1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng

99 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA VIỆC SẢN XUẤT HÀNH TÍM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG 4.1 Phân tích chi phí và các yếu tố đầu ra từ việc sản xuất hành tím thương phẩm ....

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -

ONG THỊ QUỚI MSSV: 4105148

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ

CẦN THƠ – 2013

Trang 3

LỜI CẢM TẠ -o0o -

Trước hết, tôi xin kính gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cha mẹ của tôi, người đã sinh ra tôi và luôn quan tâm, chăm sóc và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình trưởng thành của tôi

Cảm ơn cô cố vấn học tập Ths Trần Thy Linh Giang đã quan tâm, dìu dắt, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi bước chân vào giảng đường Đại học

Cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tận tình của cô Ths Trần Thụy Ái Đông, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và định hướng đầy đủ, chi tiết cho tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin cảm ơn tất cả quý thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp kiến thức quý giá trong suốt thời gian tôi học tại trường Đặc biệt, quý thầy, cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã giúp tôi có đủ kiến thức quan trọng để hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn các chú cán bộ địa phương, các phòng, ban kinh

tế và bà con nông dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả các bạn sinh viên lớp Kinh tế nông nghiệp 2 khóa 36, những người bạn, đã luôn cùng tôi nỗ lực và phấn đấu học tập và rèn luyện trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …

Sinh viên thực hiện

(ký và ghi họ tên)

Ong Thị Quới

Trang 4

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …

Sinh viên thực hiện

(ký và ghi họ tên)

Ong Thị Quới

Trang 5

NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN -o0o -

-

-

-

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …

Giáo viên hướng dẫn

(ký và ghi họ tên)

Ths Trần Thụy Ái Đông

Trang 6

NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN -o0o -

-

-

-

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …

Giáo viên phản biện

(ký và ghi họ tên)

Trang 7

MỤC LỤC -o0o -

Trang LỜI CẢM TẠ i

LỜI CAM ĐOAN ii

NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii

NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xi

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Phạm vi không gian 3

1.3.2 Phạm vi thời gian 3

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.4 Giới hạn nội dung 3

1.3.5 câu hỏi nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 5

2.1.1 Khái niệm về nông hộ 5

2.1.2 Vai trò của nông hộ trong quá trình sản xuất 5

2.1.3 Các khái niệm liên quan đến sản xuất 6

2.1.4 Đặc điểm của hành tím và kỉ thuật trồng hành thương phẩm 9

2.2 Phương pháp nghiên cứu 11

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 11

Trang 8

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 11

2.2.3 Cớ cấu quan sát và cở mẫu 11

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 12

2.3 Lược khảo tài liệu 18

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HÀNH TÍM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG 19

3.1 Phân tích tổng quan về vùng nghiên cứu 19

3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 19

3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 21

3.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại thị xã Vĩnh Châu 23

3.2 Thực trạng sản xuấtt hành tím trên địa bàn thị xã vĩnh châu 26

3.2.1 Thông tin chung về các hộ điều tra 26

3.2.2 Lý do nông hộ chọn sản xuất hành tím 33

3.2.3 Công tác giống 34

3.2.4 Công tác tập huấn và khuyến nông 35

3.2.5 Tính hợp tác trong sản xuất 36

3.2.6 Tình hình thu hoạch và tiêu thụ trên địa bàn 37

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA VIỆC SẢN XUẤT HÀNH TÍM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG 4.1 Phân tích chi phí và các yếu tố đầu ra từ việc sản xuất hành tím thương phẩm 41

4.1.1 Phân tích chi phí 41

4.1.2 Phân tích các yếu tố đầu ra 47

4.2 Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím thông qua các chỉ số tài chính 49

4.3 Các nhân tố tác động đến năng suất trồng hành thương phẩm trên địa bàn thị xã vĩnh châu 52

4.4.1 Cơ sở để đưa ra và lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất hành tím 52

4.4.2 Kết quả phân tích 53

Trang 9

4.4 Các nhân tố tác động đến lợi nhuận trồng hành thương phẩm trên địa bàn thị xã vĩnh châu 56

CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HÀNH TÍM CHO NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG 61

5.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với nông hộ trồng hành tím trên địa bàn thị xã vĩnh châu 61

5.1.1 Điểm mạnh 61

5.1.2 Điểm yếu 62

5.1.3 Cơ hội 63

5.1.4 Thách thức 63

5.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất hành tím trên đỊa bàn huyện vĩnh châu 66

5.2.1 Nâng cao năng suất và chất lượng hành tím, mở rộng thị trường xuất khẩu 66

5.2.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng và ứng dụng KHKT trong sản xuất, đồng thời cắt giảm chi phí sản xuất và tập trung liên kết các thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ 67

5.2.3 Liên kết Doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn Global G.A.P 67

5.2.4 Tăng cường thu hút đầu tư và chất lượng tập huấn kĩ thuật, tuyên truyền giáo dục nhận thức bảo vệ sức khõe của nông hộ 69

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

6.1 Kết luận 69

6.2 Kiến nghị 70

6.2.1 Đối với thương lái hay các doanh nghiệp 70

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1 Kết quả phân tích hồi quy

PHỤ LỤC 2 Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ

Trang 10

DANH MỤC BẢNG -o0o -

Trang Bảng 2.1 Cơ cấu quan sát mẫu 12

Bảng 2.2 Ma trận SWOT và các phối hợp chiến lược 18

Bảng 3.1 Diện tích canh tác một số loại cây trồng tại thị xã Vĩnh Châu năm 2010 – 2012 23

