1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã vĩnh thới huyện lai vung tỉnh đồng tháp

81 900 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, được mệnh danh là

Trang 1

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

-    -

TRỊNH THỊ CHÂN MSSV: 4105108

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM Ở XÃ VĨNH THỚI

HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã số ngành: 52620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Th.S: NGUYỄN THÚY HẰNG

Tháng 8/2013

Trang 2

i

LỜI CẢM TẠ -  -

Sau ba năm học tập và nghiên cứu tại Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại Học Cần Thơ Hôm nay, với kiến thức học tập tại trường và những kinh nghiệm thực tết rong quá trình học tập, em đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình, nhân đây em xin gửi lời cảm ơn đến:

Chân thành biết ơn cô Nguyễn Thúy Hằng, người đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn này

Chân thành cám ơn quý Thầy (Cô) Trường Đại Học Cần Thơ đặc biệt

là Thầy (Cô) Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh đã dầy công truyền đạt những kiến thức cho em trong những năm theo học tại Trường

Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lai Vung, trạm BVTV

đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành tốt luận văn này

Ngoài ra, em cũng chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, cô chú, anh chị làm việc tai xã Vĩnh Thới huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp đã nhiệt tình giúp

đỡ em trong thời gian qua

Tuy nhiên do thời gian ngắn và lượng kiến thức có hạn cho nên luận văn không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em xin sự góp ý của Quý cơ quan

và Quý Thầy (cô) đề luận văn này được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế

Cuối lời, em xin Kính chúc Thầy (cô) Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh cùng các Cô Chú Anh Chị dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn thành công trong đời sống và công việc

Trang 3

ii

LỜI CAM KẾT -  -

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi, các số liệu thu thập, các kết quả phân tích trong đề tài là trung thực và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

TP Cần Thơ, ngày tháng năm 2013

Sinh viên thực hiện (kí tên)

Trịnh Thị Chân

Trang 4

iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

-  -

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Lai Vung ,ngày……tháng… năm 2013

Thủ trưởng đơn vị

(kí tên và đóng dấu)

Trang 5

iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

-  -

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TP Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013

Giáo viên hướng dẫn

(kí và ghi rõ họ tên)

Trang 7

vi

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH 3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Về không gian 3

1.4.2 Về thời gian 4

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.4 Nội dung nghiên cứu 4

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6

2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài 6

2.1.1.1 Nông hộ và nguồn lực nông hộ 6

2.1.1.2 Sản xuất 6

2.1.1.3 Hiệu quả 7

2.1.1.4 Hiệu quả sản xuất 7

2.1.1.5 Hiệu quả kinh tế 8

2.1.1.6 Hiệu quả tài chính 8

2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế 8

2.1.3 Các chỉ số tài chính……….9

2.1.4 Các phương pháp sử dụng để phân tích 10

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

Trang 8

vii

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: 14

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 14

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 15

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 16

3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP 16

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 16

3.1.2 Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên 17

3.1.3 Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch 18

3.1.4 Giao thông 19

3.2 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LAI VUNG - TỈNH ĐỒNG THÁP 19

3.2.1 Đặc điểm tự nhiên 19

3.2.2 Đơn vị hành chính 20

3.2.3 Tình hình kinh tế-xã hội 21

3.2.4 Dân số và lao động 21

3.2.5 Tình hình sử dụng đất trồng cây rau màu (nấm rơm) của huyện 22

3.3 KHÁI QUÁT VỀ XÃ VĨNH THỚI - HUYỆN LAI VUNG - TỈNH ĐỒNG THÁP 23

3.3.1 Giới thiệu sơ nét về xã Vĩnh Thới 23

3.3.2 Hiện trạng sử dụng đất đai 24

3.4 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TRÊN THẾGIỚI.24 3.4.1 Nguồn gốc và giá trị của cây nấm rơm 24

3.4.2 Kỹ thuật trồng nấm rơm 25

3.4.3 Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm 28

3.4.4 Giá trị kinh tế của nấm rơm 28

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 30

4.1 TỔNG QUAN VỀ HỘ SẢN XUẤT THEO MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM 30

4.1.1 Độ tuổi và số năm kinh nghiệm sản xuất 30

4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ 31

4.1.3 Nguồn lao động 31

4.1.4 Nguồn lực đất đai 31

Trang 9

viii

4.1.5 Nguồn vốn 34

4.1.6 Tình hình tập huấn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 34

4.1.7 Thị trường đầu vào 35

4.1.8 Thị trường đầu ra 36

4.1.9 Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới 37

4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM Ở XÃ VĨNH THỚI - HUYỆN LAI VUNG - TỈNH ĐỒNG THÁP 37

4.2.1 Sự thay đổi thu nhập theo nhận định của nông hộ 37

4.2.2 Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình trồng nấm rơm 38

4.2.3 Phân tích các khoản chi phí sản xuất trong mô hình 38

4.2.4 Phân tích về năng suất, giá bán và thu nhập của nông hộ 42

4.2.5 Phân tích các tỷ số tài chính 43

4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT TRỒNG NẤM RƠM CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở XÃ VĨNH THỚI – LAI VUNG – ĐỒNG THÁP 45

4.3.1 Cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 45

4.3.2 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất 46

4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG NẤM RƠM Ở XÃ VĨNH THỚI, LAI VUNG – ĐỒNG THÁP 49

4.4.1 Cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 49

4.4.2 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ 49

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM TẠI XÃ VĨNH THỚI HUYỆN LAI VUNG - TỈNH ĐỒNG THÁP 52

5.1 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT NẤM RƠM CỦA NÔNG HỘ 52

5.1.1 Những thuận lợi 52

5.1.2 Những khó khăn 54

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ

HÌNH 54

5.1.1 Về mặt kỹ thuật 54

Trang 10

ix

5.1.2 Về rơm nguyên liệu 54

5.1.3 Về giống 54

5.1.4 Về thị trường 54

5.1.5 Một số giải pháp khác 55

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

6.1 KẾT LUẬN 56

6.2 KIẾN NGHỊ 57

6.2.1 Đối với nông hộ 57

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

PHỤ LỤC 59

Trang 11

x

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Số mẫu điều tra tực tế tại các ấp trên địa bàn xã Vĩnh Thới………… 14

Bảng 3.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Đồng Tháp thời điểm 01– 01- 2008 17

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất ở huyện Lai Vung, tỉnh năm 2011 và 2012 20

Bảng 3.3: Tình hình dân số ở huyện Lai Vung năm 2012 22

Bảng 3.4: Diện tích của một số hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày huyện Lai Vung giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013 23

Bảng 3.5: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Vĩnh Thới……… 24

Bảng 3.6: Diện tích, năng suất, sản lượng nấm rơm huyện Lai Vung………… 29

Bảng 4.1:Tuổi và số năm sản xuất của chủ hộ……… 30

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của đối tượng điều tra……… 31

Bảng 4.3: Cơ cấu lao động gia đình tham gia sản xuất nấm rơm……… 32

Bảng 4.4: Diện tích đất của nông hộ điều tra……… 33

Bảng 4.5: Nguồn meo giống sử dụng trong sản xuất……… 35

Bảng 4.6: Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới của nông hộ điều tra,……… 37

