Mô tả các nguồn lực của nông hộ sản xuất rau diếp cá

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 45)

4.1.1.1 Nguồn lực lao động

Nguồn lực lao động là một nhân tố quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu trong mọi lĩnh vực sản xuất nói chung và trong sản xuất rau diếp cá nói riêng. Nhìn chung, số nhân khẩu của nông hộ trồng rau diếp cá tương đối cao, lớn nhất là 8 người, nhỏ nhất là 1 người và trung bình mỗi hộ gần 5 người. Sản xuất rau diếp cá tham gia thường là chủ hộ, đa số con cái của chủ hộ còn nhỏ và còn đi học nên không tham gia sản xuất. Bảng 4.1 thể hiện rõ nguồn lực lao động của nông hộ.

Bảng 4.1 Số nhân khẩu và lao động nông hộ

ĐVT: người/hộ

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu 1 8 4,87 1,35

Lao động nam 1 3 1,70 0,67

Lao động nữ 0 3 1,43 0,67

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Qua bảng 4.1 cho thấy số lao động nam và nữ chiếm tương đương nhau, lớn nhất là 3 người, trung bình gần 2 người. Với lực lượng lao động nhà là chủ yếu thì giúp nông hộ tiết kiệm được chi phí thuê mướn. Do rau diếp cá là cây lưu gốc nhiều năm nên chỉ tốn lao động thuê trong khâu chuẩn bị ban đầu cho chuẩn bị đất và trồng cây, còn những khâu còn lại trong các vụ như tưới nước, làm cỏ, bón phân thì thường là lao động gia đình. Bên cạnh đó, vào thời điểm thu hoạch thì cũng cần thuê người cắt và bó vì vậy điều này làm tăng chi phí sản xuất của nông hộ.

4.1.1.2 Độ tuổi của chủ hộ

Độ tuổi tham gia sản xuất rau diếp cá tại xã Thuận An cao nhất là 66 tuổi, nhỏ nhất là 23 tuổi, trung bình là 46,48 tuổi, qua kết quả về độ tuổi thì cũng phản ánh một phần về ảnh hưởng đối với mô hình, độ tuổi càng cao thì kinh nghiệm càng nhiều nhưng nếu không bảo thủ mà học tập những kỹ thuật mới và tìm tòi mỗi ngày thì hiệu quả mang lại cao, còn đối với những người trẻ thì họ luôn không ngừng học hỏi vì thế nắm bắt được nhiều kỹ thuật. Và bảng 4.2 sẽ thể hiện cơ cấu độ tuổi của chủ hộ.

33 Bảng 4.2 Độ tuổi của chủ hộ Tuổi Tần số Tỷ trọng (%) Dưới 40 tuổi 17 28,33 Từ 40 đến 50 tuổi 21 35,00 Từ 51 đến 60 tuổi 18 30,00 Trên 60 tuổi 4 6,67 Nhỏ nhất 23 Lớn nhất 66 Trung bình 46,48 Độ lệch chuẩn 9,91

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Qua bảng 4.2 cho thấy độ tuổi tham gia chủ yếu vào sản xuất rau diếp cá từ 40 đến 50 tuổi có đến 21 hộ, chiếm 35,00% trong tổng số 60 hộ được khảo sát. Đây là độ tuổi nằm trong độ tuổi lao động, có kinh nghiệm trong sản xuất rau diếp cá cũng tương đối cao, độ tuổi này có sức lao động tốt hơn độ tuổi trên 50. Độ tuổi từ khoảng 51 đến 60 tuổi có đến 18 hộ, chiếm tỷ trọng 30,00% trong 60 hộ được khảo sát. Độ tuổi này có bề dày kinh nghiệm lâu năm và truyền đạt lại cho thế hệ sau. Tiếp đến là độ tuổi dưới 40, có đến 17 hộ, chiếm 28,33% trong 60 hộ khảo sát, độ tuổi này có sức khỏe tốt, lao động hiệu quả tuy kinh nghiệm chưa có nhiều. Độ tuổi trên 60 chiếm 6,67% trong khảo sát, chiếm tỷ lệ thấp nhất.

4.1.1.3 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là yếu tố tác động đến quá trình sản xuất, bởi nó có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu các kiến thức kỹ thuật. Nếu nông dân có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng nắm bắt kỹ thuật mới tốt hơn, nông dân có trình độ học vấn thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong học hỏi kỹ thuật và khó khăn trong giải quyết vấn đề ảnh hưởng đến rau diếp cá. Bảng 4.3 thể hiện trình độ học vấn của nông hộ. Bảng 4.3 Trình độ học vấn của nông hộ Trình độ học vấn Số nông hộ Tỷ trọng (%) Mù chữ 0 0,00 Cấp 1 17 28,33 Cấp 2 28 46,67 Cấp 3 15 25,00 Trên cấp 3 0 0,00 Tổng 60 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Nhìn vào bảng 4.3, cho thấy trình độ học vấn của nông hộ trồng rau diếp cá ở cấp 2 có đến 28 hộ, chiếm nhiều nhất với tỷ trọng 46,67%, kế đến là cấp 1 chiếm 28,33%, còn cấp 3 chiếm 15 hộ với tỷ trọng 25,00%, không có nông hộ

34

nào mù chữ và cũng không có nông hộ nào trên cấp 3. Với trình độ như trên, nông dân trồng rau diếp cá xã Thuận An sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức về trồng rau diếp cá và áp dụng kỹ thuật có được một cách có hiệu quả và đúng đắn.