Bảng 3.2 Sản lượng một số loại cây trồng tại thị xã Vĩnh Châu năm 2010 – 2012 23

Bảng 3.3 Tình hình sản xuất hành tím giai đoạn 2011- 2013 24

Bảng 3.4 Thông tin về giới tin và dân tộc của nông hộ 26

Bảng 3.5 Diện tích canh tác và nhân lực tham gia trồng hành 27

Bảng 3.6 Độ tuổi của chủ hộ trồng hành tím 28

Bảng 3.7 Trình độ văn hóa của chủ hộ trồng hành tím 29

Bảng 3.8 Vay vốn trồng hành tím 30

Bảng 3.9 Nguồn vốn của chủ hộ 31

Bảng 3.10 Mục đích vay vốn của hộ trồng hành tím 31

Bảng 3.11 Kinh nghiệm sản xuất hành tím của nông hộ 32

Bảng 3.12 Lý do nông hộ chọn trồng hành tím 33

Bảng 3.13 Nơi mua giống 34

Bảng 3.14 Mức độ tham gia tập huấn của nông hộ 35

Bảng 3.15 Tính hợp tác của nông hộ khi giá hành thương phẩm thay đổi 36

Bảng 3.16 Tình hình tham gia vào các Câu Lạc Bộ của nông hộ 37

Bảng 3.17 Lí do bán hành tím cho thương lái 39

Bảng 3.18 Nguồn thông tin thị trường của nông hộ sản xuất hành tím 40

Bảng 4.1 Tổng hợp chi phí trên mỗi công sản suất 42

Bảng 4.2 Các khoản mục chi phí lao đông trung bình trong sản xuất hành tím của nông hộ 44

Bảng 4.3 Lượng dưỡng chất N, P2O5 và K2O5 được nông hộ sử dụng trong mẫu điều tra 46

Bảng 4.4 Thu nhập từ hoạt động sản xuất hành tím 47

Trang 11

Bảng 4.5 Phân tích các chỉ số tài chính từ hoạt động sản xuất hành tím 50 Bảng 4.6 Kết quả phân tích hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất hành tím 53 Bảng 4.7 Kết quả phân tích hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 57 Bảng 5.1 Ma trận SWOT và các đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả 65

Trang 14

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hành tím có tên khoa học là Allium Ascalonicum, là loại rau màu truyền thống chủ lực của tỉnh Sóc Trăng Do tỉnh có địa thế thuận lợi nằm ở cửa sông Hậu

và tiếp giáp biển Đông, các giồng cát được phân bổ khắp nơi trong tỉnh, đặc biệt các

xã ven biển thị xã Vĩnh Châu Đây là yếu tố tài nguyên ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển cây màu của tỉnh, trong đó hành tím chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của Vĩnh Châu nói riêng và của tỉnh nói chung

Thị xã Vĩnh Châu gồm có 6 xã, 4 phường là nơi tập trung cộng đồng người Kinh, Hoa, Khmer sống đan xen với nhau Hành tím được người dân ở Vĩnh Châu trồng từ khi nào không biết, nhưng sản phẩm của nó có từ rất lâu đời trên thị trường

Từ việc trồng nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng gia đình, hiện nay Vĩnh Châu phát triển trên 5.000 ha hành tím và là một trong những địa phương có diện tích trồng hành tím lớn nhất vùng ĐBSCL Hành tím Vĩnh Châu được người tiêu dùng ưa chuộng do có chứa nhiều tinh dầu và hoạt chất có lợi cho sức khỏe, được dùng làm thực phẩm, phụ gia và dược liệu

Hành tím Vĩnh Châu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo Quyết định số 27199/QĐ-SHTT, ngày 29-12-2009 của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Trước giờ, hành tím Vĩnh Châu nổi tiếng với vị thơm ngon độc đáo, màu sắc bắt mắt, củ chắc, to khõe và thời gian bảo quản được tới 6 tháng, lâu hơn trồng ở những vùng khác, nhưng khổ nỗi nhiều năm qua nông dân nơi đây vẫn phải lao đao với cái điệp khúc trúng mùa, mất giá

Để tìm lối ra ổn định cho sản phẩm chủ lực này, năm 2011, ngành chức năng địa phương đã tìm mọi cách để hỗ trợ bà con Cụ thể như việc Chi cục BVTV và Sở KH-CN Sóc Trăng, HTX hành tím Vĩnh Châu đã thực hiện mô hình sản xuất hành tím theo tiêu chuẩn Global GAP Sau hơn 1 năm thực hiện, hành tím Vĩnh Châu được cấp vé “thông hành” để đến được một số thị trường khó tính như: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ… Thế nhưng vui chưa được lâu thì nay hàng trăm

Trang 15

nông dân ở đây phải khốn khổ vì giá bán hành tím rẻ hơn giá thành sản xuất rất nhiều mà vẫn không có người mua Đó là vì dù đã được cấp chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, nhưng hiện tại hành tím vẫn không có lối đi vì bị các nước nhập khẩu “cấm vận”, trong đó có thị trường lớn là Indonesia Việc này không chỉ khiến nông dân điêu đứng mà còn làm cho nhiều doanh nghiệp thu mua hành tím trên địa bàn bị “giam” vốn vì đã bỏ hàng trăm triệu đồng đầu tư, hỗ trợ nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP

Trước tình hình trên, việc tập trung tìm ra các giải pháp khắc phục những khó khăn của mô hình sản xuất hành tím, nâng cao giá trị cho hành tím nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân thật sự rất cần thiết Để thực hiện tốt việc

này nên tôi đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành

tím ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” để làm đề tài nghiên cứu của mình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả tài chính của việc trồng hành tím trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng nhằm đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính cho nông hộ trên địa bàn

Trang 16

12 – 01 dương lịch năm sau

+ Hành chính vụ (đất ruộng): Trồng từ tháng 11 – 12 dương lịch, thu hoạch cuối tháng 02 – 03 dương lịch năm sau

Vậy nên, nguồn thông tin và số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập và phân tích sau khi người dân thị xã Vĩnh Châu đã thu hoạch xong vụ hành thương phẩm của năm 2012 – 2013

Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 08/2013 đến tháng 12/2013

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Các hộ nông dân trồng hành tím vùng trọng điểm trên địa bàn thị xã Vĩnh châu, tỉnh Sóc Trăng

1.3.4 Giới hạn về nội dung

Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng hành

1.3.5 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng việc trồng hành tím trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu đến nay đã phát triển như thế nào?

