Các nhân tố tác động đến lợi nhuận trồng hành thương phẩm trên địa bàn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 69)

THƯƠNG PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH CHÂU

Lợi nhuận là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả tài chính trong sản xuất nên việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là vô cùng cần thiết để có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả tài chính. Lợi nhuận trong sản xuất hành tím bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do có những giới hạn nhất định về mặt kiến thức và thời gian nên đề tài tập trung phân tích các yếu tố giá của phân N, P, K nguyên chất, giá giống, chi phí thuốc BVTV, chi phí lao động, trình độ học vấn và tập huấn kỹ thuật ảnh hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất hành tím của nông hộ. Sau đây là bảng 4.7, cho thấy kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất hành tím của nông hộ tại địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Bảng 4.7 Kết quả phân tích hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Các nhân tố Hệ số Mức ý nghĩa(P_Value) Hằng số 27,621ns 0,331 LnPN - 4,111ns 0,107 LnPP - 0,901ns 0,244 LnPK 1,499** 0,022 LnT - 0,008ns 0,826 LnLĐ 1,016*** 0,001 LnPG - 1,543*** 0,000 TH - 0,522** 0,075 LnHV 0,294** 0,047 Hệ số R2 0,5300 Hệ số F 6,48 Hệ số Prob>F 0,0000

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013)

Chú thích: ***, **, * và ns : tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa.

Qua kết quả ước lượng từ chương trình Stata11, ta thấy Prob>F = 0,0000, có cơ sở kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức 1% và các kiểm định cho thấy có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với lợi nhuận, có hệ số R2 (R squared) bằng 0,5300 nghĩa là sự biến động lợi nhuận của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức độ 53,00%.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Dựa vào kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi, cho thấy mô hình hồi quy không tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Bởi vì mức ý nghĩa chính xác p của giá trị kiểm định nR2 trong kiểm định White p = 14,43% > 5% ( = 5%).

Kiểm định đa cộng tuyến

Qua kết quả phân tích cho thấy, nhân tử phóng đại phương sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ(VIF =1,18 < 10) nên mô hình không bị vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định tự tương quan

Để kiểm định mô hình có tự tương quan hay không ta sẽ dựa vào kiểm định Durbin-Watson. Do kiểm định Durbin-Watson là D = 2,051 (1 < D < 3) thì mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Kết quả cho thấy trong 8 biến đưa vào mô hình thì có 5 biến có ý nghĩa thống kê (P_value < 10%), đó là giá chuẩn hóa của phân K nguyên chất, chi phí lao động, giá giống chuẩn hóa, tập huấn kĩ thuật và trình độ học vấn. Còn 3 biến không có ý nghĩa thống kê là giá chuẩn hóa của phân N, P nguyên chất sử dụng và chi phí thuốc BVTV. Sự tác động của các biến được giải thích cụ thể như sau:

Hệ số ước lượng của biến LnPN không có ý nghĩa thống kê, vì vậy giá của phân đạm nguyên chất không ảnh hưởng tới lợi nhuận. Mặc dù loại phân này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của hành tím và nông hộ thường sử dụng với số lượng lớn. Tuy nhiên, do sự biến động trong mẫu điều tra của giá phân đạm tương đối thấp nên ta có kết quả ước lượng là giá phân đạm không ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Hệ số ước lượng của biến LnPP không có ý nghĩa thống kê nên giá của phân lân nguyên chất cũng không ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng hành, tuy phân lân là loại phân có vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng suất nhưng đây là loại phân được nông hộ sử dụng với số lượng không lớn lắm và ít được nông hộ

quan tâm như phân đạm. Do vậy sự biến động của giá phân này không ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ.

Hệ số ước lượng của biến LnPK có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và có giá trị dương, cho thấy giá chuẩn hóa của phân Kali nguyên chất có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Phân Kali là loại phân giữ cho củ hành chắc khỏe và có màu sắc đẹp, bắt mắt, bán được giá cao nhưng nông hộ sử dụng vẫn còn tương đối ít, nên nếu nông hộ chịu đầu tư mua phân Kali nguyên chất mặc dù với giá cao nhưng chất lượng tốt thì sẽ làm tăng năng suất và độ bắt mắt của củ hành, bán được giá cao thì lợi nhuận vẫn tăng lên. Hệ số ước lượng cho biết, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi giá chuẩn hóa phân Kali nguyên chất tăng 1%, thì lợi nhuận của nông hộ vẫn tăng 1,499%.

Hệ số ước lượng của biến LnT không có ý nghĩa thống kê nên chi phí thuốc BVTV được nông hộ sử dụng sẽ không ảnh hưởng đến lơi nhuận. Vì P_value = 0,826 > mức ý nghĩa α = 10%.

Hệ số ước lượng của biến LnLĐ có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, cho thấy chi phí lao động ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng hành tím. Hệ số ước lượng cho biết, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi , thì khi tăng chi phí lao động 1%, lợi nhuận của nông hộ vẫn tăng 1,016%. Vì chi phí thuê lao động trồng hành tím tại địa bàn tương đối thấp, trong khi đó nguồn lao động gia đình của nông hộ lại rất dồi dào, nên nếu sử dụng thêm nguồn lao động vào các khâu sản xuất góp phần làm tăng năng suất, đặc biệt là khâu thu hoạch một cách nhanh chóng làm giảm thất thoát sản lượng hành thì cho dù chi phí có tăng lên thì lợi nhuận cũng sẽ tăng lên.

Hệ số ước lượng của biến LnPG có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có giá trị âm, điều này chứng tỏ giá giống sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của nông hộ, vì giá giống là yếu tố quyết định cho phí giống của nông hộ, mà chi phí giống là loại chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí trồng hành tím, nên những biến động của giá giống sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận đạt được của nông hộ, cụ thể là nếu trong

điều kiện các yếu tố khác không đổi khi giá giống tăng 1% sẽ làm cho lợi nhuận giảm đi 1,543%.

Hệ số ước lượng của biến TH có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và có giá trị âm, cho thấy việc tham gia tập huấn có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Qua khảo sát cho thấy việc tập huấn kỹ thuật cho nông hộ trồng hành tím tại địa bàn còn rất hạn chế, cán bộ hướng dẫn chủ yếu là nhân viên các công ty BVTV, cán bộ xã còn thiếu kiến thức chuyên môn thực tế, không mang lại hiệu quả gì cho nông hộ, làm mất thời gian chăm sóc hành tím của nông hộ, gây thất thoát khi hành bị sâu bệnh tấn công mà không điều trị kịp. Hệ số ước lượng cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi tăng 1% tập huấn kỹ thuật sẽ làm giảm 0,522% lợi nhuận.

Hệ số ước lượng của biến LnHV có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, cho thấy trình độ học vấn có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Qua khảo sát, cho thấy những nông hộ có trình độ học vấn càng cao thì càng biết cách sử dụng các nguồn lực đầu vào một cách hợp lí, tránh lãng phí trong quá trình sản xuất, làm tăng năng suất và bán được giá cao, góp phần làm tăng lợi nhuận. Hệ số ước lượng cho biết, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi trình độ của nông hộ tăng 1%, thì lợi nhuận tăng 0,294%.

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HÀNH TÍM CHO NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)