Bảng 4.7: Các yếu tố quyết định đến sự thành công của mô hình trồng……… 38

Bảng 4.8: Các khoản chi phí trong sản xuất nấm rơm của nông hộ ở xã Vĩnh… 39 Bảng 4.9: Tổng hợp các khoản mục về doanh thu, thu nhập và lợi nhận sản… 42

Bảng 4.10: Các tỷ số tài chính trong sản xuất nấm rơm……… 43

Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồ quy các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất…… 47

Bảng 4.12: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận……… 50

Bảng 5.1: Những thuận lợi khi tham gia mô hình sản xuất nấm rơm vụ Thu… 52

Bảng 5.2: Những khó khan khi tham gia mô hình sản xuất nấm rơm vụ……… 53

Trang 12

xi

DANH SÁCH HÌNH

Trang Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện diện tích đất trồng nấm rơm của nông hộ điều tra…… 33 Hình 4.2: Cơ cấu meo giống được các nông hộ sử dụng……… 35 Hình 4.3: Cơ cấu chi phí trong sản xuất nấm rơm của nông hộ điều tra………… 40

Trang 13

1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, được mệnh danh là vựa lúa, vựa trái câylớn nhất của Việt Nam.Trải qua nhiều năm giữ thế độc canh cây lúa, cây ăn trái đã là phong tục

và là cuộc sống của người nông dân nhưng lợi nhuận từ thế độc canh cây lúa mang lại cho người nông dân thì không cao, mức sống của người dân vẫn thấp.Từ đó đòi hỏi họ phải có sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp, nhờ vào điều kiện tự nhiên cho phép của mỗi tỉnh, vùng thì chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế đã có bước điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, tận dụng thế mạnh riêng của từng địa bàn nên đã hình thành một số vùng trọng điểm, vùng động lực và vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa (chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi ), đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế

Đồng Tháp trước đây vốn là một trong những tỉnh thuần nông về lúa và cây ăn trái của tỉnh và huyện Lai Vung là một ví dụ điển hình về nông nghiệp của tỉnh Cây lúa, cây ăn trái được xem là nguồn thu nhập chính cho bà con nông dân nên được xem là mô hình sản xuất chủ lực ở nơi đây Nhưng trong một số nghiên cứu gần đây, độc canh cây lúa, cây ăntrái liên tục trong nhiều năm đã bộc lộ những yếu điểm như: đất đai ngày càng bị suy kiệt, đồng ruộng, môi trường mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh có điều kiện bộc phát gây hại, năng suất lúa, cây ăn trái có khuynh hướng giảm… Điều này làm ảnh hưởng xấu đến thu nhập của nông dân ở khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Đồng Thápnói riêng Nếu việc phòng trừ, ngăn chặn không hiệu quả thì nguy cơ mất mùa là rất lớn, tốn rất nhiều chi phí phân bón mà năng suất không đạt.Nó không chỉ vì khía cạnh kinh tế, môi trường mà còn vì xã hội.Để đảm bảo nền nông nghiệp phát triển bền vững, giải pháp phải thực hiện là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, cây ăn trái đa dạng hóa sản phẩm trong nông nghiệp nâng cao năng suất, lợi nhuận là điều cấp thiết.Trồng nấm rơm được biết đến với ưu điểm là sử dụng ít yếu tố đâu vào, không kén chọn đấtnhưng tạo ra lợi nhuận cao Theo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lai Vung, huyện hiện có khoảng 2.500ha rau màu luân canh trên đất lúa Kết quả canh tác cho thấy, mức thu nhập đối với từng loại cây trồng như: nấm rơm: hơn 200

Trang 14

2

triệu đồng/ha/vụ; dưa lê: hơn 150 triệu đồng/ha/vụ; cây mè: 40 – 50 triệu đồng/ha/vụ… Đặc biệt xã Vĩnh Thớilà một trong những điểm đang đẩy mạnh thực hiện mô hình sản xuất nói trên và đang nhân rộng đến tất cả các nông hộ trong xã Tuy nhiên công tác đánh giá hiệu quả tài chính từ mô hình sản xuất

này hầu như chưa được thực hiện một cách toàn diện Do đó, đề tài “Phân

tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm ở xã Vĩnh Thới - huyện Lai Vung– tỉnh Đồng Tháp” được chọn nghiên cứu nhằm giúp cho

nông dân trong huyện thấy được hiệu quả tài chính của mô hình mang lại và

có hướng đi thích hợp trong canh tác nông nghiệp, để hướng tới mục tiêu nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trong địa bàn nói riêng và cả vùng nói chung

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Nấm rơm là một loại rau màu dễ trồng phù hợp với mọi thổ nhưỡng và khí hậu huyện Lai Vung nên đêm lại hiệu quả kinh tế cao giúp cải thiện đời sống người dân, nắm bắt trước những vấn đề đó nhiều nông dân xã Vĩnh Thới

đã mở rộng diện tích sản xuất trồng nấm rơm Qua đó, mô hình trồng nấm rơm cũng tạo công ăn việc làm cho một số lao động nhàn rỗi muốn có thêm thu nhập, tận dụng những diện tích trồng ở trước sân nhà hay trồng dưới đất ruộng tạo ra thu nhập khá cao nhưng không tốn kém nhiều chi phí đầu vào, người nông dân trồng nấm rơm chủ yếu lấy công làm lời Trước sự phát triển đó chúng ta cần phải làm gì để mô hình ngày càng nhân rộng, mở ra hướng đi mới cho mô hình và làm sao đề mô hình đạt hiệu quả tài chính và nâng cao thu

nhập cho người trồng nấm rơm, đó cũng là vấn đề hình thành nên đề tài

* Căn cứ khoa học

Luận văn được nghiên cứu dựa trên kiến thức của các môn học:

- Nguyên lý thống kê kinh tế: dựa trên nội dung môn học giúp ta biết được cách chọn vùng, chọn mẫu nghiên cứu, cách lấy thông tin từ nông hộ

- Kinh tế nông nghiệp: nghiên cứu các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp như lợi nhuận, chi phí…Bên cạnh

đó cũng xem xét đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm hiểu rõ hơn tình hình sản xuất nông nghiệp ở nước ta

- Kinh tế lượng: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, doanh thu, chi phí qua mô hình hồi quy tương quan

- Kinh tế sản xuất: tìm hiểu về các chỉ số phân tích hiệu quả sản xuất

* Căn cứ thực tiễn

Trang 15

3

Ngoài những kiến thức và các thông tin từ các báo, tạp chí, trang web….,

em còn tiếp thu tham khảo ý kiến của các anh chị nhân viên Phòng Nông nghiệp, Phòng Bảo Vệ Thực Vật của huyện Lai Vung và các anh chị nhân viên Kinh Tế của xã Vĩnh Thới

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng nấm rơm tại xã Vĩnh Thới- huyện Lai Vung - tỉnh Đồng Tháp Nhằm đánh giá quá trình sản xuất nấm rơm đã mang lại kết quả như thế nào cho các

hộ nông dân trong vùng và trong quá trình sản xuất thì có những thuận lợi hay khó khăn gì, trên cở sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài

chính cho mô hình này

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu chung trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:

Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất nấm rơm tại xã Vĩnh Thới -

huyện Lai Vung – tỉnh Đồng Tháp

Mục tiêu 2: Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận đạt được của nông

dân từ mô hình

Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và

hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất

Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục

những mặt hạn chế trong quá trình sản xuất, nhằm phát triển mô hình trồng nấm rơm có hiệu quả hơn

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH

- Sự chuyển đổi cơ cấu từ trồng lúa, cây ăn trái độc canh sang mô hình trồng nấm đã tác động tích cực lên đời sống kinh tế - xã hội của nông dân và

nông hộ ở vùng chuyển đổi

- Các nhân tố chi phí giống, chi phí lao động, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất, năng suất, giá bán … Có ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của hoạt động sản xuất của xã

- Sự chuyển dịch mô hình sản xuất theo hướng bền vững

Trang 16

Đề tài được thực hiện từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ trồng nấm rơm trên địa bàn nghiên cứu

1.4.4 Nội dung nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đến các loại chi phí, giá cả, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính và các yếu tố khác ảnh hưởng đến lợi nhuận của

mô hình sản xuất nấm rơm tại xã Vĩnh Thới - huyện Lai Vung - tỉnh Đồng Tháp, với số mẫu là 50 hộ sản xuất, được điều tra trên 1 xã (Vĩnh Thới) có số nông hộ sản xuất mô hình trồng nấm nhiều và củng là một trong những địa phương có nghề trồng nấm rơm phát triển ở tỉnh Đồng Tháp.Đề tài không nghiên cứu các thu nhập khác từ hoạt động nông nghiệp khác như: chăn nuôi, thủy sản và các hoa màu khác….Từ đó, xác định được thế mạnh và khó khăn của vùng để đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển mô hình bền vững, nâng cao thu nhập cho người sản xuất

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã lược khảo một số tài liệu có liên quan để giúp đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn, phong phú hơn Một số đề tài

đã có sự tham khảo như:

+ Đinh Kim Xuyến (2009),“So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 1 vụ

lúa-1 vụ đậu nành-1 vụ khoai lang với mô hình 2 vụ lúa-1 vụ khoai lang tại huyện Bình Tân – Vĩnh Long”, Luận văn tốt nghiệp đại học Đề tài đã được

tác giả áp dụng các phương pháp thống kê mô tả để mô tả, phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối, phương pháp hồi quy tương quan để phân tích các chỉ tiêu tài chính của 2 mô hình.Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi mùa

vụ khác nhau sẽ có sự chênh lệch về chi phí, doanh thu và lợi nhuận khác

Trang 17

5

nhau Nhưng nhìn chung thì mô hình 1 vụ lúa-1 vụ đậu nành-1 vụ khoai lang đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình còn lại

+ Nguyễn Thu Thảo (2011),“Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình

trồng nấm rơm tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp”, Luận văn tốt nghiệp đại

học…Kết quả nghiên cứu cho thấy việc trồng nấm rơm sử dụng ít yếu tốn đầu vào nhưng mang lại thu nhập cao cho người nông dânvà giải quyết việc làm cho đa số người dân trong vùng

+ Lê Thị Diễm Hằng (2013), “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình

trồng đậu nành trên đất ruộng ở xã Tân Hạnh - huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long”, Luận văn tốt nghiệp đại học Đề tài đã sử dụng phương pháp hồi quy,

thống kê mô tả, so sánh tuyệt đối và tương đối để phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình Kết quả mô hình trồng đậu nành trên đất ruộng vào vụ Xuân Hè ( luân canh lúa – đậu nành) mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nông hộ sản xuất

Trang 18

6

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài

2.1.1.1 Nông hộ và nguồn lực nông hộ

Nông hộ: Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp,

ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh Nông

hộ (hộ nông dân) là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền Hộ nông dân có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác như: Ở nông

hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và

tiêu dùng

Nguồn lực nông hộ: Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm

đất đai, lao động, kỹ thuật, tài chính, con người,… chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của nông hộ Nếu biết tận dụng mối liên

hệ này sẽ giúp nông hộ tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi

phí và tăng hiệu quả sản xuất

- Yếu tố đầu ra (sản phâm): hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình sản xuất các yếu tố đầu ra thường đo bằng sản lượng Trong sản xuất nấm rơm yếu tố đầu ra là toàn bộ sản lượng nấm rơm thu hoạch trong một năm

Trang 19

7

2.1.1.2.2 Hàm sản xuất

Hàm sản xuất là một hàm số biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất Thông thường được viết dưới dạng:

Y = f (x1, x2, x3, x4, ……, xn)

Trong đó: Y là sản lượng đầu ra và x i= (1, 2, 3….n) là các yếu tố đầu vào Các biến trong hàm sản xuất được giả định là dương, liên tục và các yếu tố đầu vào được xem là có thể thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lượng

Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗi phương án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước Các yếu tố đầu vào bao gồm các yếu tố cố định (là những yếu tố được nông dân sử dụng một lượng cố định

và nó không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: Chi phí máy tưới, chi phí máy bơm nước, …) và các yếu tố biến đổi (là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: meo giống, lao động, phân bón, thuốc nông dược, …)

2.1.1.2.3 Lịch thời vụ

Là loại lịch nhằm giúp nông dân có định hướng sản xuất kịp thời giữa các mùa vụ với nhau một cách đồng loạt, đồng thời nó giúp cho họ có thể ứng phó với những khó khăn như: dịch bệnh, lũ lụt….thường xuyên xảy ra trong sản xuất

2.1.1.3 Hiệu quả

Hiệu quảlà “ kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ

đợi và hướng tới Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” (Từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang 289) Hiệu quả là việc xem xét là lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất Hiệu quả bao gồm 3 yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường

2.1.1.4 Hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất : Được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất

kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó

Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:

Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích – Tổng đơn vị

sản xuất trên một đơn vị sản xuất (2.1)

Trang 20

8

Trong đó:

Thu nhập trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng trên một đơn

vị diện tích(2.2)

Tổng chi phí sản xuấ trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát

sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích

Chi phí sản xuất nấm rơm bao gồm chi phí chuẩn bị rơm; chi phí meo

giống; chi phí phân bón, chi phí thuốc trừ sâu; chi phí chăm sóc; chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí vận chuyển trong sản xuất; chi phí thuê đất; chi phí lãi vay; chi phí thuế; chi phí thu hoạch,

2.1.1.5 Hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả kinh tế: là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao

động, kỹ thuật sản xuất) nhất định để tạo ra lượng sản phẩm đầu ra lớn nhất Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực chất là giá trị, nghĩa là khi sự kết hợp yếu tố sản xuất thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất, nói rộng ra là hiệu quả hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với đồng vốn đã bỏ ra, thời gian thu hồi vốn…

 Nói cách khác,

Hiệu quả kinh tế = Lợi ích mô hình đem lại cho xã hội + lợi nhuận (Doanh thu – chi phí) – Thiệt hại cho xã hội mà mô hình sản xuất gây ra

2.1.1.6 Hiệu quả tài chính

Là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực một cách tối ưu nhất để đem lại

lợi nhuận cao nhất Hay nói cách khác khi phân tích hiệu quả tài chính chỉ xem xét đến lợi nhuận (Doanh thu – chi phí) của mô hình mang lại, mà không xét đến phần lợi và thiệt hại cho xã hội

Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính trên góc độ cá nhân, tất cả các chi phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường

Trang 21

+ Chi phí cố định: chi phí cố định hay còn gọi là định phí, là chi phí kinh doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất hay mức sản lượng, nếu xét trong một khuôn khổ đơn vị nhất định

+ Chi phí biến đổi: chi phí biến đổi hay biến phí là khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hay mức sản lượng

Tổng chi phí: là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động canh tác để tạo ra

sản phẩm bao gồm chi phí lao động bao gồm lao động gia đình và lao động thuê (CPLĐ), chi phí vật chất (CPVT) và chi phí khác (CPK)

Trang 22

10

2.1.2.4 Thu nhập (TN)

Là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí LĐGĐ bỏ ra

Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người sản xuất trực tiếp

bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi trong suốt vụ sản xuất Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động)

 Các chỉ tiêu kinh tế trung bình trên mỗi hộ:

- Doanh thu/hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia

cho tổng số hộ được điều tra (60 hộ) Tỷ số này cho biết doanh thu trung bình của mỗi hộ khi tham gia sản xuất

- Chi phí/hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng chi phí chia cho tổng

số hộ được điều tra Tỷ số này cho biết chi phí trung bình của mỗi hộ phải bỏ

ra khi tham gia sản xuất

- Thu nhập/hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia cho tổng số hộ được điều tra Tỷ số này cho biết thu nhập trung bình của mỗi hộ thu được khi tham gia sản xuất

- Lợi nhuận/hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng số hộ được điều tra Tỷ số này cho biết lợi nhuận trung bình của mỗi hộ thu được khi tham gia sản xuất

2.1.3 Các chỉ số tài chính

Tất cả các chỉ tiêu này đều tính cho một ngàn mét giồng (một công bằng 1.000m giồng)

* Doanh thu trên chi phí (DT/CP): là tỷ số được tính bằng cách lấy

tổng doanh thu chia cho tổng chi phí Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ

ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu Được thể hiện bởi công thức sau:

(2.7)

* Thu nhập trên chi phí (TN/CP): là chỉ số được tính bằng cách lấy

tổng thu nhập chia cho tổng chi phí Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra

sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập Được thể hiện bởi công thức sau:

Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí LĐGĐ

DT / CP =

TN / CP =

Trang 23

11

Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu chỉ số này lớn hơn

1 thì người sản xuất có lời

* Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): là tỷ số được tính bằng cách lấy lợi

nhuận chia cho tổng chi phí Tỉ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận Được biểu hiện bởi công thức sau:

(2.9)

* Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): là tỷ số được tính bằng cách lấy

lợi nhuận chia cho doanh thu Tỷ số này thể hiện trong một đồng doanh thu thì

có bao nhiêu đồng lợi nhuận Được biểu hiện bởi công thức sau:

(2.10)

* Thu nhập trên ngày công lao động gia đình (TN/NCLĐ): chỉ tiêu

này phản ánh trong một ngày công lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu

nhập

(2.11)

* Thu nhập trên chi phí chưa có LĐGĐ (TN/CP chưa LĐGĐ): là tỷ

số được tính bằng cách lấy thu nhập chia cho chi phí chưa có LĐGĐ Tỷ số này thể hiện một đồng chi phí (chưa có LĐGĐ) bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu

đồng thu nhập Được biểu hiện bởi công thức sau:

(2.12)

2.1.4 Các phương pháp sử dụng để phân tích

2.1.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn

TN/NCLĐ = Thu nhập/ Ngày công lao động gia đình

LN / CP =

LN / DT =

TN / CP chưa LĐGĐ =

Trang 24

12

Trong bài nghiên cứu, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để thống kê các số liệu về giá trị đầu vào, đầu ra và dựa vào kết quả đã thống kê

để đánh giá sự tác động của các yếu tố đầu ra, đầu vào đến kết quả kinh tế của

mô hình sản xuất nấm rơm

2.1.4.2 Phương pháp hồi quy tuyến tính

Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu nào đó (ví dụ như năng suất hay lợi nhuận), xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy và các nhân tố ảnh hưởng xấu để khắc phục Phương trình hồi quy có dạng:

Kết quả in ra từ phần mềm SATA có các thông số như sau:

Hệ số tương quan bội R (Multiple Correlation Coeficient): nói lên tính liên hệ chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và các biến độc lập (Xi) R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ

Hệ số xác định R2(R-square), (Multiple Coeficient of Determination): là

tỷ lệ ( hay phần trăm) thay đổi của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập (Xi) hoặc % các (Xi) ảnh hưởng đến (Y), phần còn lại do các yếu

tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu R2 càng lớn càng tốt

Adjusted R Square: Hệ số xác định đã được điều chỉnh dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa hay không Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy

+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy, R2càng lớn mô hình càng có ý nghĩa vì khi đó Sig.F càng nhỏ

Trang 25

H0: bi = 0, các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

H1: bi 0, các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

Cơ sở kiểm định phương trình (kiểm định với độ tin cậy là 95% ứng với mức ý nghĩa α = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%)

- Bác bỏ giả thuyết H0 khi: Sig.F < α

- Chấp nhận giả thuyết H0 khi: Sig.F α

- Kiểm định các nhân tố trong phương trình hồi quy: Các nhân tố trong phương trình hồi quy ảnh hưởng đến phương trình ở những mức độ khác nhau

Do đó, ta kiểm định từng nhân tố trong phương trình để xem xét mức độ ảnh hưởng và độ tin cậy của từng nhân tố đến phương trình

2.1.4.3 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so sánh được để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng, quá trình kinh tế

Trang 26

- So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là biểu hiện mức độ chung nhất về mặt lượng của các đơn vị đó, nhằm khái quát đặc điểm điển hình của một tổ, một bộ phận hay một tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:

Đề tài chọn xã Vĩnh Thới - huyện Lai Vung - tỉnh Đồng Tháp làm địa

bàn nghiên cứu vì đây là vùng mới phát triển và là vùng được coi là trọng điểm của mô hình trồng nấm rơm của toàn huyện Toàn xã, nấm rơm được trồng nhiều ở: Ấp Thới Mỹ 1, Ấp Thới Mỹ 2, Ấp Hòa Khánh, Ấp Thới Hòa nên em quyết định chọn các ấp này để nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

Dữ liệu được thu thập chủ yếu từ 2 nguồn là số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp

2.2.2.1 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp của bài nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ thông qua bảng phỏng vấn 60 hộ ở xã Vĩnh Thới - huyện Lai Vung - tỉnh Đồng Tháp bằng phương pháp phân tầng địa bàn và chọn mẫu ngẫu nhiên các đối tượng phù hợp với đề tài nghiên cứu Cụ thể về số mẫu điều tra tại 1 xã như sau:

