1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long

88 914 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Để góp phần khắc phục những khó khăn trên thì đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã Thuận An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÝ TRIỆU HOA MSSV: 4105122

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG RAU DIẾP CÁ TẠI

XÃ THUẬN AN, THỊ XÃ BÌNH MINH,

08-2013

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Sau 3 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ Hôm nay, với những kiến thức đã học được ở trường và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Nhân quyển luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn đến:

Quý Thầy (Cô) Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các Thầy (Cô) Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 3 năm học tập tại trường Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến cô Nguyễn Thúy Hằng Cô đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành tốt luận văn này

Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, các anh chị Phòng kinh tế thị xã Bình Minh đã tạo mọi điều kiện cho em thực hiện đề tài luận văn của mình

Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý cơ quan cùng quý Thầy (Cô) để luận văn này hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế hơn

Cuối lời, em kính chúc quý Thầy (Cô) khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh cùng quý cô chú, anh/chị tại phòng kinh tế thị xã Bình Minh được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc

Trân trọng kính chào!

TP.Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2013

Sinh viên thực hiện

LÝ TRIỆU HOA

Trang 4

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài luận văn này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và các kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào

TP.Cần Thơ, ngày……tháng…….năm 2013

Sinh viên thực hiện

LÝ TRIỆU HOA

Trang 5

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Họ và tên người nhận xét:………Học vị:………

Chuyên ngành:………

Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn Cơ quan công tác:………

Tên sinh viên:………MSSV:………

Lớp:………

Tên đề tài:………

Cơ sở đào tạo:………

NỘI DUNG NHẬN XÉT 1.Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ……… ………

………

2.Hình thức trình bày: ………

………

3.Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ………

….………

4.Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ………

… ………

5.Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) ………

… ………

6.Các nhận xét khác: ………

… ………

7.Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ………

………

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013

NGƯỜI NHẬN XÉT

Trang 6

iv

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Họ và tên người nhận xét:………Học vị:………

Chuyên ngành:………

Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện Cơ quan công tác:………

Tên sinh viên:………MSSV:………

Lớp:………

Tên đề tài:………

Cơ sở đào tạo:………

NỘI DUNG NHẬN XÉT 1.Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ……… ………

………

2.Hình thức trình bày: ………

………

3.Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ………

….………

4.Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ………

… ………

5.Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) ………

… ………

6.Các nhận xét khác: ………

… ………

7.Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ………

………

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013

NGƯỜI NHẬN XÉT

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.1.1Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT VÀ KIỂM ĐỊNH 3

1.3.1Các giả thuyết cần kiểm định 3

1.32 Các câu hỏi cần nghiên cứu 3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Không gian nghiên cứu 3

1.4.2 Thời gian nghiên cứu 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6

2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài 6

2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế 12

2.1.3 Các chỉ số tài chính 13

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 15

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 15

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 16

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 20

3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH LONG 20

3.1.1 Vị trí địa lý 20

Trang 8

vi

3.1.2 Địa hình 20

3.1.3 Đất đai thổ nhưỡng 20

3.1.4 Nguồn nước 21

3.1.5 Khí hậu 21

3.2 KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG 22

3.2.1 Đặc điểm tự nhiên 22

3.2.2 Kinh tế-xã hội 23

3.2.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp thị xã Bình Minh 25

3.3 KHÁI QUÁT VỀ XÃ THUẬN AN, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG 29

3.3.1 Giới thiệu về xã Thuận An 29

3.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG 30

3.4.1 Giới thiệu về cây rau diếp cá 30

3.4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng rau diếp cá xã Thuận An qua các năm 31

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU DIẾP CÁ CỦA NÔNG HỘ 32

4.1.1 Mô tả các nguồn lực của nông hộ sản xuất rau diếp cá 32

4.1.2 Lý do trồng rau diếp cá 35

4.1.3 Kỹ thuật sản xuất 36

4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng rau diếp cá 39

4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH41 4.2.1 Phân tích các khoản mục chi phí – lợi nhuận 41

4.2.2 Phân tích các chỉ số tài chính của nông hộ trồng rau diếp cá xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 51

4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT RAU DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG 53

4.3.1 Cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất rau diếp cá của nông hộ xã Thuận An 53

Trang 9

4.3.2 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất rau diếp cá của

nông hộ xã Thuận An 53

4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN RAU DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG 56

4.4.1 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của rau diếp cá 56

4.4.2 Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 56

4.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 58

4.6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH 60

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

5.1 KẾT LUẬN 62

5.2 KIẾN NGHỊ 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC 1 65

PHỤ LỤC 2 71

Trang 10

viii

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu số liệu điều tra tại xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh

Vĩnh Long 15

Bảng 3.1 : Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 – 2012 22

Bảng 3.2: Tình hình dân số thị xã Bình Minh năm 2012 24

Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 26

Bảng 3.4 : Diện tích và sản lượng cây màu của thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 27

Bảng 3.5: Số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm của thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 28

Bảng 3.6: Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 29

Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lượng rau diếp cá qua các năm tại xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 31

Bảng 4.1 Số nhân khẩu và lao động nông hộ 32

Bảng 4.2 Độ tuổi của chủ hộ 33

Bảng 4.3 Trình độ học vấn của nông hộ 33

Bảng 4.4 Kinh nghiệm của chủ hộ 34

Bảng 4.5: Nguồn lực đất đai của chủ hộ 35

Bảng 4.6: Lý do trồng rau diếp cá của nông hộ 35

Bảng 4.7: Nguồn gốc của rau giống 36

Bảng 4.8: Lý do sử dụng giống của nông hộ 37

Bảng 4.9: Nguồn kiến thức khoa học kỹ thuật 38

Bảng 4.10:Thuận lợi cho việc sản xuất rau diếp cá 39

Bảng 4.11:Khó khăn cho việc sản xuất rau diếp cá 40

Bảng 4.12:Thuận lợi và khó khăn của đầu ra trong sản xuất rau diếp cá 40

Bảng 4.13:Chi phí cơ bản trên 1000m2 cho việc trồng rau diếp cá 42 Bảng 4.14: Cơ cấu các khoản mục chi phí sản xuất rau diếp cá trong một đợt45

Trang 11

Bảng 4.15: Tổng chi phí sản xuất rau diếp cá cho một đợt năm 2013 48 Bảng 4.16: Doanh thu của nông hộ sản xuất rau diếp cá 49 Bảng 4.17: Bảng tổng hợp các chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập trong sản xuất rau diếp cá một đợt trên công (1000m2) 50 Bảng 4.18: Các tỷ số tài chính của nông hộ sản xuất rau diếp cá 51 Bảng 4.19: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất rau diếp cá 54 Bảng 4.20: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của rau diếp cá 57

Trang 12

x

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 4.1: Mật độ trồng rau diếp cá của nông hộ 37