4.1.1.4 Kinh nghiệm của chủ hộ

Bên cạnh trình độ học vấn thì kinh nghiệm cũng là một yếu tố quan trọng, nó là yếu tố thời gian, cho biết được số năm nông dân từ khi bắt đầu canh tác cho đến nay. Bảng 4.4 sẽ thể hiện kinh nghiệm trồng rau diếp cá của nông hộ.

Bảng 4.4 Kinh nghiệm của chủ hộ

Năm kinh nghiệm Tần số Tỷ trọng (%)

Dưới 10 năm 32,00 53,33 Từ 10 năm trở lên 28,00 46,67 Tổng 60,00 100,00 Nhỏ nhất 1,00 Lớn nhất 18,00 Trung bình 9,30 Độ lệch chuẩn 3,56

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Qua bảng 4.4, cho thấy số năm kinh nghiệm lớn nhất của chủ hộ là 18 năm, nhỏ nhất là 1 năm và số năm trung bình là 9,30 năm. Trong đó, kinh nghiệm dưới 10 năm có 32 hộ, chiếm 53,33%; kinh nghiệm trên 10 năm có 28 hộ, chiếm 46,67%. Nông hộ có thời gian tham gia sản xuất ngắn sẽ có nhiều đổi mới trong sản xuất và chịu tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Còn nông hộ nào kinh nghiệm canh tác lâu năm thì thuận lợi trong việc xử lý các vấn đề về dịch bệnh, thời tiết và có nhiều giải pháp khắc phục, điều này giúp nâng cao hiệu quả sản xuất.

4.1.1.6 Nguồn lực vốn

Vốn là nguồn lực quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong tất cả các lĩnh vực đầu tư kinh doanh, nếu không có vốn sẽ không thực hiện được. Vốn thường có với nhiều hình thức như tự có, vay ngân hàng,… Tuy nhiên, rau diếp cá là loại rau lưu gốc nên chi phí bỏ ra cũng không nhiều, thường đối với loại rau này chiếm chi phí nhiều ở đầu tư cơ bản ban đầu vì phải chuẩn bị đất, mua máy móc thiết bị, chi phí trồng cây. Qua phỏng vấn 60 hộ thì tất cả đều sử dụng vốn nhà để sản xuất do có nhiều nguyên nhân như thời gian thu hoạch rau khoảng 70 ngày nên hộ có thể xoay sở vốn, không cần vay mượn. Thứ hai, vay vốn thường gặp nhiều khó khăn như thủ tục rờm rà, trả lãi hàng tháng. Thứ ba, chi phí mua phân thuốc được gói đầu và thu hoạch xong sẽ thanh toán nên không cần phải vay.

35

4.1.1.6 Nguồn lực đất đai

Nguồn lực đất đai là yếu tố quan trọng đầu tiên cần phải có khi tham gia vào trồng trọt, qua số liệu khảo sát thì trung bình tổng diện tích đất của nông hộ có là 3.150m2, hộ có diện tích nhỏ nhất là 1.000 m2, hộ có diện tích nhiều nhất là 7.000m2. Do xã Thuận An sống chủ yếu nhờ vào thu nhập rau diếp cá nên với số đất ít ỏi và đặc tính rau diếp cá dễ trồng nên các hộ nơi đây dùng phần lớn đất nhà để sản xuất. Bảng 4.5, cho thấy rõ hơn diện tích đất của nông hộ trồng rau diếp cá.

Bảng 4.5: Nguồn lực đất đai của chủ hộ

ĐVT: 1.000m2 Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung Bình Độ lệch chuẩn Tổng diện tích đất 1 9 3,15 1,60

Diện tích đất trồng rau diếp cá 1 7 2,85 1,36

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Diện tích trồng rau diếp cá lớn nhất của xã là 7.000m2, nhỏ nhất là 1.000 m2 và diện tích trung bình là 2.850 m2. Việc trồng rau diếp cá chiếm hầu hết tổng diện tích đất là do rau diếp cá dễ trồng, cây lưu gốc nên ít tốn chi phí, mang lại thu nhập ổn định cho nông hộ xã Thuận An.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)