Bảng 2.1: Số mẫu điều tra tực tế tại các ấp trên địa bàn xã Vĩnh Thới

Trang 27

15

2.2.2.2 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu có liên quan đến việc sản

xuất nấm rơm của nông dân; Niên giám thống kê của huyện Lai Vung trong 4 năm ( 2009 – 2012); các báo cáo tổng kết hằng năm về tình hình kinh tế - xã hội, sản xuất nông nghiệp của các cơ quan ban ngành ở xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung trong giai đoạn năm 2009 – 2012 và các kế hoạch đề ra cho những năm tới có liên quan đến mô hình; báo cáo kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và những đề tài nghiên cứu nông nghiệp khác đã được thực hiện ở huyện và ở xã Vĩnh Thới

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

- Đối với mục tiêu 1 và 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và

phương pháp so sánh (so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối) để phân tích thực trạng sản xuất nấm rơm của nông hộ Phân tích các chỉ tiêu tài chính

để xác định hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất nấm rơm ở địa bàn nghiên cứu

- Đối với mục tiêu 3 và 4: Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của nông hộ, nhằm phát huy các yếu tố tích cực và khắc phục các yếu tố ảnh hưởng xấu Từ kết quả phân tích và các thông tin thu thập được từ các nguồn

có liên quan để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sản xuất nấm rơm có hiệu quả hơn

Trang 28

16

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà,

Mỹ Cân và Thường Phước Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 54 cùng với quốc

lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt gần 1.673.200 người, mật độ dân số đạt 495 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 297.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.376.000 người

* Địa hình:

Đồng tháp có địa hình tương đối bằng phẳng, cao từ 1- 2 m so với mực nước biển Hệ thống kênh rạch chằng chịt, đất đai thường xuyên được phù sa bồi đắp, nguồn nước ngọt quanh năm, không bị nhiễm mặn Độ cao giảm từ Bắc xuống Nam từ Tây sang Đông Sông Tiền chia cắt Đồng Tháp thành 2 khu vực:

- Vùng phía Bắc sông Tiền còn gọi là Đồng Tháp Mười, có diện tích là 250.731ha Ở đây là vùng đất thấp, có nơi thấp hơn mực nước biển nên được phù sa bồi đắp hàng năm và là vùng sản xuất lúa tập trung của tỉnh

- Vùng phía Nam sông Tiền có diện tích tự nhiên 73.074ha nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, trong đó có huyện Lai Vung địa hình có dạng long mán hướng dốc từ hai bên bờ sông vào giữa độ cao trung bình từ 0.8 - 1m Do

có địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, 10 hằng năm thường bị ngập nước khoảng 1m

* Khí hậu:

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô

Trang 29

17

Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu

từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm Những đặt điểm về khí hậu như trên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện

3.1.2 Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên

 Tài nguyên đất

Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lương thực

Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính:

- Nhóm đất phù sa ( có diện tích 191.769 ha, chiếm 59,06% diện tích đất

tự nhiên) Đây là nhóm đất thuộc đã trải qua lịch sử canh tác lâu dài, phân bố khắp 10 huyện thị ( trừ huyện Tân Hồng),

- Nhóm đất phèn ( có diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), phân bố khắp 10 huyện, thị ( trừ thị xã Cao Lãnh),

- Nhóm đất xám ( có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu trên địa hình cao ở huyện Tân Hồng và huyện Hồng Ngự),

- Nhóm đất cát ( có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười)

Đất nông nghiệp (nghìn ha)

Đất lâm nghiệp (nghìn ha)

Đất chuyên dùng ( nghìn ha)

Đất ở (nghìn ha)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trang 30

18

 Tài nguyên rừng

Trước đây đa số các diện tích ẩm, lầy thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng rậm, cây tràm được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười Do khai thác không hợp lý đã giảm đến mức báo động, gây nên mất cân bằng sinh thái Ngày nay, nguồn rừng chỉ còn quy mô nhỏ, diện ích rừng tràm còn dưới 10.000 ha Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi Theo số liệu thống kê năm 1999, diện tích rừng của tỉnh có: rừng tràm 8.912 ha (phân bổ chủ yếu ở huyện Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh), rừng bạch đàn 144 ha (ở huyện Tân Hồng) Phân theo công dụng có: rừng đặc dụng 2.821 ha (phân bổ ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quýt, Gò Tháp), rừng phòng hộ 2.287 ha, rừng sản xuất 3.951 ha Phân theo thành phần kinh tế: Nhà nước 5.851 ha, tập thể và tư nhân 3.208 ha Số lượng cây phân tán được tăng dần qua các năm, bình quân mỗi năm trồng mới khoảng 3 triệu cây, đến 2002 toàn tỉnh đạt khoảng 64 triệu cây phân tán các loại

3.1.3 Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

 Tiềm năng phát triển kinh tế

- Là một tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp sản xuất nhiều lương thực và các loại nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù

sa do hai con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi Vì thế Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước Ở đây có giống lúa nổi một loài lúa mọc tự nhiên từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10 thu hoạch mà không cần chăm bón Đồng Tháp cũng là vùng đầy triển vọng về các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, bông, thuốc lá, đậu tương và cây ăn trái như xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quít Lai Vung, bưởi Phong Hòa, chôm chôm, vú sữa, mãng cầu có quanh năm

- Vùng đất Đồng Tháp Mười ngày xưa nổi tiếng hoang vu với lắm bưng, trần, đìa, bàu, với bạt ngàn đưng, lác, năng, sen, súng và lau, sậy,…Đây là giang sơn của các loài động vật hoang dại như: rắn, rùa, chuột ếch, chim muông, cua, cá sấu

Giờ đây về thăm Đồng Tháp du khách như trở về với cội nguồn thiên nhiên bởi bầu không khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, đi trên những chiếc xuồng ba lá trên sông rạch để đến với khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, đài liệt sĩ, khu di tích Gò Tháp, di tích kiến trúc

cổ Kiến An Cung, vườn chim thiên nhiên lạ mắt ở Tháp Mười, vườn sếu quý hiếm ở Tam Nông, khu căn cứ Xẻo Quít, làng hoa kiểng Tân Qui Đông, các vườn cây ăn trái Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, Thạnh Hưng…

Trang 31

3.1.4 Giao thông

Loại hình giao thông chủ yếu trên địa bàn là đường thủy và đường bộ, Nên rất thuận lợi cho việc vân chuyển hàng hóa củng như phát triển công – nông – lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh

3.2 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LAI VUNG - TỈNH ĐỒNG THÁP

Huyện Lai Vung là một huyện của tỉnh Đồng Tháp.Lai Vung nằm ở trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam của Tỉnh Đồng Tháp, có vị trí hết sức quan trọng, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, nằm kề với khu công nghiệp Sa Đéc, ngang khu công nghiệp Trà Nóc thuộc Cần Thơ và tiếp giáp với các trung tâm

đô thị lớn của vùng như thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên (thuộc An

Giang) rất thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển.Huyện có đặc sản nổi

tiếng là quýt hồng và nem chua

3.2.1 Đặc điểm tự nhiên

 Vị Trí địa lý

Huyện nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, liền kề với khu công nghiệp Sa Đéc, ngang khu công nghiệp Trà Nóc (thành phố Cần Thơ) và tiếp giáp với các trung tâm đô thị lớn của vùng như thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên (An Giang) Mạng lưới giao thông thủy lợi rất thuận lợi, đường huyện dài trên 100 km đã được trải nhựa, các tỉnh lộ 851, 852, 853 nối liền với quốc

lộ 50 và 80 Huyện có đặc sản nổi tiếng là quýt hồng và nem chua Quýt hồng Lai Vung có màu đỏ vàng , vị chua ngọt, hương thơm độc đáo, sản lượng ổn định mỗi năm là 40.000 tấn/năm Nem Lai Vùng thì nổi tiếng khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long với các thương hiệu tên tuổi như: Chiến Ngoan, Hoàng Oanh, Ba Liêm

