Kỹ thuật sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 49)

4.1.3.1 Rau giống

Rau giống và mật độ trồng

Nguồn giống là yếu tố đầu vào quan trọng trong tất cả các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đối với rau diếp cá cũng vậy việc chọn rau giống có chất lượng góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Bảng 4.7, thể hiện nguồn giống rau diếp cá mà nông hộ sử dụng.

Bảng 4.7: Nguồn gốc của rau giống

Địa điểm Tần số Tỷ trọng (%)

Từ hàng xóm 37 61,67

Tự có 23 38,33

Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Từ kết quả bảng 4.7, cho thấy nguồn giống từ hàng xóm chiếm 61,67%, nguồn giống tự có chiếm 38,33%. Nông hộ không sử dụng giống từ cơ sở sản xuất giống. Người dân sử dụng giống của hàng xóm nhiều vì giống có chất lượng cao, tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chi phí mua giống thấp, bên cạnh đó do canh tác theo phong trào nên hộ nào mua giống của hàng xóm đạt năng suất cao thì giới thiệu nhau. Cây rau diếp cá dễ trồng và lâu năm thay gốc trồng mới nên nông hộ sử dụng nguồn giống tự có để canh tác. Bên cạnh biết được nguồn giống có từ đâu thì cũng cần tìm hiểu thêm lý do tại sao nông hộ sử dụng nguồn giống đó, nguồn giống từ đó mang đến cho nông hộ kết quả gì, nó có những lợi thế gì. Và bảng 4.8 sẽ thể hiện cụ thể hơn lý do sử dụng nguồn giống của nông hộ.

37

Bảng 4.8: Lý do sử dụng giống của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%)

Rẻ 12 20,00

Chất lượng giống cao 6 10,00

Có sẵn 18 30,00

Có người giới thiệu 14 23,33

Được cung cấp miễn phí 0 0,00

Làm theo phong trào 11 18,33

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Qua bảng 4.8 cho thấy lý do sử dụng nguồn giống là có sẵn có đến 18 hộ (chiếm 30,00%), vì là cây lưu gốc nên ở công đất nào không tốt thì bỏ gốc để trồng lại và sử dụng nguồn giống hiện có. Kế tiếp với tỷ trọng 23,33% (chiếm 14 hộ) thì sử dụng nguồn giống là có người giới thiệu, vì những hộ này mua giống từ hàng sớm nên hàng xóm nào bán giống có chất lượng thì truyền tai nhau mua. Tiếp đến với lý do chi phí mua giống rẻ có 12 hộ (chiếm tỷ trọng 20,00%), điều này giúp nông dân tiết kiệm chi phí, thu nhiều lợi nhuận. Bên cạnh đó thì có 11 hộ (chiếm tỷ trọng 18,33%) là sử dụng giống theo phong trào và 6 hộ với lý do nguồn giống chất lượng cao, chiếm tỷ trọng 10,00%. Không có nguồn giống nào được cung cấp miễn phí ngoài họ đã mua để dựng giống (có sẵn).

Mật độ trồng rau diếp cá

Mật độ trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất đạt được của nông hộ. Vì rau diếp cá là loại rau đẻ nhánh nên mật độ trồng nhiều thì cây sinh sôi nhiều và khi mật độ đủ dày và cây đạt độ cao thích hợp (30-40 cm) là có thể thu hoạch. Nếu trồng thưa thì thời gian đẻ nhánh lâu và dẫn đến thu hoạch cũng ảnh hưởng. Và hình 4.1 sẽ thể hiện cụ thể hơn về mật độ trồng rau diếp cá của nông hộ xã Thuận An.

ĐVT: kg/1.000m2

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Hình 4.1: Mật độ trồng rau diếp cá của nông hộ

0 200 400 600 800 1000 Thấp nhất Cao nhất Trung bình 400 1000 700

38

Qua hình 4.1 cho thấy, mật độ trồng rau diếp cá của nông hộ xã Thuận An đạt trung bình là 700 kg/1.000m2

, mật độ thấp nhất là 400 kg/1.000m2 và mật độ cao nhất là 1.000 kg/1.000m2. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do tùy vào nguồn vốn của từng nông hộ, nông hộ nào có vốn rộng thì mua nhiều rau trồng và nguồn vốn hạn chế thì nguồn rau giống ít, thời gian đợi thu hoạch kéo dài hơn.

