Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với nông hộ trồng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 74)

VỚI NÔNG HỘ TRỒNG HÀNH TÍM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH CHÂU 5.1.1 Điểm mạnh

Nghề trồng hành tím là một trong những ngành, nghề truyền thống ở Vĩnh Châu nên nông dân ở đây rất có kinh nghiệm trong việc gieo trồng.

Nguồn giống sử dụng là nguồn giống địa phương tự sản xuất, có khả năng thích nghi cao với điều kiện đất đai, khi hậu ở địa phương.

Tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong gia đình, giải quyết được việc làm cho người dân trên địa bàn.

Hành tím Vĩnh Châu có chất lượng cao về hương vị, màu sắc đỏ tím đẹp và phù hợp tiêu chuẩn, đặc biệt có thể tồn trữ lâu. Vì vậy, hành tím Vĩnh Châu rất được mọi người ưa chuộng nên việc tiêu thụ tương đối dễ dàng.

Vĩnh Châu là thị xã ven biển của Sóc Trăng có đất cát giồng ven rất thích hợp để trồng rau màu, đặc biệt là hành tím. Hành tím được trồng trên đất này sẽ có chất lượng cao hơn khi trồng trên những vùng đất khác.

Hành tím Vĩnh Châu đã có nhãn hiệu và thương hiệu. Năm 2009, hành tím Vĩnh Châu đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa Học Công Nghệ) cấp chứng nhận nhãn hiệu hành tím Vĩnh Châu cho CLB Hành tím Vĩnh Châu (nay là HTX Hành tím Vĩnh Châu).

Vĩnh Châu đã có qui trình sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn GLOBAL G.A.P vào năm 2012. Điều này có thể giúp hành tím Vĩnh Châu tiến đến những thị trường khó tính, có sức mua cao.

5.1.2 Điểm yếu

Giá vật tư phân bón ngày càng tăng làm cho chi phí đầu vào cho việc gieo trồng hành tím cao.

Đa số nông hộ sản xuất hành tím theo kinh nghiệm truyển thống nên công nghệ sản xuất đa phần vẫn còn lạc hậu, thủ công.

Nhiều nông hộ còn thiếu kho bảo quản, dự trữ hành, nên vẫn còn bảo quản giữa trời, thoáng hoặc treo hành ở nơi thoáng gió gây ảnh hưởng đến chất lượng của hành tím như nhiễm các loại bệnh, nấm và thối củ, dẫn đến thất thoát dễ bị thương lái ép giá.

Vốn đầu tư cho gieo trồng đa phần nông dân tiếp cận chưa nhiều. Nhu cầu vay để đầu tư cho việc gieo trồng thì rất lớn trong khi thủ tục cho vay còn quá rườm rà, phức tạp. Mặt khác chi phí đầu vào ngày càng tăng đã làm cho nông dân trồng hành tím ở Vĩnh Châu gặp rất nhiều khó khăn.

Sản xuất không đồng loạt và theo quy mô gia đình chưa theo quy mô HTX. Mặc dù diện tích sản xuất hành tím bình quân của nông hộ như đã phân tích không quá thấp nhưng mức độ phân tán không đều giữa diện tích đất của các hộ. Việc sản xuất chủ yếu còn theo quy mô gia đình, chưa thấy được vai trò của việc hợp tác trong sản xuất nên sản lượng cung ứng không đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó các câu lạc bộ không dám ký kết hợp đồng tiêu thụ hành thương phẩm với nông hộ vì nông hộ không có khả năng đáp ứng đủ số lượng hành thương phẩm mà đối tác yêu cầu mà có đáp ứng đủ thì chất lượng hành vẫn còn hạn chế.

Sự chú trọng và quan tâm từ cơ quan chức năng còn hạn chế, nên công tác khuyến nông cho nông hộ sản xuất hành tím trên địa bàn chưa được tốt lắm, đa phần nông hộ không được tập huấn kĩ thuật.