Hình 4.2: Cơ cấu chi phí cơ bản trồng rau diếp cá của nông hộ 44

Hình 4.3: Cơ cấu chi phí sản xuất rau diếp cá năm 2013 48

Hình 4.4: Cơ cấu tổng chi phí sản xuất rau diếp cá năm 2013 49

Trang 14

1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng đất màu mỡ, mưa nắng thuận hòa, thích hợp không chỉ với cây lúa mà còn nhiều loại cây ăn quả và đặc biệt là nơi trồng rau màu lớn nhất nhì cả nước Đặc biệt, khi nói đến rau màu không thể không nhắc đến tỉnh Vĩnh Long Tỉnh Vĩnh Long được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp; vì thế nhiều

mô hình sản xuất đã được người dân nơi đây áp dụng có hiệu quả như: chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình an toàn sinh học, mô hình nuôi cá tra ven sông lớn, luân canh khoai lang, rau màu trên đất ruộng,…các mô hình này đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bên cạnh đó, với đặc trưng của từng vùng trong tỉnh thì có nhiều loại rau màu đặc sản nổi tiếng như Khoai lang, dưa hấu (Bình Tân); củ sắn (Trà Ôn), xà lách xoong (Bình Minh),

xã Thuận An (Bình Minh) còn có loại rau đặc biệt là cây rau diếp cá Xã Thuận An là vùng chuyên canh rau màu lớn của thị xã Bình Minh Người dân nơi đây có truyền thống sản xuất các loại rau màu phát triển trên đất ẩm ướt, đòi hỏi ẩm độ cao như rau diếp cá, cần ống, rau xà lách xoong Tuy rau diếp cá không phải là loại rau chủ lực của địa bàn nhưng rau diếp cá cũng mang lại thu nhập ổn định cho nông dân xã Thuận An - thị xã Bình Minh; Đồng thời, Thuận An là địa phương trọng điểm cung cấp rau diếp cá không chỉ cho khu

vực Đồng Bằng Sông Cửu Long mà cho cả thành phố Hồ Chí Minh

Rau diếp cá còn được gọi là rau giấp cá, loại rau thường xuất hiện trong các bữa ăn, với vị chua, thơm ngon, tính mát, rau diếp cá còn có công dụng chữa bệnh, với đặc tính có vị chua nên rau diếp cá ít sâu bệnh Tuy nhiên, hiện nay nông dân nơi đây cũng chịu nhiều rủi ro do giá cả biến động, không ổn định, bên cạnh đó nông dân chỉ canh tác theo kinh nghiệm có được mà chưa

áp dụng nhiều yếu tố kỹ thuật mới vào sản xuất, cộng thêm kênh phân phối chưa hiệu quả, còn mang tính tự phát nên hiệu quả mang lại chưa cao

Từ những khó khăn trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập từ rau diếp cá của nông dân trong những năm gần đây, vì thế nông dân có ý định thu hẹp quy mô sản xuất Để góp phần khắc phục những khó khăn trên thì đề

tài “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã

Thuận An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm tìm ra

các nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp để khắc phục, tìm ra hướng đi mới cho rau diếp cá xã Thuận An, cải thiện đời sống, thu nhập cho nông dân nơi đây

Trang 15

1.1.1 Căn cứ khoa học và thực tiễn

 Căn cứ khoa học

Đề tài được thực hiện trên cơ sở các kiến thức đã được học trên giảng đường đại học Đặc biệt là vận dụng các kiến thức đã học trong các môn học: Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế lượng, Nguyên lý thống kê kinh tế, Kinh tế sản xuất, để phân tích thực trạng và tình hình sản xuất, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, năng suất cây rau diếp cá, từ đó đưa ra các giải pháp để đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình trồng rau diếp cá ở xã Thuận

An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long Nhờ đó, đề tài sẽ giúp nông dân xã Thuận An tìm ra được hướng đi tốt hơn và thật sự có hiệu quả cho cây rau diếp cá trong thời gian sắp tới

Căn cứ thực tiễn

Ngoài những kiến thức và các thông tin từ các báo, tạp chí, trang web, bên cạnh đó còn tiếp thu tham khảo ý kiến của các anh chị nhân viên Phòng kinh tế - thị xã Bình Minh – tỉnh Vĩnh Long

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình

trồng rau diếp cá tại xã Thuận An – thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long” nhằm

đánh giá tình hình sản xuất rau diếp cá của xã Thuận An có những thuận lợi hay khó khăn gì và từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình

Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình sản xuất rau diếp

cá tại xã Thuận An – thị xã Bình Minh – tỉnh Vĩnh Long

Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của rau diếp cá đối với nông dân tại xã Thuận An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long

Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã Thuận An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long

Trang 16

3

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT VÀ KIỂM ĐỊNH

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định

Các nhân tố chi phí giống, chi phí lao động thuê mướn, chi phí lao động gia đình, chi phí phân bón, chi phí thuốc trừ sâu, chi phí chăm sóc, năng suất, giá bán, yếu tố diện tích canh tác ảnh hưởng đến lợi nhuận của rau diếp cá xã Thuận An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long

1.3.2 Các câu hỏi cần nghiên cứu

 Trong quá trình trồng rau diếp cá của nông hộ xã Thuận An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long đã sử dụng các yếu tố đầu vào nào? Sử dụng như thế nào?

 Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất của rau diếp cá xã Thuận

1.4.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Thuận An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long

1.4.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm

2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Nguồn số liệu sơ cấp năm 2013

Đề tài được thực hiện từ 12/08/2013 đến 18/11/2013

1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nông hộ trồng rau diếp cá tại xã Thuận An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long

1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

Phạm Thùy Trang (2011), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mô hình trồng hành lá ở huyện Bình Tân - tỉnh Vĩnh Long”, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ: Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh

Nội dung nghiên cứu đề tài: Để giải quyết mục tiêu chung là “Phân tích các

nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mô hình trồng hành lá ở huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long” Tác giả tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể như

sau: Tìm hiểu khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ hành lá ở huyện Bình

Trang 17

Tân qua các năm 2008, 2009 và 2010; Mô tả các đặc tính của nông hộ sản xuất như: độ tuổi, số nhân khẩu, lao động, số năm trồng hành lá, diện tích trồng; Đánh giá hiệu quả sản xuất hành lá ở huyện Bình Tân bằng cách phân tích khoản mục chi phí, thu nhập; Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến năng suất hành lá Đồng thời giải thích sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến năng suất và hiệu quả sản xuất; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hành lá ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long Tác giả

đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích, tổng hợp, so sánh số tương đối và tuyệt đối về tình hình sản xuất và tiêu thụ hành lá qua các năm và

mô tả các đặc tính của nông hộ sản xuất hành lá huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long rồi từ đó đưa ra nhận xét Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình và sau cùng tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tương quan và dùng phần mềm SPSS 16.0 xử lý số liệu để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất của nông hộ Từ các phân tích đó, cuối cùng tác giả đưa ra các giải pháp để phát huy và khắc phục các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông hộ trồng hành lá huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

