Tình hình sản xuất nông nghiệp tại thị xã Vĩnh Châu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 36)

3.1.3.1 Tình hình trồng trọt

Thị xã Vĩnh Châu có tổng diện tích dất nông nghiệp là 39.858,56 ha chiếm 84,20% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 6.634,13 ha chiếm 16,64% diện tích đất tự nhiên.

Bảng 3.1 Diện tích canh tác một số loại cây trồng tại thị xã Vĩnh Châu năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: (ha)

Năm 2010 2011 2012

Lúa 3.015 3.351 3.505

Màu 9.389 10.034 11.622

(Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu, 2013)

Bảng 3.2 Sản lượng một số loại cây trồng tại thị xã Vĩnh Châu năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: (tấn)

Năm 2010 2011 2012

Lúa 13.600 16.755 14.600

Màu 175.829 188.804 218.124

(Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu)

Qua bảng 3.1 và 3.2 ta thấy

Về sản xuất lúa: Năm 2012 diện tích gieo trồng 3.505 ha (tăng 154 ha), sản lượng 14.600 tấn (giảm 2.155 tấn) so với cùng kỳ năm 2011 . Giống chủ lực gồm có

như: ST5, IR 42, OM 4900, OM 6976 và OM 9915. Nhìn chung sản xuất lúa tăng về diện tích, tuy nhiên năng suất và sản lượng giảm so với cùng kỳ, nguyên nhân do sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.

Về sản xuất màu: Tính từ vụ Đông - Xuân 2011 - 2012, toàn thị xã xuống giống được 11.622 ha (tăng1.588 ha), sản lượng 218.124 tấn( tăng 29.320 tấn) so với cùng kỳ năm ngoái. Cây chủ lực vẫn là cây củ hành tím, cây củ cải, ớt và vụ hè thu cây chủ lực là rau đậu thực phẩm. So với năm 2011 diện tích trồng màu tăng nhiều do bà con nông dân bị thất tôm và trượt giá hành vụ hành mùa nên đã tận dụng canh tác trên bờ vuông tôm và bờ kinh thủy lợi, đất rẫy để trồng nhiều loại hoa màu khác nhau nhằm cải thiện cuộc sống.

3.1.3.2 Tình hình sản xuất hành tím

Bảng 3.3 Tình hình sản xuất hành tím giai đoạn 2011- 2013

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha)

2011 5.709 114.180 20,00

2012 6.679 119.487 17,89

2013 5.747 101.757 17,7

(Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu, 2013)

Theo khảo sát diện tích trồng hành tím tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể là diện tích năm 2012 là 6.679 ha, tăng so với năm 2011 là 970 ha (tăng hơn 16,99% so với năm 2011); Lí do là vì mùa vụ hành tím năm 2010 - 2011 trúng giá nên người trồng hành tím thu lại lợi nhuận khá cao dẫn đến nông dân tự phát tăng diện tích trồng hành tím vào mùa vụ năm 2011 - 2012 làm cho diện tích trồng vào năm 2012 cao nhất đạt 6.679 ha, sản lượng hành tím đạt được cũng tăng từ 114.180 tấn lên 119.487 tấn (tăng hơn 4,65% so với năm 2011), tuy nhiên năng suất lại giảm 2,11 tấn/ha so với năm 2011. Do Sản lượng tăng lên đáng kể, thêm vào đó hành tím

lại được thu hoạch vào đúng lúc thu hoạch hành tím của những tỉnh lân cận, lại bị thương lái ép giá nên mùa vụ 2011 - 2012 người dân thu về lợi nhuận không cao, thậm chí lỗ nặng. Năm 2013 diện tích trồng hành tím có xu hướng giảm xuống còn 5.747 ha, cao hơn năm 2011 38 ha (tăng 0.66% so với năm 2011), sản lượng cũng giảm mạnh còn 101.757 tấn, giảm 12.423 tấn (giảm 10,88% so với năm 2011).

3.1.3.3 Tình hình chăn nuôi

Bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, huyện Vĩnh Châu cũng được biết đến với ngành chăn nuôi, nhờ tận dụng các phụ phẩm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp nên ngành chăn nuôi ở địa bàn huyện cũng tương đối phát triển, Tuy nhiên, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện có xu hướng tăng giảm không đều, cụ thể cho từng đối tựợng như sau:

Đối với heo đạt 15.000 con năm 2010 đến năm 2011 giảm còn 9.667 con và đến năm 2012 còn 8.200 con.

Quy mô đàn gia cầm trong địa bàn huyện do dịch cúm gia cầm đã được giải quyết từ giữa năm 2009 nên đàn gia cầm có xu hướng tăng trở lại, trong giai đoạn 2010 – 2011 đàn gia cầm tăng mạnh 118.737 con nhưng đến cùng kì năm 2012 thì lại giảm con 39.679 con.

