Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất hành tím trên đỊa bàn huyện

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 79)

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH CHÂU

Dựa trên những kết quả phân tích ở trên cùng với việc phân tích ma trận SWOT, đề tài xin được đề xuất các giải pháp để nâng cao hiểu quả tài chính cho nông hộ sản xuất hành tím như sau:

5.2.1 Đối với nông dân: Nâng cao năng suất và chất lượng hành tím, mở

rộng thị trường xuất khẩu.

Nông hộ cần chú ý việc tăng năng suất cho hành thương phẩm, chủ động hơn trong công tác lựa chọn loại hình sản xuất, thay đổi đi cái nhìn bảo thủ trong việc sử dụng giống, các loại thuốc BVTV, và đặc biệt là kỹ thuật trồng trong quá trình sản xuất. Nhất là cẩn thận trong khâu chọn giống, nên chọn những giống cho năng suất cao và phù hợp với điều kiện của từng nông hộ, trong khâu trồng hành giống và bảo quản cần đặc biệt quan tâm đến tình hình sâu hại, nấm bệnh làm thất thoát lượng giống của nông hộ, Bên cạnh đó nông hộ cũng nên quan tâm đến ảnh hưởng của những loại thuốc này đối với môi trường, đặc biệt là trong giai đoạn biến đổi toàn cầu như hiện nay.

Tăng cường áp dụng các KHKT vào trong sản xuất để có thể đạt năng suất cao nhất, bên cạnh đó vận động các nông hộ bảo thủ với phương thức sản xuất truyền thống thay đổi phương thức sản xuất theo hướng áp dụng KHKT để có thể đồng bộ trong sản xuất. Thay đổi phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chuyển sang sản xuất hợp tác hay tập trung để tăng khả năng cạnh tranh cho nghề trồng hành. Những nông hộ nào đang tham gia quy trình sản xuất sạch thì nên phát huy hơn nữa bằng việc nhân rộng mô hình sản xuất, đồng thời khuyến khích những nông hộ khác tham gia vào quy trình để đảm bảo chất lượng cho hành thương phẩm.

Nông dân cần chủ động tự trang bị kiến thức, cập nhật, tìm kiếm các kỹ thuật trồng mới, các phương pháp bón phân nhằm làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành và đáp ứng nhu cầu thị trường cần.

Hạn chế sử dụng các thuốc hóa học trong sản xuất để nâng cao chất lượng hành thương phẩm, nên lựa chọn những loại thuốc có xuất xứ rõ ràng và liều dung theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông để đảm bảo chất lượng hành thương phẩm. Tóm lại, đối với người nông dân là cần chủ động hơn trong mọi hoạt động từ sản xuất đến khâu tiêu thụ, đặc biệt là liên kết với các tác nhân khác, chủ động tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình, tránh tình trạng bị ép giá do cung vượt cầu.

5.2.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng và ứng dụng KHKT trong sản xuất, đồng thời cắt giảm chi phí sản xuất và tập trung liên kết các thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ. cắt giảm chi phí sản xuất và tập trung liên kết các thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ.

Để góp phần cắt giảm chi phí sản xuất, thay sản xuất lao động thủ công bằng cơ giới hóa hiện đại và vấn đề quan tâm trước mắt hiện nay là đầu tư điện nước để phục vụ sản xuất hành tím, nguồn nước hiện tại đang có nguy cạn kiệt nghiêm trọng, đồng thời nâng cao ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như hỗ trợ xây kho bảo quản hành giống và tạm trữ hành thương phẩm.

Về phía nông hộ cần chủ động tìm hiểu và tiếp cận các nguồn thông tin về giá cả đầu ra cho hành thương phẩm để tránh tình trạng bị ép giá, bán với giá thấp hơn giá thị trường.

5.2.3 Liên kết doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn Global G.A.P. Global G.A.P.

Diện tích sản xuất hành tím ở Vĩnh Châu còn nhỏ lẻ, không tập trung và sản xuất không theo tiêu chuẩn Global G.A.P. Do vậy, để nâng cao giá trị hành tím đáp ứng thị trường xuất khẩu giải pháp đưa ra cho nông hộ trồng hành là tham gia vào quy trình sản xuất hành thương phẩm sạch, đảm bảo sản phẩm chất lượng đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ động đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn IPM, Global G.A.P,… Trong đó, xây dựng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn Global G.A.P được

xem là một giải pháp không thể thiếu. Vùng nguyên liệu sản xuất tập trung sẽ cung ứng cho thị trường một khối lượng lớn sản phẩm và đồng nhất về chất lượng

5.2.4 Tăng cường thu hút đầu tư và chất lượng tập huấn kĩ thuật, tuyên truyền giáo dục nhận thức bảo vệ sức khõe của nông hộ. truyền giáo dục nhận thức bảo vệ sức khõe của nông hộ.