Trần Thị Kiều Oanh (2012), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất xà lách xoong tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ: Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh Nội dung đề tài nghiên cứu: trước tiên tác giả phân tích tình hình sản xuất nông nghiệp tại thị xã Bình Minh giai đoạn 2010-2012 bằng phương pháp thống kê mô tả nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kinh tế thị xã Bình Minh Tiếp theo tác giả dùng phương pháp so sánh và tính toán các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả trong việc sản xuất xà lách xoong của nông hộ thị

xã Bình Minh Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí thuốc nông dược, chi phí phân bón và chi phí lao động gia đình là chiếm tỷ trọng cao Qua các chỉ số tài chính như tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu trong vụ thuận là 0.48 và vụ nghịch là 0.58, cho thấy việc sản xuất xà lách xoong mang lại hiệu quả tài chính cho nông hộ Để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất xà lách xoong trong quá trình sản xuất, tác giả đã sử dụng phần mềm STATA ước lượng mô hình Cobb-Daulags biên ngẫu nhiên cho mô hình, kết quả lượng N, chi phí thuốc nông dược và loại giống có ảnh hưởng đến năng suất Thông qua kết quả cũng cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật của từng hộ Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của vụ thuận là 82.31% và vụ nghịch là 80.97% Năng suất trung bình mất đi

do kém hiệu quả kỹ thuật của nông hộ ở vụ thuận là 230,43 kg/1000m2 và vụ nghịch là 193,35 kg /1000m2 Từ các kết quả đã phân tích tác giả đưa ra giải

Trang 18

5

pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kỹ thuật cho nông hộ trồng xà lách xoong thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long

Lê Thị Diễm Hằng (2012), “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình

trồng đậu nành trên đất ruộng ở xã Tân Hạnh-huyện Long Hồ-tỉnh Vĩnh Long”, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ: Khoa kinh tế và Quản

trị kinh doanh Để giải quyết mục tiêu chung là “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng đậu nành trên đất ruộng ở xã Tân Hạnh - huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long” Tác giả đã đưa ra các mục tiêu cụ thể như: Phân tích tình hình sản xuất đậu nành vụ Xuân Hè năm 2012; Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình sản xuất đậu nành vụ Xuân Hè năm 2012; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất đậu nành vụ Xuân Hè năm 2012; Đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế trong quá trình sản xuất Tác giả đã dùng phương pháp thống kê mô tả, để thống kê các số liệu về giá trị đầu vào, đầu ra trong quá trình sản xuất đậu nành và dựa vào kết quả đã thống kê để đánh giá

sự tác động của các yếu tố đến kết quả kinh tế của mô hình sản xuất đậu nành Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính và dùng phần mềm SPSS 16.0 xử lý số liệu nhằm mục đích xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của cây đậu nành và từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình

Đánh giá tổng quan tài liệu lược khảo

Nhìn chung, các nghiên cứu về hiệu quả của một sản phẩm nông nghiệp thường nghiên cứu về thực trạng, tình hình sản xuất và tiêu thụ; sử dụng phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối; phân tích hồi quy các hàm sản xuất để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động sản xuất sản phẩm nông nghiệp Từ đó, đề xuất các giải pháp để phát huy các nhân tố ảnh hưởng tốt và khắc phục các nhân tố ảnh hưởng xấu để nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình

Hướng đi của đề tài

Đề tài kế thừa các phương pháp nghiên cứu như dùng phương pháp thống kê mô tả; so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối để phân tích tình hình sản xuất của nông hộ và từ đó dựa vào kết quả để nhận xét Tương đồng với các bài nghiên cứu đã lược khảo, bài nghiên cứu cũng phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến mô hình bằng phương pháp hồi quy tương quan chạy trên phần mềm STATA và từ các kết quả đó cũng đưa ra các giải pháp để phát huy các nhân tố ảnh hưởng tốt và khắc phục các nhân tố ảnh hưởng xấu giúp nâng cao hiệu quả tài chính cũng như cải thiện đời sống của nông hộ

Trang 19

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài

2.1.1.1 Khái niệm nông hộ và kinh tế nông hộ

đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân Khai thác đầy đủ những khả năng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân [6, tr23.25]

* Kinh tế nông hộ

Kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và gia đình mình Mặt khác, kinh tế nông hộ nhìn chung là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cấp, tự túc hoặc

có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung và ở nước ta nói riêng (trong suốt lịch sử Việt Nam) [7, tr11]

2.1.1.2 Sản xuất và các yếu tố đầu vào

* Khái niệm sản xuất và hàm sản xuất

Sản xuất là một quá trình, thông qua nó, các nguồn lực (resources) hoặc

là đầu vào của sản xuất (inputs) được sử dụng để tạo ra sản phẩm (products) hoặc dịch vụ (services) mà người tiêu dùng có thể dùng được Các đầu vào như giống, phân bón, nông dược, lao động, máy móc và trang thiết bị nông nghiệp [1, tr 73]

Các vấn đề cơ bản liên quan đến nhà sản xuất:

Hầu hết nhà sản xuất trong nền kinh tế hiện nay đều phải thực hiện ba hoạt động cơ bản Thứ nhất, nhà sản xuất phải mua, chuẩn bị các nguồn lực đầu vào (inputs) gồm nguyên vật liệu, nguyên liệu, máy móc, nhà xưởng, công nhân và các nguồn lực khác cần thiết cho quá trình sản xuất; Thứ hai, nhà sản

Trang 20

7

xuất phải kết hợp hoặc sử dụng các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra sản phẩm (outputs); Cuối cùng, nhà sản xuất phải bán các sản phẩm cho ai đó

Một nhà sản xuất không thể tồn tại nếu như không thực hiện đầy đủ ba hoạt động cơ bản trên [2, tr4]

Hàm sản xuất được mô tả như một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi

các nguồn lực đầu vào như nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó Hay nói cách khác, hàm sản xuất được định nghĩa thông qua việc tối đa mức xuất lượng có thể được sản xuất bằng cách kết hợp các yếu tố nhập lượng nhất định Theo Philip Wicksteed có thể đưa ra một hàm sản xuất của một hàng hóa theo dạng tổng quát như sau:

Y=f(x1, x2, x3,….xn)

Y: Biểu thị số lượng một sản phẩm nhất định được sản xuất ra tại một thời kỳ nhất định và x1, x2, x3,….xn là lượng của một số yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất Các biến trong hàm sản xuất được giả định là dương, liên tục và các yếu tố đầu vào được xem là có thể thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lượng

Hàm sản xuất diễn tả lượng đầu ra tối đa về vật chất đối với mỗi hay từng sự phối hợp của những yếu tố đầu vào nhất định về vật chất, có liên quan đến trình độ công nghệ cụ thể [ 2, tr12]

Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗi phương án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước Các yếu tố đầu vào bao gồm các yếu tố cố định (là những yếu tố được nông dân sử dụng một lượng cố định

và nó không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: chi phí máy tưới, chi phí máy bơm nước,…) và các yếu tố biến đổi (là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: giống, lao động, phân bón, thuốc nông dược,…)

Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm nhưng dạng hàm Cobb-Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp Các ông Cobb và Douglas thấy rằng logarit của sản lượng Y và của các các yếu tố đầu vào xi thường quan hệ theo dạng tuyến tính Do vậy hàm sản xuất được viết dưới dạng:

lnY=β0+β1lnx1+β2lnx2+….+βnlnxn+ε

Trong đó Y và xi (i=1, 2,…n) lần lượt là các lượng đầu vào đầu ra trong quá trình sản xuất Hằng số β0 có thể được gọi là tổng năng suất nhân tố, biểu diễn tác động của các yếu tố nằm ngoài những yếu tố đầu vào có trong hàm

Trang 21

sản xuất Những yếu tố này có thể là sự tiến bộ công nghệ, sự hiệu quả Với cùng lượng đầu vào xi, β0 càng lớn sản lượng tối đa có thể đạt được càng lớn

Xây dựng hàm lợi nhuận từ hàm sản xuất

Ứng với một trình độ công nghệ và những yếu tố đầu vào cố định nhất định, hàm lợi nhuận biểu diễn lợi nhuận biến đổi của một nông trại như là một hàm số của giá đầu vào và giá đầu ra biến đổi và khối lượng của các đầu vào

cố định Những giả định được hàm ý trong việc xây dựng hàm lợi nhuận là : i) tối đa hóa lợi nhuận ; ii) nông trại là những người chấp nhận giá trên cả thị trường đầu vào và đầu ra (thị trường cạnh tranh) và iii) hàm sản xuất là hàm lồi đối với những đầu vào biến đổi Mô hình lý thuyết của hàm lợi nhuận được xây dựng như sau :

Cho hàm sản xuất như thường lệ :

Y=f(x1, x2, x3,….xn; z1, z2,…,zn)

Trong đó: Y là khối lượng đầu ra, xi là những đầu vào biến đổi và zi là những đầu vào cố định

* Các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp

Theo giáo trình kinh tế nông nghiệp của Đinh Phi Hổ (2003), các yếu tố đầu vào chủ yếu trong nông nghiệp bao gồm đất đai, lao động, vốn và khoa học công nghệ

Trang 22

9

Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp Nguồn lao động nông nghiệp được thể hiện cả về mặt

số lượng và chất lượng

Về mặt số lượng: bao gồm những người hội đủ các yếu tố thể chất và

tâm lý trong độ tuổi lao động (từ 15-60 tuổi đối với nam và 15-55 tuổi đối với nữ) và một bộ phận dân cư ngoài tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất nông nghiệp

Về mặt chất lượng: thể hiện khả năng hoàn thành công việc với kết quả

đạt được trong một thời gian lao động nhất định Chất lượng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, trình độ thành thạo của lao động, mức độ và tính chất trang bị của lao động và tri thức của người lao động

+ Vốn trong nông nghiệp:

Theo Kay R.D và Edwards W.M (ĐH Texaz và Iowa, Hoa Kỳ), vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp Đó là số tiền dùng để mua hoặc thuê ruộng đất, đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, máy móc, thiết bị, nông cụ và tiền mua vật tư (giống, phân bón, nông dược, )

Vốn trong nông nghiệp cũng được phân thành vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cố định (Tài

sản cố định: tư liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng trong một thời gian dài nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu và giá trị của nó được chuyển dần sang giá trị sản phẩm sản xuất ra theo mức độ hao mòn)

Vốn lưu động:là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu động

(Tài sản lưu động: là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, được sử dụng trong thời gian ngắn, sau một chu kỳ sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu

và chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm sản xuất ra)

+ Khoa học – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp:

Khoa học là hệ thống tri thức gồm những quy luật về tự nhiên, xã hội và kinh tế được tích lũy trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm và học thuyết

Khoa học nông nghiệp là hệ thống tri thức về các quy luật tự nhiên, kinh

tế và xã hội trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Trang 23

Công nghệ trong nông nghiệp là tập hợp những công cụ và phương pháp dùng để tác động vào các nguồn lực nhằm nâng cao năng lực của sản xuất nông nghiệp

Như vậy, khoa học và công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Chức năng của khoa học là khám phá các quy luật trong khi chức năng của công nghệ chính là ứng dụng các quy luật vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp

2.1.1.3 Một số khái niệm trong nông nghiệp

a Khái niệm về độc canh:

Độc canh là chỉ trồng một loài hoặc rất ít loài cây trên một khu đất trong nhiều năm nhằm thu nhiều lợi nhuận càng tốt

b khái niệm về luân canh:

Luân canh: là luân chuyển các loại cơ cấu cây trồng trên một diện tích

đất canh tác Các lợi ích mà luân canh mang lại như: thay đổi cơ cấu cây trồng; giảm được dịch bệnh, sâu hại kháng thuốc; giảm thoái hóa đất và cân bằng chất dinh dưỡng; đa dạng hóa sản xuất và cơ cấu mùa vụ; giảm rủi ro và tăng thu nhập

c Khái niệm lịch thời vụ:

Là lịch ghi rõ các hoạt động chính, các khó khăn và thuận lợi trong suốt chu kỳ hàng năm dưới dạng biểu đồ, nó có thể sử dụng tóm lượt các việc như:

- Thời vụ ở địa phương

- Khí hậu (lượng mưa và nhiệt độ)

- Thứ tự gieo trồng hoa màu

- Chăn nuôi gia súc

- Nuôi trồng thủy sản

- Các hoạt động sản xuất của hộ

- Nhu cầu lao động

2.1.1.4 Khái niệm hiệu quả

Hiệu quả là “ kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” (Từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang 289)

Trang 24

11

Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó

là “Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ có thể đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí được gọi là hiệu quả kinh tế.” (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang 244 – NXB Từ điển bách khoa Hà Nội 2001) Hiệu quả bao gồm có:

2.1.1.5 Hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:

Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích

Trong đó:

Thu nhập/đơn vị diện tích = Giá bán*Sản lượng/đơn vị diện tích

Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích

Chi phí trong sản xuất rau diếp cá bao gồm: Chi phí giống; chi phí phân bón; chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí lao động, chi phí máy móc và thiết bị; chi phí thu hoạch; chi phí thuê đất;…

2.1.1.6 Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất nói rộng ra là hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất – kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu Tùy theo mục đích đánh giá,

có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu hồi,…chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế là tỷ trọng thu nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội Trong nhiều trường hợp, để phân tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội, khi tính hiệu quả kinh tế phải coi trọng hiệu quả về mặt

xã hội (như tạo thêm việc làm và giảm thất nghiệp), tăng cường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố sự đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân và sự công bằng xã hội) (Từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang 290)

