay còn gọi là định phí, là chi phí kinh doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất hay mức sản lượng, nếu xét trong một khuôn khổ đơn vị nhất định

+ Chi phí biến đổi: chi phí biến đổi hay biến phí là khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hay mức sản lượng

 Tổng chi phí: là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động canh tác để tạo ra

sản phẩm bao gồm chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê) (CPLĐ), chi phí vật chất (CPVC) và chi phí khác (CPK)

TCP = CPLĐ + CPVC + CPK

DT = Năng suất * Đơn giá * Đơn vị diện tích

LN = DT – CP (bao gồm chi phí LĐGĐ)

Trang 22

7

2.1.2.4 Thu nhập (TN)

Là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí LĐGĐ bỏ ra

Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người sản xuất trực tiếp

bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi trong suốt vụ sản xuất Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động)

2.1.3 Các chỉ số tài chính

Tất cả các chỉ tiêu này đều tính cho một công ( một công bằng 1.000m2 )

 Doanh thu trên chi phí (DT/CP): là tỷ số được tính bằng cách lấy

tổng doanh thu chia cho tổng chi phí Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ

ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu Được thể hiện bởi công thức sau:

 Thu nhập trên chi phí (TN/CP): là chỉ số được tính bằng cách lấy

tổng thu nhập chia cho tổng chi phí Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra

sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập Được thể hiện bởi công thức sau:

Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu chỉ số này lớn hơn

1 thì người sản xuất có lời

 Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): là tỷ số được tính bằng cách lấy lợi

nhuận chia cho tổng chi phí Tỉ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận Được biểu hiện bởi công thức sau:

 Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): là tỷ số được tính bằng cách

lấy lợi nhuận chia cho doanh thu Tỷ số này thể hiện trong một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận Được biểu hiện bởi công thức sau:

Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí LĐGĐ

Trang 23

8

 Thu nhập trên ngày công lao động gia đình (TN/NCLĐ): chỉ tiêu

này phản ánh trong một ngày công lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập

 Thu nhập trên chi phí chƣa có LĐGĐ (TN/CP chƣa LĐGĐ): là tỷ

số được tính bằng cách lấy thu nhập chia cho chi phí chưa có LĐGĐ Tỷ số này thể hiện một đồng chi phí (chưa có LĐGĐ) bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập Được biểu hiện bởi công thức sau:

 Hiện giá lợi ích ròng (NPV: Net Present Value)

NPV là giá trị hiện tại thuần (hiện giá thuần) của một khoản đầu tư Đó chính là giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền thuần của một dự án Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư Để tính hiện giá của dự án đầu tư ta lấy doanh thu của mỗi giai đoạn trừ cho chi phí tương ứng với mỗi giai đoạn của doanh thu Sau đó chọn một số chiết khấu thể hiện chi phí cơ hội của vốn Công thức tính NPV như sau:

B: Tổng doanh thu năm thứ i

C: Tổng chi phí năm thứ i

B – C = CF: Dòng tiền ròng hàng năm thu được

r: tỷ lệ chiết khấu (%/năm)

n: Thời hạn đầu tư (năm)

NPV > 0: Giá trị hiện tại của các nguồn thu vượt quá giá trị của các chi phí đầu tư, trường hợp này đầu tư có hiệu quả

NPV < 0: Ngược lại, đầu tư không có hiệu quả

NPV là một trong những công cụ hữu dụng nhất để đánh giá hiệu quả của dự

án đầu tư

 Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR: Internal Rate of Return)

IRR là tỷ suất hoàn vốn nội bộ, có nghĩa là suất sinh lợi của chính bản thân dự án, IRR chính là nghiệm của phương trình NPV = 0 Hay nói cách

TN/NCLĐ = Thu nhập/ Ngày công lao động gia đình

TN / CP chƣa LĐGĐ =

Trang 24

9

khác IRR là tỷ suất chiết khấu mà tại đó NPV = 0 hay IRR là tốc độ tăng trưởng mà một dự án có thể tạo ra được

Tỷ suất sinh lợi nội bộ chính là tỷ suất sinh lời thực tế của dự án đầu tư

vì IRR có thể được tính toán chỉ dựa vào các số liệu của dự án mà không đòi hỏi số liệu về chi phí cơ hội của vốn Sử dụng tiêu chuẩn này cho thấy:

