PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 66)

RAU DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN – THỊ XÃ BÌNH MINH – TỈNH VĨNH LONG

4.3.1 Cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất rau diếp cá của nông hộ xã Thuận An

Bên cạnh lợi nhuận thì năng suất cũng là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một mô hình sản xuất. Bên cạnh đó, để đạt được mức sinh lời cao thì năng suất cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố với các mức độ ảnh hưởng khác nhau. Các yếu tố được chọn đưa vào mô hình là: Lượng giống; Lượng đạm (N); Lượng lân (P2O5); Chi phí thuốc BVTV; Chi phí thuê LĐ; Số ngày công lao động gia đình. Và nếu nông hộ đạt được năng suất là do nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào một cách có hiệu quả và ngược lại, nếu năng suất thấp do sự kết hợp các yếu tố đầu vào chưa phù hợp.

4.3.2 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất rau diếp cá của nông hộ xã Thuận An

Để đánh giá năng suất rau diếp cá đạt được của nông hộ xã Thuận An ta dùng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS), dùng phần mềm STATA 10.0 để xử lý số liệu dưới dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas. Và Hàm sản xuất Cobb-Douglas được viết như sau:

LnY= β0 + β1lnX1 + β2lnX2 + β3lnX3 + β4lnX4 + β5lnX5 + β6lnX6 Trong đó:

Y : Là năng suất rau diếp cá của nông hộ (kg/1.000m2) X1 : Là lượng giống (kg/1.000m2)

X2 : Là lượng phân đạm (N) mà nông hộ sử dụng X3 : Là lượng phân lân (P2O5) mà nông hộ sử dụng X4 : Là chi phí thuốc BVTV (đồng/1.000m2) X5 : Chi phí lao động thuê (đồng/1.000m2

) X6 : Số ngày công lao động gia đình

Sau đây là bảng kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất rau diếp cá của nông hộ xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long :

54

Bảng 4.19: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất rau diếp cá xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long :

Biến Hệ số Sai số chuẩn P-value

Ln lượng giống (X1) 0,375*** 0,091 0,000 Ln lượng đạm (X2) -0,150** 0,072 0,042 Ln lượng lân (X3) 0,030ns 0,062 0,633 Ln chi phí thuốc BVTV (X4) -0,101** 0,043 0,024 Ln chi phí LĐ thuê (X5) 0,011ns 0,072 0,876 Ln số ngày công LĐGĐ (X6) -0,071ns 0,079 0,371 Hằng số 6,729*** 1,292 0,000 Prob>F 0,0003 R2 0,3713 Cỡ mẫu 60

*, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức thống kê ở mức 10%, 5%, 1%. NS không có ý nghĩa

Nguồn : Kết quả xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm stata

Kết quả trên được giải thích như sau :

Ta có Prob>F=0,0003 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α =10% nên mô hình có ý nghĩa và các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Với yếu tố phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình với giá trị Mean VIF=1,29 nhỏ hơn rất nhiều so với 10 nên chứng tỏ mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Và kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng hệ số hettest ta có giá trị Prob>chi2=0,4463 là rất lớn nên ta chấp nhận H0 ở mức ý nghĩa α =10% (phương sai sai số không đổi). Kiểm định tự tương quan bằng hệ số Durbin Watson với kết quả Prob>chi2=0,5470 lớn hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α =10% nên chấp nhận H0, không có hiện tượng tự tương quan. Hệ số xác định R2=0,3713 cho thấy 37,13% sự thay đổi năng suất rau diếp cá được giải thích bởi các yếu tố lượng giống, lượng đạm, lượng lân, chi phí thuốc BVTV, chi phí LĐ thuê, số ngày công LĐGĐ. Còn lại 62,87% là do ảnh hưởng của các nhân tố khác không có trong mô hình.

