PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 54)

4.2.1 Phân tích các khoản mục chi phí – lợi nhuận

4.2.1.1 Chi phí sản xuất rau diếp cá cơ bản ban đầu

Chi phí ban đầu trong sản xuất rau diếp cá bao gồm: chi phí giống, chi phí máy móc thiết bị. Trong đó, chi phí chuẩn bị đất và chi phí trồng cây được quy thành chi phí lao động gia đình và chi phí lao động thuê. Rau diếp cá là loại rau lưu gốc qua các năm, nếu đối với đất tốt thì cây có thể lưu gốc từ 10 năm trở lên, còn đối với đất xấu thì 4 năm thay gốc, tùy theo nông hộ. Và trồng khoảng 2-3 tháng là có thể thu hoạch và cứ thế bón phân, tưới nước, phun thuốc là có thể thu hoạch các đợt tiếp theo. Do đó để phục vụ cho quá trình sản xuất lâu dài thì chi phí ban đầu để đầu tư mua máy móc thiết bị, rau giống cho lần đầu tiên là rất tốn kém. Bên cạnh đó, do lực lượng lao động nhà có giới hạn cộng thêm máy móc để cày xới đất không đủ phục vụ nên phải tốn chi phí cao trong các công đoạn như cày xới, đào mương, chang bằng đất và

42

làm cỏ trước khi đưa giống xuống (công đoạn chuẩn bị đất), kết hợp với lao động gia đình thì phải thuê thêm lao động để trồng rau giống. Và các khoản đầu tư ban đầu ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sau này cho cả quá trình sản xuất. Bảng 4.13 sẽ thể hiện chi phí cơ bản ban đầu trên 1.000m2 cho việc trồng rau diếp cá.

Bảng 4.13:Chi phí cơ bản ban đầu trên 1000m2 cho việc trồng rau diếp cá ĐVT: đồng/1.000m2

Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch

chuẩn

Chi phí rau giống 975.000 4.000.000 2.134.833 732.641

Chi phí máy móc, thiết bị 3.500.000 26.000.000 12.600.000 4.669.931 Chi phí lao động gia đình 360.000 1.600.000 878.183 266.836

Chi phí lao động thuê 820.000 2.300.000 1.592.167 355.599

Tổng chi phí 5.600.000 29.200.000 17.200.000 4.854.908

Chi phí cơ bản cho 1 năm 863.000 5.665.000 2.371.198 1.135.420

Chi phí cơ bản cho 1 vụ 172.361 1.133.000 460.198 228.990

Nguồn: số liệu điều tra, 2013

Bảng 4.13 thể hiện các khoản chi phí cơ bản khi trồng rau diếp cá và các chi phí được thể hiện cụ thể như sau:

Về chi phí rau giống: Về loại giống thì rau diếp cá chỉ có một loại và có 61,67% rau giống được cung cấp từ hàng xóm như đã phân tích ở bảng 4.7. Nông hộ không sử dụng giống từ cơ sở sản xuất giống. Người dân sử dụng giống của hàng xóm nhiều vì giống có chất lượng cao, tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chi phí mua giống thấp, bên cạnh đó do canh tác theo phong trào nên hộ nào mua giống của hàng xóm đạt năng suất cao thì giới thiệu cho nhau. Chi phí giống trung bình là 2.134.833 đồng/1.000m2 và có sự chênh lệch lớn về chi phí giống giữa các nông hộ, hộ có chi phí thấp nhất là 975.000 đồng/1.000m2

