PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 28)

2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu

Đề tài chọn xã Thuận An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long để làm địa bàn nghiên cứu vì xã Thuận An là nơi trồng nhiều rau diếp cá. Vùng đất này với truyền thống trồng rau diếp cá lâu đời, nông dân có nhiều kinh nghiệm vì vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quan sát nên số liệu sẽ mang tính đại diện cao.

2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập chủ yếu từ 2 nguồn là số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.

2.2.2.1 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp của bài nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ sản xuất rau diếp cá thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn 60 hộ ở các ấp xã Thuận An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện các đối tượng phù hợp với đề tài nghiên cứu. Cụ thể chọn đại diện nghiên cứu tại xã Thuận An với các ấp trồng nhiều nhất để nghiên cứu đó là ấp Thuận Tiến C, ấp Thuận Phú B, ấp Thuận Phú C. Cơ cấu mẫu số liệu khảo sát được trình bày trong bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu số liệu điều tra tại xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Xã/phường Ấp/khóm Số quan sát Tỷ trọng (%)

Xã Thuận An Thuận Tiến C 15 25

Thuận Phú B 30 50

Thuận Phú C 15 25

Tổng 60 100

Nguồn: số liệu điều tra, 2013

Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy, xã Thuận An là xã trồng rau diếp cá nhiều nhất trong toàn thị xã Bình Minh, lấy ba ấp trồng nhiều nhất của xã Thuận An, đó là Thuận Tiến C với 15 hộ (chiếm tỷ trọng 25%), đồng tỷ trọng với Thuận Tiến C là Thuận Phú C cũng với 15 hộ, số mẫu được lấy nhiều nhất là Thuận Phú B với 30 hộ, chiếm tỷ trọng 50%.

2.2.2.2 Số liệu thứ cấp

Dựa vào số liệu thứ cấp ở phòng kinh tế thuộc trung tâm hành chính thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long; Niên giám thống kê thị xã Bình Minh; các báo cáo tổng kết hằng năm về tình hình kinh tế - xã hội, sản xuất nông nghiệp của các cơ quan ban ngành ở xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

16

Ngoài ra, số liệu còn được thu thập trên các sách báo, tạp chí, các trang web có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu 2.2.3.1 Đối với mục tiêu 1

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh (so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối) để phân tích thực trạng và tình hình sản xuất rau diếp cá của nông hộ.

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn.

Trong bài nghiên cứu, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để thống kê các số liệu về giá trị đầu vào, đầu ra và dựa vào kết quả đã thống kê để đánh giá sự tác động của các yếu tố đầu vào, đầu ra đến kết quả kinh tế của mô hình sản xuất rau diếp cá của nông hộ xã Thuận An-thị xã Bình Minh-tỉnh Vĩnh Long.

- Bước đầu tiên để mô tả là tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số liệu thô và lập bảng phân phối tần số.

-Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó.

- Bảng thống kê: Là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu, biểu đồ, biểu bảng…

Bảng thống kê bao gồm các yếu tố chính: Số liệu biểu bảng, tên biểu bảng, đơn vị tính, các chỉ tiêu.

Các đại lượng thống kê mô tả thường được dùng là:

- Mean (trung bình cộng): Giá trị trung bình của các quan sát của biến. - Std. Deviation (độ lệch chuẩn): Cho biết mức độ phân tán của các giá trị quanh giá trị trung bình.

- Minimum (giá trị nhỏ nhất): Biểu hiện giá trị nhỏ nhất của biến trong các mẫu khảo sát được.

- Maximum (giá trị lớn nhất): Biểu hiện giá trị lớn nhất của biến trong các mẫu quan sát được.

17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu, kết quả biểu hiện quy mô của hiện tượng kinh tế.

Công thức: Δy = y1 – yo Yo : Chỉ tiêu năm trước. Y1 : Chỉ tiêu năm sau.

Δy : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục.

So sánh bằng số tương đối: là kết quả phép chia giữa hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho trị số của kỳ gốc. Kết quả biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế. Được tính bằng công thức:

ΔY=

Y0 : Chỉ tiêu năm trước. Y1 : Chỉ tiêu năm sau.

ΔY: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động các mức độ của các chỉ tiêu trong ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu trong ba năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

2.2.3.2 Đối với mục tiêu 2

Sử dụng phương pháp so sánh và tính toán các chỉ tiêu như: chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí để đánh giá hiệu quả tài chính trong việc sản xuất rau diếp cá của nông hộ sản xuất rau diếp cá xã Thuận An.

