a. Nguồn gốc
Diếp cá có nguồn gốc ở Nhật Bản, miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á, là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40 cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc. Toàn cây có mùi tanh như mùi cá.
b. Kỹ thuật trồng
- Thời vụ:
Diếp cá có thể trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mưa -Làm đất:
Đất trồng diếp cá được cày bừa kỹ, đất nhuyễn, làm sạch cỏ; diếp cá thích hợp với nhiều loại đất, tốt nhất là đất có nhiều bùn; Lên luống với kích thước: chiều dài (chiều dài vườn) x chiều rộng 1-1.2 m x chiều cao 10-15m. - Nhân giống:
Có thể cắt ngang thân của bụi diếp cá hoặc nhổ cả bụi để trồng. Khoảng cách giữa các cây 30-40 cm, trồng trực tiếp trên chân đất đã được chuẩn bị. Mỗi ngày tưới nước 5-6 lần. Sau khi trồng khoảng 7 ngày thì rễ mọc và cây phát triển bình thường.
- Bón phân:
Phân bón dùng cho rau diếp cá là phân DAP, phân ure, kèm theo dùng tro rơm.
c. Phòng trừ sâu hại và thu hoạch
Diếp cá thường ít sâu bệnh hại, có thể sử dụng các loại thuốc dưỡng lá và rễ, thuốc diệt mầm cỏ.
31
Sau khi trồng lứa đầu tiên thì 3-4 tháng thu hoạch, còn các đợt sau đó thì khoảng 2 tháng 10 ngày là có thể thu hoạch.
Một năm rau diếp cá có khoảng 5-6 đợt cắt.
d. Giá trị và công dụng của rau diếp cá
Diếp cá từ lâu đã được Đông y dùng chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban. Gần đây, Tây y cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của nó như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư. Theo nghiên cứu của y khoa hiện đại, trong cây diếp cá có chất Decanoyl-acetaldehyd mang tính kháng sinh. Nó cũng có tác dụng đối với virus sởi, herpes, cúm. Diếp cá còn diệt ký sinh trùng và nấm.
3.4.2 Diện tích, năng suất, sản lƣợng rau diếp cá xã Thuận An qua các năm
Thuận An với thế mạnh về rau màu và được biết đến phổ biến là cây cải xà lách xoong, rau diếp cá và khoai lang. Số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng của rau diếp cá của xã Thuận An giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện trong bảng 3.7 như sau:
Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lượng rau diếp cá qua các năm tại xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 2010 52 79.300 1.525 2011 65 131.495 2.023 2012 70 155.750 2.225 6 tháng đầu năm 2013 80 - -
Nguồn: Phòng Nông Nghiệp xã Thuận An, 2012
Qua bảng 3.7 cho thấy:
Diện tích rau diếp cá tăng qua từng năm, chứng tỏ vị thế của rau diếp cá tại vùng đất Thuận An này. Xã Thuận An là vùng trồng nhiều nhất trong thị xã Bình Minh. Cụ thể, năm 2011 diện tích là 65 ha tăng thêm 13 ha so với năm 2010 và năm 2012 tăng lên 5 ha so với năm 2011, và tăng lên vào 6 tháng đầu năm 2013 đến 10 ha so với 2012. Bên cạnh đó thì năng suất và sản lượng cũng tăng theo diện tích. Với mức năng suất và sản lượng như trên thì người dân Thuận An thu được lợi nhuận cao sẽ vượt khó thoát nghèo, vươn lên khá giàu.
32
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU DIẾP CÁ CỦA NÔNG HỘ
4.1.1 Mô tả các nguồn lực của nông hộ sản xuất rau diếp cá 4.1.1.1 Nguồn lực lao động 4.1.1.1 Nguồn lực lao động
Nguồn lực lao động là một nhân tố quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu trong mọi lĩnh vực sản xuất nói chung và trong sản xuất rau diếp cá nói riêng. Nhìn chung, số nhân khẩu của nông hộ trồng rau diếp cá tương đối cao, lớn nhất là 8 người, nhỏ nhất là 1 người và trung bình mỗi hộ gần 5 người. Sản xuất rau diếp cá tham gia thường là chủ hộ, đa số con cái của chủ hộ còn nhỏ và còn đi học nên không tham gia sản xuất. Bảng 4.1 thể hiện rõ nguồn lực lao động của nông hộ.