Theo bảng 4.19 thì có 3 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất đó là lượng giống (LnX1); Lượng đạm (LnX2), chi phí thuốc BVTV (LnX4). Tác động của yếu tố lượng giống có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, còn lượng đạm và chi phí thuốc BVTV có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Và trong mô hình có 3 yếu tố không có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích mô hình là lượng phân lân, chi phí LĐ thuê, số ngày công lao động gia đình.

Giải thích các biến có ý nghĩa trong mô hình:

Về lượng giống: Lượng giống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, là nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và

55

trong sản xuất rau diếp cá nói riêng. Hệ số β1=0,375, với mức ý nghĩa 1%, trong điều kiện các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi số lượng giống tăng lên 1% thì năng suất sẽ tăng lên 0,375%. Đối với loại rau này thì mật độ trồng nhiều tốt hơn và thu hoạch rút ngắn ngày hơn vì đây là loại rau đẻ nhánh và có đốt nên lưu gốc lại để tái sinh nhiều lần.

Lượng đạm: Phân bón là yếu tố tác động chủ yếu và cũng không thể thiếu để giúp rau sinh trưởng và tươi tốt. Tùy theo nông hộ mà sử dụng nhiều loại phân bón khác nhau, đối với rau diếp cá qua điều tra thực tế thì nông dân đa phần dùng DAP (18-46-0) và ure. Và lượng đạm này được tính dựa trên 2 loại phân này. Ta có hệ số β2=-0,150, với mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng lượng phân đạm lên 1% thì năng suất rau diếp cá sẽ giảm 0,150%. Phân đạm được biết là thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cho cây ra nhiều nhánh, nhiều lá, lá có kích thước to, màu xanh, quang hợp mạnh, sẽ làm tăng năng suất. Nhưng lượng phân đạm được giải thích trong mô hình lại làm giảm năng suất do nông dân chỉ bón phân theo kinh nghiệm và cứ nghĩ là bón nhiều phân thì càng tốt nên có tác dụng ngược lại và còn làm ảnh hưởng đến chi phí. Nông dân cần phải có kỹ thuật canh tác hợp lý, sử dụng đúng liều lượng và bón đúng thời điểm, năng suất sẽ được tăng lên.

Chi phí thuốc BVTV : Đối với loại rau diếp cá thì chi phí bỏ ra mua thuốc BVTV là thuốc dưỡng rễ và lá, thuốc cỏ và thuốc sâu chiếm tỷ lệ thấp. Hệ số β4= -0,101, với mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi tăng 1% chi phí thuốc BVTV sẽ làm năng suất giảm 0,101%. Nguyên nhân dẫn đến lượng thuốc BVTV làm giảm năng suất là do muốn dưỡng lá, dưỡng rễ tốt và to với ước muốn hơn mong đợi, nên nông dân sử dụng liều lượng vượt mức cho phép nên ảnh hưởng đến năng suất, vừa đủ, thích hợp sẽ đảm bảo chất lượng và đạt năng suất hơn.

Giải thích các biến không có ý nghĩa trong mô hình:

Lượng lân: Hệ số lượng phân lân không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Kết quả này cho thấy phân lân chỉ có tác dụng đối với đất, có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất góp phần hạ phèn, đặc biệt có tác dụng kích thích rễ và quá trình hình thành hạt. Tuy nhiên rau diếp cá là loại rau ăn lá nên lân không có tác dụng trong quá trình tăng năng suất.

Chi phí lao động thuê : Hệ số không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Như phân tích ở phần chi phí thì thuê LĐ chủ yếu trong thu hoạch nên số lượng LĐ thuê là bao nhiêu thì cũng không ảnh hưởng đến việc tăng giảm năng suất.

56

Số ngày công LĐGĐ : Hệ số không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Vì như phân tích ở phần chi phí sản xuất cho mùa vụ ta thấy LĐGĐ tham gia vào tất cả các khâu trong sản xuất từ bón phân, phun thuốc, tưới nước, thu hoạch chiếm tỷ trọng cao nên trong quá trình sản xuất tận dụng hết thời gian nhàn rỗi. Mà rau diếp cá trồng còn tùy thuộc vào thời tiết, đất đai, mùa vụ nên việc tăng thêm LĐGĐ hay không cũng không ảnh hưởng đến việc tăng giảm năng suất.