, cao nhất là 4.000.000 đồng/1.000m2. Nguyên nhân có sự chênh lệch chi phí lớn giữa các nông hộ là do giá rau giống có sự biến động tùy theo lúc, một phần nông hộ cũng bán rau giống dựa vào giá bán ra cho thương lái. Bên cạnh chi phí chênh lệch do giá thì bên cạnh đó còn do nông hộ có nhiều vốn sẽ trồng nhiều, còn vốn ít thì mật độ thưa hơn. Và theo khảo sát thì mật độ trồng rau diếp cá nhiều nhất của nông hộ là 1.000 kg/1.000m2 và hộ trồng với mật độ thấp nhất là 400 kg/1.000m2, mật độ trung bình là 700 kg/1.000m2. Về chi phí máy móc, thiết bị: Rau diếp cá từ tưới nước đến phun thuốc thì đều dùng máy. Và khi trời nắng nhiều thì rau diếp cá đòi hỏi phải tưới nhiều lần, khoảng 5-6 lần/ ngày. Vì vậy, việc bỏ tiền ra đầu tư cho máy móc thiết bị là quan trọng. Chi phí bỏ ra mua máy móc thiết bị chiếm 73,00%, chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tất cả các chi phí. Và các loại máy thường dùng

43

trong sản xuất rau diếp cá là máy bơm nước các loại như máy xăng hay moteur chạy bằng điện. Và rau diếp cá không cần tốn nhiều lao động trong việc phun thuốc và bón phân. Phun thuốc cũng dùng máy tưới. Hầu hết nông hộ trồng rau diếp cá đều sử dụng hệ thống phun sương để tưới nước, điều này sẽ giúp nông dân bớt cực nhọc và điều gì cũng có hai mặt, khỏe mặt này thì cũng gặp khó khăn mặt khác, đó là vốn bỏ ra cho hệ thống phun sương sẽ cao gấp đôi so với máy bơm nước thông thường. Theo khảo sát thì chi phí mua máy móc thiết bị cao nhất là 26.000.000 đồng/1.000m2, chi phí thấp nhất là 3.500.000 đồng/1.000m2, chi phí trung bình là 12.600.000 đồng/1.000m2. Về chi phí lao động gia đình: Chi phí LĐGĐ cho giai đoạn chuẩn bị sản xuất rau diếp cá là chuẩn bị đất trồng rau. Theo bảng 4.13 cho thấy tổng chi phí LĐGĐ là 878.183 đồng/1.000m2

, chiếm 5% trong cơ cấu tổng chi phí. Cụ thể:

- Chi phí LĐ sử dụng cho việc làm đất:

Việc chuẩn bị đất cũng rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất rau diếp cá nói riêng, khâu chuẩn bị đất làm tốt thì ảnh hưởng tốt đến năng suất trồng rau sau này. Đất trồng rau diếp cá cần được cày bừa kỹ, nhuyễn cho tơi xốp sau đó đưa nước vào để đất mềm nhão, rau diếp cá không trồng theo luống, trồng trên đất bằng vì vậy chang bằng đất, sử dụng một ít phân lân vào đất để hạ phèn và sau đó xây dựng ống tưới, xuống giống. Khoảng cách trồng giữa các bụi là 30-40 cm. Qua khảo sát điều tra thực tế cho thấy chi phí LĐGĐ bỏ ra cao nhất là 1.500.000 đồng/1.000m2, thấp nhất là 200.000 đồng/1.000m2 và trung bình 1.000m2 chi phí bỏ ra để làm đất là 805.083 đồng/1.000m2 [phụ bảng 2.1].

- Chi phí trồng rau giống:

Để có sản phẩm thu hoạch thì phải có công đoạn trồng rau, sau tất cả các công đoạn chuẩn bị đất đã hoàn tất. Quá trình trồng rau ngoài tận dụng số LĐGĐ thì nông hộ thường thuê lao động, thường thì lao động nhà thì rất ít, cần bỏ ra chi phí nhiều cho thuê lao động hơn, kết hợp hai nguồn lao động để có thể rút ngắn thời gian xuống giống cho tất cả sinh trưởng đồng đều trên cả diện tích, vì thế số chi phí LĐGĐ bỏ ra cao nhất là 240.000 đồng/1.000m2, thấp nhất là 0 đồng/1.000m2 và trung bình là 73.100 đồng/1.000m2 [phụ bảng 2.1].