2.2.3.3 Đối với mục tiêu 3

Nhằm phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất rau diếp cá đạt được. Ta thiết lập hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng sau:

lnY= β0 + β1lnx1 + β2lnx2 + β3lnx3 + β4lnx4 + β5lnx5 + β6lnx6

Y1- Y0

18 Trong đó:

Biến phụ thuộc Y : năng suất/đợt (kg/1000 m2) β0 : Hệ số tự do

X1 : Lượng giống gieo trồng cho 1000 m2, đơn vị tính là kg/1000 m2 . Yếu tố này phản ảnh mật độ gieo trồng rau diếp cá.

X2 : Lượng phân đạm (N) nguyên chất được sử dụng, đơn vị tính là kg/1000m2/đợt.

X3 : Lượng phân lân (P2O5) nguyên chất được sử dụng, đơn vị tính là kg/1000m2/đợt.

X4 : Chi phí thuốc nông dược được tính bằng tổng chi phí của tất cả các loại thuốc như thuốc sâu, thuốc cỏ, thuốc dưỡng, thuốc bệnh,…Đơn vị tính là đồng/1000m2/đợt. Do nông dân sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau và đơn vị tính nồng độ nguyên chất không đồng nhất (thuốc bột tính bằng gam, thuốc nước tính bằng ml). Nên khó khăn trong việc đưa nồng độ nguyên chất và chi phí bằng tiền là biến thay thế tốt nhất do chúng mang tính tương đồng.

X5: Là khoản chi phí dùng để thuê lao động trong các khâu làm đất đến thu hoạch, được tính bằng tổng số tiền thuê cho 1 công, đơn vị tính là đồng/1000m2

.

X6 : Ngày công lao động gia đình (đơn vị tính : ngày công/1000m2/đợt). βi(i=1,2…..6): Các tham số được ước lượng bằng việc tính toán từ phần mềm stata.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình

Y= β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5 X5 + β6X6 Trong đó :

- Biến phụ thuộc Y (đồng/1000m2): là lợi nhuận mà nông hộ đạt được. - Các biến độc lập :

X1 : Chi phí giống (đồng/1000m2) là số tiền mua giống X2 : Chi phí phân bón (đồng/1000m2

) là số tiền hộ chi ra để mua phân bón cho rau diếp cá.

X3 : Chi phí thuốc BVTV (đồng/1000m2) là số tiền hộ chi ra để mua thuốc dưỡng, thuốc sâu và thuốc cỏ cho rau diếp cá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19 X5 : Diện tích đất canh tác

X6 : Kinh nghiệm

2.2.3.4 Đối với mục tiêu 4

Qua kết quả phân tích từ các mục tiêu trên và các thông tin thu thập được từ các nguồn có liên quan để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình sản xuất rau diếp cá có hiệu quả hơn.

20

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH LONG

3.1.1 Vị trí địa lý

Vĩnh Long nằm ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; phía Tây Nam giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2 bằng 0,4% diện tích cả nước, dân số năm 2010 là 1.031,994 người bằng 1,3% dân số cả nước. So với 12 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long là một tỉnh có quy mô tương đối nhỏ cả về diện tích lẫn dân số của toàn vùng, nhưng lại là tỉnh có mật độ dân số trung bình là 698 người/km2, đứng hàng thứ hai ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, diện tích đất canh tác trên đầu người thấp.

3.1.2 Địa hình

Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20), cao trình khá thấp so với mực nước biển. Cao trình tuyệt đối từ 0,6 – 1,2 m chiếm 90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25 m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Không chịu ảnh hưởng của nước mặn và ít bị tác động của lũ.

3.1.3 Đất đai thổ nhƣỡng

Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long tính đến 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.496,800 km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 116.180,6 ha, chiếm 78,6%; Đất chuyên dùng 9.163,9 ha, chiếm 6,2%; Đất ở nông thôn 5.502,3 ha, chiếm 3,7%; Đất ở đô thị 656,800 ha, chiếm 0,44%; Đất chưa sử dụng, 105,300 ha, chiếm 0,07%.

Vĩnh Long tuy có diện tích đất phèn lớn, tuy nhiên tầng sinh phèn ở rất sâu, tỉ lệ phèn ít, xong đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh trong vùng. Đặc biệt tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu, đất tốt, độ phì nhiêu cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng

21

suất cao, sinh khối lớn lại thuận lợi về giao thông kể cả thuỷ và bộ. Ở Vĩnh Long có 4 loại đất chính: đất phèn có 90.779,060 ha, chiếm 68,94% diện tích đất toàn tỉnh; đất phù sa có 40.577,060 ha, chiếm 30,81%; đất giồng cát có 212,730 ha, chiếm 0,16%; đất xáng thổi có 116,140 ha, chiếm 0,09%.