Trang 25

2.1.1.7 Hiệu quả tài chính

Hiệu quả tài chính: phản ánh kết quả tài chính của mô hình sản xuất như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất,…(áp dụng phương pháp phân tích doanh thu – chi phí (CRA – cost and return analysis) (Theo bài giảng kinh tế sản xuất của

+ Chi phí cố định: chi phí cố định hay còn gọi là định phí, là chi phí kinh doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất hay mức sản lượng, nếu xét trong một khuôn khổ đơn vị nhất định

+ Chi phí biến đổi: chi phí biến đổi hay biến phí là khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hay mức sản lượng

 Tổng chi phí: là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động canh tác để tạo ra

sản phẩm bao gồm chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê) (CPLĐ), chi phí vật chất (CPVT) và chi phí khác (CPK)

Trang 26

13

Trong sản xuất nông nghiệp, lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất Lợi nhuận của người nông dân sẽ bằng doanh thu trừ đi chi phí mà người nông dân bỏ ra

2.1.2.4 Thu nhập (TN)

Là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí LĐGĐ bỏ ra

Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người sản xuất trực tiếp

bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi trong suốt vụ sản xuất Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động)

 Các chỉ tiêu kinh tế trung bình trên mỗi hộ:

- Doanh thu / hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia

cho tổng số hộ được điều tra (60 hộ) Tỷ số này cho biết doanh thu trung bình của mỗi hộ khi tham gia sản xuất

- Chi phí / hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng chi phí chia cho tổng số hộ được điều tra Tỷ số này cho biết chi phí trung bình của mỗi hộ phải bỏ ra khi tham gia sản xuất

- Thu nhập / hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia cho tổng số hộ được điều tra Tỷ số này cho biết thu nhập trung bình của mỗi hộ thu được khi tham gia sản xuất

- Lợi nhuận / hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng số hộ được điều tra Tỷ số này cho biết lợi nhuận trung bình của mỗi

hộ thu được khi tham gia sản xuất

2.1.3 Các chỉ số tài chính

Tất cả các chỉ tiêu này đều tính cho một công (một công bằng 1.000m2)

* Doanh thu trên chi phí (DT/CP): là tỷ số được tính bằng cách lấy

tổng doanh thu chia cho tổng chi phí Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ

ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu Được thể hiện bởi công thức sau:

LN = DT – CP (bao gồm chi phí LĐGĐ)

Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí LĐGĐ

DT / CP =

í

Trang 27

* Thu nhập trên chi phí (TN/CP): là chỉ số được tính bằng cách lấy

tổng thu nhập chia cho tổng chi phí Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra

sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập Được thể hiện bởi công thức sau:

Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu chỉ số này lớn hơn

1 thì người sản xuất có lời

* Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): là tỷ số được tính bằng cách lấy lợi

nhuận chia cho tổng chi phí Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận Được biểu hiện bởi công thức sau:

* Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): là tỷ số được tính bằng cách lấy

lợi nhuận chia cho doanh thu Tỷ số này thể hiện trong một đồng doanh thu thì

có bao nhiêu đồng lợi nhuận Được biểu hiện bởi công thức sau:

* Thu nhập trên ngày công lao động gia đình (TN/NCLĐ): chỉ tiêu

này phản ánh trong một ngày công lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập

* Thu nhập trên chi phí chƣa có LĐGĐ (TN/CP chƣa LĐGĐ): là tỷ

số được tính bằng cách lấy thu nhập chia cho chi phí chưa có LĐGĐ Tỷ số này thể hiện một đồng chi phí (chưa có LĐGĐ) bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập Được biểu hiện bởi công thức sau:

Trang 28

15

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Đề tài chọn xã Thuận An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long để làm địa

bàn nghiên cứu vì xã Thuận An là nơi trồng nhiều rau diếp cá Vùng đất này với truyền thống trồng rau diếp cá lâu đời, nông dân có nhiều kinh nghiệm vì vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quan sát nên số liệu sẽ mang tính đại diện cao

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập chủ yếu từ 2 nguồn là số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp

Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu số liệu điều tra tại xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Nguồn: số liệu điều tra, 2013

Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy, xã Thuận An là xã trồng rau diếp cá nhiều nhất trong toàn thị xã Bình Minh, lấy ba ấp trồng nhiều nhất của xã Thuận An, đó là Thuận Tiến C với 15 hộ (chiếm tỷ trọng 25%), đồng tỷ trọng với Thuận Tiến C là Thuận Phú C cũng với 15 hộ, số mẫu được lấy nhiều nhất

là Thuận Phú B với 30 hộ, chiếm tỷ trọng 50%

2.2.2.2 Số liệu thứ cấp

Dựa vào số liệu thứ cấp ở phòng kinh tế thuộc trung tâm hành chính thị

xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long; Niên giám thống kê thị xã Bình Minh; các báo cáo tổng kết hằng năm về tình hình kinh tế - xã hội, sản xuất nông nghiệp của các cơ quan ban ngành ở xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Trang 29

Ngoài ra, số liệu còn được thu thập trên các sách báo, tạp chí, các trang web có liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1 Đối với mục tiêu 1

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh (so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối) để phân tích thực trạng và tình hình sản xuất rau diếp cá của nông hộ

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn

Trong bài nghiên cứu, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để thống kê các số liệu về giá trị đầu vào, đầu ra và dựa vào kết quả đã thống kê

để đánh giá sự tác động của các yếu tố đầu vào, đầu ra đến kết quả kinh tế của

mô hình sản xuất rau diếp cá của nông hộ xã Thuận An-thị xã Bình Minh-tỉnh Vĩnh Long

- Bước đầu tiên để mô tả là tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số liệu thô và lập bảng phân phối tần số

-Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó

- Bảng thống kê: Là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu, biểu đồ, biểu bảng…

Bảng thống kê bao gồm các yếu tố chính: Số liệu biểu bảng, tên biểu bảng, đơn vị tính, các chỉ tiêu

Các đại lượng thống kê mô tả thường được dùng là:

- Mean (trung bình cộng): Giá trị trung bình của các quan sát của biến

- Std Deviation (độ lệch chuẩn): Cho biết mức độ phân tán của các giá trị quanh giá trị trung bình

- Minimum (giá trị nhỏ nhất): Biểu hiện giá trị nhỏ nhất của biến trong các mẫu khảo sát được

- Maximum (giá trị lớn nhất): Biểu hiện giá trị lớn nhất của biến trong các mẫu quan sát được

Trang 30

17

 So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân

tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu, kết quả biểu hiện quy mô của hiện tượng kinh

tế

Công thức: Δy = y1 – yo

Yo : Chỉ tiêu năm trước

Y1 : Chỉ tiêu năm sau

Δy : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục

 So sánh bằng số tương đối: là kết quả phép chia giữa hiệu số giữa trị số

của kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho trị số của kỳ gốc Kết quả biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế Được tính bằng công thức:

ΔY=

Y0 : Chỉ tiêu năm trước

Y1 : Chỉ tiêu năm sau

ΔY: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động các mức độ của các chỉ tiêu trong ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu trong ba năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục

2.2.3.2 Đối với mục tiêu 2

Sử dụng phương pháp so sánh và tính toán các chỉ tiêu như: chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí để đánh giá hiệu quả tài chính trong việc sản xuất rau diếp cá của nông

hộ sản xuất rau diếp cá xã Thuận An

2.2.3.3 Đối với mục tiêu 3

Nhằm phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất rau diếp cá đạt được Ta thiết lập hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng sau:

lnY= β0 + β1lnx1 + β2lnx2 + β3lnx3 + β4lnx4 + β5lnx5 + β6lnx6

Y 1 - Y 0

Y 0 X 100%

Trang 31

tố này phản ảnh mật độ gieo trồng rau diếp cá

X2 : Lượng phân đạm (N) nguyên chất được sử dụng, đơn vị tính là kg/1000m2/đợt

X3 : Lượng phân lân (P2O5) nguyên chất được sử dụng, đơn vị tính là kg/1000m2/đợt

X4 : Chi phí thuốc nông dược được tính bằng tổng chi phí của tất cả các loại thuốc như thuốc sâu, thuốc cỏ, thuốc dưỡng, thuốc bệnh,…Đơn vị tính là đồng/1000m2/đợt Do nông dân sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau và đơn vị tính nồng độ nguyên chất không đồng nhất (thuốc bột tính bằng gam, thuốc nước tính bằng ml) Nên khó khăn trong việc đưa nồng độ nguyên chất và chi phí bằng tiền là biến thay thế tốt nhất do chúng mang tính tương đồng

X5: Là khoản chi phí dùng để thuê lao động trong các khâu làm đất đến thu hoạch, được tính bằng tổng số tiền thuê cho 1 công, đơn vị tính là đồng/1000m2

X6 : Ngày công lao động gia đình (đơn vị tính : ngày công/1000m2/đợt)

βi(i=1,2… 6): Các tham số được ước lượng bằng việc tính toán từ phần mềm stata

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình

Trang 32

19

X5 : Diện tích đất canh tác

X6 : Kinh nghiệm

2.2.3.4 Đối với mục tiêu 4

Qua kết quả phân tích từ các mục tiêu trên và các thông tin thu thập được

từ các nguồn có liên quan để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sản xuất rau diếp cá có hiệu quả hơn

Trang 33

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH LONG

3.1.1 Vị trí địa lý

Vĩnh Long nằm ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, cách thành phố

Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; phía Tây Nam giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp

Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2 bằng 0,4% diện tích cả nước, dân số năm 2010 là 1.031,994 người bằng 1,3% dân số cả nước So với

12 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long là một tỉnh có quy mô tương đối nhỏ cả về diện tích lẫn dân số của toàn vùng, nhưng lại là tỉnh có mật độ dân số trung bình là 698 người/km2, đứng hàng thứ hai ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, diện tích đất canh tác trên đầu người thấp

3.1.2 Địa hình

Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần

từ Bắc xuống Nam Địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20), cao trình khá thấp so với mực nước biển Cao trình tuyệt đối từ 0,6 – 1,2 m chiếm 90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25 m Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn Không chịu ảnh hưởng của nước mặn và ít bị tác động của lũ

3.1.3 Đất đai thổ nhưỡng

Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long tính đến 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.496,800 km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 116.180,6 ha, chiếm 78,6%; Đất chuyên dùng 9.163,9 ha, chiếm 6,2%; Đất ở nông thôn 5.502,3 ha, chiếm 3,7%; Đất ở đô thị 656,800 ha, chiếm 0,44%; Đất chưa sử dụng, 105,300 ha, chiếm 0,07%

Vĩnh Long tuy có diện tích đất phèn lớn, tuy nhiên tầng sinh phèn ở rất sâu, tỉ lệ phèn ít, xong đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh trong vùng Đặc biệt tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu, đất tốt, độ phì nhiêu cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng

Trang 34

21

suất cao, sinh khối lớn lại thuận lợi về giao thông kể cả thuỷ và bộ Ở Vĩnh Long có 4 loại đất chính: đất phèn có 90.779,060 ha, chiếm 68,94% diện tích đất toàn tỉnh; đất phù sa có 40.577,060 ha, chiếm 30,81%; đất giồng cát có 212,730 ha, chiếm 0,16%; đất xáng thổi có 116,140 ha, chiếm 0,09%

Vĩnh Long còn có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào, cát dưới lòng sông với trữ lượng khoảng 100 - 150 m3, cát được sử dụng chủ yếu cho san lấp Ngoài ra do nằm ở vị trí tích tụ thuận lợi nên hàng năm sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên luôn được bồi tụ một lượng cát lớn; đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm được tập trung chủ yếu dọc theo sông Tiền và rải rác ở các huyện, thị trong tỉnh, tổng trữ lượng đất sét các loại có thể khai thác được toàn tỉnh đạt 92 triệu m3

Nếu so sánh với toàn quốc và vùng đồng bằng sông Cửu Long thì Vĩnh Long có tỉ lệ đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên cao hơn mức trung bình của vùng và gấp 4 lần mức trung bình cả nước, đất chưa sử dụng chỉ chiếm một tỉ lệ thấp

3.1.4 Nguồn nước

Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai con sông lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long nên có nguồn nước ngọt quanh năm, đó là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, lượng mưa hàng năm trên địa bàn tỉnh lớn

Đặc biệt, Vĩnh Long có nguồn thuỷ sản khá phong phú gồm nước ngọt

và nước lợ Tại Vĩnh Long có các loại hình dòng chảy chính và vùng ngập lũ thượng lưu: hồ, ao, đầm kênh, mương, ruộng lúa

Trang 35

1.400 Lượng mưa trung bình đạt 1.4501.400 1.504 mm/năm Số ngày mưa bình quân 100-115 ngày/năm Về thời gian mưa, có khoảng 90% lượng mưa phân

bố tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch)

Độ ẩm cũng như lượng mưa là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Tuy không bị ảnh hưởng bởi các dạng khí hậu cực đoan nhưng các hiện tượng lốc xoáy, các trận lũ nhiều hơn, có thể là những tác động ban đầu của biến đổi khí hậu toàn cầu cần phải được quan tâm

3.2 KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH-TỈNH VĨNH LONG

3.2.1 Đặc điểm tự nhiên

3.2.1.1 Vị trí địa lý

Thị xã Bình Minh nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Long

- Phía Bắc giáp huyện Bình Tân;

- Phía Nam giáp sông Hậu, ngăn cách với huyện Trà Ôn;

- Phía Tây giáp sông Hậu, ngăn cách với thành phố Cần Thơ;

- Phía Đông giáp huyện Tam Bình;

Về hành chính, hiện nay thị xã Bình Minh gồm có thị trấn Cái Vồn và năm xã: Mỹ Hòa, Thuận An, Đông Bình, Đông Thạnh và Đông Thành