- Hiệu quả về mặt tài chính của việc trồng hành tím hiện nay ra sao?

- Những thuận lợi và khó khăn nào ảnh hưởng đến việc trồng hành tím trên địa bàn thị xã hiện nay?

Trang 17

- Giải pháp nào để giúp nông hộ sản xuất hành tím hiệu quả hơn, tăng thu nhập

và lợi nhuận cho nông hộ?

Trang 18

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm về nông hộ

Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp bao gồm nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc cùng sống chung dưới một mái nhà cùng ăn chung và có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong nông hộ Hộ có những đặc trưng riêng biệt không giống như là các đơn vị kinh tế khác, do đó có thể thấy rằng: Nông hộ là một đơn vị kinh doanh

xã hội khá đặc biệt

Hộ nông dân có sự gắn bó giữa các thành viên về huyết thống, về quan hệ hôn nhân, có lịch sử truyền và thống lâu đời nên các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối Do thống nhất với nhau về lợi ích nên sự gắn kết, tính tự nguyện, tự giác cao trong lao động

Do đó, hộ có thể cùng lúc thực hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lực lao động Vì vậy, tổ chức sản xuất trong hộ nông dân có nhiều ưu viết và có tính đặc thù [Frank Ellis, 1993]

2.1.2 Vai trò của nông hộ trong quá trình sản xuất

Với các đặc trưng là sự gằn bó của các thành viên trong nông hộ về các mặt

sở hữu, quản lý và phân phối nên rất hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở nước

ta nên nông hộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu cho xã hội

Hộ nông dân còn là động lực trong việc khai thác các nguồn lực mà đầu tiên là nguồn lao động trong hộ và nguồn tài nguyên đất đai của các hộ

Hộ là một trong những chủ thể kinh tế tự chủ, hộ nông dân từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, áp dụng các khoa học và công nghệ vào trong quá trình sản xuất, thực hiện một số liên doanh và liên kết Vì vậy, các hộ nông dân có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa việc sản xuất nông nghiệp theo phương thức thủ

Trang 19

2.1.3 Các khái niệm liên quan đến sản xuất

2.1.3.1 Khái niệm sản xuất

Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn lực cần thiết khác để sản xuất ra hàng hóa hoặc dịch vụ một cách có hiệu quả nhất Theo nghĩa rộng, sản xuất bao gồm bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người

2.1.3.2 Các yếu tố đầu vào liên quan đến sản xuất

- Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của giá trị đầu tư vào tài sản cố định Tài sản cố định trong hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm: tư liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng trong một thời gian dài và giá trị của nó được chuyển dần sang giá trị của sản phẩm sản xuất ra

- Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của giá trị đầu tư vào tài sản lưu động Tài sản lưu động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm: là những tư liệu sản xuất có giá trị nhỏ và sử dụng trong một thời gian ngắn

b Lao động

Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp Nguồn lao động nông nghiệp được thể hiện cả về mặt số lượng cũng như chất lượn lao động

Trang 20

- Về mặt số lượng: bao gồm tất cả những lao động hội tụ đủ các yếu tố thể chất

và tâm lý trong độ tuổi lao động (đối với nam từ 15 đến 60 tuổi, đối với nữ là từ 15 đến 55 tuổi)

- Về mặt chất lượng lao động: thể hiện thông qua khả năng hoàn thành công việc với một khoảng thời gian lao động nhất định Hay nói một cách khác, chất lượng lao động được đánh giá thông qua trình độ học vấn, chuyên môn và kỹ thuật cũng như là sức khỏe của lao động

Lao động là nguồn lực rất cần thiết trong bất kỳ một hoạt động nào trong xã hội nói chung cũng như trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng Phạm vi tham gia và số lượng lao động tham gia phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất nhiều hay ít, các ngành nghề đòi hỏi sử dụng như thế nào

c Đất đai

Đất trong sản xuất nông nghiệp là một trong những tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng và khó có một yếu tố nào thay thế được đất trong sản xuất nông nghiệp Đất đai trong sản xuất nông nghiệp là một trong những yếu tố cần nhưng chưa đủ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên đất trong sản xuất nông nghiệp lại khan hiếm về số lượng cũng như chất lượng và có một vị trí cố định

Chi phí nguyên vật liệu trên diện tích: là khoảng giá trị tính bằng tiền mà nông

hộ chi cho các yếu tố như: giống, phân bón, cải tạo đất…trêm mỗi m2 sản xuất hành tím

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thu được trong một quá trình nhất định phát sinh từ hoạt động sản xuất, hay nói cách khác doanh thu là tổng số tiền thu được từ hoạt động bán sản phẩm

Tổng chi phí trên diện tích là khoảng giá trị mà nông hộ phải trả cho tất cả các hoạt động phát sinh trên mỗi m2 trồng hành tím

Trang 21

Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ việc đầu tư sau khi đã trừ đi các khoản chi phí phát sinh, hay nói cách khác là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí Trong đề tài này, lợi nhuận hay hiệu quả tài chính của việc trồng hành tím là chênh lệch giữa tổng doanh thu từ việc bán sản phẩm và tổng chi phí sử dụng trong quá trình trồng hành tím

2.1.3.4 Khái niệm hiệu quả và hiệu quả tài chính

a Hiệu quả

Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên quan đến một vài chỉ tiêu cụ thể Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thật ra là các giá trị, có nghĩa là khi có sự thay đổi giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả không Hiệu quả kinh tế là một phạm trù rộng lớn nó bao hàm luôn cả hiệu quả tài chính và nó có liên quan đến các vấn đề kinh tế, văn hóa và xã hội

b Hiệu quả tài chính

Xét góc độ thuật ngữ chuyên môn, hiệu quả tài chính theo nghĩa kinh tế nó là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào với các sản phẩm đầu ra hay hàng hóa dịch vụ được đo lường bằng hiện vật cụ thể là tiền