Nếu IRR > 0 thì dự án khả thi về mặt tài chính

Nếu IRR < 0 thì dự án không khả thi về mặt tài chính

 Tỷ số lợi ích – chi phí (BCR: Benefit Cost Ratio)

BCR là một trong những chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án và được tính bằng cách lấy giá trị hiện tại của doanh thu đem chia cho giá trị hiện tại của chi phí, sử dụng chi phí cơ hội làm suất chiết khấu

BPV: Tổng giá trị hiện tại của doanh thu

CPV: Tổng giá trị hiện tại của chi phí

Chỉ tiêu này cho biết doanh thu được tính trên một đơn vị chi phí đầu tư chiết khấu về năm đầu của đầu tư Sử dụng tiêu chuẩn này cho thấy:

Nếu BCR > 1 thì dự án đầu tư có hiệu quả

Nếu BCR < 1 thì dự án đầu tư không có hiệu quả

 Thời gian hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để tổng các khoản thu nhập của dự án thu hồi lại bằng với tổng các khoản chi phí phải bỏ ra thực hiện dự án Có hai loại thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn không có chiết khấu và thời gian hoàn vốn có chiết khấu Tuy nhiên chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không có chiết khấu không được sử dụng trong đề tài

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: để khắc phục nhược điểm không quan tâm đến thời giá tiền tệ của chi tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu Thời gian hoàn vốn có chiết khấu được tính dựa trên lợi ích ròng có chiết khấu

Trang 25

10

2.1.4 Các phương pháp sử dụng để phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để thống kê các số liệu về

giá trị đầu vào, đầu ra qua đó đánh giá sự ảnh hưởng của các biến đầu vào, đầu

ra đến hiệu quả của mô hình sản xuất cam sành

- Sử dụng phương pháp chiết khấu để tính các khoản chi phí, thu nhập hằng năm để tính các chỉ số tài chính của nông hộ trồng cam sành bằng các chỉ tiêu: Giá trị hiện tại ròng (NPV), Tỷ số lợi ích – chi phí (BCR), Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR) để tiến hành đánh giá kết quả sản xuất của nông hộ

- Phương pháp so sánh: Trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp

so sánh là phương pháp được sử dụng chủ yếu Phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so sánh được để xem xét, đánh giá, rút

ra kết luận về hiện tượng, quá trình kinh tế

- Phương pháp khấu hao đường thẳng được sử dụng để tính chi phí khấu hao trong chu kỳ sản xuất cam sành của nông hộ:

2.1.5 Các phương pháp phân tích hiệu quả của mô hình

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã lược khảo một số tài liệu của các tác giả khác có liên quan để giúp đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn, phong phú hơn Một số đề tài đã có sự tham khảo như:

Tác Giả Phương pháp Kết quả

phương pháp thống kê mô

tả, ước lượng OLS và MLE

- Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây mía là phân Đạm, phân Lân, Phân Kali và lao động gia đình

mà nô hộ sử dụng

- Mức hiệu quả kỹ thuật đạt được là 92,46%, mức hiệu quả kỹ thuật này cao tuy nhiên cần nâng cao hiệu quả kỹ thuật thêm 7,54%

để đạt được mức hiệu quả

kỹ thuật tối ưu

Thắm (2009),

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh

- Mức tỷ suất lợi nhuận là 0,41 Việc đầu tư vốn vào sản xuất khóm mang lại lợi

Trang 26

Đinh Kim Xuyến

- Mỗi mùa vụ khác nhau

sẽ có sự chênh lệch về chi phí, doanh thu và lợi nhuận, mỗi mùa vụ lại có một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất khác nhau

- Tỷ suất sinh lời nội bộ của giống khổ hoa là 25,3% còn hạt lép là 62,4% Mức

sử dụng vốn lưu động của nông hộ đã vượt mức tối

ưu, khi chuyển từ giống khổ hoa sang giống hạt lép thì doanhthu/công sẽ tăng thêm 10.687.193 đồng Biến mùa vụ có ảnh hưởng tích cực đến mức doanh thu/công của nông hộ với

hệ số tương quan là +13.994.525 đồng

- Về tiêu thụ thì việc tham gia thị trường tiêu thụ sầu riêng không bị ràng buộc lớn do yêu cầu vốn không quá cao

