Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20), cao trình khá thấp so với mực nước biển. Cao trình tuyệt đối từ 0,6 – 1,2 m chiếm 90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25 m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Không chịu ảnh hưởng của nước mặn và ít bị tác động của lũ.
3.1.3 Đất đai thổ nhƣỡng
Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long tính đến 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.496,800 km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 116.180,6 ha, chiếm 78,6%; Đất chuyên dùng 9.163,9 ha, chiếm 6,2%; Đất ở nông thôn 5.502,3 ha, chiếm 3,7%; Đất ở đô thị 656,800 ha, chiếm 0,44%; Đất chưa sử dụng, 105,300 ha, chiếm 0,07%.
Vĩnh Long tuy có diện tích đất phèn lớn, tuy nhiên tầng sinh phèn ở rất sâu, tỉ lệ phèn ít, xong đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh trong vùng. Đặc biệt tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu, đất tốt, độ phì nhiêu cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng
21
suất cao, sinh khối lớn lại thuận lợi về giao thông kể cả thuỷ và bộ. Ở Vĩnh Long có 4 loại đất chính: đất phèn có 90.779,060 ha, chiếm 68,94% diện tích đất toàn tỉnh; đất phù sa có 40.577,060 ha, chiếm 30,81%; đất giồng cát có 212,730 ha, chiếm 0,16%; đất xáng thổi có 116,140 ha, chiếm 0,09%.
Vĩnh Long còn có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào, cát dưới lòng sông với trữ lượng khoảng 100 - 150 m3, cát được sử dụng chủ yếu cho san lấp. Ngoài ra do nằm ở vị trí tích tụ thuận lợi nên hàng năm sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên luôn được bồi tụ một lượng cát lớn; đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm được tập trung chủ yếu dọc theo sông Tiền và rải rác ở các huyện, thị trong tỉnh, tổng trữ lượng đất sét các loại có thể khai thác được toàn tỉnh đạt 92 triệu m3
.
Nếu so sánh với toàn quốc và vùng đồng bằng sông Cửu Long thì Vĩnh Long có tỉ lệ đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên cao hơn mức trung bình của vùng và gấp 4 lần mức trung bình cả nước, đất chưa sử dụng chỉ chiếm một tỉ lệ thấp.
3.1.4 Nguồn nƣớc
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai con sông lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long nên có nguồn nước ngọt quanh năm, đó là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, lượng mưa hàng năm trên địa bàn tỉnh lớn.
Đặc biệt, Vĩnh Long có nguồn thuỷ sản khá phong phú gồm nước ngọt và nước lợ. Tại Vĩnh Long có các loại hình dòng chảy chính và vùng ngập lũ thượng lưu: hồ, ao, đầm kênh, mương, ruộng lúa.
3.1.5 Khí hậu
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25oC đến 27o
C, nhiệt độ cao nhất 36,9oC, nhiệt độ thấp nhất 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân là 7,3oC.
- Độ ẩm không khí bình quân 80-83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88% và tháng thấp nhất (tháng 3) là 77%.
- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.400- 1.500 mm/năm, trong đó lượng bốc hơi bình quân theo tháng vào mùa khô là 116-179 mm.
22
- Lượng mưa trung bình đạt 1.450-1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình quân 100-115 ngày/năm. Về thời gian mưa, có khoảng 90% lượng mưa phân bố tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch).
Độ ẩm cũng như lượng mưa là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy không bị ảnh hưởng bởi các dạng khí hậu cực đoan nhưng các hiện tượng lốc xoáy, các trận lũ nhiều hơn, có thể là những tác động ban đầu của biến đổi khí hậu toàn cầu cần phải được quan tâm.
3.2 KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH-TỈNH VĨNH LONG 3.2.1 Đặc điểm tự nhiên 3.2.1 Đặc điểm tự nhiên
3.2.1.1 Vị trí địa lý
Thị xã Bình Minh nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Long - Phía Bắc giáp huyện Bình Tân;
- Phía Nam giáp sông Hậu, ngăn cách với huyện Trà Ôn; - Phía Tây giáp sông Hậu, ngăn cách với thành phố Cần Thơ; - Phía Đông giáp huyện Tam Bình;
Về hành chính, hiện nay thị xã Bình Minh gồm có thị trấn Cái Vồn và năm xã: Mỹ Hòa, Thuận An, Đông Bình, Đông Thạnh và Đông Thành.