Tiêu chí về hiệu quả tài chính thực ra là lợi nhuận cuối cùng Có nghĩa là sự thay đổi làm tăng giá trị lợi nhuận thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì sẽ không có hiệu quả Hiện nay, hiệu quả tài chính là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa tổng doanh thu mang lại và tổng chi phí bỏ ra

Hiệu quả tài chính trong sản xuất nông nghiệp được tính bằng công thức sau:

Hiệu quả tài chính trên một đơn vị diện tích = tổng doanh thu trên một diện tích – tổng chi phí sản xuất trên một diện tích

Tổng doanh thu trên một diện tích = sản lượng trên một diện tích * giá bán sản phẩm

Tổng chi phí trên một diện tích là toàn bộ các khoản chi phí sử dụng trên một đơn vị diện tích sản xuất

Các chỉ số tài chính:

- Doanh thu/ chi phí: Là tỷ số cho biết nếu đầu tư một đồng chi phí thì chủ đầu

tư sẽ thu lại bao nhiêu đồng doanh thu Tỷ số này được tính như sau:

Trang 22

Doanh thu/chi phí = Tổng doanh thu/Tổng chi phí

- Lợi nhuận/chi phí: là tỷ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng chi phí Tỷ số này có nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra thì chủ đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận Công thức:

Lợi nhuận/chi phí = Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí

- Lợi nhuận/doanh thu: Tỷ số này được tình bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng doanh thu Tỷ số này phản ánh trong một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận Công thức:

Lợi nhuận/doanh thu = Tổng lợi nhuận/Tổng doanh thu

2.1.4 Đặc điểm của hành tím và kỉ thuật trồng hành thương phẩm

Có hai loại củ: Củ to tròn và củ nhỏ dài Đa số các loại giống có thời gian sinh trưởng từ 60 – 65 ngày Khi trồng nên chọn củ già (củ ngừng tăng trưởng ) có màu tím sậm Lượng giống để sản xuất hành thương phẩm cần 60 – 90 kg/1.000 m2, trồng để giữ giống 300 - 400 kg/1.000 m2

Trang 23

b Chọn giống

Tiêu chuẩn củ giống:

- Tuyển chọn củ giống ngay lúc thu hoạch là tốt nhất

Làm đất: cày ải trước 1 tháng, trước khi lên liếp 3 – 5 ngày tiến hành rãi vôi, nếu đất sét cần trộn cát mịn đều trên mặt liếp

Làm liếp: liếp cao 15 – 20 cm, mặt liếp rộng 0,7 – 0,9 m, khoảng cách mương giữa 2 liếp 20 – 30 cm Liếp trồng cần bằng phẳng, tưới nhẹ và phủ một lớp rơm trước khi trồng, xịt thuốc diệt mầm cỏ bằng Ronstar, Dual

Trước khi trồng lột bỏ vỏ bao chóp củ, nên xử lý thuốc ngừa bệnh thối củ bằng thuốc: Copper zinc, Aliette, Mancozeb hoặc Rampart, Kasuran

Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 15 – 20 cm x cây cách cây 10 – 15 cm Mật độ trồng: 4.000 – 4.500 bụi/1.000 m2, trồng 1 – 2 củ/hốc, nếu đất sét cắm

củ sâu 2/3 lớp mặt, nếu đất cát cắm củ vừa ngập mặt đất Sau khi trồng xong phủ một lớp rơm mỏng rồi tưới nước

- Hành sớm: 20 x 20 cm (5 - 6 hàng/luống) Sử dụng 80 - 100 kg giống

- Hành mùa: 15 x 18 cm (6 – 7 hàng/luống) Sử dụng 100 - 120 kg giống

- Hành giống: 10 x 15 cm (7 - 8 hàng/luống) Sử dụng 400 - 500 kg giống

Trang 24

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Đề tài khảo sát các nông hộ trồng hành tím chủ yếu ở 2 xã, 2 phường thuộc thị

xã Vĩnh Châu chọn theo phương pháp ngẫu nhiên và thuận tiện, đó là các xã Vĩnh Hải, xã Lạc Hòa, phường 1 và phường 2 vì diện tích trồng hành ở 4 địa bàn này là cao nhất huyện và có đường giao thông thuận tiện hơn các xã khác trong quá trình thu thập số liệu

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân, phòng nông nghiệp, phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu Các trang web về kinh tế, nông nghiệp có liên quan đến việc trồng hành tím

- Số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn qua hình thức phỏng vấn trực tiếp từ nông hộ trồng hành tím trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, theo phương pháp ngẫu nhiên và thuận tiện cho người phỏng vấn

2.2.3 Cơ cấu quan sát mẫu và cỡ mẫu

Thị xã Vĩnh Châu do đặc thù địa phương có 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer sống đan xen với nhau Trong đó, nông dân sản xuất hành tím đa số là người Khmer, Hoa Riêng người Kinh nguồn thu nhập chủ yếu là nuôi tôm sú, hành tím chỉ là kinh tế phụ Vì vậy, số lượng quan sát mẫu tập chung chủ yếu là nông dân người Khmer và người Hoa Trực tiếp phỏng vấn về tình hình sản xuất hành tím của nông hộ, đặc điểm canh tác, chi phí giống, chi phí lao động, chi phí thuốc dưỡng, giá bán, sản lượng,… những thuận lợi, khó khăn trong việc gieo trồng và tiêu thụ hành tím, để đánh giá chính xác hiệu quả tài chính của mô hình

Trang 25

Quan sát mẫu được chọn bằng phương pháp thuận tiện tại các xã, phường và được phân bố như sau:

Bảng 2.1 Cơ cấu quan sát mẫu

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu sau khi được thu thập sẽ được mã hóa và nhập vào phần mềm Excel, được xử lí bằng phần mềm Stata Kết quả sau khi xử lí

sẽ kết luận những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất hành tím Cụ thể với từng mục tiêu như sau:

2.2.4.1 Đối với mục tiêu 1

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả như phương pháp phân tích tần số, xếp hạng và phương pháp so sánh (số tuyệt đối và số tương đối) để mô tả khái quát thực trạng sản xuất hành tím của nông hộ tại vùng nghiên cứu, nhằm đánh giá chính xác

sự biến động của các chỉ tiêu cần phân tích như lợi nhuận, sản lượng, diện tích đất, năng suất,… để tìm ra các giải pháp phát triển chung cho các đối tượng cần phân tích

a Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong việc phân tích các hoạt động tài chính – kinh tế Phương pháp này đòi hỏi các

Trang 26

chỉ tiêu phải có cùng điều kiện cũng như tính chất để xem xét các hiện tượng kinh

tế Trong phương pháp so sánh ta có các phương pháp sau:

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: số tuyệt đối là một trong những số liệu biểu diễn quy mô, khối lượng hay là giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong một thời gian nhất định và địa điểm cụ thể Có hai loại số tuyệt đối là số tuyệt đối thời kỳ

và số tuyệt đối thời điểm Điều kiện để số tuyệt đối có thể so sánh với nhau là các số tuyệt đối phải cùng đơn vị tính, cùng một phương pháp tính toán, cùng nội dung phản ánh và cùng một khoảng thời gian nhất định

- Phương pháp so sánh bằng số bình quân: số bình quân là một chỉ số thể hiện giá trị trung bình về mặt lượng của một đơn vị nào đó, bằng cách sang bằng các trị

số trong đơn vị đo cho nhau, nhằm phản ánh một cách khái quát về tình hình của một đơn vị trong một khoảng thời gian nhất định

b Phương pháp tần số

Phương pháp tần số là một trong những phương pháp thống kê tương đối đơn giản và dễ thực hiện, mục đích của phương pháp này nhằm thống kê các dữ liệu có cùng thuộc tính, đặc điểm hay cùng tính chất Kết quả phân tích tần số được thể hiện dưới dạng bảng tần số, bảng này trình bày tất cả các biến số thường là thiên về định tính hơn là định lượng

Việc xác định tần số của một thuộc tính nào đó chúng ta dựa vào quan sát các đối tượng rơi vào thuộc tính đó và gom những quan sát đó thành một nhóm, từ đó ta

có cái nhìn tổng quan về các đối tượng và cho thấy mức độ tập trung của các giá trị

đó

c Phương pháp xếp hạng (Ranking)

Phương pháp này được thực hiện dựa trên phương pháp tần số và phương pháp thống kê Đối với các yếu tố định tính thì việc xếp hạng các yếu tố này dựa trên số lần xuất hiện của chúng ở một giá trị quan sát nào đó Nếu số lần xuất hiện càng nhiều thì xếp hạng càng cao và ngược lại

2.2.4.2 Đối với mục tiêu 2

Từ số liệu sơ cấp thu thập được, tiến hành tổng hợp và phân tích các yếu tố về đặc điểm nông hộ Đặc biệt phân tích chi tiết các chỉ số tài chính như chi phí, doanh

Trang 27

thu, lợi nhuận,… để đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất hành tím ở thị

xã Vĩnh Châu

2.2.4.3 Đối với mục tiêu 3

Dùng phương pháp phân tích hồi quy tương quan để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím của nông hộ Trong phương pháp này đề tài sử dụng các yếu tố để xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính trên cơ sở hàm lợi nhuận để đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất hành tím trên địa bàn nghiên cứu

 Xây dựng mối quan hệ của lợi nhuận phụ thuộc vào các yếu tố chi phí và từ

đó thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào, mô hình hồi quy tuyến tính có dạng như sau:

số năm đi học, tham gia huấn luyện kĩ thuật)

E: Điều kiện canh tác (ảnh hưởng của khí hậu, tỷ lệ mắc bệnh mù lòa do ảnh hưởng của việc trồng hành)

W*, C, Z, E: là các biến độc lập các yếu tố ảnh hưởng

Bên cạnh đó việc sử dụng mô hình hồi quy còn sử dụng một số chỉ số khác như sau:

– Hệ số tương quan r: cho biết các yếu tố có tương quan chặt chẽ với nhau hay không

Trang 28

– Hệ số xác định R2: cho biết % biến động của biến * được giải thích bởi các biến W*, C, Z, E (yếu tố đầu vào) phần còn lại được giải thích bởi một số yếu tố khác không được đề cặp trong mô hình

Hệ số R2 điều chỉnh R2 (R- square): là hệ số R2điều chỉnh cho biết chúng ta

có nên thêm biến độc lập vào mô hình hay không Nếu thêm vào một biến độc lập nào đó mà làm cho giá trị R2 tăng lên thì chúng ta sẽ đưa biến đó vào mô hình, còn nếu R2 không thay đổi hoặc giảm đi thì không nên đưa thêm biến độc lập đó vào

mô hình hồi quy

– Giá trị kiểm định F dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy, giá trị F càng lớn thì mô hình càng có ý nghĩa, vì khi đó giá trị Sig F càng nhỏ, dùng để

so sánh với giá trị F trong tra bảng phân phối F với mức α cho phép Giá trị F là cơ

sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0 cụ thể như sau:

 Giả thuyết H0 là tất cả các tham số hồi quy điều bằng 0, các biến W*, C, Z,

E không liên quan tuyến tính với biến *

 Giả thuyết H1 là tất cả các tham số hồi quy điều khác 0, các biến W*, C, Z,

E có liên quan tuyến tính với biến *

 Xây dựng mô hình sản xuất

Để phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất ta ước lượng các tham số của hàm sản xuất Cobb-Douglas thông qua ước lượng hàm

Trang 29

X1 : Lượng phân N được sử dụng (kg/1000m2)

X2 : Lượng phân P được sử dụng (kg/1000m2)