Về chi phí lao động thuê: Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau diếp cá nói riêng thì cũng cần phải thuê lao động để góp phần cho việc sản xuất, vì lao động gia đình là có giới hạn và tương tự như LĐGĐ thì LĐ thuê cũng có các công đoạn là làm đất và trồng rau. Qua bảng 4.13 ta thấy

44

tổng chi phí lao động thuê là 1.592.167 đồng/1.000m2, chiếm 9% trong tổng cơ cấu chi phí. Cụ thể:

-Chi phí làm đất: Giai đoạn này của sản xuất rau diếp cá thuê lao động trong việc mướn xới đất tính tiền theo công và trong việc làm cỏ. Chi phí thuê LĐ cao nhất là 1.900.000 đồng/1.000m2

, thấp nhất là 350.000 đồng/1.000m2 và tổng chi phí trung bình thuê lao động trong giai đoạn này là 1.006.000 đồng/1.000m2

[phụ bảng 2.1].

-Chi phí trồng rau giống: ngoài LĐGĐ với số ít thì thuê LĐ thêm để trồng là nhiều. Chi phí cao nhất là 1.200.000 đồng/1.000m2, chi phí thuê thấp nhất là 240.000 đồng/1.000m2 và trung bình là 586.166 đồng/1.000m2 [phụ bảng 2.1].

Chi phí cơ bản cho một năm=tổng chi phí/số năm bỏ gốc. Dựa vào bảng 4.13 cho thấy số tiền khấu hao trung bình cho một năm là 2.371.198 đồng.

Chi phí cơ bản cho một vụ=tổng chi phí/số vụ trong năm. Tổng chi phí cơ bản cho một vụ trung bình là 460.198 đồng. Và hình 4.2 sẽ thể hiện cụ thể cơ cấu chi phí ban đầu trong sản xuất rau diếp cá

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Hình 4.2: Cơ cấu chi phí cơ bản trồng rau diếp cá của nông hộ

4.2.1.2 Chi phí sản xuất trong vụ

Ngoài việc phân tích chi phí cơ bản ban đầu chuẩn bị cho việc sản xuất rau diếp cá thì còn có các khoản mục chi phí chủ yếu cho một vụ là chi phí phân bón, chi phí thuốc nông dược, chi phí nhiên liệu, chi phí LĐGĐ, chi phí thuê LĐ. Ngoài ra, còn có khoản mục chi phí khấu hao cơ bản vì rau diếp cá là cây lưu gốc nhiều năm. Bảng 4.14 sẽ thể hiện cơ cấu chi phí rau diếp cá một vụ như sau: 13% 73% 5% 9% CP giống CP máy móc CP LDGD CP LD thuê

45

Bảng 4.14: Cơ cấu các khoản mục chi phí sản xuất rau diếp cá trên đợt năm 2013 ĐVT: đồng/1.000m2 Các khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung Bình Độ lệch chuẩn Chi phí phân bón 280.000 2.250.000 829.292 394.579

Chi phí thuốc nông dược 20.000 102.000 58.051 24.922

Chi phí nhiên liệu 45.000 520.000 177.333 108.433

Chi phí LĐGĐ 833.000 3.275.000 1.885.000 584.398

Chi phí LĐ thuê 200.000 960.000 699.125 150.026

Chi phí khấu hao cơ bản 172.361 1.133.000 460.198 228.990

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Chi phí phân bón

Phân bón là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nếu dùng hợp lý và đúng cách. Điều này giúp làm giảm đáng kể chi phí sản xuất và làm tăng năng suất, mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

Qua bảng 4.14 cho thấy, chi phí phân bón trung bình trên 1.000m2 đất trồng rau diếp cá là 829.292 đồng, chiếm 20,00% trong tổng cơ cấu chi phí. Chi phí phân bón cao nhất là 2.250.000 đồng/1.000m2 và thấp nhất là 280.000 đồng/1.000m2

. Chi phí phân bón lớn thứ hai trong các khoản mục chi phí. Mức chi phí này cũng nói lên sự quan trọng của phân bón. Bón phân đúng cách, đúng liều lượng từ khi rau còn ngắn đến khi rau cao sẽ giúp cây phát triển và sẽ nhảy nhiều cây con.