Bảng 4.1 Số nhân khẩu và lao động nông hộ
ĐVT: người/hộ
Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Số nhân khẩu 1 8 4,87 1,35
Lao động nam 1 3 1,70 0,67
Lao động nữ 0 3 1,43 0,67
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Qua bảng 4.1 cho thấy số lao động nam và nữ chiếm tương đương nhau, lớn nhất là 3 người, trung bình gần 2 người. Với lực lượng lao động nhà là chủ yếu thì giúp nông hộ tiết kiệm được chi phí thuê mướn. Do rau diếp cá là cây lưu gốc nhiều năm nên chỉ tốn lao động thuê trong khâu chuẩn bị ban đầu cho chuẩn bị đất và trồng cây, còn những khâu còn lại trong các vụ như tưới nước, làm cỏ, bón phân thì thường là lao động gia đình. Bên cạnh đó, vào thời điểm thu hoạch thì cũng cần thuê người cắt và bó vì vậy điều này làm tăng chi phí sản xuất của nông hộ.
4.1.1.2 Độ tuổi của chủ hộ
Độ tuổi tham gia sản xuất rau diếp cá tại xã Thuận An cao nhất là 66 tuổi, nhỏ nhất là 23 tuổi, trung bình là 46,48 tuổi, qua kết quả về độ tuổi thì cũng phản ánh một phần về ảnh hưởng đối với mô hình, độ tuổi càng cao thì kinh nghiệm càng nhiều nhưng nếu không bảo thủ mà học tập những kỹ thuật mới và tìm tòi mỗi ngày thì hiệu quả mang lại cao, còn đối với những người trẻ thì họ luôn không ngừng học hỏi vì thế nắm bắt được nhiều kỹ thuật. Và bảng 4.2 sẽ thể hiện cơ cấu độ tuổi của chủ hộ.
33 Bảng 4.2 Độ tuổi của chủ hộ Tuổi Tần số Tỷ trọng (%) Dưới 40 tuổi 17 28,33 Từ 40 đến 50 tuổi 21 35,00 Từ 51 đến 60 tuổi 18 30,00 Trên 60 tuổi 4 6,67 Nhỏ nhất 23 Lớn nhất 66 Trung bình 46,48 Độ lệch chuẩn 9,91
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Qua bảng 4.2 cho thấy độ tuổi tham gia chủ yếu vào sản xuất rau diếp cá từ 40 đến 50 tuổi có đến 21 hộ, chiếm 35,00% trong tổng số 60 hộ được khảo sát. Đây là độ tuổi nằm trong độ tuổi lao động, có kinh nghiệm trong sản xuất rau diếp cá cũng tương đối cao, độ tuổi này có sức lao động tốt hơn độ tuổi trên 50. Độ tuổi từ khoảng 51 đến 60 tuổi có đến 18 hộ, chiếm tỷ trọng 30,00% trong 60 hộ được khảo sát. Độ tuổi này có bề dày kinh nghiệm lâu năm và truyền đạt lại cho thế hệ sau. Tiếp đến là độ tuổi dưới 40, có đến 17 hộ, chiếm 28,33% trong 60 hộ khảo sát, độ tuổi này có sức khỏe tốt, lao động hiệu quả tuy kinh nghiệm chưa có nhiều. Độ tuổi trên 60 chiếm 6,67% trong khảo sát, chiếm tỷ lệ thấp nhất.
4.1.1.3 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn là yếu tố tác động đến quá trình sản xuất, bởi nó có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu các kiến thức kỹ thuật. Nếu nông dân có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng nắm bắt kỹ thuật mới tốt hơn, nông dân có trình độ học vấn thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong học hỏi kỹ thuật và khó khăn trong giải quyết vấn đề ảnh hưởng đến rau diếp cá. Bảng 4.3 thể hiện trình độ học vấn của nông hộ. Bảng 4.3 Trình độ học vấn của nông hộ Trình độ học vấn Số nông hộ Tỷ trọng (%) Mù chữ 0 0,00 Cấp 1 17 28,33 Cấp 2 28 46,67 Cấp 3 15 25,00 Trên cấp 3 0 0,00 Tổng 60 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Nhìn vào bảng 4.3, cho thấy trình độ học vấn của nông hộ trồng rau diếp cá ở cấp 2 có đến 28 hộ, chiếm nhiều nhất với tỷ trọng 46,67%, kế đến là cấp 1 chiếm 28,33%, còn cấp 3 chiếm 15 hộ với tỷ trọng 25,00%, không có nông hộ
34
nào mù chữ và cũng không có nông hộ nào trên cấp 3. Với trình độ như trên, nông dân trồng rau diếp cá xã Thuận An sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức về trồng rau diếp cá và áp dụng kỹ thuật có được một cách có hiệu quả và đúng đắn.