X3 : Lượng phân K được sử dụng (kg/1000m2)

X9 : Kinh nghiệm sản xuất (năm)

X1, X2, X3, X9 là là các nguồn lực đầu vào trong quá trình sản xuất

Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm như dạng hàm tuyến tính, hàm sản xuất với tỷ lệ kết hợp cố định, nhưng trong sản xuất nông nghiệp dạng hàm Cobb - Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp Hàm Cobb - Douglas có dạng:

q = ctKaLbVới a, b, ct > 0

q là yếu tố đầu ra của sản xuất, có thể là năng suất hay sản lượng

L và K là nguồn lực đầu vào vốn và lao động

ct là đại lượng đo lường công nghệ tại thời điểm t

a, b là các tham số của hàm sản xuất, đại diện cho tỉ lệ đóng góp cho vốn và lao động

Lấy logarit, ta được: Lnq = lnc + alnK + blnL

Trang 30

2.2.4.4 Đối với mục tiêu 4

Căn cứ vào kết quả phân tích của các mục tiêu trên và đánh giá về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với việc trồng hành tím Sử dụng ma trận SWOT để đề ra các giải pháp nâng cao thu nhập cho nông dân huyện Vĩnh Châu

Để tiến hành phân tích ma trận SWOT cho hoạt động trồng hành tím của nông

hộ ở địa bàn huyện Vĩnh Châu, đề tài lần lượt sử dụng các bước sau:

- Liệt kê các điểm mạnh;

- Liệt kê các điểm yếu;

- Liệt kê các cơ hội;

- Cuối cùng kết hợp các điểm yếu và những thách thức để hình thành nên chiến lược WT: nhằm mục đích tối thiểu hóa các điểm yếu và tránh khỏi những thách thức đối với ngành

Trang 31

Bảng 2.2 Ma trận SWOT và các phối hợp chiến lược

Điểm mạnh (Strenghths) Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu

Điểm yếu (Weakneses) Liệt kê những điểm

yếu chủ yếu

Cơ hội (Opportunities)

Liệt kê những cơ hội

các thách thức

Chiến lược WT: Tối thiểu hóa các điểm yếu, tránh những thách

thức

2.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm công

nghiệp ở huyện Bình Đại, tỉnh bến Tre”, Nguyễn Thanh Xuân (2011), Đề tài sử

dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả và phân tích thực trạng sản xuất tôm nuôi trên mô hình nuôi tôm công nghiệp của nông dân huyện Bình Đại Đề tài sử dụng mô hình hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và năng suất của các hộ nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả tài chính của sản xuất lúa chất lượng

cao ở huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần thơ ”,Dương Thị Diễm Như (2011), Đề tài sử

dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng sản xuất lúa chất lượng cao của các hộ nông dân thông qua một số nguồn lực sẵn có như: diện tích đất sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, vốn sản xuất và nguồn lực lao động Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ trồng lúa chất lượng cao

Phân tích bên trong Phân tích

bên ngoài

Trang 32

Chương 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HÀNH TÍM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

3.1 PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU

3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Vĩnh Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Sóc Trăng, với chiều dài bờ biển trên 43 km, là vùng biển được bồi tụ, hàng năm lấn ra biển khoảng 50 m Ranh giới đất đai của huyện nằm ở vị trí có tọa độ địa lý từ 9o22’ đến 9o24’ vĩ

độ Bắc và từ 106o05’ đến 106o42’ kinh độ Đông Về tứ diện, phía Đông và phía Nam giáp biển Đông; phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Bắc giáp huyện Mỹ Xuyên

và huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

Với vị trí địa lý thuận lợi về hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ thông suốt đã tạo điều kiện cho việc giao lưu và phát triển nền kinh tế ven biển và là vị trí chiến lượt hết sức quan trọng trong bảo vệ quốc phòng - an ninh của tỉnh Đây là điều kiện cho Vĩnh Châu phát triển tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch, là tiền đề hình thành các vùng sinh thái trọng điểm, với khí hậu đặc thù phát triển mạnh các nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản và các vùng phát triển nông nghiệp đặc thù nổi tiếng như : tôm sú, cá kèo, nghêu, Artemia, muối, củ cải trắng, củ hành tím, tỏi

3.1.1.2 Khí hậu

Huyện Vĩnh Châu nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt cao, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26,08oC Nhiệt độ cao nhất trung bình là 28oC (vào tháng 4 hàng năm); nhiệt độ thấp nhất trung bình là 25,2oC (vào tháng 12 – 01 hàng năm) Trong năm khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình là 1.846 mm; lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, trong mùa mưa lượng mưa

Trang 33

3.1.1.3 Đất đai

Huyện Vĩnh Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 47.339,48 ha chiếm 14,35%

so với tổng diện tích tự nhiên tỉnh Sóc Trăng Gồm 5 loại đất chính:

- Đất cát trung tính: Diện tích 3.548 ha, chiếm 7,5% diện tích tự nhiên, đất này nằm theo các giồng ven biển chủ yếu dùng để trồng lúa, màu và cây ăn trái

- Đất mặn nhiều: Diện tích 8.100 ha, chiếm 18,7% diện tích tự nhiên, phân bố

ở địa hình trung bình của xã Lai Hòa, Vĩnh Châu, Vĩnh Hải Loại đất này trồng một

vụ lúa và một vụ màu

- Đất ngập mặn ven biển: Diện tích 5.915 ha, chiếm 12,3% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng địa hình trũng ven biển thuộc xã Vĩnh Tân, Vĩnh phước, Thị trấn Vĩnh Châu, Vĩnh Hải Loại đất này phù hợp dùng để trồng rừng đước, mắm, làm muối và nuôi trồng thủy sản

- Đất mặn chua ít: Diện tích 12.338 ha, chiếm 26,5% diện tích tự nhiên, phân

bố ở các xã Lai Hòa, Hòa Đông, Khánh Hòa, Vĩnh Hiệp Loại đất này dùng để trồng lúa và nuôi thủy sản

