TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ- QU Ả N TR Ị KINH DOANHDANH CHUỘNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH CẢI TIẾN TẠI XÃ NINH THẠNH LỢI ”A” HUYỆN HỒNG DÂN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ- QU Ả N TR Ị KINH DOANH
DANH CHUỘNG
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH CẢI TIẾN TẠI XÃ NINH THẠNH LỢI ”A” HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ- QU Ả N TR Ị KINH DOANH H
DANH CHUỘNG MSSV: 4105109
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH CẢI TIẾN TẠI XÃ NINH THẠNH LỢI “A” HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN VĂN NGÂN
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trước tiên em xin cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh của trường Đại Học Cần Thơ trong những năm vừa qua đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Ngân, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình
Em xin cảm ơn các Anh, Chị làm việc trong Phòng Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn huyện Hồng Dân và UBND xã Ninh Thạnh Lợi “A” đã tận tâm và nhiệt tình hướng dẫn, cũng như cung cấp những thông tin cần thiết để
em có thể hoàn thành luận văn của mình
Ngoài ra, em cũng xin cảm ơn tất cả Cô, Chú, Anh, Chị tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” đã nhiệt tình cung cấp thông tin cho em trong quá trình khảo sát
Thay lời cảm tạ, em xin kính gởi đến quý Thầy, Cô, các Cô, Chú, Anh, Chị lời chúc tốt đẹp và chân thành nhất!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Người thực hiện
DANH CHUỘNG
Trang 4TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Người thực hiện
DANH CHUỘNG
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Cần Thơ, Ngày … tháng… năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
Trang 6MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Phạm vi không gian 3
1.4.2 Phạm vi thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2 5
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1 Khái niệm các mô hình trong nuôi tôm 5
2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản 6
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả trong sản xuất 7
2.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính có liên quan 8
2.1.5 Một số khái niệm khác 9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 10
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 10
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 10
CHƯƠNG 3 13
Trang 7GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VIỆC
NUÔI TÔM SÚ TẠI XÃ NINH THẠNH LỢI “A” 13
HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU 13
3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẠC LIÊU 13
3.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 13
3.1.2 Địa lí tự nhiên 13
3.1.3 Dân số 15
3.1.4 Đơn vị hành chính 15
3.1.5 Kinh tế 15
3.1.6 Văn hóa - xã hội 16
3.2 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HỒNG DÂN 16
3.2.1 Đặc điểm tình hình 16
3.2.2 Kinh tế 17
3.2.3 Văn hóa - xã hội 18
3.3 KHÁI QUÁT VỀ XÃ NINH THẠNH LỢI “A” 18
3.3.1 Đặc điểm tình hình 18
3.3.2 Kinh tế 19
3.3.3 Văn hóa – xã hội 20
3.4 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÔM SÚ 22
3.5 THỰC TRẠNG NUÔI TÔM CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA TẠI XÃ NINH THẠNH LỢI “A” 24
3.5.1 Đặc điểm gia đình 24
3.5.2 Kỹ thuật sản xuất 28
3.5.3 Nguồn vốn sử dụng 33
3.5.4 Tiêu thụ sản phẩm 34
CHƯƠNG 4 35
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC 35 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH CẢI TIẾN TẠI XÃ NINH THẠNH LỢI “A” HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH
Trang 84.1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH QUẢNG CANH CẢI
TIẾN 35
4.1.1 Cơ cấu chi phí sản xuất của nông hộ 35
4.1.2 Doanh thu 37
4.1.3 Lợi nhuận 37
4.1.4 Phân tích các tỷ số tài chính 37
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA MÔ HÌNH QUẢNG CANH CẢI TIẾN 39
CHƯƠNG 5 41
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA 41
MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ THEO HÌNH THỨC QUẢNG CANH CẢI TIẾN 41
5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 41
5.1.1 Chất lượng tôm giống 41
5.1.2 Nguồn nước và môi trường 42
5.1.3 Kỹ thuật nuôi tôm 43
5.1.4 Tiêu thụ sản phẩm 44
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THAM KHẢO 44
5.2.1 Giải pháp khắc phục những tồn tại và nguyên nhân 44
5.2.2 Giải pháp mở rộng 47
CHƯƠNG 6 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
6.1 KẾT LUẬN 51
6.2 KIẾN NGHỊ 52
6.2.1 Đối với các nông hộ 52
6.2.2 Đối với các cơ quan nhà nước 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 1 55
PHỤ LỤC 2 58
PHỤ LỤC 3 63
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Số hộ, số nhân khẩu và số lao động tại địa bàn xã 19
Ninh Thạnh Lợi “A” 19
Bảng 3.2: Số nhân khẩu trong gia đình của các hộ tại địa bàn xã 25
Ninh Thạnh Lợi “A” 25
Bảng 3.3: Độ tuổi của chủ hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 27
Bảng 3.4: Diện tích đất nuôi tôm của các hộ tại địa bàn xã 28
Ninh Thạnh Lợi “A” 28
Bảng 3.5: Mật độ thả tôm của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 30
Bảng 3.6: Cập nhật thông tin kỹ thuật qua chương trình nông – lâm – ngư nghiệp trên tivi của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 32
Bảng 4.1: Tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận bình quân trên 1.000m2 của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 35
