Tình hình sản xuất nông nghiệp thị xã Bình Minh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 38)

Thế mạnh kinh tế của thị xã Bình Minh là sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chính của thị xã là lúa, hoa màu và cây ăn trái. Ngoài ra, các ngành dịch vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến cũng khá phát triển. Cảng Bình Minh tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa phục vụ Khu Công nghiệp Bình Minh và thành phố Cần Thơ. Mục tiêu của thị xã Bình Minh trong những năm tới là giảm dần tỷ trọng trồng trọt, nâng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Nhiều năm qua, nông dân thị xã Bình Minh đã phát triển hiệu quả mô hình “cánh đồng 70 triệu”, tăng thu nhập hộ nông dân trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Đầu năm 2010, toàn thị xã có 4.836 ha đạt giá trị sản xuất 70 triệu đồng/ha/năm. Trong đó, riêng diện tích đất vườn cho thu nhập cao là 2.250 ha, chiếm 80% so với diện tích vườn cho sản phẩm, tạo đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Năm 2010 đến năm 2011, thị xã Bình Minh tiếp tục khai thác thế mạnh phát triển các vùng chuyên canh màu với diện tích 3.794 ha ở các xã Thuận An, Mỹ Hòa, Đông Bình, Đông Thành, trong đó tập trung các loại cây màu truyền thống như xà lách xoong, rau diếp cá, khoai lang, dưa leo, hành lá, rau muống,…

3.2.3.1 Trồng trọt

a. Cây lúa

Cây lúa là cây trồng chủ lực của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, là cây trồng truyền thống vì thế khi nhắc đến nông nghiệp không thể không nhắc đến cây lúa. Bên cạnh đó, mặc dù chính sách hiện nay của tỉnh là giảm diện tích sản xuất lúa nhưng diện tích lúa qua các năm vẫn còn cao, sản lượng và

26

năng suất lúa cũng phụ thuộc nhiều vào diện tích nên có xu hướng biến động. Và bảng 3.3 sẽ thể hiện cụ thể diện tích, năng suất, sản lượng lúa như sau:

Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Năm Diện tích (ha) Năng suất

(tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2010 9.966,4 54,17 53.984,4 2011 10.396,3 56,20 58.426,2 2012 9.664,7 57,34 55.413,5 6 tháng năm 2013 6.775,8 - -

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh, 2012

Từ bảng 3.3 cho thấy:

Diện tích trồng lúa cả năm 2011 tăng lên 429,9 ha so với năm 2010 và diện tích trồng lúa cả năm 2012 giảm xuống 731,6 ha so với năm 2011. Còn về năng suất thì tăng dần qua các năm, sản lượng có sự biến động qua các năm cụ thể là năm 2011 sản lượng tăng lên mức 4.441,8 tấn so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 thì sản lượng lại giảm 3.012,7 tấn. Nguyên nhân tăng giảm diện tích là do việc đưa màu xuống ruộng, đối với những năm làm 3 vụ lúa thì diện tích tăng, còn có sự kết hợp lúa màu thì diện tích giảm. Và năng suất được tăng dần qua các năm là do nông dân phát hiện sâu bệnh kịp thời và xử lý nhanh chóng nên không ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì diện tích xuống giống là 6.775,8 ha (trong đó: Đông xuân: 3.426,09 ha; Hè thu: 3.349,69 ha). Diện tích lúa Đông xuân đạt 107% chỉ tiêu Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Vĩnh Long giao và đạt 98% Nghị quyết Thị ủy, tăng 146 ha so cùng kỳ năm 2012. Năng suất 6,9 tạ/ha, giảm 0,09 tấn/ha cùng kỳ. Sản lượng đạt 20.530,4 tấn, tăng 694,3 tấn so cùng kỳ năm 2012. Diện tích lúa Đông Xuân không đạt kế hoạch, nguyên nhân giảm chủ yếu là do nông dân chuyển đất trồng lúa Đông Xuân sang trồng màu các loại phục vụ tết Nguyên đán và trồng khoai lang sớm (làm giống).

Còn diện tích lúa Hè Thu đạt 111,6% chỉ tiêu Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Vĩnh Long giao và đạt 95,70% Nghị quyết, tăng 168,69 ha so cùng kỳ năm 2012. Hiện nay đã thu hoạch dứt điểm diện tích gieo sạ 3.349,69 ha, ước năng suất 5,7 tấn/ha, sản lượng chung ước 19.093 tấn.

b. Cây màu

Cây màu của thị xã Bình Minh chủ trương được đưa xuống ruộng trong những năm gần đây. Và nhanh chóng phát triển thành vùng chuyên canh rau màu, cho thu nhập cao gấp đôi ba lần so với cây lúa. Chính nhờ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất ruộng này đã giúp nhiều nông dân nơi đây ăn nên

27

làm ra, đổi mới bộ mặt nông thôn. Cụ thể diện tích và sản lượng của cây màu được thể hiện ở bảng 3.4:

Bảng 3.4 : Diện tích và sản lượng cây màu của thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Diện tích (ha) 3.992,3 4.310,3 5.050,7 318,0 7,97 740,4 17,18 Sản lượng (tấn) 76.047 86.473 108.476 10.426,0 13,71 22.003,0 25,44

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh, 2012

Qua số liệu của bảng 3.4 cho thấy:

Diện tích rau màu năm 2010 là 3.992,3 ha đến năm 2011 tăng thêm 318 ha (tỷ lệ 7,97%) làm cho diện tích rau màu của thị xã năm 2011 là 4.310,3 ha. Đến năm 2012 diện tích rau màu lại gia tăng lên 740,40 ha (tỷ lệ 17,18%) so với năm 2011 với con số diện tích là 5.050,7 ha.