 Đất đai

Nhìn chung huyện Lai Vung sử dụng đất nông nghiệp là chủ yếu 19.488

ha (81,73%) vào năm 2011 trên tổng số là 23.844 ha, đất chuyên dùng là 3.120

Trang 32

Đất khu dân cư (đất ở) 1.146 4,81 1.155 4,85

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lai Vung, 2012

Đến năm 2012, hầu như tình hình sử dụng đất ở huyện Lai Vung không thay đổi, đất nông nghiệp là 19.470 ha chiếm (81,65%) giảm 0,08% so với năm 2011, đất chuyên dùng là 3.219 ha chiếm (13,50%) tăng 0,04% so với năm 2011, đất ở là 1.155 chiếm (4,85%) tăng 0,04% so với năm 2011 Nguyên nhân diện tích đất nông nghiệp giảm nhẹ do tốc độ đô thị hóa đang tăng lên

3.2.2 Đơn vị hành chính

Quận Lai Vung được thành lập từ ngày 01-04-1916, thuộc tỉnh Vĩnh Long, do tách ra từ Quận Sa Đéc Ngày 29 tháng 02 năm 1924, quận Lai Vung thuộc tỉnh Sa Đéc, bao gồm 2 tổng: An Phong với 5 làng, An Thới với 8 làng Sau năm 1956, tỉnh Sa Đéc bị giải thể, địa bàn quận Lai Vung nhập vào tỉnh Kiến Phong Năm 1966, tỉnh Sa Đéc được tái lập, địa bàn huyện Lai Vung ngày nay thuộc quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc lúc ấy Sau năm 1975, Lấp

Vò là huyện của tỉnh Đồng Tháp Ngày 05 tháng 01 năm 1981, Hội đồng Chính phủ Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 4-CP, đổi tên huyện Lấp Vò thành huyện Thạnh Hưng

Ngày 27-06-1989, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 77/HĐBT, chia huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp thành hai huyện lấy tên là huyện Thạnh Hưng và huyện Lai Vung Huyện Lai vung

có 11 xã bao gồm Tân Dương, Hòa Thành, Long Thắng, Hòa Long, Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa, gồm 23.864 diện tích và 142.267 nhân khẩu, huyện lỵ đặt tại xã Hòa Long

Trang 33

3.2.3 Tình hình kinh tế-xã hội

3.2.3.1 Tình hình kinh tế

Theo thông tư từ Website huyện Lai Vung năm 2009, GDP của cả huyện ước đạt 1.069 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 15,51% so với năm 2008; trong đó nông nghiệp đạt 516 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2010 GDP huyện ước đạt 664 tỷ đồng, tăng 10,59% so với cùng kỳ năm 2009 Và đến 6 tháng đầu năm 2013, tình hình sản xuất công nghiệp thương mại, dịch vụ huyện Lai Vung có nhiều khởi sắc, tuy nhiên, với mức tăng trưởng kinh tế 7,9% được đánh giá là thấp nhất so với vài năm gần đây và thấp xa so với mục tiêu 15% Ước tính tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hoá thương mại đạt trên 1.800 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2012 Công tác xây dựng cơ bản triển khai đúng

kế hoạch, hoàn thành 40% số lượng công trình với trên 90 tỷ đồng Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt gần 99,3% Tai nạn giao thông và một

số tệ nạn xã hội giảm hơn trước

3.2.3.2 Tình hình xã hội

 Giáo dục

Năm học 2009 – 2010 tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành bậc tiểu học đạt 99,86%, tiểu học đạt 95,4%, tốt nghiệp phổ thông đạt 62,7% Tuy nhiên giáo dục vẫn chua hoàn thiện và toàn diện tỷ lệ học sinh bỏ học vẫn còn nhiều 823 học sinh

 Y tế

Cơ sở vật chất trang thiết bị bệnh viên huyện và trạm y tế xã được đầu tư xây dựng ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân tuyến cơ sở

3.2.4 Dân số và lao động

Tình hình dân số ở huyện Lai Vung cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất Người nông dân ở đây thu nhập chủ yếu từ việc làm nông Hoạt động sản xuất này người già hay trẻ em đều có thể làm được Bởi vậy dân số

Trang 34

22

là nguồn lực dồi dào cho việc sản xuất ngành nông nghiệp Tình hình dân số ở huyện Lai Vung được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4: Tình hình dân số ở huyện Lai Vung năm 2012

Đơn vị Diện tích (Km2) Dân số (Người) Mật độ dân số

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lai Vung, 2012

Theo số liệu thống kê năm 2012 ở bảng 3.4 thì tổng diện tích toàn huyện Lai Vung là 238,44 km2, tổng dân số là 161.432 người, tổng mật độ dân số là

677 người/km2 Trong đó xã Phong Hòa có diện tích lớn nhất là 32,07 km2 và Thị trấn Lai Vung có diện tích thấp nhất 7,48 km2 Về dân số thì xã chiếm dân

số cao nhất là xã Long Hậu với 21.442 người, thấp nhất là Thị trấn Lai Vung với 8.226 người Nhưng Thị trấn Lai Vung lại có mật độ dân số cao nhất với 1.100 người/km2, xã có mật độ dân số thấp nhất lại là xã Long Thắng với 435 người/km2

3.2.5 Tình hình sử dụng đất trồng cây rau màu (nấm rơm) của huyện

Nhìn chung do sự dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp và thực hiện đưa cây màu xuống ruộng nên diện tích một số cây màu tăng (dưa hấu tăng nhiều nhất) Riêng do giá khoai lang biến động mạnh, do thương lái ép giá và hiện tượng sản xuất khoai lang thì nhiều nhưng không có đầu ra nên làm cho đa số nông dân trồng bị lỗ Cụ thể diện tích một số cây màu thể hiện ở bảng :

Trang 35

23

Bảng 3.5: Diện tích của một số hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày huyện Lai Vung giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013

ĐVT: ha Hoa màu và cây

CNNN Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2013

Nguồn: Trạm BVTV huyện Lai Vung, 2013

Qua số liệu trên cho thấy: diện tích cây màu có xu hướng tăng là dưa hấu,

cụ thể năm 2011 diện tích dưa hấulà 192 ha, năm 2011 tăng 60,8 ha (51,53%)

so với cùng kỳ năm 2010, đến năm 2012 tăng 21,2 ha (11,86%) so với năm

2010 Đa số các cây màu còn lại đều giảm, nhưng giảm nhiều nhất là nấm rơm, cụ thể năm 2010 là 500 ha, đến năm 2012 giảm còn 395 ha, giảm 95 ha (19%) , nhưng trong khoảng thời gian gần đây diện tích nấm rơm đã có xu hướng tăng trở lại nhờ được các doanh nghiệp thu mua với giá và đầu ra ổn định