Bảng 4.2: Cơ cấu chi phí sản xuất bình quân tính trên 1.000m2 của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 35 Bảng 4.3: Các tỷ số tài chính của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 38 Bảng 4.4: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các hộ 39
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu 13
Hình 3.2: Tôm sú 22
Hình 3.3: Thành phần dân tộc của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”24 Hình 3.4 : Số lao động chính của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 26 Hình 3.5: Trình độ văn hóa của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 27
Hình 3.6: Kinh nghiệm nuôi tôm của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 29
Hình 3.7: Chu kỳ sản xuất của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” 30
Hình 3.8: Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của các hộ tại địa bàn xã 33
Ninh Thạnh Lợi “A” 33 Hình 3.9: Nguồn vốn sữ dụng của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A’ 34
Trang 11DT/TCP : Doanh thu/Tổng chi phí
LN/TCP : Lợi nhuận/Tổng chi phí
LN/DT : Lợi nhuận/Doanh thu
LN/TDT : Lợi nhuận/Tổng diện tích
Trang 12CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi có điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản Với bờ biển dài khoảng 3.260 km kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên và khoảng 1,7 triệu ha diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản Thích hợp với nhiều loại hình thủy sản khác nhau từ nước ngọt, nước lợ đến nước mặn Hiệp hội Chế biến và
Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP: The Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers ) cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam trong 06 tháng đầu năm 2013 đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng
kỳ năm 2012 Sản lượng thủy sản 06 tháng đầu năm nay ước tính đạt 2.737 nghìn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá 2.109 nghìn tấn, tăng 0,8%, tôm 262 nghìn tấn, tăng 2,8% Nếu xét về giá trị sản phẩm thì tôm
đã mang về hơn 01 tỷ USD trong tổng số gần 2,9 tỷ USD Qua đó chúng ta thấy rằng tôm là mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam
Hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản đang là một trong những ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia và trong đó có Việt Nam Nuôi trồng thủy sản không những đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta Ngoài ra ngành nuôi trồng thủy sản còn góp phần giải quyết việc làm cho nguồn lao động trong nước Việc áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào ngành nuôi trồng thủy sản đã làm cho sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm thủy sản ngày càng tăng, đã mang lại nguồn lợi nhuận kinh tế cao cho Việt Nam nói riêng và các nước nông nghiệp nói chung Với lợi nhuận kinh tế khá cao, con tôm đã mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho người nông dân Tuy nhiên cũng có không ít người phải lao đao lận đận vì thất
bại trong quá trình nuôi tôm
Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 12,3% diện tích và 19,7% dân số cả
nước (năm 2011), cùng với điều kiện tự nhiên đặc biệt đã biến vùng thành một
nơi có đủ tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi
tôm nói riêng Bạc Liêu là một trong 03 tỉnh (cùng với Cà Mau và Sóc Trăng)
có diện tích nuôi tôm lớn nhất tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Với nhiều mô hình nuôi tôm như: quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh, bán thâm canh,… Nhưng phổ biến nhất vẫn là mô hình nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến
Trang 13Bạc Liêu là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có diện tích nuôi tôm đứng thứ 02 tại ĐBSCL Vì vậy Bạc Liêu được xem là một trong những tỉnh quan trọng tại khu vực Với đầy đủ các mô hình nuôi tôm trải dài trên địa bàn toàn tỉnh, nhưng phổ biến nhất vẫn là mô hình quảng canh cải tiến Xã Ninh Thạnh Lợi “A” là nơi có nhiều nông hộ nuôi tôm với mô hình trên Cho nên việc phân tích hiệu kinh tế của mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến là rất
cần thiết Xuất phát từ nhận thức đó tôi thực hiện đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu” để đánh giá tính hiệu quả tài chính
của mô hình, từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển mô hình một cách bền vững
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng áp dụng mô hình quảng canh cải tiến tại xã Ninh Thạnh Lợi
“A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu như thế nào?
- Mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu mang lại hiệu quả tài chính cao hay thấp?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu?
Trang 14- Những giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Cần Thơ Số liệu sử dụng trong đề tài được cung cấp từ các cơ quan chức năng và các nông hộ trong địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hiệu quả kinh tế của các nông hộ
áp dụng mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu Vì kiến thức có hạn và thời gian thực hiện ngắn nên đề tài còn nhiều thiếu sót Trong đề tài chủ yếu chỉ nêu lên thực trạng mô hình, hiệu quả kinh tế, những nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp tham khảo cho mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại địa bàn thực hiện
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1 Luận văn Thạc sĩ Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình
nuôi tôm sú (Penaneus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng Dương Vĩnh Hảo, 2009 Với nội dung chính: Nghiên cứu này được
thực hiện từ tháng 04 năm 2008 đến tháng 09 năm 2009 nhằm phân tích, đánh giá và kiểm chứng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật để đề xuất các giải pháp cải
thiện năng suất và lợi nhuận của các mô hình nuôi tôm sú thâm canh (TC) và bán thâm canh (BTC) ở tỉnh Sóc Trăng Kết quả khảo sát năm 2007 cho thấy
diện tích nuôi, năng suất và sản lượng trung bình của mô hình TC lần lượt là
Trang 1519.631,7 m2/hộ, 3.988,7 kg/ha/vụ 5.371,6 kg/hộ/vụ; BTC là 17.628,0 m2/hộ, 2.440,5 kg/ha/vụ và 3.789,6 kg/hộ/vụ
2 Luận văn tốt nghiệp đại học Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình
tôm-lúa tại huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng Vưu Đức Quang, 2011 Với nội dung
chính: đề tài này được thực hiện từ tháng 09 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011 nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế và đề ra các giải pháp cho mô hình tôm – lúa tại huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng Kết quả khảo sát cho thấy vụ tôm có lợi nhuận cao hơn vụ lúa, tuy nhiên chi phí phải bỏ ra trong vụ tôm củng cao hơn
vụ lúa Các nhân tố (biến) ảnh hưởng đến lợi nhuận của vụ tôm là: Chuẩn bị
ao, giống, chăm sóc, giá bán và tham gia hợp tác xã
Trang 16CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm các mô hình trong nuôi tôm
2.1.1.1 Mô hình nuôi tôm quảng canh (Extensive Sytem)
Là hình thức nuôi bằng nguồn giống và thức ăn tự nhiên thông qua việc lấy nước và thức ăn thông qua cửa cống và nhốt giữ trong một thời gian nhất định Thời gian nhốt giữ trong đầm tùy vào vùng địa lí, mùa vụ và tập quán miền Bắc và miền Trung từ 03 đến 06 tháng, miền Nam từ 0,5 đến 02 tháng
Qui mô diện tích nuôi từ 02 ha (hecta) đến 10 ha, có nơi lên đến 100 ha Độ sâu mực nước từ 0,5 – 1,0 m (mét) Năng suất có thể đạt từ 30 – 300
kg/ha/năm
2.1.1.2 Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (Improved Extensive Sytem)
Là hình thức nuôi dựa trên mô hình quảng canh nhưng có thả thêm giống
ở mật độ thấp (từ 0,5 – 2,0 con/m 2 ), hoặc bổ sung thức ăn không thường
xuyên, đôi khi bổ sung cả giống và thức ăn Hình thức nuôi này thường là thu tỉa thả bù Quy mô diện tích nuôi thường nhỏ hơn mô hình quảng canh, có diện tích từ 01 ha đến 10 ha Có độ sâu mực nước từ 0,8 – 1,0 m Năng suất có thể đạt từ 300 – 800 kg/ha/năm Ở nước ta các mô hình như nuôi tôm kết hợp trong rừng ngập mặn, nuôi trên đất nhiễm mặn theo mùa, mô hình tôm – lúa, đều thuộc hình thức này Mô hình này có ưu điểm là chi phí vận hành thấp
có thể bổ sung con giống tự nhiên thu gom hay nhân tạo, kích cỡ tôm thu hoạch càng lớn thì giá càng cao, có năng suất cao hơn mô hình quảng canh Nhược điểm là phải bổ sung con giống lớn để tránh hao hụt do địch hại trong
ao nhiều, hình dạng và kích cỡ ao theo dạng quảng canh nên khó quản lý Năng suất và lợi nhuận vẫn còn thấp
2.1.1.3 Mô hình nuôi tôm thâm canh (Intensive Sytem)
Là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài, chủ yếu sử dụng thức ăn viên có chất lượng cao Mật độ thả cao từ 25 – 60 con/m2 Diện tích ao nuôi từ 0,5 – 2,0 ha, diện tích tối ưu thường là 01 ha, ao xây dựng hoàn chỉnh
có cửa cấp và thoát nước chủ động, có trang bị đầy đủ các phương tiện nên dễ
quản lý và vận hành (hệ thống ao hầm, thủy lợi, giao thông, điện nước, cơ
khí,…) Độ sâu mặt nước từ 1,5 – 2,0 m và năng suất có thể đạt từ 03
tấn/ha/vụ
Trang 172.1.1.4 Mô hình nuôi tôm bán thâm canh (Semi – Intensive Sytem)
Là hình thức nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn bên ngoài, có thể là
thức ăn viên hay kết hợp thức ăn tươi sống (thức ăn tự nhiên hoặc tự chế biến,
ít quan trọng) Mật độ thả dao động từ 08 – 10 con/m2 (tiêu chuẩn ngành thủy
sản Việt Nam 2000), nhưng trong thực tế là từ 15 – 24 con/m2 Diện tích ao nuôi nhỏ, thường có diện tích khoảng 0,5 ha, được xây dựng hoàn chỉnh và trang bị đầy đủ trang thiết bị như sục khí, máy bơm,… để chủ động trong quản
lý và vận hành Độ sâu mặt nước từ 1,2 – 1,4 m và đạt năng suất từ 01 – 03 tấn/ha/vụ
2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản
2.1.2.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất, là sự đầu tư của con người
cho thủy vực về vật chất (con giống, thức ăn, trang thiết bị…) và tinh thần
(khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm) để gia tăng khối lượng thủy sinh vật có giá
trị kinh tế cao cho nhu cầu vật chất hoặc để thu nhận các thủy sinh vật cho nhu
cầu tinh thần (cá cảnh, du lịch) của con người Mục đích lớn nhất và quan
trọng nhất của nuôi trồng thủy sản là gia tăng nguồn thực phẩm
Nuôi trồng thủy sản bao gồm 03 quá trình:
- Các công việc nuôi trồng các loại sản phẩm thủy sản
- Quá trình phát triển của các đối tượng này dưới sự can thiệp của con người
- Được thu hoạch bởi một cá nhân hay tập thể người lao động
2.1.2.2 Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là công việc phụ thuộc rất nhiều vào các yếu
tố môi trường như thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, nguồn nước,… nên chỉ cần những thay đổi dù là nhỏ nhất của tự nhiên cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến đối tượng nuôi Vì tôm là mặt hàng thủy sản nên việc nuôi tôm cũng vậy Hiện nay các hộ nuôi tôm thường sử dụng chung nguồn nước, nên khi một vuông tôm đã có mầm bệnh sau đó chủ vuông thay nước bằng cách xả nước trực tiếp