Để sản phẩm hành tím được sản xuất mang tính bền vững việc liên kết giữa doang nghiệp và nông dân cần phải được tạo lập. Mối liên kết này sẽ chia sẽ lợi nhuận giữa nông dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm chú trọng hơn việc tập huấn kỹ thuật cho nông hộ, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tập huấn kỹ thuật, tạo lòng tin cho người nông dân. Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm sản xuất và phối hợp với nhau để nâng cao kỹ thuật sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Từ đó có thể giúp nông hộ có thể tiếp cận với các KHKT mới trong sản xuất, giảm chi phí sản xuất nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn.

Qua khảo sát điều tra từ nhiều năm nay cho thấy hầu hết nông dân rất ít quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, cũng như vấn đề bảo quản hành không an toàn ảnh hưởng sức khỏe và môi trường sống.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Từ kết quả điều tra thực tế và kết quả phân tích hiệu quả tài chính của các nông hộ sản xuất hành tím trên địa bàn huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng có thể rút ra một số kết luận sau:

Hành tím là mặt hàng chủ lực của tỉnh Sóc trăng, và Vĩnh Châu là nơi có diện tích và sản lượng hành tím lớn nhất ĐBSCL, hành tím Vĩnh Châu có lợi thế cạnh tranh cao về điều kiện sản xuất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất hành tím tại địa bàn vẫn chưa cao, do khâu sản xuất và tiêu thụ hành tím còn gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ cũng như số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường.

Nông hộ trên địa bàn huyện Vĩnh Châu tham gia trồng hành tím vì lý do chủ yếu là dễ bán sản phẩm, kỹ thuật và trồng đơn giản của những nông hộ cùng vùng sản xuất.

Về công tác giống: phần lớn các nông hộ sử dụng giống tự sản xuất tại địa bàn là chủ yếu, chỉ có một số rất ít nông hộ không có khả năng sản xuất là sử dụng hành giống mua tại các cơ sở uy tín khác. Với mức giá thị trường, giá giống mua vào khá cao, dao động từ 30.000 cho đến 65.000 đồng/kg, chi phí giống trung bình là 4.615.182 đồng/công, giá giống cao làm giảm đi lợi nhuận của nông hộ đáng kể.

Về khoa học kỹ thuật: Rất ít nông hộ tham gia tập huấn KHKT trong quá trình sản xuất hành, nếu có thì rất ít hoặc rất hạn chế và không có hiệu quả, trình độ và kỹ năng huấn luyện kĩ thuật của cán bộ còn yếu kém làm mất thời gian và lòng tin của người dân. Nguồn thông tin KHKT chủ yếu của nông hộ là từ bạn bè và người thân.

Tính hợp tác của nông hộ: tỷ lệ nông hộ tham gia HTX hay câu lạc bộ hành tím còn rất thấp. Tuy nhiên, các câu lạc bộ hay HTX có trên địa bàn huyện chỉ hoạt động cầm chừng, chưa thể hiện được vai trò của HTX đối với nông hộ.

Thị trường tiêu thụ: hình thức tiêu thụ chủ yếu của những hộ sản xuất hành tím là bán lại cho các thương lái. Các công ty, doanh nghiệp hay các vựa chưa thể hiện được vai trò của mình trong khâu tiêu thụ hành thương phẩm của nông hộ sản xuất.

Qua khảo sát mùa vụ hành thương phẩm năm 2012 – 2013 này, năng suất hành tím trung bình nông hộ đạt được là 1.869kg/công, giá bán hành thương phẩm tại địa bàn thị xã Vĩnh Châu cũng cao hơn hẳn mùa vụ năm 2011 – 2012 vừa rồi, góp phần cải thiện đời sống của nông hộ trên địa bàn huyện. Mức chi phí trung bình nông hộ bỏ ra trên một công sản xuất là 8.706.000 đồng/công, mức chi phí trung bình mà giá LĐGĐ bằng với giá lao động thuê thì lợi nhuận mang về cho nông hộ trung bình là 4.564.000 đồng/công. Cho thấy mô hình sản xuất hành tím đạt hiệu quả về mặt tài chính nhưng vẫn chưa cao lắm.

