Phân tích tổng quan về vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 32)

3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Vĩnh Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Sóc Trăng, với chiều dài bờ biển trên 43 km, là vùng biển được bồi tụ, hàng năm lấn ra biển khoảng 50 m.

Ranh giới đất đai của huyện nằm ở vị trí có tọa độ địa lý từ 9o22’ đến 9o24’ vĩ độ Bắc và từ 106o05’ đến 106o42’ kinh độ Đông. Về tứ diện, phía Đông và phía Nam giáp biển Đông; phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Bắc giáp huyện Mỹ Xuyên và huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

Với vị trí địa lý thuận lợi về hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ thông suốt đã tạo điều kiện cho việc giao lưu và phát triển nền kinh tế ven biển và là vị trí chiến lượt hết sức quan trọng trong bảo vệ quốc phòng - an ninh của tỉnh. Đây là điều kiện cho Vĩnh Châu phát triển tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch, là tiền đề hình thành các vùng sinh thái trọng điểm, với khí hậu đặc thù phát triển mạnh các nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản và các vùng phát triển nông nghiệp đặc thù nổi tiếng như : tôm sú, cá kèo, nghêu, Artemia, muối, củ cải trắng, củ hành tím, tỏi ...

3.1.1.2 Khí hậu

Huyện Vĩnh Châu nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt cao, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26,08oC. Nhiệt độ cao nhất trung bình là 28oC (vào tháng 4 hàng năm); nhiệt độ thấp nhất trung bình là 25,2oC (vào tháng 12 – 01 hàng năm).

Trong năm khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình là 1.846 mm; lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, trong mùa mưa lượng mưa

chiếm 92,9% tổng lượng mưa cả năm; tổng số ngày mưa trung bình hàng năm là 115 ngày.

Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.898 mm. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Số giờ nắng trung bình là 7 giờ 40 phút/ngày.

Trên địa bàn Vĩnh Châu có hai hướng gió chính: gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió trung bình 2,5 – 3 m/s. Mỗi năm bình quân có từ 30 – 60 cơn giông, gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống.

3.1.1.3 Đất đai

Huyện Vĩnh Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 47.339,48 ha chiếm 14,35% so với tổng diện tích tự nhiên tỉnh Sóc Trăng. Gồm 5 loại đất chính:

- Đất cát trung tính: Diện tích 3.548 ha, chiếm 7,5% diện tích tự nhiên, đất này nằm theo các giồng ven biển chủ yếu dùng để trồng lúa, màu và cây ăn trái.

- Đất mặn nhiều: Diện tích 8.100 ha, chiếm 18,7% diện tích tự nhiên, phân bố ở địa hình trung bình của xã Lai Hòa, Vĩnh Châu, Vĩnh Hải. Loại đất này trồng một vụ lúa và một vụ màu.

- Đất ngập mặn ven biển: Diện tích 5.915 ha, chiếm 12,3% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng địa hình trũng ven biển thuộc xã Vĩnh Tân, Vĩnh phước, Thị trấn Vĩnh Châu, Vĩnh Hải. Loại đất này phù hợp dùng để trồng rừng đước, mắm, làm muối và nuôi trồng thủy sản.

- Đất mặn chua ít: Diện tích 12.338 ha, chiếm 26,5% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Lai Hòa, Hòa Đông, Khánh Hòa, Vĩnh Hiệp. Loại đất này dùng để trồng lúa và nuôi thủy sản.

- Đất mặn chua nhiều: Diện tích 16.465 ha, chiếm 34,8% diện tích tự nhiên, phân bố hầu hết các xã trong huyện nhưng tập trung nhiều là xã Vĩnh Hiệp, Khánh Hòa, Vĩnh Phước. Loại đất này dùng để trồng lúa và nuôi thủy sản.

Nhìn chung, tài nguyên đất đai của huyện đã được khai thác sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng. Đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đang được chuyển dịch mạnh theo hướng nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.

3.1.1.4 Sông ngòi

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch tương đối phong phú. Sông Mỹ Thanh là tuyến đường thủy quan trọng nối liền từ cửa biển Mỹ Thanh qua sông Vàm Lẽo đến trung tâm tỉnh Bạc Liêu. Hệ thống giao thông đường bộ tuyến Quốc Lộ Nam Sông Hậu là đầu mối giao thông quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa, dịch vụ nối kết với vùng kinh tế phát triển ven Sông Hậu và tuyến đường Tỉnh 935 (đi tỉnh Sóc Trăng) đã tạo điều kiện phát triển tiềm năng, lợi thế trong việc thúc đẩy nền kinh tế giữa các vùng trong khu vực, hình thành tam giác kinh tế động lực của tỉnh Sóc Trăng.