- Đất mặn chua nhiều: Diện tích 16.465 ha, chiếm 34,8% diện tích tự nhiên, phân bố hầu hết các xã trong huyện nhưng tập trung nhiều là xã Vĩnh Hiệp, Khánh Hòa, Vĩnh Phước Loại đất này dùng để trồng lúa và nuôi thủy sản

Nhìn chung, tài nguyên đất đai của huyện đã được khai thác sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng Đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đang được chuyển dịch mạnh theo hướng nuôi công nghiệp và bán công nghiệp

Trang 34

3.1.1.4 Sông ngòi

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch tương đối phong phú Sông Mỹ Thanh là tuyến đường thủy quan trọng nối liền từ cửa biển Mỹ Thanh qua sông Vàm Lẽo đến trung tâm tỉnh Bạc Liêu Hệ thống giao thông đường bộ tuyến Quốc Lộ Nam Sông Hậu là đầu mối giao thông quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa, dịch vụ nối kết với vùng kinh tế phát triển ven Sông Hậu và tuyến đường Tỉnh 935 (đi tỉnh Sóc Trăng) đã tạo điều kiện phát triển tiềm năng, lợi thế trong việc thúc đẩy nền kinh tế giữa các vùng trong khu vực, hình thành tam giác kinh tế động lực của tỉnh Sóc Trăng

3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội

3.1.2.1 Đơn vị hành chính

Thị xã Vĩnh Châu có 4 phường gồm phường 1, phường 2, phường Vĩnh Phước

và phường Khánh Hòa và 6 xã gồm có Lai Hòa, Vĩnh Tân, Vĩnh Hiệp, Hòa Đông, Lạc Hòa và Vĩnh Hải

3.1.2.2 Kinh tế

Lĩnh vực nông nghiệp là kinh tế mũi nhọn (chiếm tỷ trọng 72%), công nghiệp

và tiểu thủ công nghiệp (chiếm 11%), thương mại và dịch vụ (chiếm 17%) Với vị trí đắc địa ở vùng cửa sông giáp biển nên Vĩnh Châu có lợi thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, nổi bật là tôm sú, Artemia, cá kèo kế đến là trồng hoa màu trên vùng đất cát pha, đất giồng ven biển với sản phẩm nổi tiếng là hành tím, củ cải, tỏi là nguồn hàng chủ lực tiêu thụ mạnh trong cả nước và xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới

Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng của thị xã Vĩnh Châu mới phát triển, trọng điểm là công nghiệp chế biến nông, thủy sản và phục vụ sản xuất nông nghiệp Thị

xã đang tiếp tục xúc tiến thực hiện các dự án phát triển công nghiệp ở khu vực vùng ven Phường 1 và khu vực cầu Mỹ Thanh 2 (xã Vĩnh Hải)

Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trước hết là nghề dệt chiếu truyền thống của đồng bào Khmer ở Cà Săng, Soài Côn (Phường 2), Tầng Dù ( xã Lạc Hòa), một số địa phương còn giữ được nghề đan lát, thủ công mỹ nghệ hết sức phong phú Chế

Trang 35

biến nông thủy sản phải kể đến mặt hàng Xá bấu mặn (củ cải muối), Xá bấu ngọt, các loại tôm, cá khô, khô cá mặn đặc trưng của miền biển Vĩnh Châu

3.1.2.3 Dân số - văn hóa – xã hội

Dân số thị xã Vĩnh Châu có 163.800 người, mật độ dân số 346 người/km2 gồm các dân tộc: Kinh chiếm 29,38%, Khmer chiếm 52,84%, Hoa chiếm 17,77% và dân tộc khác chiếm 0,01% (số liệu thống kê năm 2011)

Thị xã Vĩnh Châu đã thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội như cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo và người cận nghèo, triển khai xây dựng các căn nhà cho

hộ nghèo và thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho hoc sinh, sinh viên theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ

Về Giáo dục và đào tạo: Mạng lưới trường lớp được quan tâm đầu tư nâng cấp, xây dựng mới đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, chất lượng giáo dục đào tạo từng bước được nâng lên

Về lĩnh vực y tế :Ý thức nông dân về chăm sóc sức khỏe, phòng chống các loại dịch bệnh được nâng lên Chất lượng hoạt động, tinh thần khám chữa bệnh của các cơ sở y tế có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân

Công tác dân tộc, tôn giáo: Thường xuyên tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc và triển khai thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc kịp thời, đúng đối tượng

Đặc biệt, ở huyện Vĩnh Châu còn có một lễ hội rất giàu tính nhân văn được tổ chức hàng năm, thu hút khoảng 10.000 lượt người đến tham dự Đó là lễ hội Chrorumchec, dân gian còn gọi là lễ cúng phước biển Lễ hội cúng phước biển ở Vĩnh Châu thật sự là một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và là sợi dây thắt chặt tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa ba dân tộc Việt, Hoa, Khmer cùng cộng cư trên vùng đất này

Trang 36

Bảng 3.1 Diện tích canh tác một số loại cây trồng tại thị xã

(Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu, 2013)

Bảng 3.2 Sản lượng một số loại cây trồng tại thị xã

Trang 37

như: ST5, IR 42, OM 4900, OM 6976 và OM 9915 Nhìn chung sản xuất lúa tăng về diện tích, tuy nhiên năng suất và sản lượng giảm so với cùng kỳ, nguyên nhân do sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết

Về sản xuất màu: Tính từ vụ Đông - Xuân 2011 - 2012, toàn thị xã xuống giống được 11.622 ha (tăng1.588 ha), sản lượng 218.124 tấn( tăng 29.320 tấn) so với cùng kỳ năm ngoái Cây chủ lực vẫn là cây củ hành tím, cây củ cải, ớt và vụ hè thu cây chủ lực là rau đậu thực phẩm So với năm 2011 diện tích trồng màu tăng nhiều do bà con nông dân bị thất tôm và trượt giá hành vụ hành mùa nên đã tận dụng canh tác trên bờ vuông tôm và bờ kinh thủy lợi, đất rẫy để trồng nhiều loại hoa màu khác nhau nhằm cải thiện cuộc sống