Đối với sản lượng, sản lượng tăng lên năm 2011 là 10.426 tấn (tỷ lệ 13,71%) so với năm 2010 với sản lượng năm 2011 là 86.473 tấn. Và đến năm 2012, sản lượng tăng lên 22.003 tấn (tỷ lệ là 25,44%) so với năm 2011. Nguyên nhân làm tăng sản lượng chủ yếu là khoai lang, do việc đưa mô hình trồng khoai trên đất lúa được thị xã triển khai rộng và đạt kết quả tốt.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng diện tích xuống giống cây màu 2.976,94 ha, đạt 65% so với kế hoạch, tăng 66 ha so với cùng kỳ (trong đó, màu vụ Đông Xuân 1.784,29 ha; màu vụ mùa 1.192,65 ha).

Nhìn chung, cây màu phát triển khá thuận lợi. Một số dịch bệnh xuất hiện rải rác trên rau màu nhưng được bà con nông dân phát hiện và phòng trị kịp thời nên không ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả.

c. Cây ăn trái

Theo số liệu chi cục thống kê thị xã Bình Minh năm 2012, diện tích cây lâu năm toàn thị xã là 2.826,3 ha, giảm 114,8 ha. Trong đó, các loại cây được trồng với diện tích tương đối nhiều là bưởi với diện tích 1.722,6 ha, dừa diện tích là 207,8 ha, nhản với diện tích là 180,6 ha, sầu riêng và xoài là 129,8 ha, nguyên nhân là do các loại cây này có giá trị kinh tế cao.

28

Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, diện tích cây lâu năm là 3.221,4 ha, tăng 57,8 ha so cùng kỳ năm. Trong đó, diện tích cho sản phẩm 2.591,2 ha. Diện tích bưởi 1.947,2 ha (diện tích cho sản phẩm 1.722,6 ha). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Chăn nuôi

Đối với thị xã Bình Minh thì ngành chăn nuôi không phát triển như trồng trọt. Địa bàn chăn nuôi các loại như: trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan. Cụ thể số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm của thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện trong bảng 3.5:

Bảng 3.5: Số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm của thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số lượng (con) Sản lượng (tấn) Số lượng (con) Sản lượng (tấn) Số lượng (con) Sản lượng (tấn) Số lượng (con) Sản lượng (tấn) Trâu 152 14,7 53 35,5 73 6,2 37 - Bò 1.417 176,9 1.430 179,5 1.358 166,1 1.250 - Lợn 16.121 2.820,1 13.747 2.516,0 13.655 2.398,8 13.007 - Gà 105.469 365,1 116.500 352,8 120.058 363,5 120.846 - Vịt 78.375 366,5 88.396 333,9 90.515 338,2 85.562 - Ngan, ngỗng 36.197 162,0 40.051 177,7 40.335 179,0 - -

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh, 2012

Từ bảng 3.5 cho thấy:

Số lượng trâu qua các năm đều giảm, từ 152 con (năm 2010) giảm xuống 53 con (năm 2012) và đến 6 tháng năm 2013 chỉ còn 37 con. Nhìn chung, người dân thị xã Bình Minh có xu hướng chuyển dần từ gia súc sang gia cầm. Số lượng đàn bò cũng biến động, sản lượng và số lượng tăng không đáng kể. Do nguồn thức ăn tươi khan hiếm, điều kiện chăn thả còn hạn chế. Lợn giảm qua các năm do tình hình dịch bệnh xảy ra và giá cả thấp, lợi nhuận thu được chưa cao nên người dân chưa mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi, nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình. Hiện nay, các địa phương trong thị xã đang khuyến khích nông dân tổ chức lại chăn nuôi theo phương thức công nghiệp với quy mô trang trại, giảm dần phương thức chăn nuôi truyền thống phân tán, nhỏ lẻ trong nông hộ, đảm bảo vệ sinh thú y và kiểm soát được dịch bệnh.

Gia cầm: đàn gia cầm phát triển ổn định, số lượng nuôi tăng trưởng rõ rệt qua các năm, do nhu cầu tiêu thụ lớn, giá cả ổn định và ở mức khá cao. Thế

29

nên dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn thị xã đã gây lo lắng cho người nuôi cũng như người tiêu dùng.

e. Thủy sản

Thủy sản không là thế mạnh đặc trưng của thị xã Bình Minh nên diện tích nuôi trồng thủy sản cũng còn hạn chế. Cụ thể diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản của thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 sẽ được thể hiện ở bảng 3.6:

Bảng 3.6: Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Diện tích (ha) 75,4 77,0 85,1 1,6 2,12 8,1 9,52 Sản lượng (tấn) 2.555,1 2.574,9 2.553,8 19,8 0,77 -21,1 -0,82

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh, 2012

Từ bảng 3.6 cho thấy:

Diện tích nuôi trồng thủy sản của thị xã thấp và bên cạnh đó sản lượng giảm từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013, nếu có tăng cũng không đáng kể. Cụ thể, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 1.534,1 tấn, giảm 882,8 tấn so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích nuôi thủy sản: 83,1 ha (giảm 2,92%); Sản lượng thu hoạch 1.139,6 tấn, giảm 869,9 tấn hay giảm 43,29% so cùng kỳ. Trong đó, cá tra xuất khẩu 638,2 tấn, giảm 1.196 tấn hay giảm 56,4%. Số ao nuôi cá tra xuất khẩu (cá thương phẩm) 15 ao = 13 ha, ước khả năng thu hoạch khoảng 2500 tấn (tương đương năm trước). Nguyên nhân dẫn đến sản lượng giảm là do giá thấp, người dân treo ao, chuyển nuôi cá giống và neo chờ giá nên chưa thu hoạch).

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 38)