Thị trường tiêu thụ manh mún nhỏ lẻ, chưa phát triển và ổn định, vẫn còn tồn tại hiện tượng ép giá thu mua hành thương phẩm của thương lái. Hệ thống các kênh phân phối không mang tính tập trung. Sản xuất hành tím trên địa bàn huyện còn thiếu tính liên kết trong các khâu đầu vào cho đến các khâu tiêu thụ, chế biến… nên

giữa người tiêu thụ và nông hộ chưa có sự liên kết. Do đó, khả năng ký kết các hợp đồng bao tiêu hay xuất khẩu còn hạn chế, thiếu khả năng tổ chức nguồn hàng cung ứng ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng, làm mất đi lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Nhận thức bảo vệ sức khỏe của người sản xuất còn hạn chế. Để hành không bị thối hay sâu mọt tấn công, nông dân ở Vĩnh Châu trộn đất sét trắng với thuốc mipcin để quét lên củ hành. Chất độc hại methyl parathion có trong mipcin bay vào mắt người gây viêm nhiễm. Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội Chữ thập đỏ thị xã Vĩnh Châu, trên địa bàn hiện có 828 người bị mù, trong đó 267 người bị mù cả hai mắt và 561 người bị mù một mắt, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày (năm 2012).

5.1.3 Cơ hội

Điều kiện giao thông thuận lợi, thương lái có thể đến tận nhà nông dân mua hành. Các công ty có xe công suất lớn thuận lợi vận chuyển đến cảng TP. Hồ Chí Minh đem xuất khẩu.

Được sự hỗ trợ của nhà nước về kỹ thuật, tài chính và đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn.

Nhu cầu thị trường tiêu thụ xuất khẩu và nội địa cao.

Được sự hỗ trợ đầu tư của dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng của Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA).

Mùa vụ thu hoạch hành tím ở Vĩnh Châu lệch với mùa vụ của Indonesia, sẽ tránh được sự cạnh tranh của Indonesia, cũng là một quốc gia có diện tích trồng hành tím lớn.

5.1.4 Thách thức

Hành tím Vĩnh Châu vẫn bị cạnh tranh về giá và chất lượng (đặc biệt là Thái Lan) trên thị trường thế giới.

Thị trường hành tím thường xuyên bị dao động nên giá cả đầu ra không ổn định. Công tác dự báo thị trường nông nghiệp trên địa bàn còn non yếu và thương lái

ra sức ép giá để tăng lợi nhuận cho mình nên tình trạng ngày càng tồi tệ hơn, người sản xuất khó nắm bắt được thị trường rất dễ dẫn đến thua lỗ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuyển giao KHKT còn chậm và tương đối khó khăn. Kiến thức của các cán bộ khuyến nông chủ yếu là có trình độ cao đẳng – đại học, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về nghề trồng hành tím. Thêm vào đó là những mâu thuẫn giữa cơ quan chức năng và nông hộ sản xuất hành tím chưa được giải quyết nên thành kiến của nông hộ đối với các ngành chức năng trên địa bàn huyện còn rất cao.

Rào cản thuế quan và phi thuế quan trong hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp ngày càng cao, đó được xem như là một công cụ để các nước trên thế giới hạn chế sự xâm nhập của các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam, trong đó củ hành tím cũng không nằm ngoài những rào cản đó.

Ý thức bảo vệ sức khõe, vấn đề vệ sinh an toàn cá nhân trong quá trình sản xuất và thu hoạch hành tím của các cá nhân vẫn còn rất kém, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất.

Sau khi kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức cho người trồng hành để xây dựng nên ma trận SWOT dùng để đề xuất các giải pháp cho việc tăng lợi nhuận của người trồng hành như trong hình sau:

Bảng 5.1 Ma trận SWOT và các đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả

SWOT

Điểm mạnh (S)

S1: Nguồn giống tại địa phương.

S2: Hành tím của Vĩnh Châu có chất lượng cao (hương vị, màu đẹp, tồn trữ lâu).

S3: Tận dụng nguồn LĐGĐ, giải quyết việc làm.

S4: Là nghề trồng truyền thống

S5:Đất cát giồng ven biển thích hợp trồng hành tím S6 Hành tím Vĩnh Châu đã có thương hiệu và nhãn hiệu. S7: Vĩnh Châu đã có qui trình sản xuất Sản phẩm đạt Global G.A.P. Điểm yếu (W)

W1: Chi phí đầu vào cao (giống, phân bón,…).

W2: Công nghệ sản xuất lạc hậu.

W3: Thiếu kho bảo quản hành.

W4: Thiếu vốn.