Bên cạnh đó, quy mô đàn trâu, bò cũng giảm từ 5.000 con (2010) còn 1.790 con (2011) và tăng trở lại ở năm 2012 (2.263 con). Đàn trâu, bò ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng quy mô đàn gia súc, nguyên nhân chủ yếu là nông hộ áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp thay bằng sức trâu nên quy mô đàn giảm đáng kể.

3.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HÀNH TÍM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH CHÂU

3.2.1 Thông tin chung về các hộ điều tra

3.2.1.1 Một số thông tin chung về nông hộ

Bảng 3.4 Thông tin về giới tin và dân tộc của nông hộ

Thông tin Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 52 94,5 Nữ 3 5,5 Dân tộc Kinh 3 5,5 Hoa 40 72,7 Khmer 12 21,8

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013)

Qua bảng 3.4 ta thấy, trong 55 hộ sản xuất hành tím thì có tới 52 hộ là do nam giới quyết định sản xuất chiếm tỷ lệ 94,5% là những người có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, là người điều hành công việc sản xuất chính trong gia đình. Qua đó ta thấy đa phần quyết định sản xuất vẫn thuộc về nam giới, nữ giới chưa tham gia nhiều vào quyết định sản xuất trong 55 hộ thì chỉ có 3 hộ do nữ quyết định sản xuất chiếm tỷ lệ khoảng 5,5%, có thể thấy mức độ bình đẳng trong quyết định sản xuất vẫn còn thấp trên địa bàn huyện Vĩnh Châu.

Có thể thấy những hộ tham gia trồng hành tím đa số là người Hoa và người Khmer. Trong 55 hộ thì có 40 hộ là người Hoa chiếm tỷ trọng 72,7%, 12 hộ là người Khmer chiếm 21,8% và 3 hộ là người Kinh chiếm 5,5%. Hoạt động sản xuất hành tím không những mang lại lợi nhuận mà còn giúp nông dân huyện Vĩnh Châu tận dụng tốt nguồn lao động nhàn rỗi.

3.2.1.2 Diện tích canh tác và nhân lực tham gia sản xuất

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất hành tím nói riêng, có thể nói một trong những yếu tố tham gia vào sản xuất không thể thiếu đó là đất sản xuất và nguồn nhân lực tham gia vào quá trình sản xuất. Để hiểu rõ hơn về các yếu tố này đóng vai trò như thế nào trong hoạt động sản xuất hành tím, thì ta xem xét bảng bên dưới:

Bảng 3.5 Diện tích canh tác và nhân lực tham gia trồng hành

Chỉ tiêu Đơn vị Lớn nhất Nhỏ nhất Trung

bình

Số nhân khẩu Người/hộ 10 3 5,07

Số người trồng hành - Nam - Nữ Người/hộ 10 1 2,95 Người/hộ 5 1 1,80 Người/hộ 6 0 1,15 Tổng diện tích sản xuất 1000m2 22,1 1,3 4,72 Diện tích trồng hành 1000m2 13 1,3 3,19 Số vụ Vụ 1 1 1

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013)

Diện tích đất nông nghiệp của nông hộ trên địa bàn huyện nhìn chung cũng tương đối, với diện tích trung bình vào khoảng 4,72 công/hộ (công tương đương 1.000 m2). Mặc dù đất sản xuất nông nghiệp không lớn lắm nhưng khoảng chênh lệnh giữa chúng còn tương đối lớn, cụ thể diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất đạt 22,1 công/hộ và nhỏ nhất là 1,3 công/hộ. Trong đó diện tích sản xuất hành tím lớn nhất cũng thể đạt 13 công/hộ; nhỏ nhất cũng là 1,3 công/hộ và trung bình

diện tích trồng hành tím khoảng 3,19 công/hộ. Đa phần diện tích đất sản xuất hành tím của nông hộ là đất chủ sở hữu.

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng không kém các yếu tố như giống và vốn, nếu thiếu yếu tố này thì không một tổ chức hay hộ gia đình nào có thể sản xuất được, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động trồng hành tím trên địa bàn huyện nói riêng. Qua bảng 3.5 ta thấy tổng số nhân khẩu trung bình trên địa bàn huyện Vĩnh Châu khoảng 5,07 người/hộ, lớn nhất đạt 10 người/hộ và nhỏ nhất là 3 người/hộ. Phần lớn các hộ trồng hành tím đều tận dụng nguồn lao động gia đình để sản xuất, trong 55 hộ thì số nhân khẩu tham gia sản xuất hành tím đạt lớn nhất là 10 người/hộ, nhỏ nhất là 1 người/hộ và trung bình số người tham gia lao động sản xuất hành tím là 2,95 người/hộ.

