Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím thông qua các chỉ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 62)

TÍM THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Thu nhập trung bình trên mỗi công sẽ bằng doanh thu trừ cho tổng chi phí không có LĐGĐ (giá 1 ngày công LĐGĐ bằng 0), do đó thu nhập trung bình sẽ lớn hơn lợi nhuận, bởi lợi nhuận bằng doanh thu trừ cho tổng chi phí có LĐGĐ (giá 1 ngày công LĐGĐ tính theo bằng với giá thuê thị trường). Thu nhập trung bình là 4.962.000 đồng/công lớn hơn so với lợi nhuận trung bình là 4.564.000 đồng/công.

Bảng 4.5 Phân tích các chỉ số tài chính từ hoạt động sản xuất hành tím

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình 1 Doanh thu Đồng 4.923.000 31.200.000 13.700.000 2 Tổng chi phí* Đồng 3.997.000 13.500.000 8.706.000 3 Thu nhập Đồng 513.000 20.300.000 4.962.000 4 Lao động gia đình Đồng 0 1.061.000 318.000 5 Tổng chi phí** Đồng 4.321.000 13.900.000 9.103.000 6 Lợi nhuận Đồng 270.000 20.200.000 4.564.000 7 Doanh thu/chi phí* Lần 1,06 3,33 1,57 8 Doanh thu/chi phí** Lần 1,03 3,30 1,49 9 Lợi nhuận/chi phí* Lần 0,03 2,32 0,52 10 Lợi nhuận/chi phí** Lần 0,03 2,30 0,49 11 Thu nhập/chi phí* Lần 0,06 2,33 0,57

12 Lợi nhuận/doanh thu Lần 0,03 0,70 0,27

13 Thu nhập/doanh thu Lần 0,06 0,70 0,31

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013)

Ghi chú: (*): giá LĐGĐ bằng 0.

Qua bảng 4.5 ta thấy có sự chênh lệnh giữa tổng chi phí* và tổng chi phí**, tổng chi phí* trung bình là 8.706.000 đồng/công so với tổng chi phí** trung bình là 9.103.000 đồng/công. Lợi nhuận của nông hộ sản xuất hành tím chịu ảnh hưởng bởi nhiêu yếu tố, nhưng trong đó chúng ta nhấn mạnh vào yếu tố chi phí LĐGĐ, vì đặc tính sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hành tím nói riêng thì đa phần nông hộ “lấy công làm lời”, do nguồn nhân lực tương đối dồi giàu nên phần chí phí LĐGĐ tham gia vào sản xuất tương đối lớn.

Qua bảng 4.5 cho thấy:

– Doanh thu/chi phí* = 1,57 điều này có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra (giá LĐGĐ bằng 0) thì nông hộ thu được với mức trung bình là 1,57 đồng doanh thu. Một đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ có khả năng thu được mức cao nhất là 3,33 đồng doanh thu; ngoài ra một đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ có khả năng thu được mức thấp nhất là 1,06 đồng doanh thu.

– Doanh thu/chi phí** = 1,49 điều này có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra (giá LĐGĐ bằng với giá lao động thuê) thì nông hộ thu được doanh thu trung bình là 1,49 đồng. Một đồng chi phí bỏ ra nông hộ có thể thu được doanh thu cao nhất là 3,30 đồng; ngoài ra 1 đồng chi phí bỏ ra nông hộ thu được doanh thu thấp nhất là 1,03 đồng.

Từ 2 chỉ số trên ta cũng thấy được rằng khi chi phí bỏ ra của nông hộ không tính LĐGĐ thì doanh thu của nông hộ lớn hơn khi tính thêm chi phí LĐGĐ.

– Lợi nhuận/chi phí* = 0,52 nếu nông hộ chi tiêu thêm 1 đồng chi phí (giá LĐGĐ bằng 0) thì lợi nhuận trung bình của nông hộ tăng 0,52 đồng. Dựa vào bảng 4.5 cho thấy rằng, với 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ thu được lợi nhuận cao nhất 2,32 đồng; cũng một đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ chỉ thu về 0,03 đồng lợi nhuận thấp nhất.

– Lợi nhuận/chi phí** = 0,49 điều này có nghĩa nếu nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí (giá LĐGĐ bằng với giá lao động thuê) thì lợi nhuận trung bình tăng 0,49 đồng. Theo bảng 4.5 thì, nếu 1 đồng chi phí bỏ ra thì lợi nhuận nông hộ có thể thu về lớn nhất là 2,30 đồng; cũng chính 1 đồng chi phí bỏ ra thì lợi nhuận thu về chỉ có 0,03 đồng thấp nhất.

– Thu nhập/chi phí* = 0,57 điều này có nghĩa là cứ một đồng chi phí bỏ ra (giá LĐGĐ bằng 0) thì nông hộ thu được 0,57 đồng thu nhập. Qua bảng 4.5 ta thấy, 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu nhập đem về lớn nhất là 2,33 đồng và nhỏ nhất là 0,06 đồng thu nhập. Chứng tỏ là thu nhập của nông hộ khi không tính LĐGĐ vẫn còn rất thấp.

– Lợi nhuận/doanh thu = 0,27 điều này cho thấy trong 1.000 đồng doanh thu thì nông hộ thu về 270 đồng lợi nhuận; với 1.000 đồng doanh thu thì lợi nhuận cao nhất có thể đạt 700 đồng và nếu tăng thêm 1.000 đồng doanh thu thì lợi nhuận thấp nhất có thể thu về chỉ là 30 đồng. Từ thu nhập thấp đã dẫn đến lợi nhuận của nông hộ cũng thấp vì do lợi nhuận là có tính thêm chi phí LĐGĐ nên có thể nói nông dân thu về lợi nhuận rất thấp hoặc không có lợi nhuận trong việc sản xuất hành tím.

– Thu nhập/doanh thu = 0,31 cho thấy trong 1.000 đồng doanh thu thì thu nhập của nông hộ là 310 đồng. Qua bảng 4.5 ta thấy trong 1.000 đồng doanh thu thì thu nhập có thể cao nhất là 700 đồng và thu nhập thấp nhất là 60 đồng.

Tóm lại, đa phần các nông hộ trồng hành tím trên địa bàn huyện Vĩnh Châu đạt hiệu quả về mặt tài chính nhưng chưa cao, bởi các chỉ số để đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất hành tím trung bình vẫn còn rất nhỏ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 62)