ra dòng sông, các hộ khác không biết nên lấy nước vào vuông của mình và sau
đó tôm bị nhiễm mầm bệnh Dó đó mỗi lần xảy ra bệnh thì hầu như các hộ nuôi tôm đều bị nhiễm như một chuỗi mắc xích Thời gian nuôi tôm là khá dài, từ 3 – 6 tháng, thông thường là 04 tháng Lịch thời vụ có ý nghĩa rất quang trọng trong nuôi tôm, thường là từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau, vì
Trang 18đây là khoảng thời gian thuận lợi, khi đó nước có độ mặn thích hợp và lượng mưa giảm
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả trong sản xuất
2.1.3.1 Hiệu quả sản xuất
Là vấn đề được nhiều người sản xuất đặc biệt quan tâm, vì nó thể hiện kết quả của quá trình lao động sản xuất Qua đó có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
Người sản xuất phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt được hiệu quả cao nhất Bao gồm 03 yếu tố sau:
- Không sử dụng nguồn lực lãng phí
- Sản xuất với chi phí thấp nhất
- Sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người
2.1.3.2 Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất Thực ra, hiệu quả kỹ thuật chỉ được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế Bởi
vì, để đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết họ phải có hiệu quả kỹ thuật Cụ thể trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất với mức sản lượng tối đa tương ứng với nguồn lực đầu vào nhất định
Hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ sự tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định
2.1.3.3 Hiệu quả kinh tế
Được đo bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả kinh tế là tính biểu hiện tính hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh Nó chỉ ra các mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế thu được với các chi phí bằng tiền trong mỗi chu kì kinh doanh Lợi ích kinh tế càng lớn thì kết quả kinh doanh càng cao và ngược lại
Hay nói cách khác, tiêu chí hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị Có nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ không hiệu quả
Trang 19DOANH THU = SẢN LƯỢNG X GIÁ BÁN (2.1)
2.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính có liên quan
2.1.4.1 Tổng chi phí
Tổng chi phí là tổng số tiền mà người sản xuất phải chi ra để sản xuất ra một số lượng hàng hóa – dịch vụ nhất định trong một khoảng thời gian nào đó Trong đề tài này tổng chi phí chỉ bao gồm:
- Chi phí chuẩn bị vuông: bao gồm các khoản tiền phải chi ra để tu sửa hoặc làm bờ mới, nạo vét mương, bơm nước, bón vôi, bón phân, gây màu nước…
- Chi phí con giống: bao gồm các khoản tiền phải chi ra để mua tôm giống
- Chi phí chăm sóc: bao gồm các khoản tiền phải chi ra để mua thức ăn, thuốc dinh dưỡng, các loại thuốc chữa bệnh cho tôm Chi phí thức ăn và thuốc chữa bệnh cho tôm trong những mô hình TC hay BTC là rất lớn, chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí của toàn mô hình Tuy nhiên trong mô hình QCCT lại chiếm tỷ trọng nhỏ, vì vậy trong phạm vi đề tài này chi phí chăm sóc sẽ bao gồm cả chi phí thức ăn và thuốc chữa bệnh cho tôm Và chi phí
chăm sóc này có thể có hoặc không trong mô hình QCCT (Thường là không
có vì người nuôi muốn tối thiểu hóa chi phí)
- Chi phí thu hoạch: bao gồm các khoản tiền phải chi ra để mua các dụng
cụ thu hoạch tôm (mua nò, mua đăng, mua xuồng), nước đá để đông lạnh tôm
- Chi phí lãi vay: bao gồm các khoản tiền phải chi ra để trả lãi cho các khoản vốn vay trong vụ
- Chi phí lao động: bao gồm các khoản tiền chi ra để trả cho các công
việc phát sinh trong vụ nuôi tôm (làm cỏ, nhổ năng, làm rong) Do đa số nông
hộ áp dụng mô hình này ít thuê lao động nên chi phí lao động trong đề tài này
bao gồm cả chi phí lao động gia đình (LĐGĐ) và chi phí lao động thuê (LĐT)
2.1.4.2 Doanh thu
Doanh thu là số tiền mà người sản xuất thu được do bán ra một số lượng hàng hóa – dịch vụ nhất định trong một khoảng thời gian nào đó Được tính bằng công thức:
Trang 20LỢI NHUẬN = DOANH THU – TỔNG CHI PHÍ (2.2)
2.1.4.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần thu về sau khi đã trừ chi phí liên quan, hay là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí sản xuất khi người sản xuất bán ra một số lượng hàng hóa – dịch vụ nào đó Được tính bằng công thức:
2.1.5 Một số khái niệm khác
2.1.5.1 Khái niệm về nông hộ
Nông hộ (hay hộ nông dân) là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ
2.1.5.2 Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ giữ vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam Kinh tế nông hộ xuất phát từ nông hộ, là đơn vị sản xuất tự thực hiện quá trình tái sản xuất dựa trên phân bổ các nguồn lực
Kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cấp, tự túc hoặc có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, mỗi nông hộ tự quyết định mục tiêu và quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp quan hệ thị trường nếu có sản phẩm hàng hóa, tự hạch toán, lời ăn lỗ chịu
2.1.5.3 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm – dịch vụ, là quá trình chuyển đổi
các yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) thành các yếu tố đầu ra (sản phẩm – dịch
vụ)
2.1.5.4 Khái niệm về rủi ro
Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm có thể phát sinh từ một vài tiến trình hay từ một vài sự kiện Rủi ro trong nền kinh tế là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể có lợi, nhưng cũng có thể sẽ mang đến sự tổn thất Rủi ro trong NTTS nói chung hay nuôi tôm nói riêng chính là sự thay đổi của thời tiết Nếu thời tiết thay đổi theo hướng có lợi thì tôm sẽ mau lớn, nhưng nếu thời tiết