3.2.1.2 Địa hình
Thị xã Bình Minh là vùng có địa hình khá bằng phẳng, cao từ phía Tây và thấp dần về phía Đông, đất đai màu mỡ, sông rạch chằng chịt, mang lại phù sa và nước ngọt quanh năm. Với địa hình như trên rất thuận lợi cho việc lợi dụng thủy triều để cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
3.2.1.3 Đất đai
Nhìn chung, người dân thị xã Bình Minh sử dụng đất chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp. Cụ thể bảng 3.1 sẽ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của thị xã Bình Minh giai đoạn 2010-2012.
Bảng 3.1 : Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Bình Minh 2010 - 2012 ĐVT: ha
Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Đất nông nghiệp 6.907,8 6.905,2 6.895,2
Đất nuôi thủy sản 28,9 30,0 30,0
Đất phi nông nghiệp 1.141,9 1.143,4 1.153,4
Sông, gạch 1.084,8 1.084,8 1.084,8
Tổng 9.163,4
23
Nhìn chung, đất dùng cho sản xuất nông nghiệp tại thị xã Bình Minh được sử dụng chủ yếu. Trong đó, diện tích dùng cho cây hàng năm cao (lúa và hoa màu) là 4.420,000 ha (năm 2012), chiếm 64,10% diện tích đất nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp được sử dụng cho mục đích chính là nhà ở; đất chuyên dùng,…
3.2.1.4 Khí hậu
Thị xã Bình Minh có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình 26- 27oC, bình quân khoảng 2600 giờ nắng/năm, độ ẩm bình quân 80 - 83%. Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 6, phụ thuộc phần lớn vào mực nước sông Cửu Long và một phần ảnh hưởng của thủy triều biển Đông. Thị xã Bình Minh là nơi có nhiều ưu đãi về điều kiện khí hậu thời tiết, rất thuận lợi cho sự phát triển của vật nuôi và cây trồng, là điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, đa canh, tăng vụ.
3.2.1.5 Sông ngòi
Thị xã Bình Minh nằm bên bờ sông Hậu, sông rạch chằng chịt, chiếm trên 10% diện tích chung với mật độ 760m/km2. Nên có thể cung cấp nguồn nước dồi dào quanh năm cho tưới tiêu phục vụ sản xuất. Một phần phục vụ cho nuôi trồng thủy sản nhưng bị hạn chế cho những năm tới do quy hoạch phát triển hạ tầng trên địa bàn.
3.2.2 Kinh tế-xã hội
3.2.2.1 Kinh tế
Giai đoạn 2009-2012 là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của cả tỉnh Vĩnh Long cũng như thị xã Bình Minh, nhưng với sự nổ lực đã mang lại những thành tựu đáng kể: Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các ngành như trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ từ năm 2010 - 2012 đều tăng, cụ thể ngành trồng trọt năm 2012/2011 tăng 0,14 lần so với năm 2011 và tăng 174,249 triệu đồng so với năm 2011. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng gần 22% so với năm 2010, chủ yếu là các sản phẩm nhựa; phát triển các loại hình chợ và tiếp tục kêu gọi đầu tư khu du lịch sinh thái Mỹ Hòa, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động du lịch.