4.1.3.2 Tham gia tập huấn kỹ thuật

Qua khảo sát thực tế 60 hộ trồng rau diếp cá thì đa số chỉ canh tác theo kinh nghiệm có được và tự tìm tòi học hỏi từ hàng xóm, bởi địa phương chưa tổ chức các lớp tập huấn về loại rau này và rau diếp cá vẫn chưa được chính quyền địa phương quan tâm để hình thành hợp tác xã, hay đưa vào mô hình rau sạch, an toàn. Bảng 4.9, thể hiện nguồn kiến thức khoa học kỹ thuật có được để áp dụng vào sản xuất rau diếp cá.

Bảng 4.9: Nguồn kiến thức khoa học kỹ thuật

Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%)

Gia đình truyền lại 24 40,00

Học từ sách báo 6 10,00 Từ lớp tập huấn 2 3,33 Từ hàng xóm 27 45,00 Từ cán bộ khuyến nông 1 1,67 Tự có 12 20,00 Khác 0 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Bảng 4.9 cho thấy có 27 hộ trong tổng số 60 hộ được khảo sát (chiếm 45,00%) thì nguồn kiến thức khoa học kỹ thuật có được từ hàng xóm: học hỏi về sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu nào và cách thức sử dụng, vì vậy nên hầu hết phân thuốc mà nông dân sử dụng cho rau diếp cá ở xã Thuận An là hầu như giống nhau. Kế đến, có 24 hộ (60 hộ) chiếm tỷ trọng 40,00% nguồn kiến thức do gia đình truyền lại, đúc kết kinh nghiệm theo kiểu “cha truyền con nối”, trồng theo truyền thống. Và có 12 hộ (chiếm 20,00%) thì nguồn kiến thức tự có, đúc kết từ thực tiễn sản xuất. Có 10% nông hộ có nguồn kiến thức từ sách báo, trên phương tiện truyền thông đại chúng, đây là nguồn kiến thức quan trọng, vì các bài viết đó đã qua chọn lọc và thường là các bài viết của cán bộ sở nông nghiệp với kinh nghiệm nhiều năm và kiến thức có hệ thống, với tỷ trọng 10% thì là quá thấp, cần phải được nâng cao hơn nữa. Và số ít có kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác.

39

4.1.3.3 Đầu ra cho sản phẩm

Sản phẩm rau diếp cá của xã Thuận An được trồng tập trung tại các ấp gần nhau nên thuận lợi trong việc tiêu thụ. Thương lái vào tận nhà mua, rau diếp cá được tiêu thụ không chỉ trong toàn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, mà rau diếp cá Thuận An được tiêu thụ ở cả thành phố Hồ Chí Minh. Rau diếp cá nếu được chính quyền địa phương quan tâm thì có thể phổ biến trồng theo mô hình rau sạch, bản chất của rau diếp cá là đã sạch vì ít sâu bệnh, một vụ trồng rau thường sử dụng rất ít phân và thuốc BVTV, nếu giá trị rau diếp cá được nâng lên thì giá cả đầu ra sẽ rất cao, mang lại thu nhập ổn định cho nông dân. Tình hình rau diếp cá hiện nay thu hoạch rộ, do mùa mưa rau diếp cá tốt và có nhiều người thu hoạch bán nên bị rớt giá, chính vì thế nông dân bị thương lái ép giá mà vẫn bị động chấp nhận nếu thấy không lỗ. Nếu muốn giá cả đầu ra ổn định xứng đáng với công sức cơ cực mà nông dân bỏ ra thì nên có giải pháp cụ thể như nông dân cần liên kết lại để đẩy giá lên cao trong tương lai và cần có hợp đồng giữa thương lái và nông dân để đảm bảo giá.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)