Qua mô hình hàm sản xuất rút ra kết luận là nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào như lượng giống, lượng phân bón, thuốc BVTV và nhiều yếu tố khác một cách hợp lý, đúng cách, đúng thời điểm thì năng suất của rau diếp cá có khả năng tăng.

4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN RAU DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN – THỊ XÃ BÌNH MINH – TỈNH VĨNH RAU DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN – THỊ XÃ BÌNH MINH – TỈNH VĨNH LONG

4.4.1 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của rau diếp cá

Lợi nhuận là kết quả mong đợi cuối cùng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và rau diếp cá nói riêng. Giá bán là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, đúng vào thời điểm trúng mùa được giá thì lợi nhuận cũng tăng theo. Bên cạnh đó, các khoản chi phí cũng có tác động đến lợi nhuận, nếu chi phí bỏ ra nhiều trong quá trình sản xuất thì lợi nhuận thu về không cao. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bao gồm: Chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, giá bán, yếu tố diện tích, kinh nghiệm. Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình được ước lượng thông qua công cụ hồi quy tương quan nhằm mục đích xác định các mối liên hệ giữa lợi nhuận của mô hình và các yếu tố giải thích.

4.4.2 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận rau diếp cá

Y=β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6

Trong đó:

Biến phụ thuộc Y (đồng/công): là lợi nhuận mà nông hộ đạt được

Các biến độc lập:

X1: Chi phí giống (đồng/1.000m2) X2: Chi phí phân bón (đồng/1.000m2) X3: Chi phí thuốc BVTV (đồng/1.000m2)

57 X4: Giá bán (đồng/kg)

X5: Diện tích đất canh tác là tổng diện tích nông hộ canh tác rau diếp cá X6: Kinh nghiệm

Sau khi xử lý các số liệu thu thập được từ 60 hộ trồng rau diếp cá bằng phần mềm STATA 10.0, ta thu được kết quả về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận như sau:

Bảng 4.20: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận rau diếp cá xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Biến Hệ số Sai số chuẩn P-value

Hằng số -2.282.480* 1.335.562 0,093 Chi phí giống 0,357** 0,164 0,034 Chi phí phân bón -0,175ns 0,433 0,688 Chi phí thuốc BVTV -20,054** 8,932 0,029 Giá bán 1.448,095*** 304,814 0,000 Diện tích -144.032,9ns 154.808,2 0,356 Kinh nghiệm 48.407,86ns 34.529,97 0,167 Prob>F 0,0000 R2 0,4255 Cỡ mẫu 60

*, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức thống kê ở mức 10%, 5%, 1%. NS không có ý nghĩa

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm stata

Qua bảng 4.19 cho thấy:

Prob>F=0,0000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α =10% nên mô hình có ý nghĩa và các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Với yếu tố phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình với giá trị Mean VIF= 1,98 nhỏ hơn rất nhiều so với 10 nên chứng tỏ mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Và kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng hệ số hettest ta có giá trị Prob>chi2=0,4743 là rất lớn nên chấp nhận H0 ở mức ý nghĩa α =10% (phương sai sai số không đổi). Kiểm định tự tương quan bằng hệ số Durbin Watson với kết quả Prob>chi2=0,6697 lớn hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α =10% nên chấp nhận H0, không có hiện tượng tự tương quan. Hệ số xác định R2=0,4255 cho thấy 42,55% sự thay đổi lợi nhuận rau diếp cá được giải thích bởi các yếu tố chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, giá bán, diện tích đất canh tác rau diếp cá, kinh nghiệm. Còn lại 57,45% là do ảnh hưởng của các nhân tố khác không có trong mô hình.