3.2.2.2 Dân số - lao động
Bên cạnh điều kiện tự nhiên đặc trưng khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tình hình dân số lao động nơi đây cũng được quan tâm. Thị xã Bình Minh là vùng sản xuất nông nghiệp nên nguồn lực lao động dồi dào, nghề
24
chính là làm nông nên tất cả mọi người đều có thể tham gia sản xuất. Và tình hình dân số thị xã Bình Minh được thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2: Tình hình dân số thị xã Bình Minh năm 2012
Tên xã Diện tích (Km2) Dân số (Người) Mật độ
(Người/Km2 ) Toàn thị xã 91,63 88.386 965 Thị Trấn Cái Vồn 5,40 22.370 4.143 Xã Thuận An 19,86 18.941 954 Xã Mỹ Hòa 23,49 14.845 632 Xã Đông Bình 13,65 16.360 1.199 Xã Đông Thạnh 13,45 6.016 447 Xã Đông Thành 15,78 9.854 624
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh, 2012
Theo số liệu thống kê năm 2012 thể hiện ở bảng 3.2, tổng diện tích của toàn thị xã là 91,63 Km2, tổng dân số ở thị xã Bình Minh là 88.386 người, Mật độ dân số trung bình của thị xã là 965 người/Km2. Trong đó, xã Mỹ Hòa có diện tích lớn nhất với 23,49 Km2 và diện tích thấp nhất là thị trấn Cái Vồn với 5,40 Km2. Tuy nhiên, thị trấn Cái Vồn có dân số và mật độ cao nhất với 22.370 người và 4.143 Người/Km2. Xã Đông Thạnh có dân số và mật độ dân số trung bình thấp nhất với 6.016 Người và 447 Người/Km2.
Tình hình dân số và lao động của xã Thuận An thuộc địa bàn nghiên cứu có dân số và mật độ dân số trung bình ở mức cao chỉ đứng sau so với thị trấn Cái Vồn. Dân số và mật độ trung bình của xã Thuận An là 18.941 Người và 954 Người/Km2. Điều này giúp cho lao động của xã dồi dào, giúp ích cho việc sản xuất rau diếp cá của xã.
3.2.2.3 Văn hóa – xã hội
Tính đến nay, thị xã Bình Minh đã đưa vào sử dụng các công trình như Trung tâm hành chính thị xã Bình Minh, Bệnh viện đa khoa thị xã,…Đồng thời, nhiều công trình khác như trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân xã Mỹ Hòa, Thuận An, các công trình giáo dục đạt chuẩn quốc gia, công trình giao thông xã nông thôn mới đang được thi công; Cụm công nghiệp Thuận An, Khu dân cư đô thị vệ tinh, kè chống sạt lở sông Tắc Từ Tải, đường từ Quốc lộ 54 đến xã Mỹ Hòa được triển khai lập dự án.
Hiện các công trình trọng điểm được Trung ương đầu tư đang trong giai đoạn hoàn thành, gồm các công trình: cầu Cái Vồn, Bình Minh, Thành Lợi. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng 8 cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ giai đoạn 1 đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, giải quyết cho 1.000 hộ trên địa bàn vào định cư.
25
Ngoài ra, Bộ Giao thông – Vận tải đã có các dự án mở rộng Quốc lộ 1A, Quốc lộ 54 qua địa phận Bình Minh; Dự án Cảng – Khu công nghiệp Bình Minh. Trong tương lai không xa, các dự án trên sẽ kết nối với các dự án khác của Trung ương, tỉnh (đã và đang triển khai trên địa bàn) như Đại Học Bình Dương, Khu công nghệ cao Sunrise. Nhờ đó, thị xã Bình Minh đang trở thành địa điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng có nhiều tiến bộ, trong giai đoạn 2009- 2011 xã đã hoàn thành và phê duyệt xong đề án, đồ án quy hoạch xã nông thôn mới cho 5/5 xã; công tác chăm lo cho người nghèo, đối tượng chính sách được thực hiện tốt; quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định.