3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội

3.1.2.1 Đơn vị hành chính

Thị xã Vĩnh Châu có 4 phường gồm phường 1, phường 2, phường Vĩnh Phước và phường Khánh Hòa và 6 xã gồm có Lai Hòa, Vĩnh Tân, Vĩnh Hiệp, Hòa Đông, Lạc Hòa và Vĩnh Hải.

3.1.2.2 Kinh tế

Lĩnh vực nông nghiệp là kinh tế mũi nhọn (chiếm tỷ trọng 72%), công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (chiếm 11%), thương mại và dịch vụ (chiếm 17%). Với vị trí đắc địa ở vùng cửa sông giáp biển nên Vĩnh Châu có lợi thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, nổi bật là tôm sú, Artemia, cá kèo ... kế đến là trồng hoa màu trên vùng đất cát pha, đất giồng ven biển với sản phẩm nổi tiếng là hành tím, củ cải, tỏi ...là nguồn hàng chủ lực tiêu thụ mạnh trong cả nước và xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.

Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng của thị xã Vĩnh Châu mới phát triển, trọng điểm là công nghiệp chế biến nông, thủy sản và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thị xã đang tiếp tục xúc tiến thực hiện các dự án phát triển công nghiệp ở khu vực vùng ven Phường 1 và khu vực cầu Mỹ Thanh 2 (xã Vĩnh Hải).

Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trước hết là nghề dệt chiếu truyền thống của đồng bào Khmer ở Cà Săng, Soài Côn (Phường 2), Tầng Dù ( xã Lạc Hòa), một số địa phương còn giữ được nghề đan lát, thủ công mỹ nghệ hết sức phong phú. Chế

biến nông thủy sản phải kể đến mặt hàng Xá bấu mặn (củ cải muối), Xá bấu ngọt, các loại tôm, cá khô, khô cá mặn đặc trưng của miền biển Vĩnh Châu.

3.1.2.3 Dân số - văn hóa – xã hội

Dân số thị xã Vĩnh Châu có 163.800 người, mật độ dân số 346 người/km2 gồm các dân tộc: Kinh chiếm 29,38%, Khmer chiếm 52,84%, Hoa chiếm 17,77% và dân tộc khác chiếm 0,01% (số liệu thống kê năm 2011).

Thị xã Vĩnh Châu đã thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội như cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo và người cận nghèo, triển khai xây dựng các căn nhà cho hộ nghèo và thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho hoc sinh, sinh viên theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Về Giáo dục và đào tạo: Mạng lưới trường lớp được quan tâm đầu tư nâng cấp, xây dựng mới đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, chất lượng giáo dục đào tạo từng bước được nâng lên.

Về lĩnh vực y tế :Ý thức nông dân về chăm sóc sức khỏe, phòng chống các loại dịch bệnh được nâng lên. Chất lượng hoạt động, tinh thần khám chữa bệnh của các cơ sở y tế có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Công tác dân tộc, tôn giáo: Thường xuyên tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc và triển khai thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc kịp thời, đúng đối tượng.

Đặc biệt, ở huyện Vĩnh Châu còn có một lễ hội rất giàu tính nhân văn được tổ chức hàng năm, thu hút khoảng 10.000 lượt người đến tham dự. Đó là lễ hội Chrorumchec, dân gian còn gọi là lễ cúng phước biển. Lễ hội cúng phước biển ở Vĩnh Châu thật sự là một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và là sợi dây thắt chặt tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa ba dân tộc Việt, Hoa, Khmer cùng cộng cư trên vùng đất này.

3.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại thị xã Vĩnh Châu

3.1.3.1 Tình hình trồng trọt

Thị xã Vĩnh Châu có tổng diện tích dất nông nghiệp là 39.858,56 ha chiếm 84,20% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 6.634,13 ha chiếm 16,64% diện tích đất tự nhiên.