Trong quá trình sản xuất thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ, tuy nhiên ở đây chỉ xét một số yếu tố có ảnh hưởng mạnh. Hai yếu tố năng suất và giá bán có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Vì vậy, việc đầu tư về kỹ thuật và ổn định giá bán là việc rất cần thiết.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với thương lái hay các doanh nghiệp

Thương lái nên tìm đến các nông hộ và liên kết với nông hộ để chủ động hơn vai trò trung gian tiêu thụ sản phẩm của mình. Liên kết ngày càng chặt chẽ hơn để có thể giúp các nông hộ giải quyết các khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ hành thương phẩm.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương

Hiện nay đã có chính sách hỗ trợ đối với nông dân, doanh nghiệp tạo điều kiện giúp người nông dân yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, việc thực thi chính sách lại là vấn đề của các tổ chức nên chính quyền địa phương, các tổ chức hay đoàn thể địa phương cần giám sát việc thực hiện. Đa phần các mâu thuẫn này nằm trong công tác vay vốn vì vậy, trước mắt cần xác định nguyên nhân chủ yếu là do đâu và có những biện pháp giải quyết một cách hợp lý, bên cạnh đó cần tạo lòng tin cho nông hộ

thông qua các chính quyền địa phương cần có chính sách vay vốn hợp lý và hạn chế các thủ tục để giúp nông hộ có thể vay vốn nhanh chóng hơn, có như vậy nông dân mới có thể mở rộng quy mô sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cần tăng cường giám sát hơn mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ để hạn chế tình trạnh nông hộ vay vốn nhưng không tham gia sản xuất hành tím.

Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ hơn nữa việc sản xuất và mua bán giống trên địa bàn. Đầu tư xây dựng các cơ sở giống có chất lượng trên địa bàn và thường xuyên kiểm tra chất lượng giống.

Hỗ trợ giúp các doanh nghiệp, các cá nhân thành lập các kênh phân phối, đặc biệt là phải thành lập các tổ chức trung gian để có thể liên kết các kênh như sản xuất, phân phối, chế biến và tiêu dùng để đảm bảo đầu ra cho nông hộ.

Các cơ quan truyền thông trên địa bàn cần thường xuyên cung cấp các thông tin về giá cả thị trường đầu vào cũng như đầu ra để nông hộ có thể dễ dàng lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm của mình để đem lại hiệu quả cao nhất, bên cạnh đó cũng giúp nông hộ tránh được tình trạng bị các thương lái hay các vựa ép giá, mua thấp hơn giá thị trường.

Đối với các tổ chức khuyến nông địa phương cần phát huy hơn nữa công tác hỗ trợ, nâng cao kiến thức không chỉ cho nông dân mà còn cả bản thân họ nữa. Việc đưa kỹ thuật sản xuất mới đến với người nông dân, xóa bỏ dần sản xuất kiểu cũ không còn hiệu quả để áp dụng phương pháp sản xuất mới hiệu quả hơn, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Phi Hổ (2003). Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn. Nxb. Thống Kê;

2. Huỳnh Thị Đan Xuân (2010). Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế. Đại học Cần Thơ;

3. Lê Trường An (2012). Phân tích hiệu quả tài chính của việc trồng nấm rơm ở huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ;

4. Nguyễn Thanh Xuân (2011). Phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm công nghiệp ở huyện Bình Đại, tỉnh bến Tre. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ;

5. Dương Thị Diễm Như (2011). Phân tích hiệu quả tài chính của sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ;

6. Lê Thị Diệu Tâm (2013). Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ hành tím của nông dân thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ;

7. Mai Văn Nam (2006). Giáo trình kinh tế lượng. Nxb. Thống Kê;

8. Mai Văn Nam (2008). Giáo trình nguyên lý thống kê. Nxb. Văn hóa Thông tin;

9. Nguyễn Hồ Anh Khoa (2010). Bài giảng kinh tế lượng. Đại học Cần Thơ;

10. Nguyễn Hữu Tâm (2007). Phân tích hiệu quả kinh tế chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Tạp chí khoa học năm 2008 – trường Đại học Cần Thơ;