3.2.1.2 Địa hình

Thị xã Bình Minh là vùng có địa hình khá bằng phẳng, cao từ phía Tây

và thấp dần về phía Đông, đất đai màu mỡ, sông rạch chằng chịt, mang lại phù

sa và nước ngọt quanh năm Với địa hình như trên rất thuận lợi cho việc lợi dụng thủy triều để cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp

3.2.1.3 Đất đai

Nhìn chung, người dân thị xã Bình Minh sử dụng đất chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp Cụ thể bảng 3.1 sẽ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của thị xã Bình Minh giai đoạn 2010-2012

Bảng 3.1 : Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Bình Minh 2010 - 2012

Trang 36

23

Nhìn chung, đất dùng cho sản xuất nông nghiệp tại thị xã Bình Minh được sử dụng chủ yếu Trong đó, diện tích dùng cho cây hàng năm cao (lúa và hoa màu) là 4.420,000 ha (năm 2012), chiếm 64,10% diện tích đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp được sử dụng cho mục đích chính là nhà ở; đất chuyên dùng,…

3.2.1.4 Khí hậu

Thị xã Bình Minh có khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình

26-27oC, bình quân khoảng 2600 giờ nắng/năm, độ ẩm bình quân 80 - 83% Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 6, phụ thuộc phần lớn vào mực nước sông Cửu Long và một phần ảnh hưởng của thủy triều biển Đông Thị xã Bình Minh là nơi có nhiều ưu đãi về điều kiện khí hậu thời tiết, rất thuận lợi cho sự phát triển của vật nuôi và cây trồng, là điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, đa canh, tăng vụ

3.2.1.5 Sông ngòi

Thị xã Bình Minh nằm bên bờ sông Hậu, sông rạch chằng chịt, chiếm trên 10% diện tích chung với mật độ 760m/km2 Nên có thể cung cấp nguồn nước dồi dào quanh năm cho tưới tiêu phục vụ sản xuất Một phần phục vụ cho nuôi trồng thủy sản nhưng bị hạn chế cho những năm tới do quy hoạch phát triển hạ tầng trên địa bàn

3.2.2 Kinh tế-xã hội

3.2.2.1 Kinh tế

Giai đoạn 2009-2012 là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của cả tỉnh Vĩnh Long cũng như thị xã Bình Minh, nhưng với sự nổ lực đã mang lại những thành tựu đáng kể: Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các ngành như trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ từ năm 2010 - 2012 đều tăng, cụ thể ngành trồng trọt năm 2012/2011 tăng 0,14 lần so với năm 2011 và tăng 174,249 triệu đồng so với năm 2011 Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng gần 22% so với năm 2010, chủ yếu là các sản phẩm nhựa; phát triển các loại hình chợ và tiếp tục kêu gọi đầu tư khu du lịch sinh thái Mỹ Hòa, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động du lịch

3.2.2.2 Dân số - lao động

Bên cạnh điều kiện tự nhiên đặc trưng khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp Tình hình dân số lao động nơi đây cũng được quan tâm Thị xã Bình Minh là vùng sản xuất nông nghiệp nên nguồn lực lao động dồi dào, nghề

Trang 37

chính là làm nông nên tất cả mọi người đều có thể tham gia sản xuất Và tình hình dân số thị xã Bình Minh được thể hiện qua bảng 3.2

Bảng 3.2: Tình hình dân số thị xã Bình Minh năm 2012

Tên xã Diện tích (Km2) Dân số (Người) Mật độ

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh, 2012

Theo số liệu thống kê năm 2012 thể hiện ở bảng 3.2, tổng diện tích của toàn thị xã là 91,63 Km2, tổng dân số ở thị xã Bình Minh là 88.386 người, Mật

độ dân số trung bình của thị xã là 965 người/Km2 Trong đó, xã Mỹ Hòa có diện tích lớn nhất với 23,49 Km2 và diện tích thấp nhất là thị trấn Cái Vồn với 5,40 Km2 Tuy nhiên, thị trấn Cái Vồn có dân số và mật độ cao nhất với 22.370 người và 4.143 Người/Km2 Xã Đông Thạnh có dân số và mật độ dân

số trung bình thấp nhất với 6.016 Người và 447 Người/Km2

Tình hình dân số và lao động của xã Thuận An thuộc địa bàn nghiên cứu

có dân số và mật độ dân số trung bình ở mức cao chỉ đứng sau so với thị trấn Cái Vồn Dân số và mật độ trung bình của xã Thuận An là 18.941 Người và

954 Người/Km2 Điều này giúp cho lao động của xã dồi dào, giúp ích cho việc sản xuất rau diếp cá của xã

3.2.2.3 Văn hóa – xã hội

Tính đến nay, thị xã Bình Minh đã đưa vào sử dụng các công trình như Trung tâm hành chính thị xã Bình Minh, Bệnh viện đa khoa thị xã,…Đồng thời, nhiều công trình khác như trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân xã Mỹ Hòa, Thuận

An, các công trình giáo dục đạt chuẩn quốc gia, công trình giao thông xã nông thôn mới đang được thi công; Cụm công nghiệp Thuận An, Khu dân cư đô thị

vệ tinh, kè chống sạt lở sông Tắc Từ Tải, đường từ Quốc lộ 54 đến xã Mỹ Hòa được triển khai lập dự án

Hiện các công trình trọng điểm được Trung ương đầu tư đang trong giai đoạn hoàn thành, gồm các công trình: cầu Cái Vồn, Bình Minh, Thành Lợi Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng 8 cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ giai đoạn 1 đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, giải quyết cho 1.000 hộ trên địa bàn vào định cư

Trang 38

25

Ngoài ra, Bộ Giao thông – Vận tải đã có các dự án mở rộng Quốc lộ 1A, Quốc lộ 54 qua địa phận Bình Minh; Dự án Cảng – Khu công nghiệp Bình Minh Trong tương lai không xa, các dự án trên sẽ kết nối với các dự án khác của Trung ương, tỉnh (đã và đang triển khai trên địa bàn) như Đại Học Bình Dương, Khu công nghệ cao Sunrise Nhờ đó, thị xã Bình Minh đang trở thành địa điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng có nhiều tiến bộ, trong giai đoạn

2009-2011 xã đã hoàn thành và phê duyệt xong đề án, đồ án quy hoạch xã nông thôn mới cho 5/5 xã; công tác chăm lo cho người nghèo, đối tượng chính sách được thực hiện tốt; quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định

3.2.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp thị xã Bình Minh

Thế mạnh kinh tế của thị xã Bình Minh là sản xuất nông nghiệp Sản phẩm nông nghiệp chính của thị xã là lúa, hoa màu và cây ăn trái Ngoài ra, các ngành dịch vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến cũng khá phát triển Cảng Bình Minh tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa phục vụ Khu Công nghiệp Bình Minh và thành phố Cần Thơ Mục tiêu của thị xã Bình Minh trong những năm tới là giảm dần tỷ trọng trồng trọt, nâng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn

Nhiều năm qua, nông dân thị xã Bình Minh đã phát triển hiệu quả mô hình “cánh đồng 70 triệu”, tăng thu nhập hộ nông dân trên một đơn vị diện tích đất canh tác Đầu năm 2010, toàn thị xã có 4.836 ha đạt giá trị sản xuất 70 triệu đồng/ha/năm Trong đó, riêng diện tích đất vườn cho thu nhập cao là 2.250 ha, chiếm 80% so với diện tích vườn cho sản phẩm, tạo đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Năm 2010 đến năm 2011, thị xã Bình Minh tiếp tục khai thác thế mạnh phát triển các vùng chuyên canh màu với diện tích 3.794 ha ở các xã Thuận An, Mỹ Hòa, Đông Bình, Đông Thành, trong đó tập trung các loại cây màu truyền thống như xà lách xoong, rau diếp cá, khoai lang, dưa leo, hành lá, rau muống,…

3.2.3.1 Trồng trọt

a Cây lúa

Cây lúa là cây trồng chủ lực của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, là cây trồng truyền thống vì thế khi nhắc đến nông nghiệp không thể không nhắc đến cây lúa Bên cạnh đó, mặc dù chính sách hiện nay của tỉnh là giảm diện tích sản xuất lúa nhưng diện tích lúa qua các năm vẫn còn cao, sản lượng và

Trang 39

năng suất lúa cũng phụ thuộc nhiều vào diện tích nên có xu hướng biến động

Và bảng 3.3 sẽ thể hiện cụ thể diện tích, năng suất, sản lượng lúa như sau: Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa thị xã Bình Minh giai đoạn

2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Năm Diện tích (ha) Năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

về năng suất thì tăng dần qua các năm, sản lượng có sự biến động qua các năm

cụ thể là năm 2011 sản lượng tăng lên mức 4.441,8 tấn so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 thì sản lượng lại giảm 3.012,7 tấn Nguyên nhân tăng giảm diện tích là do việc đưa màu xuống ruộng, đối với những năm làm 3 vụ lúa thì diện tích tăng, còn có sự kết hợp lúa màu thì diện tích giảm Và năng suất được tăng dần qua các năm là do nông dân phát hiện sâu bệnh kịp thời và

xử lý nhanh chóng nên không ảnh hưởng nhiều đến năng suất

Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì diện tích xuống giống là 6.775,8 ha (trong đó: Đông xuân: 3.426,09 ha; Hè thu: 3.349,69 ha) Diện tích lúa Đông xuân đạt 107% chỉ tiêu Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Vĩnh Long giao và đạt 98% Nghị quyết Thị ủy, tăng 146 ha so cùng kỳ năm 2012 Năng suất 6,9 tạ/ha, giảm 0,09 tấn/ha cùng kỳ Sản lượng đạt 20.530,4 tấn, tăng 694,3 tấn so cùng kỳ năm 2012 Diện tích lúa Đông Xuân không đạt kế hoạch, nguyên nhân giảm chủ yếu là do nông dân chuyển đất trồng lúa Đông Xuân sang trồng màu các loại phục vụ tết Nguyên đán và trồng khoai lang sớm (làm giống) Còn diện tích lúa Hè Thu đạt 111,6% chỉ tiêu Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Vĩnh Long giao và đạt 95,70% Nghị quyết, tăng 168,69 ha so cùng kỳ năm 2012 Hiện nay đã thu hoạch dứt điểm diện tích gieo sạ 3.349,69 ha, ước năng suất 5,7 tấn/ha, sản lượng chung ước 19.093 tấn

b Cây màu

Cây màu của thị xã Bình Minh chủ trương được đưa xuống ruộng trong những năm gần đây Và nhanh chóng phát triển thành vùng chuyên canh rau màu, cho thu nhập cao gấp đôi ba lần so với cây lúa Chính nhờ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất ruộng này đã giúp nhiều nông dân nơi đây ăn nên

Trang 40

Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%) Diện tích

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh, 2012

Qua số liệu của bảng 3.4 cho thấy:

Diện tích rau màu năm 2010 là 3.992,3 ha đến năm 2011 tăng thêm 318

ha (tỷ lệ 7,97%) làm cho diện tích rau màu của thị xã năm 2011 là 4.310,3 ha Đến năm 2012 diện tích rau màu lại gia tăng lên 740,40 ha (tỷ lệ 17,18%) so với năm 2011 với con số diện tích là 5.050,7 ha

Đối với sản lượng, sản lượng tăng lên năm 2011 là 10.426 tấn (tỷ lệ 13,71%) so với năm 2010 với sản lượng năm 2011 là 86.473 tấn Và đến năm

2012, sản lượng tăng lên 22.003 tấn (tỷ lệ là 25,44%) so với năm 2011 Nguyên nhân làm tăng sản lượng chủ yếu là khoai lang, do việc đưa mô hình trồng khoai trên đất lúa được thị xã triển khai rộng và đạt kết quả tốt

Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng diện tích xuống giống cây màu 2.976,94 ha, đạt 65% so với kế hoạch, tăng 66 ha so với cùng kỳ (trong đó, màu vụ Đông Xuân 1.784,29 ha; màu vụ mùa 1.192,65 ha)

Nhìn chung, cây màu phát triển khá thuận lợi Một số dịch bệnh xuất hiện rải rác trên rau màu nhưng được bà con nông dân phát hiện và phòng trị kịp thời nên không ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả

c Cây ăn trái

Theo số liệu chi cục thống kê thị xã Bình Minh năm 2012, diện tích cây lâu năm toàn thị xã là 2.826,3 ha, giảm 114,8 ha Trong đó, các loại cây được trồng với diện tích tương đối nhiều là bưởi với diện tích 1.722,6 ha, dừa diện tích là 207,8 ha, nhản với diện tích là 180,6 ha, sầu riêng và xoài là 129,8 ha, nguyên nhân là do các loại cây này có giá trị kinh tế cao

Ngày đăng: 16/09/2015, 08:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tên chủ nông hộ được phỏng vấn :………………………………Tuổi:…… Khác
2. Địa chỉ:Ấp…………………..,xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Khác
3. Giới tính: 1- Nam 0- Nữ 4. Trình độ văn hoá(1) Mù chữ (4) Cấp III Khác
5. Số thành viên trong gia đình:………………………người Khác
6. Số LĐGĐ tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất?...................……người Trong đó: Nam:……………..người; Nữ:..……………..người Khác
7. Lao động thuê………………………………………….đồng/người/ngày 9. Điện thoại:…………………………………………………………………II. THÔNG TIN CỤ THỂ a) Đất sản xuất Khác
(1) Dễ trồng (5) Theo truyền thống Khác
(2) Đất phù hợp (6) Hưởng ứng theo phong trào Khác
(3) Lợi nhuận cao (7) Rau màu khác thất mùa chuyển sang Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w