Tính đến sáu tháng năm 2013 diện tích nấm rơm đạt 400 ha Đây là điều khởi sắc cho mô hình sản xuất nấm rơm huyện Lai Vung

3.3 KHÁI QUÁT VỀ XÃ VĨNH THỚI - HUYỆN LAI VUNG - TỈNH ĐỒNG THÁP

3.3.1 Giới thiệu sơ nét về xã Vĩnh Thới

* Xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung có tổng diện tích tự nhiên là 1961,7033

ha, ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Giao thông thuận tiện cả đường thủy lẫn đường bộ Kinh tế trong những năm gần đây đang trên đà phát tiển theo tình hình chung của huyện và của cả nước Là một trong các xã của huyện có mô hình trồng nấm rơm được áp dụng rộng rãi trong toàn xã

* Vị trí giới hạn:

 Phía Bắc giáp: Xã Tân Thành và xã Long Hậu

 Phía Nam giáp: Xã Hòa Long

Trang 36

24

 Phía Đông giáp: Xã Tân Hòa

 Phía Tây giáp: Thành Phố Cần Thơ

3.3.2 Hiện trạng sử dụng đất đai

Bảng 3.6: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Vĩnh Thới

1 Diện tích đất nông nghiệp 1.510,3502 76,99

2 Diện tích đất phi nông nghiệp 451,3531 23,01

4 Tổng diện tích đất tự nhiên 1.961,7033 100%

Kết quả thống kê đất đai năm 2008 của xã Vĩnh Thới

Qua số liệu thống kê được xác lập cho năm 2008 đã cho thấy tình hình sử dụng đất của xã Vĩnh Thới như sau:

- Khu vực đất nông nghiệp chủ yếu do hộ gia đình, cá nhân sử dụng chiếm tỷ lệ 76,99% so với diện tích tự nhiên toàn xã Trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm diện tích lớn nhất chiếm 942,4139 ha, còn diện tích đất trồng cây hàng năm, rau màu, nấm rơm chiếm diện tích nhỏ chiếm 41,2100

ha so với toàn diện tích đất nông nghiệp của xã

- Khu vực đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 23,01% so với diện tích tự nhiên toàn xã, chủ yếu là đất ở, đất xây dụng trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh quản lý, sử dụng Đối với đất công cộng như đất giao thong, đất thủy lợi; đất công ích và các công trình công cộng khác nằm trọn trong ranh giới hành chính do UBND quản lý theo quy định

3.4 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TRÊN THẾ GIỚI

3.4.1 Nguồn gốc và giá trị của cây nấm rơm

Nấm rơm hay nấm mũ rơm (danh pháp hai phần: Volvariella volvacea) là một loài nấm trong họ nấm lớn sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại Nấm rơm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C và chứa 7 loại a-xít amin, nấm rơm là món ăn trị nhiều bệnh là loại quen thuộc, nhất là các làng quê vì thường được sử dụng làm thực phẩm

Trang 37

25

 Đặc tính sinh học của nấm rơm

Nấm rơm có nhiều loại khác nhau, có loại màu xám trắng hoặc xám đen

Kích thước của nấm tùy thuộc từng loại Nấm rơm thích nghi phát triển từ 30

– 350C, độ ẩm nguyên liệu 65 – 70% (vắt chặt có nước ướt vân tay), độ ẩm

không khí 80%, nấm rơm ưa thoáng khí, sử dụng nguồn dinh dưỡng Xenlulo

có nhiều rơm, rạ, để sống

 Đặc điểm hình thái

Bao gốc (volva): Dài và cao lúc nhỏ, bao lấy tai nấm Khi tai nấm

trưởng thành, nó chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm, bao nấm

là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc Độ đậm nhạt

tùy thuộc vào ánh sáng Ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen

Cuống nấm: Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm Khi

còn non thì mềm và giòn Nhưng khi già xơ cứng và khó bẻ gãy

Mũ nấm: Hình nón, cũng có melanin, nhưng nhạt dần từ trung tâm ra

Rơm, rạ khô : tối thiểu 300kg Bể ngâm rơm rạ: Có thể xây bể để chứa

nước tạm thời, vật liệu bằng gạch và xi măng cát Bể không cần xây kiên cố,

có chiều cao khoảng 60cm đáy có lỗ thoát nước

Kệ lót đống ủ: Dùng tre hoặc gỗ đóng theo kiểu dát giường cách mặt đất

15 – 20cm Nên đóng thành 2 tấm có chiều dài 1,5m x rộng 0,75m Khi ủ

đống, ghép hai tấm lại với nhau sẽ có hình vuông cạnh 1,5m

Cọc tre hoặc gỗ có đường kính từ 10 – 15cm, chiều dài 2 – 2,2m, dùng để

thông khí trong quá trình ủ nguyên liệu (cứ 1 đóng ủ 300 kg cần 1 cọc)

Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày)

Nhiệt kế, ẩm kế, dụng cụ tưới: Bình ô hoa, bình phun sương, máy bơm…

Khuôn gỗ hình thang có kích thước :

a) Chiều rộng đáy dưới 0,4m

b) Chiều rộng đáy trên 0,3m

c) Chiều dài đáy trên 1,1m

Trang 38

26

d) Chiều dài đáy dưới 1,2m

e) Giờ hai đầu khuôn

f) Chiều cao khuôn 0,4m

3.4.2.3 Xử lý nguyên liệu:

Rơm rạ được làm ướt trong nước vôi 0,35% (3,5kg vôi hòa với 1.000 lít

nước) đánh đống ủ có cọc ở giữa, ủ 2 – 3 ngày đảo một lần, ủ tiếp 2 – 3 ngày

Thời gian ủ kéo dài 4 – 6 ngày tùy theo tính chất của rơm Khi đảo rơm

lần 1 cần phải kiểm tra và chỉnh độ ẩm nguyên liệu Cách kiểm tra và điều

chỉnh như sau:

- Rơm rạ quá ướt (nước chảy thành dòng) cần hong phơi cho ráo nước

- Rơm rạ đủ ướt (vắt vài cọng rơm có nước chảy thành giọt ) là tốt

nhất

- Rơm rạ khô (vắt không thấy chảy giọt nước nào) cần bổ sung thêm

nước

Sau khi chỉnh độ ẩm nguyên liệu tiếp tục ủ lại lần 2 Kệ ủ rơm cách mặt

đất 15 – 20cm Phía ngoài đống ủ nên dùng nilon hoặc bao dứa quay xung

quanh để nhiệt độ đống ủ lên cao, (không che kín đỉnh, không trùm sát đất)

3.4.2.4 Cấy giống:

Kiểm tra giống trước khi cấy:

- Giống không bị nhiễm bệnh: Quan sát bên ngoài giống có màu trắng

đồng nhất, sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới, không có màu xanh, đen,

vàng… không có các vùng loang lổ

- Giống có mùi thơm dễ chịu: Nếu có mùi chua, khó chịu là giống đã bị

nhiễm khuẩn, nấm dại…

- Giống không già hoặc non Sử dụng tốt nhất khi giống đã ăn kín hết đáy

chai (hoặc túi) sau 3 – 4 ngày

- Chuẩn bị mặt bằng: Chọn những chân ruộng cao, thoát nước tốt, chuẩn

bị thành từng luống Vệ sinh luống bằng tưới nước vôi lên bề mặt luống để

diệt các loại côn trùng gây hại

Nguyên liệu sau khi ủ đưa vào mô cấy giống Trước khi vào mô, giũ rơm

tơi, để nguội và thử, chỉnh độ ẩm khi đảo rơm lần 1 Rơm đã được ủ đúng tiêu

chuẩn sẽ có màu vàng sẫm, mềm, độ ẩm 65 – 70%

Trang 39

27

- Đặt khuôn theo diện tích hiện có sao cho thuận lợi khi đi lại chăm sóc

nấm và tiết kiệm diện tích Đặt mô cách mô từ 25 – 30cm

- Trải một lớp rơm rạ vào khuôn dày 7 – 10cm Cấy một lớp giống viền

xung quanh thành khuôn, cách mép 3 – 5cm Tiếp tục làm như vậy đủ 3 lớp

Lớp trên cùng (lớp thứ 4) rải giống rộng đều khắp trên bề mặt cũng cách thành

mô 3 – 5cm, sau đó phủ lớp áo lên mặt mô dày 3 – 5cm, lớp áo ngoài này có

độ ẩm cao hơn lớp trong để giữ ẩm

- Cấy xong mỗi lớp ta dùng tay ấn chặt nhất là quanh thành khuôn

- Trung bình một tấn rơm rạ khô trồng được trên dưới 75 – 80 mô nấm

Lượng giống nấm dùng khoảng 12kg/1 tấn nguyên liệu giống làm trên cơ chất

bằng hạt

3.4.2.5 Chăm sóc mô nấm đã cấy giống:

Cần che phủ thêm một lớp rơm rạ khô trên bề mặt mô nấm, Lớp rơm rạ

này còn rất tốt, xếp theo một chiều, phủ theo kiểu lợp mái nhà Chiều dày lớp

phủ 4 – 5 cm.Tất cả các bề mặt của những mô ở mép ngoài khu vực trồng

cũng cần che phủ bằng lớp rơm phủ áo, kiểm tra nếu thấy mô nấm bị khô có

thể tưới trực tiếp lên lớp áo phủ nhiều lần trong ngày, sao cho lớp rơm phía

ngoài của mô nấm không bị khô, mất nước

Để tránh mưa và tiện cho việc chăm sóc mô nấm, có thể cắm các cọc tre

hoặc đan thành “chiếc lồng” cách mặt mô nấm 10 – 15cm, phía ngoài bọc một

lớp nilon, phía trên cùng phủ rơm rạ khô càng tốt

Nhiệt độ mô nấm trong những ngày đầu khoảng 44 – 460C là tốt nhất

Sau khi cấy giống 5 ngày, đảo áo mô lần 1, tưới phun sương, tạo ẩm

trong mô Lớp rơm áo có thể dùng ở đó, máy bơm để tưới Sau cấy giống 7

ngày, đảo áo mô lần 2, tưới đón nấm sau đó phủ lại Ngày thứ 8 – 9 nấm ra nụ

đinh ghim Ngày thứ 11 – 12, nấm lớn hái bói thu sản phẩm

3.4.2.6 Cách thu hái nấm:

Kể từ lúc trồng (cấy giống) đến khi hái hết đợt 1 khoảng 15 – 17 ngày

Nấm ra rộ từ ngày thứ 12 đến 15 Hái nấm còn ở giai đoạn hình trứng là tốt

nhất, bảo đảm chất lượng và năng suất cao Một ngày hái nấm 2 – 3 lần

Những ngày nắng nóng, nhiệt độ không khí cao, nấm phát triển rất nhanh, vì

vậy quan sát nấm hơi nhọn đầu là hái được Nấm thường mọc từng cụm, ta có

thể hái cả cụm hoặc hái tỉa nhưng không để ảnh hưởng đến những chân nấm

con

Trang 40

3.4.2.7 Tiêu thụ nấm rơm:

Khi hái nấm xong, nấm rơm vẫn tiếp tục phát triển, nếu để thêm vài tiếng sau, từ giai đoạn hình trứng nấm có thể bị nở ô, vì vậy cần tiêu thụ nhanh trong 3 – 4 giờ đồng hồ Dụng cụ đựng nấm cần thoáng, không để quá nhiều nấm (chiều cao dụng cụ tối đa 25cm) Muốn để nấm qua ngày thì bảo quản ở nhiệt độ 10 – 150C

3.4.2.8 Sâu bệnh và cách phòng chống:

- Nấm dại (nấm mực) do độ ẩm nguyên liệu quá cao Loại này không gây hại nhưng cạnh tranh dinh dưỡng của nấm rơm, cần điều chỉnh độ ẩm nguyên liệu lúc đem trồng, hạn chế tưới khi chăm sóc

- Các loại nấm mốc (mốc xanh, vàng, đen,…) loại này nguy hiểm, nguyên nhân có thể do nguyên liệu bị nhiễm bệnh từ trước Nhà xưởng vệ sinh không sạch sẽ, khu vực nuôi trồng ẩm thấp, đã trồng nấm nhiều lần… Cần loại

bỏ những mô đã bị bệnh ra xa khu vực nuôi trồng thậm chí đem chôn sâu hoặc đốt để ngăn chặn nguồn bệnh lây lan

- Côn trùng phá hoại (chuột, gián, kiến, mối…) dùng thuốc bẫy chuột, gián, kiến … tại khu vực nuôi trồng nấm

3.4.2 Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm

Nấm rơm là loại giàu dinh dưỡng, cứ 100g nấm rơm khô chứa tới 21 – 37g đạm Thành phần đạm có trong nấm rơm chứa đủ các loại acide amine tối cần thiết cho cơ thể, hơn cả trong thịt bò và đậu tương Trong 100g nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo, 3,2% chất dinh đường, 1.1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các vitamin A, B1,B2, C, D… Cứ 100g nấm rơm tươi cho cơ thể 31 calorie

3.4.5 Giá trị kinh tế của nấm rơm

Hiện nay, mô hình trồng nấm rơm đã giúp bà con huyện Lai Vung cải thiện đời sống, một số hộ vươn lên thoát nghèo, tạo điều hiện giải quyết việc

Ngày đăng: 16/09/2015, 08:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đinh Phi Hổ (2003). Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Đinh Phi Hổ
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2003
3. Mai Văn Nam (2008). Giáo trình kinh tế lượng, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế lượng
Tác giả: Mai Văn Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2008
4. Võ Thị Thanh Lộc (2010). Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu, NXB Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu
Tác giả: Võ Thị Thanh Lộc
Nhà XB: NXB Đại học Cần Thơ
Năm: 2010
1. Đỗ Thị Hoài Giang. Tài liệu hướng dẫn thực hành SATA cơ bản Khác
5. UBNN xã Vĩnh Thới (2013). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 Khác
6. UBNN xã Vĩnh Thới (2013). Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy năm 2012 Khác
7. UBNN xã Vĩnh Thới (2008). Biểu số liệu đất đai năm 2008 Khác
8. Phòng Bảo Vệ Thực Vật huyện Lai Vung (2012) Khác
9. Niên giám thống kê huyện Lai Vung, (2012) Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w