Loại phân bón mà nông hộ sử dụng phục vụ cho trồng rau diếp cá bao gồm phân DAP, phân Ure và kèm theo tro rơm. Khi sử dụng sẽ kết hợp phân DAP và ure với nhau theo tỷ lệ 1:1, còn tro rơm thì là một loại phân phụ rất cần để cây phát triển tốt và cứng cáp.

Trong quá trình sản xuất, bón phân vào đúng thời điểm thích hợp, đúng liều lượng sẽ làm tăng năng suất và tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, hầu hết nông dân chỉ bón theo kinh nghiệm có được và cho rằng bón nhiều phân sẽ cho năng suất cao, thu nhiều lợi nhuận. Điều này sẽ làm lãng phí nguồn vốn phân bón. Và chi phí cũng sẽ tăng lên.

Chi phí thuốc nông dược

Thuốc nông dược cũng rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, phòng trừ và diệt sâu bệnh hại. Và hầu hết đối với các loại rau, củ thì lượng thuốc nông dược rất cao do sâu bệnh hại rất dễ tấn công, còn đối với rau diếp cá thì

46

ngược lại, loại rau này cần rất ít thuốc bởi vì đặc tính có vị chua, mùi tanh nên sâu hại không ưa, loại rau này chủ yếu dùng thuốc dưỡng cho lá và rễ, một vụ phun thuốc khoảng 2-3 lần. Qua bảng 4.14 cho thấy chi phí trung bình sử dụng thuốc nông dược là 58.051 đồng/1.000m2, chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng cơ cấu chi phí là 1,00%. Chi phí thuốc nông dược cao nhất là 102.000 đồng/1.000m2

và chi phí nhỏ nhất là 20.000 đồng/1.000m2. Điều này cho thấy nông dân sản xuất rau diếp cá tốn chi phí thấp cho thuốc nông dược, làm tăng lợi nhuận.

Chi phí nhiên liệu

Chi phí nhiên liệu bao gồm có xăng và điện để phục vụ vào việc tưới tiêu và chi phí nhiên liệu chiếm tổng chi phí trung bình là 177.333 đồng/1.000m2, chiếm tỷ lệ 5,00% trong tổng cơ cấu các khoản mục chi phí. Chi phí nhiên liệu cao nhất là 520.000 đồng/1.000m2 và thấp nhất là 45.000 đồng/1.000m2.

Chi phí LĐGĐ

Trong quá trình trồng rau diếp cá thì LĐGĐ tham gia tất cả các công đoạn từ bón phân, phun thuốc, tưới nước, làm cỏ, thu hoạch. Chính vì thế chi phí LĐGĐ bỏ ra nhiều nhất, chi phí chiếm nhiều nhất trong tất cả các khoản mục chi phí và chi phí LĐGĐ chiếm 46,00% với tổng chi phí trung bình là 1.885.000 đồng/1.000m2.

LĐGĐ sử dụng cho việc tưới nước chiếm cao nhất, tổng trung bình chi phí tưới nước trên 1.000m2

là 1.323.550 đồng/1.000m2, chiếm tỷ lệ 70,00%. Nguyên nhân là do rau diếp cá là cây ưa mát nên những ngày nắng cần phải tưới nhiều lần, để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây tươi tốt. Trung bình tưới nước khoảng 4 lần trong một ngày. Chi phí tưới nước thấp nhất là 375.000 đồng/1.000m2

, chi phí cao nhất là 2.500.000 đồng/1.000m2. Chi phí tưới nước nhiều vì mỗi ngày đều tưới [phụ bảng 2.2].