Trang 21thay đổi theo hướng bất lợi thì tôm sẽ phát sinh dịch bệnh và chết, gây tổn thất cho các hộ nuôi tôm
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Khảo sát nông hộ nuôi tôm tại xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu Vì đây là nơi có nhiều hộ nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến
Phương pháp chọn vùng nghiên cứu dựa vào các chỉ tiêu sau:
- Tham khảo số liệu từ phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn
huyện Hồng Dân và UBND xã Ninh Thạnh Lợi “A”
- Chọn nông hộ để phỏng vấn một cách ngẫu nhiên
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn trược tiếp các nông hộ Vì thời gian giới hạn nên chỉ phỏng vấn 60 mẫu Sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn, kết hợp với phương pháp thuận tiện Cụ thể mẫu sẽ được chia thành 02 cấp:
- Mẫu cấp 1: Từ 05 ấp thuộc xã Ninh Thạnh Lợi “A” chọn ra 03 ấp có nhiều nông hộ nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến nhất là ấp Thống Nhất, Nhà Lầu I và Nhà Lầu II
- Mẫu cấp 2: Từ 03 ấp đã chọn tại mẫu cấp 1, kết hợp với phương pháp thuận tiện để tiến hành phỏng vấn 60 nông hộ
2.2.2.2 Số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu thứ cấp lấy từ sách, báo, internet Các báo cáo tổng kết
tình hình sản xuất nông nghiệp hằng năm (năm 2010, 2011, 2012 và 06 tháng
đầu năm năm 2013) của Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn huyện
Hồng Dân và UBND xã Ninh Thạnh Lợi “A”
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Mục tiêu cụ thể 1
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng áp dụng
mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu
Trang 22DOANH THU DT/TCP =
TỔNG CHI PHÍ
LN/DT = LN/TCP =
- Doanh thu/Tổng chi phí (DT/TCP): cho biết trung bình một đồng tổng
chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu
- Lợi nhuận/Tổng chi phí (LN/TCP): cho biết trung bình một đồng tổng
chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
- Lợi nhuận/Doanh thu (LN/DT): cho biết tỷ trọng trung bình của lợi
nhuận trong một đồng doanh thu
- Lợi nhuận/Tổng diện tích (LN/TDT): cho biết lợi nhuận trung bình tính
trên mỗi 1.000 m2 diện tích đất nuôi tôm
2.2.3.3 Mục tiêu cụ thể 3
Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh cải
Trang 23tiến Chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố ảnh hưởng xấu Sử dụng Excel để tính toán, nhập số liệu và STATA 10.0 For Window để chạy hàm cho kết quả
Để phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với năng suất ta sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas
- X 3 là lượng phân bón sử dụng (Chủ yếu là phân DAP của Trung Quốc,
và được tính bằng kg/1.000m 2 vụ) để gây màu nước và tảo trong vuông nuôi
tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm
- X 4 là số ngày lao động, bao gồm lao động thuê và lao động gia đình
(ngày/1.000m 2 /vụ)
- X 5 là diện tích đất nuôi tôm của nông hộ (1.000m 2 hay còn gọi là công)
- X 6 là kinh nghiệm nuôi tôm của nông hộ (năm)
- X 7 là thời gian nuôi 1 vụ tôm (tháng/vụ)
- X 8 là tập huấn kỹ thuật (nếu giá trị = 1 có tham gia tập huấn; giá trị =
0 không có tham gia tập huấn)
2.2.3.4 Mục tiêu cụ thể 4
Tổng hợp những phân tích ở các mục tiêu cụ thể trên, kết hợp với tham
khảo các báo cáo của phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn huyện
Hồng Dân và UBND xã Ninh Thạnh Lợi “A”, từ đó đưa ra một số giải pháp tham khảo giúp các nông hộ đạt được hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững mô hình nuôi tôm sú theo hình thức QCCT
Trang 24CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA
VIỆC NUÔI TÔM SÚ TẠI XÃ NINH THẠNH LỢI “A”
HUYỆN HỒNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU 3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẠC LIÊU
3.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, miền đất cực Nam của Việt Nam, với diện tích đất tự nhiên là 2.585,3 km2 (năm 2011), chiếm 6,09% diện tích khu vực ĐBSCL và 0,75% so
với cả nước Phía Bắc giáp với Hậu Giang, phía Đông và Đông Bắc giáp với Sóc Trăng, phía Tây Nam giáp với Cà Mau, phía Tây Bắc giáp với Kiên Giang, phía Đông Nam giáp với Biển Đông với đường bờ biển dài 56 km
Trang 253.1.2.2 Khí hậu
Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa khô hay còn gọi là mùa nắng thường bắt đầu từ tháng 10, tháng 11 năm trước đến tháng 04, tháng 05 năm sau Mùa mưa bắt đầu từ tháng 04, tháng 05 đến tháng 10, tháng 11 Nhiệt
độ trung bình năm 28,50C, nhiệt độ thấp nhất trong năm là 210C, nhiệt độ cao nhất trong năm là 360C Số giờ nắng trong năm từ 2.500 đến 2.600 giờ, tổng nhiệt lượng cả năm trên 9.5000C Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm Độ ẩm trung bình mùa khô là 83% và mùa mưa là 91%
3.1.2.3 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên là 258.534,67 ha, trong đó đất nông nghiệp là 222.893,19 ha chiếm 86,21% diện tích, đất phi nông nghiệp là 22.434,77 ha, chiếm 8,68 % diện tích, đất chưa sử dụng là 3.952,20 ha, chiếm 1,53% diện tích, đất có mặt nước ven biển là 9.254,51 ha chiếm 3,58% diện tích
3.1.2.4 Hệ thống sông ngòi
Bạc Liêu có hệ thống sông ngòi, kênh đào chằng chịt, cơ bản chia làm hai nhóm:
Nhóm 1: chảy ra hải lưu phía Nam
Nhóm 2: chảy ra sông Ba Thắc (thường gọi là sông Hậu, tức Hậu Giang)
3.1.2.5 Tài nguyên nước