3.2.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp thị xã Bình Minh
Thế mạnh kinh tế của thị xã Bình Minh là sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chính của thị xã là lúa, hoa màu và cây ăn trái. Ngoài ra, các ngành dịch vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến cũng khá phát triển. Cảng Bình Minh tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa phục vụ Khu Công nghiệp Bình Minh và thành phố Cần Thơ. Mục tiêu của thị xã Bình Minh trong những năm tới là giảm dần tỷ trọng trồng trọt, nâng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Nhiều năm qua, nông dân thị xã Bình Minh đã phát triển hiệu quả mô hình “cánh đồng 70 triệu”, tăng thu nhập hộ nông dân trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Đầu năm 2010, toàn thị xã có 4.836 ha đạt giá trị sản xuất 70 triệu đồng/ha/năm. Trong đó, riêng diện tích đất vườn cho thu nhập cao là 2.250 ha, chiếm 80% so với diện tích vườn cho sản phẩm, tạo đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Năm 2010 đến năm 2011, thị xã Bình Minh tiếp tục khai thác thế mạnh phát triển các vùng chuyên canh màu với diện tích 3.794 ha ở các xã Thuận An, Mỹ Hòa, Đông Bình, Đông Thành, trong đó tập trung các loại cây màu truyền thống như xà lách xoong, rau diếp cá, khoai lang, dưa leo, hành lá, rau muống,…
3.2.3.1 Trồng trọt
a. Cây lúa
Cây lúa là cây trồng chủ lực của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, là cây trồng truyền thống vì thế khi nhắc đến nông nghiệp không thể không nhắc đến cây lúa. Bên cạnh đó, mặc dù chính sách hiện nay của tỉnh là giảm diện tích sản xuất lúa nhưng diện tích lúa qua các năm vẫn còn cao, sản lượng và
26
năng suất lúa cũng phụ thuộc nhiều vào diện tích nên có xu hướng biến động. Và bảng 3.3 sẽ thể hiện cụ thể diện tích, năng suất, sản lượng lúa như sau:
Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Năm Diện tích (ha) Năng suất
(tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2010 9.966,4 54,17 53.984,4 2011 10.396,3 56,20 58.426,2 2012 9.664,7 57,34 55.413,5 6 tháng năm 2013 6.775,8 - -
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh, 2012
Từ bảng 3.3 cho thấy:
Diện tích trồng lúa cả năm 2011 tăng lên 429,9 ha so với năm 2010 và diện tích trồng lúa cả năm 2012 giảm xuống 731,6 ha so với năm 2011. Còn về năng suất thì tăng dần qua các năm, sản lượng có sự biến động qua các năm cụ thể là năm 2011 sản lượng tăng lên mức 4.441,8 tấn so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 thì sản lượng lại giảm 3.012,7 tấn. Nguyên nhân tăng giảm diện tích là do việc đưa màu xuống ruộng, đối với những năm làm 3 vụ lúa thì diện tích tăng, còn có sự kết hợp lúa màu thì diện tích giảm. Và năng suất được tăng dần qua các năm là do nông dân phát hiện sâu bệnh kịp thời và xử lý nhanh chóng nên không ảnh hưởng nhiều đến năng suất.
Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì diện tích xuống giống là 6.775,8 ha (trong đó: Đông xuân: 3.426,09 ha; Hè thu: 3.349,69 ha). Diện tích lúa Đông xuân đạt 107% chỉ tiêu Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Vĩnh Long giao và đạt 98% Nghị quyết Thị ủy, tăng 146 ha so cùng kỳ năm 2012. Năng suất 6,9 tạ/ha, giảm 0,09 tấn/ha cùng kỳ. Sản lượng đạt 20.530,4 tấn, tăng 694,3 tấn so cùng kỳ năm 2012. Diện tích lúa Đông Xuân không đạt kế hoạch, nguyên nhân giảm chủ yếu là do nông dân chuyển đất trồng lúa Đông Xuân sang trồng màu các loại phục vụ tết Nguyên đán và trồng khoai lang sớm (làm giống).
Còn diện tích lúa Hè Thu đạt 111,6% chỉ tiêu Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Vĩnh Long giao và đạt 95,70% Nghị quyết, tăng 168,69 ha so cùng kỳ năm 2012. Hiện nay đã thu hoạch dứt điểm diện tích gieo sạ 3.349,69 ha, ước năng suất 5,7 tấn/ha, sản lượng chung ước 19.093 tấn.
b. Cây màu
Cây màu của thị xã Bình Minh chủ trương được đưa xuống ruộng trong những năm gần đây. Và nhanh chóng phát triển thành vùng chuyên canh rau màu, cho thu nhập cao gấp đôi ba lần so với cây lúa. Chính nhờ việc chuyển