11. Dương Vĩnh Hảo (2013). Trồng và tiêu thụ củ hành tím Vĩnh Châu. Đại học cần Thơ;

12. Nguyễn Phạm Thanh Nam (2007). Quản trị học. Nxb. Thống Kê;

13. Nguyễn Phú Son (2004). Bài giảng môn học kinh tế sản sản xuất. Đại học Cần Thơ;

14. Trần Quốc Khánh (2005). Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp. Nxb. Lao Động – Xã Hội;

15. Võ Thị Ánh Nguyệt (2010). Phân tích tình hình sản xuất dưa leo tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiềng Giang. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ;

16. Huỳnh Việt Khải và Mitsuyasu Yabe (2013). Tác động của ô nhiễm nước công nghiệp vào sản xuất lúa gạo ở Việt Nam. Đại Học Cần Thơ - Đại học Kyushu.

_cons 4.606118 .581914 7.92 0.000 3.434083 5.778153 lnkn .0886808 .0287297 3.09 0.003 .0308163 .1465454 lnhv .0126558 .0339475 0.37 0.711 -.0557181 .0810296 th -.025475 .0523468 -0.49 0.629 -.1309068 .0799568 lng .4364303 .1167572 3.74 0.001 .2012694 .6715913 lnl .0655083 .0279721 2.34 0.024 .0091696 .121847 lnt -.004788 .007042 -0.68 0.500 -.0189713 .0093954 lnk .066949 .0252536 2.65 0.011 .0160857 .1178123 lnp .0042676 .0472938 0.09 0.928 -.0909869 .0995222 lnn .1393457 .0448603 3.11 0.003 .0489924 .2296989 nangsuat Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] Total 2.09276316 54 .038754873 Root MSE = .14144 Adj R-squared = 0.4838 Residual .900270875 45 .020006019 R-squared = 0.5698 Model 1.19249229 9 .132499143 Prob > F = 0.0000 F( 9, 45) = 6.62 Source SS df MS Number of obs = 55 . reg nangsuat lnn lnp lnk lnt lnl lng th lnhv lnkn

. *(11 variables, 55 observations pasted into data editor)

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ CHẠY PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY TƯƠNG QUAN CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT

* CÁC BẢNG KIỂM ĐỊNH TRONG STATA

Total 63.13 63 0.4718 Kurtosis 1.20 1 0.2734 Skewness 7.65 9 0.5699 Heteroskedasticity 54.28 53 0.4255 Source chi2 df p Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test Prob > chi2 = 0.4255

chi2(53) = 54.28

against Ha: unrestricted heteroskedasticity White's test for Ho: homoskedasticity

. imtest, white Mean VIF 1.50 lnt 1.05 0.954457 lnk 1.09 0.913323 lng 1.17 0.858242 th 1.21 0.829656 lnl 1.22 0.820308 lnkn 1.23 0.814526 lnhv 1.51 0.662704 lnn 2.51 0.398603 lnp 2.51 0.397622 Variable VIF 1/VIF . vif

Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi: Kiểm định White

Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

Kết quả kiểm định tự tương quan

Durbin-Watson d-statistic( 10, 55) = 1.870325 . dwstat

_cons 27.62124 28.08432 0.98 0.331 -28.90957 84.15205 th -.5216996 .2860341 -1.82 0.075 -1.097456 .0540571 lnhv .2935581 .1436712 2.04 0.047 .004363 .5827531 lnld 1.015607 .298811 3.40 0.001 .4141317 1.617082 lnpg -1.543421 .309408 -4.99 0.000 -2.166227 -.9206154 lnt -.0079119 .0357308 -0.22 0.826 -.0798342 .0640105 lnpk 1.498592 .6317349 2.37 0.022 .2269758 2.770208 lnpp -.9010108 .7639055 -1.18 0.244 -2.438673 .6366513 lnpn -4.111257 2.497714 -1.65 0.107 -9.138895 .9163806 loinhuanch Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] Total 49.0154656 54 .907693808 Root MSE = .70765 Adj R-squared = 0.4483 Residual 23.0356431 46 .500774849 R-squared = 0.5300

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)