Khoản chi phí lớn thứ hai đó là chi phí LĐGĐ bỏ ra làm cỏ. Chi phí này chiếm 20,00% với tổng chi phí trung bình là 373.333 đồng/1000m2. Chi phí này tuy đứng thứ hai nhưng nó chiếm tỷ lệ không đáng kể, lượng cỏ được kiểm soát thường xuyên và số lượng cỏ trong đồng rau cũng không đáng kể. Chi phí cao nhất cho việc làm cỏ là 700.000 đồng/1.000m2 và chi phí thấp nhất là 200.000 đồng/1.000m2 [phụ bảng 2.2].

Kế tiếp là khoản chi phí LĐGĐ trong việc bón phân, LĐGĐ sử dụng cho việc bón phân chiếm tỷ trọng không cao, ở mức thấp là 2%. Nguyên nhân chính dẫn đến chi phí bón phân thấp là do trung bình khoảng 7 ngày thì nông dân bón phân một lần, mỗi lần bón phân chỉ mất 20-30 phút tính cho 1.000m2.

47

Và chi phí bón phân bỏ ra cao nhất là 150.000 đồng/1.000m2 và chi phí thấp nhất là 17.000m2 [phụ bảng 2.2]

Khoản chi phí LĐGĐ thấp nhất trong tất cả các khoản chi phí đó là chi phí phun thuốc, chiếm tỷ lệ 1% với tổng chi phí trung bình là 21.242 đồng/1.000m2. Nguyên nhân chi phí LĐGĐ sử dụng cho phun thuốc thấp là do rau diếp cá ít sâu bệnh và chỉ phun thuốc dưỡng lá và rễ, nên trung bình tính cho 1.000m2 trong một đợt sản xuất rau diếp cá thì phun thuốc khoảng 3 lần, mỗi lần cũng chỉ 15-30 phút. Vì vậy chi phí bỏ ra cho công việc này là rất thấp và hầu hết là không phải cầm bình đi phun mà chỉ sử dụng máy và tốn chỉ một LĐ. Chi phí sử dụng LĐGĐ cho phun thuốc cao nhất là 38.000 đồng/1.000m2

và chi phí thấp nhất là 9.000 đồng/1.000m2 [phụ bảng 2.2]

Một khoản chi phí quan trọng nữa là chi phí LĐGĐ cho thu hoạch (cắt rau), chi phí này chiếm tỷ lệ 7% trong tổng chi phí với chi phí trung bình là 126.316 đồng/1.000m2. Theo thực tế khảo sát thì nông hộ thường cắt rau vào ban đêm và sử dụng LĐGĐ vì trong những ngày bình thường rau diếp cá không hút hàng thì thương lái mua rẻ và nông dân cũng không cần gấp cắt bán, mỗi ngày mỗi cắt và vừa sức LĐGĐ thì một đêm cắt trung bình 100-200 kg và sáng sớm thương lái sẽ vào thu mua. Chi phí LĐGĐ sử dụng cho thu hoạch cao nhất là 250.000 đồng/1.000m2 và thấp nhất là 0 đồng [phụ bảng 2.2]

Đối với lao động thuê

Rau diếp cá trong quá trình sản xuất chỉ thuê LĐ làm hộ là vào lúc chuẩn bị ban đầu khi trồng và trong quá trình trồng thì nông hộ tận dụng lao động nhàn rỗi sẵn có của gia đình và chỉ thuê LĐ vào lúc thu hoạch. Chi phí LĐ thuê chiếm 17% tổng chi phí. Chi phí bỏ ra cao nhất là 960.000 đồng/1.000m2 và chi phí thấp nhất là 200.000 đồng/1.000m2. Cụ thể chi phí LĐ thuê thu hoạch trong đợt với chi phí thuê trung bình là 699.125 đồng/1.000m2.

Chi phí khấu hao cơ bản

Chi phí khấu hao cơ bản trung bình là 460.198 đồng/1.000 m2, chiếm 11,00% trong tổng chi phí. Khoản chi phí này cũng thể hiện sự quan trọng và không thể thiếu của các khoản mục chi phí thuộc chi phí ban đầu, chi phí này

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)