Theo đặc tính sinh trưởng của hành tím nên nông dân chỉ trồng hành tím mỗi năm một vụ vào mùa nắng để tránh mưa. Hành tím rất sợ ngập úng, vì vậy từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm là thời điểm sản xuất hành tím thương phẩm trong năm và thu hoạch hành tím từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau.

3.2.1.3 Tuổi của chủ hộ sản xuất

Bảng 3.6 Độ tuổi của chủ hộ trồng hành tím Độ tuổi Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Dưới 20 tuổi - - Từ 20 đến 30 1 1,82 Từ 31 đến 40 11 20,00 Rừ 41 đến 50 20 36,36 Trên 50 tuổi 23 41,82 Tổng 55 100,00

Tuổi cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lực lao động. Sỡ dĩ các đáp viên có tuổi khá cao là vì các hoạt động trồng hành tím không quá nặng nhọc và phức tạp. Qua bảng 3.6 ta thấy độ tuổi của chủ hộ ở khoảng trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất, trong 55 hộ khảo sát thì có 23 chủ hộ chiếm tỷ lệ khoảng 41,82%, đây là độ tuổi mà nông hộ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, nhưng ở độ tuổi này nông hộ khó có thể dể dàng tiếp thu và ứng dụng những khoa học kỹ thuật một cách tốt nhất vì kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm sẽ dẫn đến việc bảo thủ. Kế đến là nhóm chủ hộ có độ tuổi 41 – 50 có 20 hộ chiếm tỷ lệ 36,36% và từ 31 đến 40 tuổi có 11 hộ chiếm tỷ lệ 20% trên 55 hộ khảo sát, ở hai nhóm tuổi này nông hộ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trồng hành tím, nhưng ở 2 nhóm tuổi này việc học tập các khoa học kỹ thuật mới còn rất hạn chế và việc sản xuất còn quá bảo thủ nên việc ứng dụng cũng như học tập KHKT mới là rất khó khăn.

3.2.1.4 Trình độ văn hóa

Bảng 3.7 Trình độ văn hóa của chủ hộ trồng hành tím

Trình độ văn hóa Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Cấp 1 trở xuống 32 58,18 Cấp 2 15 27,27 Cấp 3 8 14,55 Trên cấp 3 - - Tổng 55 100,00

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013)

Nhìn chung trình độ học vấn của các hộ trồng hành tím chưa cao, Qua khảo sát trên 55 hộ chủ yếu là bậc tiểu học chiếm 58,18%. Trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 27,27%, và cấp 3 chiếm tỷ lệ thấp nhất 14,55%. Điều này giải thích vì sao khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật sản xuất hành tím chưa cao của các chủ hộ,

đây là thực trạng chung của ngành sản xuất nông nghiệp. Trình độ thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông dân do những suy nghĩ và nhận thức cũng như khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật hạn chế, mà sản xuất ngày nay đòi hỏi người nông dân phải nhạy bén nắm bắt thông tin và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của người tiêu dùng.

3.2.1.5 Vốn trong quá trình sản xuất

Bảng 3.8 Vay vốn trồng hành tím Nội dung Số hộ Tỷ trọng (%) Số vay thấp nhất (triệu đồng) Số vay cao nhất (triệu đồng) Số vay trung bình ( triệu đồng) Hộ có vay vốn 19 34,55 1 100 25,50 Hộ không vay vốn 36 65,45 - - - Tổng 55 100,00 - - -

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013)

Đa số nông dân trồng hành tím không có vay vốn (chiếm 65,45%) vì chi phí trồng hành bỏ ra không quá cao, họ thường dùng lợi nhuận thu được từ vụ trước để canh tác cho vụ sau. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận nông dân đi vay vốn chiếm 34,55% trong tổng số 55 hộ điều tra. Nông dân vay vốn với nhiều mức vay khác nhau trong đó, số tiền mà người vay thấp nhất là 1 triệu đồng, cao nhất là 100 triệu đồng và bình quân là 25,50 triệu đồng. Và mục đích vay vốn của họ cũng khác nhau.