- Hệ số hiệu quả Marketing đối với giống khổ hoa và hạt lép lần lượt

là 2,07 và 2,77

- Kết quả tổng hợp giá bán – giá mua, chi phí marketing và lợi nhuận

Trang 27

12

biên cho từng thành viên trong hệ thống phân phối đối với khổ hoa và các giống hạt lép cho thấy các tác nhân hoạt động rất hiệu quả, so sánh giữa giống khổ hoa xanh và giống hạt lép thì các chỉ tiêu sinh lợi và hiệu quả đầu tư cho giống hạt lép cũng cao hơn hẳn so với giống khổ hoa, tuy nhiên kinh doanh hạt lép đòi hỏi nguồn vốn lớn hơn nhiều so với kinh doanh sầu riêng khổ hoa xanh

- Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến lợi nhuận của mô hình là: chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí chăm sóc, năng suất và giá bán có ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình còn chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao, chi phí khác không ảnh hưởng đến lợi nhuận

- Các tỷ số tài chính trong nghiên cứu: doanh thu/chi phí = 2,2; lợi nhuân/chi phí

= 1,2; lợi nhuận/doanh thu

= 0,55, các tỷ số tài chính này cho thấy hiệu quả sản xuất cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang là khá cao

- Với tỷ lệ chiết khấu 8%/năm thì NPV của mô hình là 9.546 ngàn đồng, BCR bằng 1,24 lần, IRR của mô hình là 21% và thời gian hoàn vốn là 6 năm

Lê Thị Thùy Linh Phương pháp thống mô tả, - Đề tài đã chỉ ra các yếu

tố tạo nên sự khác biệt của

Trang 28

các hộ sản xuất cam sành ở hai tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp là trình độ học vấn, tập huấn, năng suất, chu kì sống của cây và đặc biệt là sự khác biệt về giá bán

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Đề tài chọn xã Đông Phú, Phú An của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang làm địa bàn nghiên cứu vì đây là vùng mới chuyển sang mô hình trồng

cam sành và có diện tích trồng cam sành tương đối lớn của huyện

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

Dữ liệu được thu thập chủ yếu từ 2 nguồn là số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp

2.2.2.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu có liên quan đến việc sản xuất cam sành của nông dân, Niên giám thống kê của huyện Châu Thành trong năm (2010 – 06/2013), các báo cáo tổng kết hằng năm về tình hình kinh tế - xã hội, sản xuất nông nghiệp của các cơ quan ban ngành ở huyện Châu Thành trong giai đoạn năm 2010 – 06/2013 và các kế hoạch đề ra cho những năm tới

có liên quan đến mô hình và những đề tài nghiên cứu nông nghiệp khác đã được thực hiện ở huyện

2.2.2.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp của bài nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ thông qua bảng phỏng vấn 60 hộ ở xã Đông Phú và Phú An của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiệncác đối tượng phù hợp với đề tài nghiên cứu Cụ thể về số mẫu điều tra tại

2 xã như sau:

Trang 29

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 9,2013

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh (tuyệt đối

và tương đối) để phân tích thực trạng sản xuất cam sành của nông hộ

Phương pháp so sánh và phương pháp chiết khấu để xác định hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất cam sành

Trang 30

15

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH

HẬU GIANG

3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý:

Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông MêKông, thành phố Vị Thanh trung tâm hành chính của tỉnh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km

về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách

40 km theo đường nối Vị Thanh – thành phố Cần Thơ..Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng nằm trung gian giữa châu thổ sông Hậu và vùng ven biển Đông, Hậu Giang là nhịp cầu nối giữa hệ thống sông Hậu (phía Đông) và sông Cái Lớn (phía Tây, Tây Nam)

Hậu giang có diện tích 1.601 km2, dân số 769.200 người (2011 ) Là tỉnh

có diện tích tương đối nhỏ, mật độ dân số thấp so với 12 tỉnh ĐBSCL

 Khí hậu:

Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm

Nhiệt độ trung bình là 27oC không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm Tháng có nhiệt độ cao nhất (35o

C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,3oC)

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm)

Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11% Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82% Khí hậu, lượng mưa cùng với ẩm

Trang 31

bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo

Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL Trên địa bàn tỉnh có 2 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, 2 trục giao thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Có thể chia làm 3 vùng như sau:

- Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc Diện tích 19.200 ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ

- Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều, diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển mạnh cây lúa, có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ

- Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng, phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía, khóm…) Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ… Hậu Giang hiện có 7 đơn vị hành chính, gồm 5 huyện: Phụng Hiệp, Long

Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A, 2 thị xã Ngã Bảy và thành phố Vị

Thanh

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất ở Hậu Giang

Năm 2010 Diện tích đất (ha) Cơ cấu (%)

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang

Về cơ bản đất Hậu Giang có thể chia làm 4 nhóm chính:

- Đất phù sa chủ yếu nằm trong phạm vi tác động mạnh của sông Hậu,

loại đất này được khai thác sớm, lại được bồi đắp hằng năm nên đã có những biến đổi đáng kể

Trang 32

- Đất mặn diện tích khoảng 5.000 ha, tập trung ở Tây Nam Long Mỹ, Nam Vị Thanh, thường xuyên bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của biển theo hệ

thống sông Cái Lớn đưa vào

 Sông ngòi:

Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn v.v, với tổng chiều dài khoảng 2.300km Mật độ sông rạch khá lớn, đó là những điều kiện thuận lợi trong giao

thông và nuôi trồng thủy sản, phát triển thế mạnh nông nghiệp của tỉnh

3.1.2 Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

 Tiềm năng phát triển kinh tế

Là một vùng Đồng Bằng trẻ nên về tài nguyên khoáng sản thì rất hạn chế, Hậu Giang chỉ bao gồm một số loại đất sét dẻo, sét làm gạch ngói, một ít than bùn và cát sông để đổ nền Nhưng hệ thực vật của Hậu Giang rất đa dạng, trên địa bàn tỉnh đã hình thành khu bảo tồn sinh thái Lung Ngọc Hoàng và khu bảo tồn nghiên cứu khoa học tại xã Hòa An (huyện Phụng Hiệp) đang từng bước khôi phục và bảo tồn hệ thống động thực vật tự nhiên rừng ngập nước và vùng trũng nước ngọt Nhìn chung, với tài nguyên đất đai khá đa dạng, chế độ nước tương đối dễ điều tiết, địa hình bằng phẳng, địa bàn tỉnh Hậu Giang thuận lợi cho việc bố trí hệ thống canh tác nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi theo hướng xây dựng các vùng chuyên canh quy mô lớn và cải thiện chất lượng sản phẩm Địa bàn có nhiều vùng sinh thái đặc trưng là nơi xây dựng khu bảo tồn kết hợp với nghiên cứu khoa học, góp phần vào định hướng phát triển nông nghiệp bền vững Hậu Giang không những mang đặc thù của khu vực đồng bằng sông Cửu Long với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đất đai phì nhiêu, những vườn cây trái xanh tươi

mà còn chứa đựng bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng dân cư địa phương cùng những di tích lịch sử có giá trị Thêm vào đó, Hậu Giang còn nằm trong

Trang 33

18

cụm du lịch trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long (gồm An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, TP Cần Thơ) với lượng khách đến tham quan hàng năm cao nhất vùng, có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ thuận tiện v.v Tận dụng tiềm năng du lịch phong phú, những năm qua, Hậu Giang đã chú trọng phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch khám phá sông nước, miệt vườn, sinh thái, về nguồn với các điểm đến tiêu biểu như chợ nổi Phụng Hiệp, khu du lịch sinh thái Tây Đô, khu du lịch sinh thái Phú Hữu, đền thờ Bác Hồ, khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, khu di tích Tầm Vu, khu chiến thắng Cái Sình, v.v Trong đó, điểm du lịch chợ nổi Phụng Hiệp với không khí nhộn nhịp, sông nước mênh mông, những ghe, thuyền đầy ắp nông sản, trái cây đậu san sát nhau và những người nông dân tất bật mời chào khách mua hàng v.v, thực sự đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách Nhiều khu

Đô thị, cum công nghiệp lớn được xây dựng, có tiềm năng thu hút đầu tư phát triển Đây là sự cố gắng của chính quyền và nhân dân, hứa hẹn sẽ đem lại những gì tốt nhất để phát triển kinh tế tỉnh nhà trong tương lai

3.1.3 Giao thông

Trên địa bàn tỉnh có 2 trục giao thông quyết mạnh quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, 2 trục giao thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp Cùng với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là những thuận lợi trong giao thông để phát triển kinh tế Là nơi giao thương giữa các tỉnh lân cận, quá trình buôn bán, sản xuất diễn ra dễ dàng hơn Là tỉnh ở trung tâm ĐBSCL, địa hình khá bằng phẳng, chế độ thủy văn ổn định v.v, tất cả tạo nên điều kiện thuận lợi trong quá trình kinh doanh sản xuất của tỉnh nói riêng