4.1.1.4 Kinh nghiệm của chủ hộ
Bên cạnh trình độ học vấn thì kinh nghiệm cũng là một yếu tố quan trọng, nó là yếu tố thời gian, cho biết được số năm nông dân từ khi bắt đầu canh tác cho đến nay. Bảng 4.4 sẽ thể hiện kinh nghiệm trồng rau diếp cá của nông hộ.
Bảng 4.4 Kinh nghiệm của chủ hộ
Năm kinh nghiệm Tần số Tỷ trọng (%)
Dưới 10 năm 32,00 53,33 Từ 10 năm trở lên 28,00 46,67 Tổng 60,00 100,00 Nhỏ nhất 1,00 Lớn nhất 18,00 Trung bình 9,30 Độ lệch chuẩn 3,56
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Qua bảng 4.4, cho thấy số năm kinh nghiệm lớn nhất của chủ hộ là 18 năm, nhỏ nhất là 1 năm và số năm trung bình là 9,30 năm. Trong đó, kinh nghiệm dưới 10 năm có 32 hộ, chiếm 53,33%; kinh nghiệm trên 10 năm có 28 hộ, chiếm 46,67%. Nông hộ có thời gian tham gia sản xuất ngắn sẽ có nhiều đổi mới trong sản xuất và chịu tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Còn nông hộ nào kinh nghiệm canh tác lâu năm thì thuận lợi trong việc xử lý các vấn đề về dịch bệnh, thời tiết và có nhiều giải pháp khắc phục, điều này giúp nâng cao hiệu quả sản xuất.
4.1.1.6 Nguồn lực vốn
Vốn là nguồn lực quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong tất cả các lĩnh vực đầu tư kinh doanh, nếu không có vốn sẽ không thực hiện được. Vốn thường có với nhiều hình thức như tự có, vay ngân hàng,… Tuy nhiên, rau diếp cá là loại rau lưu gốc nên chi phí bỏ ra cũng không nhiều, thường đối với loại rau này chiếm chi phí nhiều ở đầu tư cơ bản ban đầu vì phải chuẩn bị đất, mua máy móc thiết bị, chi phí trồng cây. Qua phỏng vấn 60 hộ thì tất cả đều sử dụng vốn nhà để sản xuất do có nhiều nguyên nhân như thời gian thu hoạch rau khoảng 70 ngày nên hộ có thể xoay sở vốn, không cần vay mượn. Thứ hai, vay vốn thường gặp nhiều khó khăn như thủ tục rờm rà, trả lãi hàng tháng. Thứ ba, chi phí mua phân thuốc được gói đầu và thu hoạch xong sẽ thanh toán nên không cần phải vay.
35
4.1.1.6 Nguồn lực đất đai
Nguồn lực đất đai là yếu tố quan trọng đầu tiên cần phải có khi tham gia vào trồng trọt, qua số liệu khảo sát thì trung bình tổng diện tích đất của nông hộ có là 3.150m2, hộ có diện tích nhỏ nhất là 1.000 m2, hộ có diện tích nhiều nhất là 7.000m2. Do xã Thuận An sống chủ yếu nhờ vào thu nhập rau diếp cá nên với số đất ít ỏi và đặc tính rau diếp cá dễ trồng nên các hộ nơi đây dùng phần lớn đất nhà để sản xuất. Bảng 4.5, cho thấy rõ hơn diện tích đất của nông hộ trồng rau diếp cá.
Bảng 4.5: Nguồn lực đất đai của chủ hộ
ĐVT: 1.000m2 Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung Bình Độ lệch chuẩn Tổng diện tích đất 1 9 3,15 1,60
Diện tích đất trồng rau diếp cá 1 7 2,85 1,36
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Diện tích trồng rau diếp cá lớn nhất của xã là 7.000m2, nhỏ nhất là 1.000 m2 và diện tích trung bình là 2.850 m2. Việc trồng rau diếp cá chiếm hầu hết tổng diện tích đất là do rau diếp cá dễ trồng, cây lưu gốc nên ít tốn chi phí, mang lại thu nhập ổn định cho nông hộ xã Thuận An.
4.1.2 Lý do trồng rau diếp cá
Muốn biết được rau diếp cá tại sao lại được chọn trồng tại xã Thuận An thì dưới đây là lý do để giải quyết vấn đề. Bảng 4.6 dưới đây sẽ trình bày lý do trồng rau diếp cá của nông hộ.