Nước mặt gồm hai nguồn nước sinh lợi là nước mưa và nước ngọt từ sông Hậu Bốn tầng nước ngầm có trữ lượng lớn, chất lượng tốt Nước mặn và nước lợ thích hợp cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản và làm muối
3.1.2.6 Tài nguyên rừng
Rừng ở Bạc Liêu chủ yếu là các loại cây được trồng ở bãi bồi ven biển
có tác dụng giữ đất lấn biển như mắm, đước, sú vẹc Tổng diện tích rừng hiện còn 5.879 ha, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 2,31%, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ có 4.988 ha, rừng đặc dụng có 168 ha Hầu hết là rừng ngập mặn, úng phèn có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường
3.1.2.7 Tài nguyên biển
Diện tích vùng biển khoảng 40.000 km2, tỉnh Bạc Liêu có bờ biển dài 56
km nằm song song với tuyến đường Quốc Lộ 1A chạy dọc suốt chiều dài của
Trang 26trọng là Nhà Mát, Cái Cùng và Gành Hào, ở đó đã có những cảng cá với nhiều hình thức dịch vụ phục vụ cho nghề khai thác đánh bắt thuỷ sản
3.1.3 Dân số
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Bạc Liêu đạt gần 873.300 người, mật độ dân số là 354 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 234.700 người, dân số sống tại nông thôn đạt 638.600 người Dân số nam đạt 434.500 người, trong khi đó nữ đạt 438.800 người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương là 10,1 ‰
3.1.4 Đơn vị hành chính
Bạc Liêu là một tỉnh của Việt Nam, toàn tỉnh được chia thành 07 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 01 thành phố và 06 huyện là: Thành phố Bạc Liêu, huyện Hồng Dân, huyện Đông Hải, huyện Giá Rai, huyện Phước Long, huyện Hòa Bình và huyện Vĩnh Lợi Bạc Liêu có 63 đơn vị hành chính
cấp xã, trong đó có 07 phường, 07 thị trấn và 49 xã (Xem chi tiết ở phụ lục 3)
3.1.5 Kinh tế
Sản xuất nông nghiệp tuy còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường, sâu bệnh, dịch bệnh gây hại trên lúa và tôm nuôi, nhưng do có sự chủ động, kịp thời thực hiện các giải pháp khắc phục những khó khăn nên tính đến hết tháng 06 năm 2013, các địa phương đã xuống giống 49.293 ha lúa Đông Xuân, năng suất đạt 6,6 tấn/ha, sản lượng lúa thu hoạch 325.154 tấn, đạt 33,3% kế hoạch sản lượng lúa cả năm Cùng với việc thu hoạch lúa Đông Xuân, các địa phương đã xuống giống dứt điểm 55.737 ha lúa Hè Thu
Nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển khá, nhờ tích cực triển khai
các biện pháp xử lý môi trường và ứng dụng có kết quả tiến bộ khoa học kỹ thuật nên đã cơ bản hạn chế được rủi ro trong mô hình nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp, phát huy có hiệu quả mô hình nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp Quan tâm đầu tư nâng cấp phương tiện, trang thiết bị, nên phần lớn diện tích nuôi trồng và số lượng tàu thuyền ra khơi khai thác thủy sản đều mang lại hiệu quả Tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng trong 06 tháng đầu năm 2013 ước thu hoạch 122.856 tấn, đạt 46,82% kế hoạch, tăng 6,4% so với cùng kỳ nằm 2012 Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng 71.002 tấn, tăng 6,8%, sản lượng khai thác 51.854 tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2012
Đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì ổn định, với số
lượng tổng đàn heo tính đến tháng 06 năm 2013 gần 239 ngàn con (tương đương
so với cùng kỳ năm 2012), đàn gia cầm gần 2,2 triệu con, tăng 9,8% so với cùng kỳ
Trang 27Vụ muối năm 2012 - 2013, Diêm dân các địa phương đã đưa vào sản xuất
2.660 ha (trong đó 62,6 ha sản xuất theo mô hình trải bạt), sản lượng muối thu
hoạch 137.847 tấn, đạt 93,7% kế hoạch, tăng 87% so cùng kỳ
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng
khá Tính đến cuối tháng 06 năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp (Giá cố định 94) thực hiện 1.553,8 tỷ đồng, đạt 26,8% kế hoạch, tăng 11,2% so với
cùng kỳ năm 2012
3.1.6 Văn hóa - xã hội
Năm học 2012 - 2013, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tập trung đổi
mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện đúng chương trình dạy và học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Đã hoàn thành việc xét công nhận tốt nghiệp Trung học cơ sở, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và Bổ túc Trung học phổ thông khá chu đáo, an toàn và đúng quy chế
Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân luôn được quan tâm, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh được nâng lên Ngành Y tế đã phát động thi đua cao điểm rèn luyện y đức, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn ngành
Hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật tiếp tục được đẩy mạnh trong toàn
xã hội với những nội dung phong phú, đa dạng được nhân dân hưởng ứng tích cực
Hoạt động thể dục thể thao ngày càng được cải tiến về hình thức, nội
dung chương trình, đáp ứng khá tốt nhu cầu rèn luyện thân thể của nhân dân Lĩnh vực thông tin và truyền thông, báo chí, xuất bản tiếp tục phát triển về quy mô và chất lượng, đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời các sự kiện thời sự chính trị, an ninh quốc phòng nổi bật trong tỉnh, trong nước và những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương Hạ tầng mạng lưới viễn thông, internet tiếp tục được quan tâm đầu tư Thông tin liên lạc được đảm bảo thông suốt, kịp thời, đáp ứng khá tốt nhu cầu nghiên cứu, trao đổi thông tin, liên lạc cho nhân dân
3.2 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HỒNG DÂN
3.2.1 Đặc điểm tình hình