Trang 34

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành, 2012

Nhìn chung tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Châu Thành từ năm 2010 đến năm 2012 có giảm nhưng không đáng kể Năm 2011 giảm 21,19 ha (tương ứng 0,19%) so với năm 2010, năm 2012 giảm 64,49 ha (tương ứng 0,59%) Đất lâm nghiệp vào năm 2011 và 2012 không còn sử dụng nữa, đất chuyên dùng và đất khu dân cư có tăng lên đáng kể Diện tích đất nông nghiệp ở huyện Châu Thành chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên (78,18%) tổng diện tích đất toàn huyện vì thế mạnh chủ lực của huyện là chăn nuôi và trồng trọt, đặc biệt là cây ăn trái

3.2.2 Đơn vị hành chính

Huyện Châu Thành hiện có 2 Thị trấn là Thị trấn Ngã Sáu, Thị trấn Mái Dầm và 7 xã Diện tích và mật độ dân số của mỗi xã – thị được thể hiện thông qua bảng 3.4:

Bảng 3.4: Các đơn vị hành chính của huyện Châu Thành

STT Đơn vị hành chính Diện tích

(km 2 )

Dân số TB (người)

Mật độ dân số (người/km 2 )

Trang 35

20

Hình 3.1: Bản đồ hành chính của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Trong 9 Xã – Thị thì Xã Đông Phước chiếm diện tích lớn nhất 23,29 km2(16,75%) so với toàn huyện, nhỏ nhất là xã Phú An 7,75 (km2) tương ứng 5,57% so với toàn huyện Nhưng mật độ dân số lại cao nhất là ở Xã Đông Thạnh với 803 (người/km2), cao hơn toàn huyện 33,61%, mật độ dân số thấp nhất trong huyện là Xã Đông Phước 430 (người/km2)

Trong thời gian qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả, thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh phức tạp nhưng tình hình kinh tế - xã hội của huyện phát triển khá và tương đối ổn định Nhờ sự chỉ đạo của huyện

ủy, UBND huyện, các cấp, ngành cũng như sự phối hợp của nhân dân nên huyện có thể vượt qua những khó khăn trên và phát triển nền kinh tế - xã hội

- Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn năm 2012 là 219.584 triệu đồng (so sánh giá 1994) tăng 6,42% so với năm 2011

- Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế năm 2012 là 1.404.301 triệu đồng (giá so sánh với 1994) tăng % so năm 2011

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn năm

2012 là 1.425.478 tăng 41,26% so với năm 2011

- Số xã sử dụng lưới điện quốc gia là 9/9 (100%)

- Đường ô tô và điện thoại đến các xã là 9/9 xã

Trang 36

21

- Trường tiểu học ở các xã là 9/9 xã

- Xóa xã trắng về y tế là 9/9 xã

- Tỷ lệ hộ nghèo còn 11,39%, giảm 4,11% so với năm 2011

Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội của huyện đang chuyển biến đúng hướng và theo chiều hướng tích cực

3.2.3 Dân số và lao động

 Cơ cấu dân số

Theo kết quả thống kê năm 2012, dân số toàn huyện 83.607 người (trong

đó nữ là 40.935 người, nam là 42.627 người)

Bảng 3.5: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo khu vực của huyện Châu Thành giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị: Người

Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành, 2012

Dân số của huyện có giảm từ năm 2008 sang năm 2009, nhưng lại tăng nhẹ từ năm 2009 đến 2012 Năm 2010 tăng 0,56% so với năm 2009, năm 2011 tăng 1,02% so với năm 2010, năm 2012 tăng 0,62% so với năm 2011 Có sự chênh lệch lớn dân số giữa khu vực thành thị và nông thôn, năm 2012 có 64.451 người sống ở nông thôn (77,09%) , trong khi chỉ có 19.156 người sống

ở thành thị chiếm 22,91% dân số toàn huyện Tuy nhiên sự khác biệt dân số giữa nam và nữ thì không đáng kể

 Cơ cấu lao động

Theo thống kê năm 2012, huyện có số người trong độ tuổi lao động là 53.075 người (có khả năng lao động là 52.757 người), số người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động là 6.089 người (dưới tuổi lao động là 1.563 người)