W5: Sản xuất không đồng loạt và theo quy mô gia đình.

W6: Công tác khuyến nông chưa được quan tâm

W7: Thị trường tiêu thụ manh mún, nhỏ lẻ

W8: kênh phân phối không mang tính tập trung.

W9: Nhận thức bảo vệ sức khỏe của người sản xuất còn hạn chế.

Cơ hội (O)

O1: Điều kiện giao thông thuận lợi.

O2: Được sự hỗ trợ của nhà nước về kỹ thuật, tài chính và đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn.

O3: Nhu cầu thị trường tiêu thụ xuất khẩu và nội địa cao. O4: Được sự hỗ trợ đầu tư của dự án CIDA.

O5: Mùa vụ thu hoạch hành tím ở Vĩnh Châu lệch với mùa vụ của Indonesia.

* Chiến lược SO:

S1-7O1-2O3O5:

Nâng cao năng suất và chất lượng hành tím, mở rộng thị trường xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chiến lược WO

W2-3W5-7O2-4:

Đầu tư cơ sở hạ tầng và ứng dụng KHKT trong sản xuất. W7-8O8: Tập trung liên kết các thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ.

W1O2-4:

Cắt giảm chi phí sản xuất.

Thách thức (T)

T1: Bị cạnh tranh về giá và chất lượng (Thái Lan) trên thị trường thế giới.

T2: Giá cả đầu ra không ổn định.

T3: Chuyển giao KHKT còn chậm và khó khăn.

* Chiến lược ST:

S1-4T1-3:

Liên kết doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn Global G.A.P.

* Chiến lược WT:

W3W4T2:

Mở rộng chính sách kêu gọi đầu tư, hoặc hợp tác công ty. W5T3:

Mở các lớp tập huấn có chất lượng, vận động người dân tham gia trao đổi kĩ thuật.

T4: Rào cản thuế quan và phí

thuế quan.

T5: Ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất.

W9T5:

Vận động, tuyên truyền và giáo dục để nâng cao nhận thức bảo vệ sức khỏe cho nông dân.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HÀNH TÍM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH CHÂU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH CHÂU

Dựa trên những kết quả phân tích ở trên cùng với việc phân tích ma trận SWOT, đề tài xin được đề xuất các giải pháp để nâng cao hiểu quả tài chính cho nông hộ sản xuất hành tím như sau:

5.2.1 Đối với nông dân: Nâng cao năng suất và chất lượng hành tím, mở

rộng thị trường xuất khẩu.

Nông hộ cần chú ý việc tăng năng suất cho hành thương phẩm, chủ động hơn trong công tác lựa chọn loại hình sản xuất, thay đổi đi cái nhìn bảo thủ trong việc sử dụng giống, các loại thuốc BVTV, và đặc biệt là kỹ thuật trồng trong quá trình sản xuất. Nhất là cẩn thận trong khâu chọn giống, nên chọn những giống cho năng suất cao và phù hợp với điều kiện của từng nông hộ, trong khâu trồng hành giống và bảo quản cần đặc biệt quan tâm đến tình hình sâu hại, nấm bệnh làm thất thoát lượng giống của nông hộ, Bên cạnh đó nông hộ cũng nên quan tâm đến ảnh hưởng của những loại thuốc này đối với môi trường, đặc biệt là trong giai đoạn biến đổi toàn cầu như hiện nay.

Tăng cường áp dụng các KHKT vào trong sản xuất để có thể đạt năng suất cao nhất, bên cạnh đó vận động các nông hộ bảo thủ với phương thức sản xuất truyền thống thay đổi phương thức sản xuất theo hướng áp dụng KHKT để có thể đồng bộ trong sản xuất. Thay đổi phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chuyển sang sản xuất hợp tác hay tập trung để tăng khả năng cạnh tranh cho nghề trồng hành. Những nông hộ nào đang tham gia quy trình sản xuất sạch thì nên phát huy hơn nữa bằng việc nhân rộng mô hình sản xuất, đồng thời khuyến khích những nông hộ khác tham gia vào quy trình để đảm bảo chất lượng cho hành thương phẩm.

Nông dân cần chủ động tự trang bị kiến thức, cập nhật, tìm kiếm các kỹ thuật trồng mới, các phương pháp bón phân nhằm làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành và đáp ứng nhu cầu thị trường cần.