Vĩnh Long còn có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào, cát dưới lòng sông với trữ lượng khoảng 100 - 150 m3, cát được sử dụng chủ yếu cho san lấp. Ngoài ra do nằm ở vị trí tích tụ thuận lợi nên hàng năm sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên luôn được bồi tụ một lượng cát lớn; đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm được tập trung chủ yếu dọc theo sông Tiền và rải rác ở các huyện, thị trong tỉnh, tổng trữ lượng đất sét các loại có thể khai thác được toàn tỉnh đạt 92 triệu m3

.

Nếu so sánh với toàn quốc và vùng đồng bằng sông Cửu Long thì Vĩnh Long có tỉ lệ đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên cao hơn mức trung bình của vùng và gấp 4 lần mức trung bình cả nước, đất chưa sử dụng chỉ chiếm một tỉ lệ thấp.

3.1.4 Nguồn nƣớc

Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai con sông lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long nên có nguồn nước ngọt quanh năm, đó là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, lượng mưa hàng năm trên địa bàn tỉnh lớn.

Đặc biệt, Vĩnh Long có nguồn thuỷ sản khá phong phú gồm nước ngọt và nước lợ. Tại Vĩnh Long có các loại hình dòng chảy chính và vùng ngập lũ thượng lưu: hồ, ao, đầm kênh, mương, ruộng lúa.

3.1.5 Khí hậu

Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25oC đến 27o

C, nhiệt độ cao nhất 36,9oC, nhiệt độ thấp nhất 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân là 7,3oC.

- Độ ẩm không khí bình quân 80-83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88% và tháng thấp nhất (tháng 3) là 77%.

- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.400- 1.500 mm/năm, trong đó lượng bốc hơi bình quân theo tháng vào mùa khô là 116-179 mm.

22

- Lượng mưa trung bình đạt 1.450-1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình quân 100-115 ngày/năm. Về thời gian mưa, có khoảng 90% lượng mưa phân bố tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ ẩm cũng như lượng mưa là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy không bị ảnh hưởng bởi các dạng khí hậu cực đoan nhưng các hiện tượng lốc xoáy, các trận lũ nhiều hơn, có thể là những tác động ban đầu của biến đổi khí hậu toàn cầu cần phải được quan tâm.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH-TỈNH VĨNH LONG 3.2.1 Đặc điểm tự nhiên 3.2.1 Đặc điểm tự nhiên

3.2.1.1 Vị trí địa lý

Thị xã Bình Minh nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Long - Phía Bắc giáp huyện Bình Tân;

- Phía Nam giáp sông Hậu, ngăn cách với huyện Trà Ôn; - Phía Tây giáp sông Hậu, ngăn cách với thành phố Cần Thơ; - Phía Đông giáp huyện Tam Bình;

Về hành chính, hiện nay thị xã Bình Minh gồm có thị trấn Cái Vồn và năm xã: Mỹ Hòa, Thuận An, Đông Bình, Đông Thạnh và Đông Thành.

3.2.1.2 Địa hình

Thị xã Bình Minh là vùng có địa hình khá bằng phẳng, cao từ phía Tây và thấp dần về phía Đông, đất đai màu mỡ, sông rạch chằng chịt, mang lại phù sa và nước ngọt quanh năm. Với địa hình như trên rất thuận lợi cho việc lợi dụng thủy triều để cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

3.2.1.3 Đất đai

Nhìn chung, người dân thị xã Bình Minh sử dụng đất chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp. Cụ thể bảng 3.1 sẽ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của thị xã Bình Minh giai đoạn 2010-2012.

Bảng 3.1 : Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Bình Minh 2010 - 2012 ĐVT: ha

Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Đất nông nghiệp 6.907,8 6.905,2 6.895,2

Đất nuôi thủy sản 28,9 30,0 30,0

Đất phi nông nghiệp 1.141,9 1.143,4 1.153,4

Sông, gạch 1.084,8 1.084,8 1.084,8

Tổng 9.163,4

23

Nhìn chung, đất dùng cho sản xuất nông nghiệp tại thị xã Bình Minh được sử dụng chủ yếu. Trong đó, diện tích dùng cho cây hàng năm cao (lúa và hoa màu) là 4.420,000 ha (năm 2012), chiếm 64,10% diện tích đất nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp được sử dụng cho mục đích chính là nhà ở; đất chuyên dùng,…

3.2.1.4 Khí hậu

Thị xã Bình Minh có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình 26- 27oC, bình quân khoảng 2600 giờ nắng/năm, độ ẩm bình quân 80 - 83%.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 28)