Bảng 4.6: Lý do trồng rau diếp cá của nông hộ
Lý do Tần số Tỷ trọng (%)
Dễ trồng 20 33,33
Đất phù hợp 17 28,33
Lợi nhuận cao 20 33,33
Dễ tiêu thụ 13 21,67
Theo truyền thống 11 18,33
Hưởng ứng theo phong trào 8 13,33
Rau màu khác thất mùa chuyển sang 1 1,67
Khác 1 1,67
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Qua bảng 4.6, cho thấy 20 hộ trong tổng số 60 hộ khảo sát quyết định trồng rau diếp cá vì nó dễ trồng (tỷ trọng 33,33%). Rau diếp cá là loại rau thích ứng mọi nơi với điều kiện đất có nhiều bùn thì rau diếp cá phát triển rất tốt.
36
Tiếp đến có 17 hộ trong 60 hộ khảo sát với lý do đất phù hợp (chiếm tỷ trọng 28,33%). Với nhân tố đất đai cũng quyết định một phần năng suất nên cây rau diếp cá được đưa xuống ruộng xã Thuận An.
Cùng tỷ trọng 33,33% (chiếm 20/60 hộ) được khảo sát, với lý do là rau diếp cá thu lợi nhuận cao, rau diếp cá chỉ tốn nhiều chi phí cơ bản ban đầu để chuẩn bị vì rau diếp cá lưu gốc qua nhiều năm.
Với tỷ trọng 18,33% (chiếm 11/60 hộ) theo khảo sát thì trồng rau diếp cá theo truyền thống, bất cứ yếu tố nào tác động như rau diếp cá thất mùa, gặp sâu bệnh thì nông dân vẫn không bỏ nghề trồng rau này, “cha truyền con nối”. Bên cạnh đó, chiếm 13,33% do hưởng ứng theo phong trào, thấy hàng xóm canh tác có lợi nhuận nên trồng theo và một số lý do khác.
4.1.3 Kỹ thuật sản xuất 4.1.3.1 Rau giống 4.1.3.1 Rau giống
Rau giống và mật độ trồng
Nguồn giống là yếu tố đầu vào quan trọng trong tất cả các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đối với rau diếp cá cũng vậy việc chọn rau giống có chất lượng góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Bảng 4.7, thể hiện nguồn giống rau diếp cá mà nông hộ sử dụng.
Bảng 4.7: Nguồn gốc của rau giống
Địa điểm Tần số Tỷ trọng (%)
Từ hàng xóm 37 61,67
Tự có 23 38,33
Tổng 60 100
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Từ kết quả bảng 4.7, cho thấy nguồn giống từ hàng xóm chiếm 61,67%, nguồn giống tự có chiếm 38,33%. Nông hộ không sử dụng giống từ cơ sở sản xuất giống. Người dân sử dụng giống của hàng xóm nhiều vì giống có chất lượng cao, tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chi phí mua giống thấp, bên cạnh đó do canh tác theo phong trào nên hộ nào mua giống của hàng xóm đạt năng suất cao thì giới thiệu nhau. Cây rau diếp cá dễ trồng và lâu năm thay gốc trồng mới nên nông hộ sử dụng nguồn giống tự có để canh tác. Bên cạnh biết được nguồn giống có từ đâu thì cũng cần tìm hiểu thêm lý do tại sao nông hộ sử dụng nguồn giống đó, nguồn giống từ đó mang đến cho nông hộ kết quả gì, nó có những lợi thế gì. Và bảng 4.8 sẽ thể hiện cụ thể hơn lý do sử dụng nguồn giống của nông hộ.
37
Bảng 4.8: Lý do sử dụng giống của nông hộ
Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%)
Rẻ 12 20,00
Chất lượng giống cao 6 10,00
Có sẵn 18 30,00
Có người giới thiệu 14 23,33
Được cung cấp miễn phí 0 0,00
Làm theo phong trào 11 18,33
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Qua bảng 4.8 cho thấy lý do sử dụng nguồn giống là có sẵn có đến 18 hộ (chiếm 30,00%), vì là cây lưu gốc nên ở công đất nào không tốt thì bỏ gốc để trồng lại và sử dụng nguồn giống hiện có. Kế tiếp với tỷ trọng 23,33% (chiếm 14 hộ) thì sử dụng nguồn giống là có người giới thiệu, vì những hộ này mua giống từ hàng sớm nên hàng xóm nào bán giống có chất lượng thì truyền tai nhau mua. Tiếp đến với lý do chi phí mua giống rẻ có 12 hộ (chiếm tỷ trọng 20,00%), điều này giúp nông dân tiết kiệm chi phí, thu nhiều lợi nhuận. Bên cạnh đó thì có 11 hộ (chiếm tỷ trọng 18,33%) là sử dụng giống theo phong trào và 6 hộ với lý do nguồn giống chất lượng cao, chiếm tỷ trọng 10,00%.