Thách thức

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 76)

Hành tím Vĩnh Châu vẫn bị cạnh tranh về giá và chất lượng (đặc biệt là Thái Lan) trên thị trường thế giới.

Thị trường hành tím thường xuyên bị dao động nên giá cả đầu ra không ổn định. Công tác dự báo thị trường nông nghiệp trên địa bàn còn non yếu và thương lái

ra sức ép giá để tăng lợi nhuận cho mình nên tình trạng ngày càng tồi tệ hơn, người sản xuất khó nắm bắt được thị trường rất dễ dẫn đến thua lỗ.

Chuyển giao KHKT còn chậm và tương đối khó khăn. Kiến thức của các cán bộ khuyến nông chủ yếu là có trình độ cao đẳng – đại học, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về nghề trồng hành tím. Thêm vào đó là những mâu thuẫn giữa cơ quan chức năng và nông hộ sản xuất hành tím chưa được giải quyết nên thành kiến của nông hộ đối với các ngành chức năng trên địa bàn huyện còn rất cao.

Rào cản thuế quan và phi thuế quan trong hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp ngày càng cao, đó được xem như là một công cụ để các nước trên thế giới hạn chế sự xâm nhập của các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam, trong đó củ hành tím cũng không nằm ngoài những rào cản đó.

Ý thức bảo vệ sức khõe, vấn đề vệ sinh an toàn cá nhân trong quá trình sản xuất và thu hoạch hành tím của các cá nhân vẫn còn rất kém, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất.

Sau khi kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức cho người trồng hành để xây dựng nên ma trận SWOT dùng để đề xuất các giải pháp cho việc tăng lợi nhuận của người trồng hành như trong hình sau:

Bảng 5.1 Ma trận SWOT và các đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả

SWOT

Điểm mạnh (S)

S1: Nguồn giống tại địa phương.

S2: Hành tím của Vĩnh Châu có chất lượng cao (hương vị, màu đẹp, tồn trữ lâu).

S3: Tận dụng nguồn LĐGĐ, giải quyết việc làm.

S4: Là nghề trồng truyền thống

S5:Đất cát giồng ven biển thích hợp trồng hành tím S6 Hành tím Vĩnh Châu đã có thương hiệu và nhãn hiệu. S7: Vĩnh Châu đã có qui trình sản xuất Sản phẩm đạt Global G.A.P. Điểm yếu (W)

W1: Chi phí đầu vào cao (giống, phân bón,…).

W2: Công nghệ sản xuất lạc hậu.

W3: Thiếu kho bảo quản hành.

W4: Thiếu vốn.

W5: Sản xuất không đồng loạt và theo quy mô gia đình.

W6: Công tác khuyến nông chưa được quan tâm

W7: Thị trường tiêu thụ manh mún, nhỏ lẻ

W8: kênh phân phối không mang tính tập trung.

W9: Nhận thức bảo vệ sức khỏe của người sản xuất còn hạn chế.

Cơ hội (O)

O1: Điều kiện giao thông thuận lợi.

O2: Được sự hỗ trợ của nhà nước về kỹ thuật, tài chính và đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn.

O3: Nhu cầu thị trường tiêu thụ xuất khẩu và nội địa cao. O4: Được sự hỗ trợ đầu tư của dự án CIDA.

O5: Mùa vụ thu hoạch hành tím ở Vĩnh Châu lệch với mùa vụ của Indonesia.

* Chiến lược SO:

S1-7O1-2O3O5:

Nâng cao năng suất và chất lượng hành tím, mở rộng thị trường xuất khẩu.

* Chiến lược WO

W2-3W5-7O2-4:

Đầu tư cơ sở hạ tầng và ứng dụng KHKT trong sản xuất. W7-8O8: Tập trung liên kết các thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ.

W1O2-4:

Cắt giảm chi phí sản xuất.

Thách thức (T)

T1: Bị cạnh tranh về giá và chất lượng (Thái Lan) trên thị trường thế giới.

T2: Giá cả đầu ra không ổn định.

T3: Chuyển giao KHKT còn chậm và khó khăn.

* Chiến lược ST:

S1-4T1-3:

Liên kết doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn Global G.A.P.

* Chiến lược WT:

W3W4T2:

Mở rộng chính sách kêu gọi đầu tư, hoặc hợp tác công ty. W5T3:

Mở các lớp tập huấn có chất lượng, vận động người dân tham gia trao đổi kĩ thuật.

T4: Rào cản thuế quan và phí

thuế quan.

T5: Ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất.

W9T5:

Vận động, tuyên truyền và giáo dục để nâng cao nhận thức bảo vệ sức khỏe cho nông dân.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)