Trang 37

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành, 2012

Phần lớn lao động của huyện tập trung trong lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp, chiếm 70,50% tổng lao động của huyện (2011) và 66,98% tổng lao động của huyện (2012), nguồn lao động dồi dào, cần cù là một trong những yếu tố góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện

3.2.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Châu Thành

Được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp đảng ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ cấp tỉnh đến cấp huyện, đặc biệt là sự quan tâm về chính sách Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn của Đảng và Nhà nước Thêm vào đó cơ sở hạ tầng ở nông thôn phát triển tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển theo Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu của xã hội làm cho thu nhập của người dân được cải thiện, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản ổn định, vườn cây ăn trái phát triển mạnh, các ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hành sản xuất nông nghiệp đã được chuyển giao đến nông dân ngày càng phổ biến

Nhưng hiện nay ngành nông nghiệp của huyện gặp không ít khó khăn như: tình hình sâu bệnh, khí hậu diễn biến phức tạp, giá cả vật tư cao, nông sản nhập lậu, diện tích lúa giảm nhanh v.v

Theo số liệu của cục thống kê huyện: tốc độ tăng trưởng kinh tế Nông – lâm – thủy sản tăng 19,48% so với 2011, giá trị sản xuất (giá so sánh 1994) tăng 28% so với năm 2011 Tỷ trọng chiếm 12,26%, giảm 1,14% so với năm

2011

 Về trồng trọt:

Cơ cấu các loại cây trồng chủ yếu của huyện Châu Thành gồm cây lúa, cây rau màu và cây ăn trái Theo kết quả thống kê của Phòng nông nghiệp

huyện, kết quả ngành trồng trọt cụ thể như sau:

+ Cây ăn trái: Tổng diện tích hiện có là 8.896,2 ha, tăng 187 ha so với

năm 2012, sản lượng là 88.897,2 tấn, tăng 12,21% so với năm 2012 Tổng

Trang 38

23

diện tích năm 2012 là 8.709,20 ha tăng 748,40 ha so với năm 2011, trong đó nhóm cây có múi là 6.105,90 ha, cây khác 2.603,30 ha Bưởi năm roi 1.650 ha, Mít thái siêu sớm 134 ha, chanh không hạt 67,9 ha, nhiều nhất là cam sành 4.200 ha

Diện tích cây ăn trái cho thu hoạch là 6.301,9 ha (cây có múi là 4.361,10 ha), tổng sản lượng là 79.221,70 tấn tăng hơn 7.425,90 tấn

+ Về cây rau màu: diện tích rau màu và đậu các loại là 728,80 ha (trong

đó rau màu là 637,60 ha), giảm 32,03% so với năm 2012, sản lượng là 8.450 tấn giảm 40,53% so với năm 2012 Năm 2012 sản lượng đạt 13.455,70 tấn tăng 964 tấn so với năm 2011 Cơ cấu cây rau màu của huyện gồm những loại cây có giá trị kinh tế cao như: dưa hấu, cải bắp, bắp cải, dưa leo, ngoài ra người dân còn tận dụng đất trống để trồng các loại rau để tăng thêm thu nhập như: ngò gai, bồ ngót, bạc hà…

+ Về cây lúa: tổng diện tích gieo trồng của huyện 6 tháng đầu năm 2013

là 2.008,0 ha giảm 2.308,3 ha so với năm 2012, năng suất là 4,68 tấn/ha giảm 17,74% so với năm 2012, sản lượng là 9.776,2 tấn giảm 59,65% so với năm

2012 Tổng diện tích gieo trồng của huyện trong năm 2012 là 4.396,30 ha, giảm 778,70 ha so với năm 2011 Năng suất đạt 5,51 tấn/ha, sản lượng đạt 24.229 tấn, giảm 4.737 tấn so với cùng kỳ năm 2011 Tình hình sản xuất lúa của huyện tính đến ngày 12/06/2013 được thể hiện qua các vụ như sau:

Bảng 3.7: Tình hình sản xuất lúa của huyện Châu Thành 6 tháng đầu năm

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện công tác 6 tháng đầu năm 2013

Qua các năm diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện giảm xuống đáng kể do cây lúa không còn phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương,

bà con đang chuyển dần sang trồng cây ăn trái

 Về chăn nuôi

- Gia cầm: Tổng đàn có 138.000 con, trong đó đàn gà là 96.000 con tăng

32.791 con so với năm 2012, vịt là 42.000 con tăng 9.216 con

Trang 39

24

- Đàn gia súc:

+ Tổng đàn Bò là 355 con, giảm 41con so với năm 2012

+ Tổng đàn Heo 8.100 con, giảm 12.325 con so với năm 2012

Từ năm 2005 về trước thì đàn bò luôn tăng nhờ sự hổ trợ 40% của Nhà nước, sau đó không còn hỗ trợ nên quy mô giảm dần Chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào nguồn cỏ tự nhiên, thiếu đầu tư nên dẫn đến hiệu quả thấp

+ Mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh: Mô hình này cho năng suất

và hiệu quả kinh tế cao cần được nhân rộng trong thời gian tới

+ Mô hình nuôi quảng canh: Phổ biến là hình thức nuôi mương vườn, thường nuôi đơn hoặc ghép nhiều loại như cá đồng, Rô phi, Tai tượng, Mè,…

Mô hình này nhằm tận dụng diện tích mặt nước vườn để tăng thêm thu nhập cho nông dân

3.3 GIỚI THIỆU VỀ CÂY CAM SÀNH VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CAM SÀNH Ở VIỆT NAM

3.3.1 Nguồn gốc, quá trình sinh trưởng và giá trị của cây cam sành

 Nguồn gốc và quá trình sinh trưởng

Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam, có nguồn gốc từ Việt Nam Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dầy, sần sùi giống bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt khi chín có sắc cam, các múi thịt có màu cam Cam sành có nhiều tên khoa học như: Citrus Nobilis, Citrus Reticulata hay Citrus Sinensis Loài cây này được đưa vào Mỹ năm 1880, khi Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản John A Bingham chuyển sáu quả cam sành bằng đường tàu từ Sài Gòn tới Dr H S Magee, một người phụ trách vườn ươm giống tại Riverside, California Năm 1882, Magee gửi hai cây con trồng từ hạt và chồi tới J C Stovin ở Winter Park, Florida

 Giá trị, công dụng của cây cam sành

Cam sành là loại cây lâu năm, dễ trồng, có giá trị kinh tế cao, được đa số nhà vườn ưa chuộng Đặc biệt cam sành là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao,

Trang 40

25

cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cam sành còn là dược phẩm

để chữa bệnh, làm chất tẩy rửa…Trong những năm qua, nhiều người dân gắn

bó với cây cam sành đã cải thiện được kinh tế gia đinh, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống và hơn thế nửa đã có rất nhiều nông dân trở thành tỷ phú “ Tỷ phú cam sành” như Ông Đặng Văn Quang ( Ấp Đông Bình - Đông Phước - Châu Thành - Hậu Giang), Ông Trần Văn Phim ( Phú Trí B – Phú Hữu – Châu Thành – Hậu Giang), Ông Quỳnh Văn Sang ( Tam Ngải – Cầu Kè – Trà Vinh)

+ Về giá trị dinh dưỡng

Trong Cam tươi có nước 87,5%, protid 0,9%, glucid 8,4%, acid hữu cơ 1,3%, cellulose 1,6%, calcium 34mg%, sắt 23mg%, caroten 0,4mg%, vitamin

C 40mg% Quả là nguồn vitamin C, có thể tới 150mg trong 100g dịch, hoặc 200-300 mg trong 100g vỏ khô Cam sành có thể ăn tươi hoặc vắt lấy nước uống, các sản phẩm chế biến từ cam như nước cam, dầu cam (làm gia vị trong thực phẩm hay hương vị trong nước hoa) Là thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao, giá thành tương đối được người tiêu dùng ưa chuộng

+ Về giá trị trong y học

Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa tinh dầu mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ rất bổ dưỡng cho cơ thể Vitamin B9 (acid folic) có trong cam giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư dạ dày và thanh quản) vì chúng giàu chất chống oxy hóa

Chất Limonoid trong cam giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu Những người thường ăn cam, hoặc các loại trái có họ hàng với cam như quýt, bưởi, chanh có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư (phổi và dạ dày) khá thấp Nước cam chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Đại học Texas A&M (Mỹ) cho thấy thường xuyên uống nước cam và nước bưởi có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và các chứng bệnh khác Chất canxi tập trung nhiều trong vỏ cam Vỏ cam còn có tác dụng chữa bệnh ho có đàm và giã rượu rất hiệu quả Để tận dụng được tối đa lượng canxi có trong vỏ cam nên ăn thêm

vỏ cam cùng với nước cam hoặc cam cắt miếng Theo y học cổ truyền, cam còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc… hiện nay có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cam