Bảng 3.1 Diện tích canh tác một số loại cây trồng tại thị xã Vĩnh Châu năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: (ha)

Năm 2010 2011 2012

Lúa 3.015 3.351 3.505

Màu 9.389 10.034 11.622

(Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu, 2013)

Bảng 3.2 Sản lượng một số loại cây trồng tại thị xã Vĩnh Châu năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: (tấn)

Năm 2010 2011 2012

Lúa 13.600 16.755 14.600

Màu 175.829 188.804 218.124

(Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu)

Qua bảng 3.1 và 3.2 ta thấy

Về sản xuất lúa: Năm 2012 diện tích gieo trồng 3.505 ha (tăng 154 ha), sản lượng 14.600 tấn (giảm 2.155 tấn) so với cùng kỳ năm 2011 . Giống chủ lực gồm có

như: ST5, IR 42, OM 4900, OM 6976 và OM 9915. Nhìn chung sản xuất lúa tăng về diện tích, tuy nhiên năng suất và sản lượng giảm so với cùng kỳ, nguyên nhân do sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.

Về sản xuất màu: Tính từ vụ Đông - Xuân 2011 - 2012, toàn thị xã xuống giống được 11.622 ha (tăng1.588 ha), sản lượng 218.124 tấn( tăng 29.320 tấn) so với cùng kỳ năm ngoái. Cây chủ lực vẫn là cây củ hành tím, cây củ cải, ớt và vụ hè thu cây chủ lực là rau đậu thực phẩm. So với năm 2011 diện tích trồng màu tăng nhiều do bà con nông dân bị thất tôm và trượt giá hành vụ hành mùa nên đã tận dụng canh tác trên bờ vuông tôm và bờ kinh thủy lợi, đất rẫy để trồng nhiều loại hoa màu khác nhau nhằm cải thiện cuộc sống.

3.1.3.2 Tình hình sản xuất hành tím

Bảng 3.3 Tình hình sản xuất hành tím giai đoạn 2011- 2013

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha)

2011 5.709 114.180 20,00

2012 6.679 119.487 17,89

2013 5.747 101.757 17,7

(Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu, 2013)

Theo khảo sát diện tích trồng hành tím tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể là diện tích năm 2012 là 6.679 ha, tăng so với năm 2011 là 970 ha (tăng hơn 16,99% so với năm 2011); Lí do là vì mùa vụ hành tím năm 2010 - 2011 trúng giá nên người trồng hành tím thu lại lợi nhuận khá cao dẫn đến nông dân tự phát tăng diện tích trồng hành tím vào mùa vụ năm 2011 - 2012 làm cho diện tích trồng vào năm 2012 cao nhất đạt 6.679 ha, sản lượng hành tím đạt được cũng tăng từ 114.180 tấn lên 119.487 tấn (tăng hơn 4,65% so với năm 2011), tuy nhiên năng suất lại giảm 2,11 tấn/ha so với năm 2011. Do Sản lượng tăng lên đáng kể, thêm vào đó hành tím

lại được thu hoạch vào đúng lúc thu hoạch hành tím của những tỉnh lân cận, lại bị thương lái ép giá nên mùa vụ 2011 - 2012 người dân thu về lợi nhuận không cao, thậm chí lỗ nặng. Năm 2013 diện tích trồng hành tím có xu hướng giảm xuống còn 5.747 ha, cao hơn năm 2011 38 ha (tăng 0.66% so với năm 2011), sản lượng cũng giảm mạnh còn 101.757 tấn, giảm 12.423 tấn (giảm 10,88% so với năm 2011).

3.1.3.3 Tình hình chăn nuôi

Bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, huyện Vĩnh Châu cũng được biết đến với ngành chăn nuôi, nhờ tận dụng các phụ phẩm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp nên ngành chăn nuôi ở địa bàn huyện cũng tương đối phát triển, Tuy nhiên, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện có xu hướng tăng giảm không đều, cụ thể cho từng đối tựợng như sau:

Đối với heo đạt 15.000 con năm 2010 đến năm 2011 giảm còn 9.667 con và đến năm 2012 còn 8.200 con.

Quy mô đàn gia cầm trong địa bàn huyện do dịch cúm gia cầm đã được giải quyết từ giữa năm 2009 nên đàn gia cầm có xu hướng tăng trở lại, trong giai đoạn 2010 – 2011 đàn gia cầm tăng mạnh 118.737 con nhưng đến cùng kì năm 2012 thì lại giảm con 39.679 con.