3.1.3.2 Tình hình sản xuất hành tím

Bảng 3.3 Tình hình sản xuất hành tím giai đoạn 2011- 2013

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha)

(Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu, 2013)

Theo khảo sát diện tích trồng hành tím tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể là diện tích năm 2012 là 6.679 ha, tăng so với năm 2011 là 970 ha (tăng hơn 16,99% so với năm 2011); Lí do là vì mùa vụ hành tím năm 2010 - 2011 trúng giá nên người trồng hành tím thu lại lợi nhuận khá cao dẫn đến nông dân tự phát tăng diện tích trồng hành tím vào mùa vụ năm 2011 - 2012 làm cho diện tích trồng vào năm 2012 cao nhất đạt 6.679 ha, sản lượng hành tím đạt được cũng tăng từ 114.180 tấn lên 119.487 tấn (tăng hơn 4,65% so với năm 2011), tuy nhiên năng suất lại giảm 2,11 tấn/ha so với năm 2011 Do Sản lượng tăng lên đáng kể, thêm vào đó hành tím

Trang 38

lại được thu hoạch vào đúng lúc thu hoạch hành tím của những tỉnh lân cận, lại bị thương lái ép giá nên mùa vụ 2011 - 2012 người dân thu về lợi nhuận không cao, thậm chí lỗ nặng Năm 2013 diện tích trồng hành tím có xu hướng giảm xuống còn 5.747 ha, cao hơn năm 2011 38 ha (tăng 0.66% so với năm 2011), sản lượng cũng giảm mạnh còn 101.757 tấn, giảm 12.423 tấn (giảm 10,88% so với năm 2011)

3.1.3.3 Tình hình chăn nuôi

Bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, huyện Vĩnh Châu cũng được biết đến với ngành chăn nuôi, nhờ tận dụng các phụ phẩm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp nên ngành chăn nuôi ở địa bàn huyện cũng tương đối phát triển, Tuy nhiên, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện có xu hướng tăng giảm không đều, cụ thể cho từng đối tựợng như sau:

Đối với heo đạt 15.000 con năm 2010 đến năm 2011 giảm còn 9.667 con và đến năm 2012 còn 8.200 con

Quy mô đàn gia cầm trong địa bàn huyện do dịch cúm gia cầm đã được giải quyết từ giữa năm 2009 nên đàn gia cầm có xu hướng tăng trở lại, trong giai đoạn

2010 – 2011 đàn gia cầm tăng mạnh 118.737 con nhưng đến cùng kì năm 2012 thì lại giảm con 39.679 con

Bên cạnh đó, quy mô đàn trâu, bò cũng giảm từ 5.000 con (2010) còn 1.790 con (2011) và tăng trở lại ở năm 2012 (2.263 con) Đàn trâu, bò ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng quy mô đàn gia súc, nguyên nhân chủ yếu là nông hộ áp dụng

cơ giới hóa trong nông nghiệp thay bằng sức trâu nên quy mô đàn giảm đáng kể

Trang 39

3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HÀNH TÍM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH CHÂU

3.2.1 Thông tin chung về các hộ điều tra

3.2.1.1 Một số thông tin chung về nông hộ

Bảng 3.4 Thông tin về giới tin và dân tộc của nông hộ

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013)

Qua bảng 3.4 ta thấy, trong 55 hộ sản xuất hành tím thì có tới 52 hộ là do nam giới quyết định sản xuất chiếm tỷ lệ 94,5% là những người có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, là người điều hành công việc sản xuất chính trong gia đình Qua đó ta thấy đa phần quyết định sản xuất vẫn thuộc về nam giới, nữ giới chưa tham gia nhiều vào quyết định sản xuất trong 55 hộ thì chỉ có 3 hộ

do nữ quyết định sản xuất chiếm tỷ lệ khoảng 5,5%, có thể thấy mức độ bình đẳng trong quyết định sản xuất vẫn còn thấp trên địa bàn huyện Vĩnh Châu

Có thể thấy những hộ tham gia trồng hành tím đa số là người Hoa và người Khmer Trong 55 hộ thì có 40 hộ là người Hoa chiếm tỷ trọng 72,7%, 12 hộ là người Khmer chiếm 21,8% và 3 hộ là người Kinh chiếm 5,5% Hoạt động sản xuất hành tím không những mang lại lợi nhuận mà còn giúp nông dân huyện Vĩnh Châu tận dụng tốt nguồn lao động nhàn rỗi

Trang 40

3.2.1.2 Diện tích canh tác và nhân lực tham gia sản xuất

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất hành tím nói riêng, có thể nói một trong những yếu tố tham gia vào sản xuất không thể thiếu đó là đất sản xuất và nguồn nhân lực tham gia vào quá trình sản xuất Để hiểu

rõ hơn về các yếu tố này đóng vai trò như thế nào trong hoạt động sản xuất hành tím, thì ta xem xét bảng bên dưới:

Bảng 3.5 Diện tích canh tác và nhân lực tham gia trồng hành

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013)

Diện tích đất nông nghiệp của nông hộ trên địa bàn huyện nhìn chung cũng tương đối, với diện tích trung bình vào khoảng 4,72 công/hộ (công tương đương 1.000 m2) Mặc dù đất sản xuất nông nghiệp không lớn lắm nhưng khoảng chênh lệnh giữa chúng còn tương đối lớn, cụ thể diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất đạt 22,1 công/hộ và nhỏ nhất là 1,3 công/hộ Trong đó diện tích sản xuất hành tím lớn nhất cũng thể đạt 13 công/hộ; nhỏ nhất cũng là 1,3 công/hộ và trung bình

Ngày đăng: 16/09/2015, 08:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w