Ngày đăng: 16/09/2015, 08:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Võ Thị Thanh Lộc (2010). Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu, NXB Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu
Tác giả: Võ Thị Thanh Lộc
Nhà XB: NXB Đại học Cần Thơ
Năm: 2010
3. Mai Văn Nam (2008). Giáo trình kinh tế lượng, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế lượng
Tác giả: Mai Văn Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2008
4.Trần Thị Ái Đông (2008). Giáo trình kinh tế sản xuất, khoa kinh tế - QTKD, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế sản xuất
Tác giả: Trần Thị Ái Đông
Năm: 2008
8. Huỳnh Thị Kiều Phượng (2011), „Phân tích hiệu quả sản xuất cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang‟, luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: „Phân tích hiệu quả sản xuất cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang‟
Tác giả: Huỳnh Thị Kiều Phượng
Năm: 2011
9. Nguyễn Minh Tâm (2011) , „Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng lác ở xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long‟, luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: „Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng lác ở xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long‟
10. Nguyễn Thị Luông (2010), „Phân tích hiệu quả kỹ thuật của vụ lúa Thu Đông ở thành phố Cần Thơ năm 2009‟, luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả kỹ thuật của vụ lúa Thu Đông ở thành phố Cần Thơ năm 2009‟
Tác giả: Nguyễn Thị Luông
Năm: 2010
11. Lê Thị Diễm Hằng (6,2013), „Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất đậu nành trên đất ruộng ở xã Tân Thạnh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long‟, luận văn tốt nghiệp Đại Học, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: „Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất đậu nành trên đất ruộng ở xã Tân Thạnh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long‟
14. Nguyễn Thị Thúy Nga (2009), „So sánh hiệu quả kinh tế mô hình độc canh ba vụ Lúa và mô hình luân canh Lúa-Bắp-Lúa ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang‟, luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh hiệu quả kinh tế mô hình độc canh ba vụ Lúa và mô hình luân canh Lúa-Bắp-Lúa ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Nga
Năm: 2009
15. Phạm Thị Hồng Trang (2008), „Hiệu quả kinh tế mô hình canh tác trên nền đất Lúa ở vụ Hè Thu và Thu Đông tại Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh‟, luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả kinh tế mô hình canh tác trên nền đất Lúa ở vụ Hè Thu và Thu Đông tại Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh‟
Tác giả: Phạm Thị Hồng Trang
Năm: 2008
16. Đinh Kim Xuyến (2009), „So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 1 vụ lúa-1 vụ đậu nành-1 vụ khoai lang với mô hình 2 vụ lúa-1 vụ khoai lang tại huyện Bình Tân – Vĩnh Long‟, luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 1 vụ lúa-1 vụ đậu nành-1 vụ khoai lang với mô hình 2 vụ lúa-1 vụ khoai lang tại huyện Bình Tân – Vĩnh Long‟
Tác giả: Đinh Kim Xuyến
Năm: 2009
18. Vũ Thùy Dương (2009), „Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang‟, luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang‟
Tác giả: Vũ Thùy Dương
Năm: 2009
19. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2010), „Phân tích hiệu quả sản xuất cam sành ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long‟. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả sản xuất cam sành ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long‟
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Năm: 2010
20. Lê Thị Thuỳ Linh, (2010), „Phân tích kênh phân phối sản phẩm cam sành tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp‟. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kênh phân phối sản phẩm cam sành tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp‟
Tác giả: Lê Thị Thuỳ Linh
Năm: 2010
6. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu thành, Báo cáo kế hoạch và tình hình thực hiện (2010, 2011, 2013, 6/2013) Khác
12. Nguyễn Kim Thắm (2009), Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ khóm cầu đúc ở Hậu Giang, luận văn Cao học, trường Đại học Cần Thơ Khác
13. Võ Thị Thúy Diễm (2011), So sánh hiệu quả kinh tế của sản xuất Lúa TP. Cần Thơ và tỉnh Đồng tháp, luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Cần Thơ Khác
17. Trần Thị Thảo (2011), Phân tích hiệu quả kỹ thuật về việc sản xuất mía ở thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang, luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Cần Thơ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w