Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 54)

Trong mô hình phân tích chi phí của hoạt động sản xuất hành tím, ta chủ yếu quan tâm đến các khoản mục chi phí sau: chi phí hành giống, chi phí lao động gia đình và chi phí lao động thuê, chi phí thuốc BVTV, chi phí phân bón và một số loại chi phí khác. Để biết cụ thể từng khoản mục chi phí trên, chúng ta đi vào phân tích cụ thể từng khoản mục chi phí tham gia vào hoạt động sản xuất hành tím.

Bảng 4.1 Tổng hợp chi phí trên mỗi công sản suất

Đơn vị tính: Ngàn đồng/1000m2 Chi phí Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Chi phí giống 2.400 7.150. 4.615 Chi phí lao động - Lao động gia đình - Lao động thuê 0 0 1.061 2.800 318 1.271 Chi phí thuốc BVTV 0 657 168 Chi phí phân bón 395 2.220 1.105 Chi phí khác 286 3.897 1.626 Tổng Chi phí * 3.997 13.500 8.706

Tổng chi phí ** 4.321 13.900 9.103

(Nguồn:Kết quả khảo sát, 2013)

Ghi chú: (*): giá LĐGĐ bằng 0.

(**): giá LĐGĐ bằng giá LĐ thuê trên thị trường

Qua kết quả khảo sát và phân tích ở bảng 4.1 ta thấy có sự chênh lệch về các khoản chi phí như lao động, giống, phân bón, thuốc BVTV. Trong sản xuất hành tím tại thị xã Vĩnh Châu các khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất là chi phí giống, chi phí phân bón, lao động thuê và chi phí khác (tưới tiêu, rơm, dịch vụ). Các khoản mục chi phí chiếm tỷ trong thấp là lao động gia đình và chi phí thuốc BVTV. Sau đây là hình 4.1, cơ cấu chi phí trong sản xuất hành tím của nông hộ. 50.70% 3.49% 13.96% 1.85% 12.14% 17.86%

Chi phí giống Chi phí LĐGĐ Chi phí LĐT

Chi phí thuốc BVTV Chi phí phân bón Chi phí khác

Hình 4.1 cho thấy chi phí giống chiếm tỷ trọng lớn nhất 50,70% trên tổng chi phí, kế đến là các loại chi phí khác bao gồm( chi phí tưới tiêu, rơm, dịch vụ) chiếm 17,86%, chi phí lao động thuê chiếm 13,96% và chi phí phân bón chiếm 12,14%. Trong khi đó, chi phí LĐGĐ và chi phí thuốc BVTV chiếm tỷ trọng rất nhỏ lần lượt là 3,49% và 1,89%.

4.1.1.1 Chi phí giống

Giống là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định đến năng suất của hành tím, nông hộ thường chọn mua hành giống cho năng suất cao, lợi nhuận cao, hay là những giống quen thuộc mà họ đã sử dụng nhiều năm,… lượng giống dùng để gieo trồng nhiều hay ít tùy thuộc vào trọng lượng củ to hay nhỏ, giống xuống trên một công dao động từ 70 đến 130 kg/công. Thường thì giá hành giống mua vào khá cao nên nông hộ tận dụng giống nhà tự sản xuất, một số hộ mua giống tại các cơ sở giống uy tín trong vùng hoặc của hàng xóm, tùy thuộc vào chất lượng của từng loại giống và thời điểm giống khan hiếm mà chi phí nông hộ bỏ ra khác nhau. Đa phần nông hộ chọn phương thức thanh toán bằng tiền mặt, chi phí giống trung bình là 4.615.182 đồng/công, chi phí giống cao nhất là 7.150.000 đồng/công và chi phí giống tối thiểu là 2.400.000 đồng/công.

4.1.1.2 Chi phí lao động

Chi phí lao động ở đây bao gồm chi phí LĐGĐ và chi phí lao động thuê với đơn vị tính là ngày công lao động. Trong hoạt động sản xuất hành tím thì lao động cần sử dụng trong các khâu như: làm dòng, xuống giống, tưới tiêu, thu hoạch, vận chuyển….. Chi phí lao động gia đình và chi phí lao động thuê tỷ lệ nghịch với nhau và phụ thuộc vào số lượng lao động gia đình có ở mỗi hộ. Hộ có nhiều lao động gia đình và chỉ tập trung vào sản xuất thì chi phí lao động thuê thấp và chi phí lao động gia đình cao. Ngược lại, hộ không có nhiều lao động gia đình sản xuất sẽ sử dụng chủ yếu lao động thuê cao và chi phí lao động gia đình thấp.

Chi phí lao động thuê trung bình là 1.271 ngàn đồng/1.000m2 và chi phí lao động gia đình trung bình là 878 ngàn đồng/1.000 m2. Tùy theo từng khâu trong sản xuất mà số lượng lao động, thời gian lao đông, giá thuê lao động khác nhau nên chi phí cũng khác nhau.