Theo kết quả hồi quy với 6 biến đưa vào mô hình thì các biến chi phí giống có ý nghĩa ở mức 5%, chi phí thuốc nông dược có ý nghĩa ở mức 5% và

58

giá bán có ý nghĩa ở mức 1%. Còn lại các biến chi phí phân bón, diện tích đất canh tác và yếu tố kinh nghiệm không có ý nghĩa thống kê đối với mô hình. Qua bảng 4.20 cho thấy chi phí thuốc nông dược có ý nghĩa đối với mô hình nhưng hệ số mang dấu (-), điều này có nghĩa là chi phí thuốc nông dược ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Được giải thích như sau:

Chi phí thuốc nông dược (X3): hệ số β3= -20,054 với mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí thuốc nông dược tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận sẽ giảm 20,054 đồng/1.000m2. Chi phí thuốc nông dược vừa ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận vì nông dân muốn dưỡng lá, dưỡng rễ tốt và to với ước muốn hơn mong đợi, nên nông dân sử dụng liều lượng vượt mức cho phép, nếu sử dụng đúng liều, đúng thời điểm sẽ đảm bảo chất lượng và đạt năng suất hơn dẫn đến tăng lợi nhuận.

Bên cạnh đó, giá bán và chi phí giống ảnh hưởng tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Cụ thể:

Chi phí giống (X1): hệ số β1= 0,357 với mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí giống tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận tăng 0,357 đồng. Điều này cho thấy chi phí bỏ ra mua giống với mật độ nhiều thì năng suất tăng dẫn đến lợi nhuận tăng.

Giá bán (X5): hệ số β5= 1.448,095 với mức ý nghĩa 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu giá bán tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận sẽ tăng 1.448,095 đồng/1.000 m2. Điều này có nghĩa là giá rau diếp cá càng cao thì lợi nhuận thu về cho nông hộ tăng.

Tóm lại, lợi nhuận có nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động vào ngoài những yếu tố đưa vào mô hình để phân tích, tuy nhiên chủ yếu vẫn có 3 yếu tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận. Yếu tố chi phí thuốc nông dược tỷ lệ nghịch với lợi nhuận vì thế nông dân nên điều chỉnh lại chi phí sử dụng lượng thuốc nông dược một cách tối thiểu để lợi nhuận đạt được như mong đợi và thậm chí cao hơn. Nông dân sản xuất rau diếp cá nói riêng và trong sản xuất nông nghiệp nói chung thì tình trạng giá cả biến động vẫn luôn xảy ra và nông dân thường không chủ động về giá cả nếu thương lái đưa ra giá thấy từ hòa đến lời sẽ bán, chính vì đều này mà hầu hết nông dân bị ép giá, vì thế bà con nông dân nên đoàn kết hợp tác lại để cùng nhau đẩy giá, đảm bảo lợi nhuận thu về xứng đáng với công sức bỏ ra, đạt lợi nhuận cao hơn nữa.

4.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƢỢC

Qua kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận và hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá, cùng với sự kết hợp khảo sát

59

thực tế hoạt động trồng rau diếp cá của nông hộ, từ đó có những nhận định chung về tình hình sản xuất rau diếp cá của nông hộ xã Thuận An như sau:

Diện tích trồng rau diếp cá còn manh mún, nhỏ lẻ, một số hộ làm theo phong trào nên chỉ canh tác duy nhất 1.000m2. Chính vì diện tích nhỏ lẻ nên khó khăn trong việc thành lập HTX, khó đẩy nhanh quá trình hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn để đạt năng suất cao hơn.

Theo như đã phân tích ở bảng 4.19 về yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thì việc sử dụng phân bón không đúng liều lượng đã làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng đầu vào và gây lãng phí, cụ thể là ở khoản mục chi phí trình bày trong bảng 4.14 thì ngoài việc sử dụng lao động gia đình nhiều nhất thì chi phí cao nhất đứng thứ hai đó là phân bón với mức chi phí trung bình là 829.292 đồng/1.000m2

. Trong khi loại rau diếp cá ít cần phân thuốc mà nông dân muốn đạt hơn mong đợi nên sử dụng quá mức điều đó không làm tăng năng suất mà

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)