Bảng 3.9 Nguồn vốn của chủ hộ

Nguồn vốn Mẫu Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Gia đình 55 36 65,45

Vay người thân, bạn bè 55 13 23,64

Vay từ Ngân hàng thương mại 55 1 1,82

Vay từ Ngân hàng chính sách 55 5 9,09

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013)

Kết quả bảng 3.9, cho biết trong thời gian qua đa số các hộ trồng hành tím sử dụng nguồn vốn tự có từ gia đình, một số nông hộ không có đủ vốn để sản xuất phải đi vay từ các cá nhân, tổ chức. Trong đó nguồn vay từ người thân, bạn bè chiếm 23,64%, vay từ Ngân hàng chính sách chiếm 9,09%, Ngân hàng thương mại chiếm 1,82% trong tổng số các hộ vay, Lí do nông hộ không chọn vay từ các ngân hàng là vì thủ tục còn quá rườm rà, phức tạp, phải mất thời gian rất lâu mới có thể vay được vốn làm chậm quá trình sản xuất.

Bảng 3.10 Mục đích vay vốn của hộ trồng hành tím

Nội dung Số hộ Tỷ trọng (%)

Mua đầu vào 14 73,68

Mua phương tiện chuyên chở 0 0

Mua công nghệ 0 0

Mục đích khác 5 26,32

Tổng 19 100,00

Theo bảng 3.10 dưới đây ta thấy phần lớn các hộ trồng hành tím sử dụng số tiền vay được để mua đầu vào phục vụ sản xuất với 73,68% trong tổng số hộ vay, còn lại là nhằm vào mục đích khác với 26,32%. Điều đó cho thấy các hộ trồng hành còn thiếu vốn để đầu tư mua nguyên liệu đầu vào.

3.2.1.6 Kinh nghiệm sản xuất

Trong sản xuất kinh nghiệm cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công, người sản xuất có kinh nghiệm tốt sẽ ứng phó tốt hơn với các tình huống rủi ro mà không bị lúng túng giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua kết quả điều tra 55 hộ trồng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu, cho thấy số năm trồng hành tím trung bình là 19,87 năm và cao nhất là 50 năm. Trong đó có 11 hộ có kinh nghiệm dưới 10 năm (chiếm 20,00%), có 24 hộ có kinh nghiệm từ 10 đến 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số hộ điều tra với 43,64% và có 20 hộ có kinh nghiệm trên 20 năm với tỷ lệ 36,36%, đây là nhóm hộ có kinh nghiệm trồng hành tím lâu năm nhất ở địa phương. Điều đó cho thấy nông dân Vĩnh Châu rất có kinh nghiệm trong trồng hành tím, đây là một lợi thế lớn của nông dân nơi đây.

Bảng 3.11 Kinh nghiệm sản xuất hành tím của nông hộ

Số năm kinh nghiệm Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)

Dưới 10 năm 11 20,00

Từ 10 – 20 năm 24 43,64

Trên 20 năm 20 36,36

Tổng 55 100,00

3.2.2 Lý do nông hộ chọn sản xuất hành tím Bảng 3.12 Lý do nông hộ chọn trồng hành tím Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Hạng

Nhiều lợi nhuận 18 32,73 5

Kỹ thật đơn giản 33 60,00 2

Dễ bán sản phẩm 32 58,18 3

Vốn đầu tư ít 6 10,91 6

Trồng theo phong trào 20 36,36 4

Có kinh nghiệm sẵn 36 65,45 1

Được Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật - - -

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013)

Nông hộ chọn sản xuất hành tím vì nhiều lý do khác nhau. Lý do quan trọng nhất là vì đó là do kinh nghiệm của gia đình truyền lại, từ lâu đó cũng được xem như là nghề truyền thống, chiếm tỉ lệ cao nhất 65,45% (xếp hạng 1), tiếp đến là 2 lý do kỹ thuật trồng đơn giản 60,00% (xếp hạng 2), dễ bán sản phẩm 58,18% (xếp hạng 3). Do trồng theo phong trào 36,36% (xếp hạng4), nhiều lợi nhuận 32,73% (xếp hạng 5), và cuối cùng chỉ có 10,91% là chọn vốn đầu tư ít. Giải thích cho những lý do này nông hộ cho rằng sản phẩm hành rất dễ chế biến và hấp dẫn người tiêu dùng nên rất dễ bán sản phẩm nhưng có thể không mang lại nhiều lợi nhuận cho nông hộ.

3.2.3 Công tác giống

Bảng 3.13 Nơi mua giống

Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Giống nhà 38 69,09

Cơ sở giống uy tín 13 23,64

Vừa giống nhà vừa mua nơi khác 4 7,27

Trung tâm khuyến nông 0 0

Tổng 55 100,00

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013)

Trong 55 hộ khảo sát thì có đến 38 hộ sử dụng giống nhà tự sản xuất chiếm đến 69,09%, 13 hộ chọn mua giống từ các cơ sở giống uy tín trong và ngoài nước chiếm 23,64%. Có 7,27% nông hộ vừa sử dụng giống nhà vừa mua giống nơi khác

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)