Bảng 4.2 Các khoản mục chi phí lao đông trung bình trong sản xuất hành tím của nông hộ

Khoản mục Giá trị ( ngàn đồng/1000m2) Tỷ trọng (%)

Chi phí làm đất 494 27,13

Chi phí gieo trồng 533 29,27

Chi phí thu hoạch 563 30,92

Chi phí lao động khác 231 12,68

Tổng 1.821 100,00

( Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013)

Theo số liệu bảng 4.2, ta thấy chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí lao động là chi phí thu hoạch (563 ngàn đồng/1.000 m2) chiếm tỷ trọng 30,92% tổng chi phí lao động. Nguyên nhân do hoạt động thu hoạch hành tím chỉ diễn ra trong khoãng thời gian ngắn để đảm bảo chất lượng củ tốt nên cần nhiều người nhổ hành và phơi sấy, công việc vất vả nên cần nhiều lao động. Khoản mục chi phí lao động cao thứ hai là chi phí gieo trồng (533 ngàn đồng/1.000 m2), chi phí này chiếm 29,27% tổng chi phí lao động, giá thuê lao động gieo trồng không chênh lệch nhiều so với giá thuê lao động thu hoạch, thường thì dao động trong khoãng từ 70 – 120 ngàn đồng/người/công, nhưng lại cần nhiều lao động nên chi phí cũng khá cao. Chi phí làm đất (494 ngàn đồng/công) chiếm 27,13% tổng chi phí, đây là khoản mục có giá thuê lao động cao nhất, mặc dù cần ít lao động hơn nhưng việc chuẩn bị đất, làm dòng khá vất vả nên giá thuê lao động cũng cao hơn những công đoạn khác, dao động từ 80 – 175 ngàn đồng/người/công. Ngoài ra chi phí khác bao gồm chi phí bón phân, xịt thuốc, thuê người gánh hành (231 ngàn đồng/công) cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao 12,68%.

4.1.1.3 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Qua khảo sát ta thấy chí phí trung bình thuốc BVTV cho hành tím là 168 ngàn đồng/công, tùy thuộc vào mức độ sử dụng của nông hộ mà chi phí thuốc cũng khác nhau, nông hộ sử dụng cao nhất là 657 ngàn đồng/công, tuy nhiên cũng có một số nông hộ vì những lý do khác nhau nên họ không sử dụng khoản chi phí này. Theo

các nông hộ cho biết nếu sử dụng thuốc BVTV càng nhiều thì năng suất đôi khi sẽ giảm vì kỹ thuật trồng hành tím tuy đơn giản nhưng rất cần đúng liều lượng, và nếu nông hộ sử dụng càng nhiều chi phí cho khoản mục này thì lợi nhuận sẽ giảm và ảnh hưởng đến chất lượng của hành.

4.1.1.4 Chi phí phân bón

Phân bón là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình trồng và chăm sóc cây. Việc sử dụng phân bón một cách hợp lý không những làm giảm đáng kể chi phí sản xuất mà còn làm tăng năng suất, mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn. Tuy nhiên đa phần người nông dân sử dụng phân để bón đều dựa trên kinh nghiệm cá nhân, nhiều hộ nông dân cho rằng bón phân càng nhiều thì sẽ làm cho hành mau phát triển và đạt hiệu quả cao. Chính việc sử dụng phân bón dựa trên kinh nghiệm bón phân không đúng không những làm lãng phí phân bón mà còn làm cho chi phí tăng lên cao.

Qua khảo sát Bảng 4.1 ta thấy chi phí phân bón chiếm tỷ trọng khá cao trên tổng chi phí là vì phân bón được bón định kỳ ở mỗi vụ, đa số hộ thường bón 3-4 lần trong năm. Các loại phân thường được sử dụng ở các hộ là: NPK 16-16-8, urê, DAP,… Chi phí phân bón trung bình là 1.105 ngàn đồng/công, trong đó thấp nhất là 395 ngàn đồng/công và cao nhất là 2.220 ngàn đồng/công. Ở đây có sự chênh lệch giữa chi phí cao nhất và thấp nhất là do tùy thuộc vào liều lượng bón, giai đoạn của hành và mật độ trồng ở mỗi hộ khác nhau.

Chi phí phân NPK trung bình là 490 ngàn đồng/1.000 m2, chiếm tỷ trọng cao nhất. Do phân NPK là loại phân hỗn hợp được các công ty phân bón pha trộn với hàm lượng dưỡng chất N, P2O5, và K2O nên các nông hộ đa phần sử dụng phân NPK với liều lượng nhiều (tổng lượng phân NPK trung bình là 43kg/1.000 m2) nên chi phí phân này chiếm tỷ trọng cao nhất. Bên cạnh đó chi phí phân DAP (267 ngàn đồng/1.000 m2) và chi phí Ure (200 ngàn đồng/1.000 m2) cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Đặc biệt, chi phí phân khác như phân lân, kali chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng chi phí phân bón. Từ số lượng phân Ure, DAP và NPK được nông hộ sử dụng, ta có thành phần dưỡng chất N, P2O5, và K2O chủ yếu. Sau đây là bảng 4.14 mô tả lượng dưỡng chất N, P2O5 và K2O được nông hộ sử dụng:

Bảng 4.3 Lượng dưỡng chất N, P2O5 và K2O5 được nông hộ sử dụng trong mẫu điều tra

Đơn vị tính: Kg/1000m2

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Số lượng N 2.40 46,50 19,11

Số lượng P2O5 2.40 47,74 18,29

Số lượng K2O5 1.36 25,84 9,31

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2013)

Nhìn vào bảng 4.3 cho thấy lượng dưỡng chất N và P2O5 được sử dụng tương đối tương đồng với nhau, lượng N thấp nhất (2,40kg/1.000 m2) và nhiều nhất (46,50 kg/1.000 m2) và trung bình (19,11 kg). Tiếp theo là lượng P2O5 nhiều nhất (47,74 kg/1.000 m2), thấp nhất (2,40 kg/1.000 m2) và trung bình là 18,29 kg/1.000 m2. Đáng chú ý là lượng dưỡng chất K2O lượng quyết định đến màu sắc của củ hành khi thu hoạch nhưng được nông hộ sử dụng ít, trung bình là 9,31 kg/1.000 m2. Nguyên nhân của sự khác nhau về lượng dưỡng chất N, P2O5, và K2O là do nông hộ bón phân theo kinh nghiêm nhiều năm và thói quen.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)