Hồng Dân là huyện cách xa Thành phố Bạc Liêu, là huyện nằm phía Bắc Quốc lộ 1A giáp ranh giới giữa ba tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Hậu Giang,
Trang 28chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/10/2000, theo Nghị định số 51 của Chính phủ Huyện hiện có 08 xã và 01 thị trấn, diện tích tự nhiên là 42.356 ha,
có 24.598 hộ với dân số là 108.064 người, gồm 03 dân tộc anh em là Kinh, Hoa và Khmer
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, Hồng Dân là vùng căn cứ địa cách mạng của Tỉnh ủy, trong chiến tranh huyện bị tàn phá hết sức nặng nề, hy sinh nhiều sức người, sức của, sau giải phóng kết cấu hạ tầng của huyện hầu như không có gì, đi lại chủ yếu bằng đường thủy, kinh tế - xã hội còn thấp kém, sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa là chủ yếu
Bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là từ khi thực hiện Nghị
quyết Trung ương VII (khoá X) Huyện đã chỉ đạo đạt được kết quả khích lệ:
kinh tế - xã hội có chuyển biến rõ rệt, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ nét, diện mạo xóm ấp nông thôn ngày càng khởi sắc Những thành tựu trong công cuộc đổi mới mà đặt biệt sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính là cơ sở tiền đề quan trọng để huyện tiếp tục chỉ đạo xây dựng hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020 góp phần cùng cả nước thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
3.2.2 Kinh tế
Tính đến cuối tháng 06 năm 2013, sản lượng lúa Đông xuân đạt 66.887 tấn, xuống giống vụ Hè thu theo đúng lịch thời vụ được 8.865 ha Đặc biệt thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ở vụ Đông xuân 2012 – 2013 tại ấp Ninh Lợi, xã Ninh Quới A với diện tích 153 ha Tình hình nuôi tôm vụ I gặp nhiều khó khăn Tính đến cuối tháng 06 năm 2013 các hộ đã thả xong tôm nuôi vụ I với diện tích là 19.504 ha và thu hoạch tôm nuôi chính vụ 4.368 ha, năng suất đạt 90 kg/ha Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 11.953 tấn, trong đó sản lượng tôm là 3.147 tấn, cá và thủy sản khác 8.806 tấn Tổng đàn heo toàn huyện có 65.983 con, đàn trâu, bò hiện có khoảng 810 con Ban chỉ đạo huyện đã triển khai thực hiện Kế hoạch số 04/KH-BCĐ ngày 15/01/2013 về xây dựng giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng năm
2013 và xây dựng gần 385 công trình giao thông nông thôn, với tổng chiều dài 60.553 m và 34 công trình thủy nông nội đồng với chiều dài 38.138 m
Trong 06 tháng đầu năm 2013, tổng thu ngân sách trên toàn địa bàn huyện là 11 tỷ 593 triệu đồng, tổng chi ngân sách là 108 tỷ 719 triệu 769 ngàn đồng
Trang 293.2.3 Văn hóa - xã hội
Quan tâm chỉ đạo, tập trung đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện đúng chương trình dạy và học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tổ chức tốt các hoạt động thi học sinh giỏi cấp huyện Công nhận 03 Trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số Trường đạt chuẩn Quốc gia hiện nay 18/42 Xét công nhận tốt nghiệp THCS đạt 99,12% và xét hoàn thành Tiểu học đạt 99,68% Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm học 2012 -
2013 đạt 60,42% Kiểm tra để công nhận 09 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập mẫu giáo trẻ 05 tuổi năm 2013 và đang đề nghị tỉnh kiểm tra, công nhận Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở tiếp tục được củng cố, kiện toàn Trong 06 tháng đầu năm 2013 tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện cơ bản
ổn định, bệnh tay chân miệng xảy ra 42 ca, sốt xuất huyết 03 ca Khám và điều trị bệnh cho 139.341 lượt bệnh nhân
Toàn huyện hiện có 2.979 hộ nghèo và 1.523 hộ cận nghèo, theo chỉ tiêu tỉnh giao năm 2013 huyện giảm nghèo 650 hộ, cận nghèo 500 hộ
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng được cải tiến về hình thức, nội dung chương trình, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa
và rèn luyện sức khỏe của nhân dân
Nhiệm vụ quốc phòng và quân sự địa phương tiếp tục được triển khai, thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức, ổn định biên chế và quân số
3.3 KHÁI QUÁT VỀ XÃ NINH THẠNH LỢI “A”
3.3.1 Đặc điểm tình hình
Xã Ninh Thạnh Lợi “A” là một trong 09 đơn vị hành chính thuộc huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu Được chia tách từ xã Ninh Thạnh Lợi, xã Ninh Thạnh Lợi “A” được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 11 năm 2008 Xã Ninh Thạnh Lợi “A” có tổng diện tích tự nhiên là 6.687,28 ha, dân số năm 2012 có 1.936 hộ với 8.416 khẩu Trên địa bàn xã hiện tại có 03 dân tộc Kinh, Khmer và Hoa đang xen sinh sống với nhau Đời sống kinh tế của người dân chủ yếu là nuôi trồng thủy sản kết hợp với kinh doanh dịch vụ, toàn xã có 310 hộ nghèo chiếm 15,5%, hộ cận nghèo có 150 hộ chiếm 7,5%, hộ giàu có 500 hộ chiếm 25%, hộ khá có 698 hộ chiếm 35% còn lại là hộ trung bình có 366 chiếm 17% Hệ thống giao thông từng bước đáp ứng được yêu cầu Tình hình ANCT – TTATXH được giữ vững và ổn định Quốc phòng không ngừng được củng cố
Trang 30Xã Ninh Thạnh Lợi “A” có nguồn lao động rất dồi dào Tính đến hết
năm 2012 (31/12/2012) toàn xã có 5.649 người trong độ tuổi lao động, chiếm
67,12% nhân khẩu toàn xã Tỷ lệ lao động có việc làm là 87,18% tương ứng với 4.925 người Tuy nhiên nguồn lao động tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là chính
Bảng 3.1: Số hộ, số nhân khẩu và số lao động tại địa bàn xã
Ninh Thạnh Lợi “A”
2010 2011 2012
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
3.3.2.1 Về sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