Hạn chế sử dụng các thuốc hóa học trong sản xuất để nâng cao chất lượng hành thương phẩm, nên lựa chọn những loại thuốc có xuất xứ rõ ràng và liều dung theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông để đảm bảo chất lượng hành thương phẩm. Tóm lại, đối với người nông dân là cần chủ động hơn trong mọi hoạt động từ sản xuất đến khâu tiêu thụ, đặc biệt là liên kết với các tác nhân khác, chủ động tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình, tránh tình trạng bị ép giá do cung vượt cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng và ứng dụng KHKT trong sản xuất, đồng thời cắt giảm chi phí sản xuất và tập trung liên kết các thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ. cắt giảm chi phí sản xuất và tập trung liên kết các thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ.

Để góp phần cắt giảm chi phí sản xuất, thay sản xuất lao động thủ công bằng cơ giới hóa hiện đại và vấn đề quan tâm trước mắt hiện nay là đầu tư điện nước để phục vụ sản xuất hành tím, nguồn nước hiện tại đang có nguy cạn kiệt nghiêm trọng, đồng thời nâng cao ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như hỗ trợ xây kho bảo quản hành giống và tạm trữ hành thương phẩm.

Về phía nông hộ cần chủ động tìm hiểu và tiếp cận các nguồn thông tin về giá cả đầu ra cho hành thương phẩm để tránh tình trạng bị ép giá, bán với giá thấp hơn giá thị trường.

5.2.3 Liên kết doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn Global G.A.P. Global G.A.P.

Diện tích sản xuất hành tím ở Vĩnh Châu còn nhỏ lẻ, không tập trung và sản xuất không theo tiêu chuẩn Global G.A.P. Do vậy, để nâng cao giá trị hành tím đáp ứng thị trường xuất khẩu giải pháp đưa ra cho nông hộ trồng hành là tham gia vào quy trình sản xuất hành thương phẩm sạch, đảm bảo sản phẩm chất lượng đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ động đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn IPM, Global G.A.P,… Trong đó, xây dựng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn Global G.A.P được

xem là một giải pháp không thể thiếu. Vùng nguyên liệu sản xuất tập trung sẽ cung ứng cho thị trường một khối lượng lớn sản phẩm và đồng nhất về chất lượng

5.2.4 Tăng cường thu hút đầu tư và chất lượng tập huấn kĩ thuật, tuyên truyền giáo dục nhận thức bảo vệ sức khõe của nông hộ. truyền giáo dục nhận thức bảo vệ sức khõe của nông hộ.

Để sản phẩm hành tím được sản xuất mang tính bền vững việc liên kết giữa doang nghiệp và nông dân cần phải được tạo lập. Mối liên kết này sẽ chia sẽ lợi nhuận giữa nông dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm chú trọng hơn việc tập huấn kỹ thuật cho nông hộ, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tập huấn kỹ thuật, tạo lòng tin cho người nông dân. Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm sản xuất và phối hợp với nhau để nâng cao kỹ thuật sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Từ đó có thể giúp nông hộ có thể tiếp cận với các KHKT mới trong sản xuất, giảm chi phí sản xuất nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn.

Qua khảo sát điều tra từ nhiều năm nay cho thấy hầu hết nông dân rất ít quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt việc sử dụng hóa chất trong sản xuất, cũng như vấn đề bảo quản hành không an toàn ảnh hưởng sức khỏe và môi trường sống.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Từ kết quả điều tra thực tế và kết quả phân tích hiệu quả tài chính của các nông hộ sản xuất hành tím trên địa bàn huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng có thể rút ra một số kết luận sau:

Hành tím là mặt hàng chủ lực của tỉnh Sóc trăng, và Vĩnh Châu là nơi có diện tích và sản lượng hành tím lớn nhất ĐBSCL, hành tím Vĩnh Châu có lợi thế cạnh tranh cao về điều kiện sản xuất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất hành tím tại địa bàn vẫn chưa cao, do khâu sản xuất và tiêu thụ hành tím còn gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ cũng như số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường.

Nông hộ trên địa bàn huyện Vĩnh Châu tham gia trồng hành tím vì lý do chủ yếu là dễ bán sản phẩm, kỹ thuật và trồng đơn giản của những nông hộ cùng vùng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 74)