Bên cạnh đó, quy mô đàn trâu, bò cũng giảm từ 5.000 con (2010) còn 1.790 con (2011) và tăng trở lại ở năm 2012 (2.263 con). Đàn trâu, bò ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng quy mô đàn gia súc, nguyên nhân chủ yếu là nông hộ áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp thay bằng sức trâu nên quy mô đàn giảm đáng kể.

3.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HÀNH TÍM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH CHÂU

3.2.1 Thông tin chung về các hộ điều tra

3.2.1.1 Một số thông tin chung về nông hộ

Bảng 3.4 Thông tin về giới tin và dân tộc của nông hộ

Thông tin Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 52 94,5 Nữ 3 5,5 Dân tộc Kinh 3 5,5 Hoa 40 72,7 Khmer 12 21,8

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013)

Qua bảng 3.4 ta thấy, trong 55 hộ sản xuất hành tím thì có tới 52 hộ là do nam giới quyết định sản xuất chiếm tỷ lệ 94,5% là những người có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, là người điều hành công việc sản xuất chính trong gia đình. Qua đó ta thấy đa phần quyết định sản xuất vẫn thuộc về nam giới, nữ giới chưa tham gia nhiều vào quyết định sản xuất trong 55 hộ thì chỉ có 3 hộ do nữ quyết định sản xuất chiếm tỷ lệ khoảng 5,5%, có thể thấy mức độ bình đẳng trong quyết định sản xuất vẫn còn thấp trên địa bàn huyện Vĩnh Châu.

Có thể thấy những hộ tham gia trồng hành tím đa số là người Hoa và người Khmer. Trong 55 hộ thì có 40 hộ là người Hoa chiếm tỷ trọng 72,7%, 12 hộ là người Khmer chiếm 21,8% và 3 hộ là người Kinh chiếm 5,5%. Hoạt động sản xuất hành tím không những mang lại lợi nhuận mà còn giúp nông dân huyện Vĩnh Châu tận dụng tốt nguồn lao động nhàn rỗi.

3.2.1.2 Diện tích canh tác và nhân lực tham gia sản xuất

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất hành tím nói riêng, có thể nói một trong những yếu tố tham gia vào sản xuất không thể thiếu đó là đất sản xuất và nguồn nhân lực tham gia vào quá trình sản xuất. Để hiểu rõ hơn về các yếu tố này đóng vai trò như thế nào trong hoạt động sản xuất hành tím, thì ta xem xét bảng bên dưới:

Bảng 3.5 Diện tích canh tác và nhân lực tham gia trồng hành

Chỉ tiêu Đơn vị Lớn nhất Nhỏ nhất Trung

bình

Số nhân khẩu Người/hộ 10 3 5,07

Số người trồng hành - Nam - Nữ Người/hộ 10 1 2,95 Người/hộ 5 1 1,80 Người/hộ 6 0 1,15 Tổng diện tích sản xuất 1000m2 22,1 1,3 4,72 Diện tích trồng hành 1000m2 13 1,3 3,19 Số vụ Vụ 1 1 1

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013)

Diện tích đất nông nghiệp của nông hộ trên địa bàn huyện nhìn chung cũng tương đối, với diện tích trung bình vào khoảng 4,72 công/hộ (công tương đương 1.000 m2). Mặc dù đất sản xuất nông nghiệp không lớn lắm nhưng khoảng chênh lệnh giữa chúng còn tương đối lớn, cụ thể diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất đạt 22,1 công/hộ và nhỏ nhất là 1,3 công/hộ. Trong đó diện tích sản xuất hành tím lớn nhất cũng thể đạt 13 công/hộ; nhỏ nhất cũng là 1,3 công/hộ và trung bình

diện tích trồng hành tím khoảng 3,19 công/hộ. Đa phần diện tích đất sản xuất hành tím của nông hộ là đất chủ sở hữu.

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng không kém các yếu tố như giống và vốn, nếu thiếu yếu tố này thì không một tổ chức hay hộ gia đình nào có thể sản xuất được, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động trồng hành tím trên địa bàn huyện nói riêng. Qua bảng 3.5 ta thấy tổng số nhân khẩu trung bình trên địa bàn huyện Vĩnh Châu khoảng 5,07 người/hộ, lớn nhất đạt 10 người/hộ và nhỏ nhất là 3 người/hộ. Phần lớn các hộ trồng hành tím đều tận dụng nguồn lao động gia đình để sản xuất, trong 55 hộ thì số nhân khẩu tham gia sản xuất hành tím đạt

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)