- Tính đến cuối tháng 06 năm 2013, diện tích tôm thả nuôi là 5.285 ha Một số bà con đang thu hoạch tôm vụ I khoảng 4.355 ha, diện tích còn lại đang chuẩn bị thu hoạch, năng suất tôm bình quân từ 120 kg đến 130
kg/ha/vụ, so với cùng kỳ 06 tháng đầu năm 2012 năng suất tăng (120/110 -
130/120), ngoài ra cũng có một số bà con nhân dân đang khẩn trương cải tạo
vuông tôm chuẩn bị thả vụ II, một số hộ đã thả vụ II được một tháng tuổi
- Các mô hình chăn nuôi khác có hiệu quả cũng đang được duy trì và
phát triển, cụ thể là: (Tính đến hết tháng 06 năm 2013)
+ Cá Sấu có 54 hộ nuôi với 6.379 con
+ Cá Bống Tượng có 144 hộ, ước lượng khoảng 51.730 con
+ Cá Chình có 03 hộ nuôi, với 1.150 con
+ Tổng đàn heo có 647 con, gà thả vườn có 2.980 con, vịt có 2.680 con,
bồ câu 80 con và đang phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra
3.3.2.2 Giao thông nông thôn, thủy lợi - thủy nông nội đồng
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện công tác giao thông nông thôn luôn
Trang 31đáng ghi nhận Cụ thể là 06 tháng đầu năm 2013 đã duy tu sửa chữa, dậm vá được 35 km lộ nhựa Đặc biệt, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, nhà nước ra xi măng, nhân dân hiến đất, ra cát, đá, tấm cao su và ngày công lao động, trong 06 tháng đã tiến hành thi công 02 tuyến lộ Vành đai vào huyện đội thuộc ấp Nhà lầu II và lộ tuyến kinh 6 ngàn thuộc ấp Thống Nhất – Chủ Chọt Hiện nay tuyến lộ Vành đai vào huyện đội thuộc ấp Nhà lầu II hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến lộ pêtông ngang 2,5 m, dài 1.300 m, tổng vốn đầu tư 339.406.000 đồng, nhân dân đóng góp là 216.666.000 đồng và nhiều ngày công lao động Xây mới một cây cầu pêtông dài 10 m, ngang 2,5 m tổng trị giá 40 triệu đồng Tuyến lộ kinh 6 ngàn thuộc Ấp Thống Nhất – Chủ Chọt hoàn thành được 4.500 m Tổng vốn đầu tư 01 tỷ 159 triệu 680 ngàn đồng Trong đó nhân dân đóng góp 750 triệu đồng, nhà nước 409 680 ngàn đồng
Hệ thống thủy lợi – thủy nông nội đồng hiện đảm bảo nguồn nước phục
vụ sản xuất, hệ thống thủy nông nội đồng cơ bản nhân dân nạo vét kịp thời đảm bảo cho việc bơm tiêu thoát nước, trong 06 tháng đầu năm 2013 đã nạo vét được 01 tuyến kênh cấp III vượt cấp dài 3.380 m
3.3.3 Văn hóa – xã hội
3.3.3.1 Về giáo dục
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy được đầu tư xây dựng ngày càng đáp ứng được yêu cầu Hiện nay tổng số phòng học trong toàn xã với tổng số là 49 phòng học cơ bản, 78 cán bộ, giáo viên Công tác tổ chức thi cuối học kỳ II và chuẩn bị tổng kết năm học năm học 2012- 2013 tổ chức nghiêm túc
Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động từng bước đi vào ổn định và
Trang 32tốt công tác đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, hướng nghề, hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
3.3.3.2 Về y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, trong 06 tháng đầu năm 2013 có 2.936 lược khám chữa bệnh, trong đó khám BHYT là 2.142 lược khám Ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ nhân viên ý tế được nâng lên Mạng lưới y tế 5/5 ấp được củng cố thường xuyên, đảm bảo được công tác tuyên truyền vận động nhân dân trong phòng ngừa dịch bệnh Kết quả tuyên truyền về các chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và nâng cao sức khỏe của nhân dân được 04 cuộc có 120 người tham dự Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được quan tâm chỉ đạo nên trong thời gian qua tổng số phụ nữ từ
15 - 49 tuổi thực hiện các biện pháp tránh thai được 1.169 người Chất lượng cộng tác viên y tế, cộng tác viên dân số ngày càng được nâng lên
3.3.3.3 Về Văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao
Chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa không ngừng được nâng lên Hiện nay đơn vị đã tiến hành chỉ đạo các ngành
và các ấp tiến hành các bước chuẩn bị các điều kiện để tổng kết đề án xây dựng xã văn hóa giai đoạn 2011 - 2013 Hiện nay gia đình văn hóa có 1.953
hộ, có 5/5 ấp văn hóa được giữ vững, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi khắc Phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT có bước chuyển biến tích cực đã thành lập được 01 câu lạc bộ đờn ca tài tử có 16 thành viên, 02 câu lạc bộ hát với nhau gồm 17 thành viên Nhân dân ngày càng có ý thức tập luyện thể dục thể thao, toàn xã có 06 đội bóng đá mini, 05 đội bóng chuyền, 10 đội bơi vỏ, thường xuyên tập luyện rèn luyện sức khỏe
3.3.3.4 Về các chính sách xã hội
Công tác chăm lo cho đời sống đối tượng chính sách được thực hiện kịp thời Toàn xã có 146 hộ nghèo theo tiêu chí mới, chiếm tỷ lệ 7,54% số hộ trong toàn xã Công tác giảm nghèo đơn vị luôn quan tâm chỉ đạo kịp thời bằng nhiều phương pháp khác nhau Trong 06 tháng đầu năm đơn vị đã vận động quỹ an sinh xã hội được 300 triệu đồng và đã đăng nộp về trên, đạt chỉ tiêu huyện giao Từ nguồn quỹ an sinh xã hội đã hỗ trợ mô hình cho 57 hộ nghèo thoát nghèo bền vững với tổng số tiền là 237.500.000 đồng Phân công các ban ngành và từng cá nhân cán bộ đảng viên hướng dẫn giúp đỡ Hiện nay các mô hình hỗ trợ đang tiến triển tốt, dự kiến cuối năm có từ 57 đến 63 hộ
thoát nghèo
Trang 333.4 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÔM SÚ
Tôm sú (Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn) có tên khoa học là
Penaeus monodon Fabricius Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ ấn Độ
Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc
và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981,
1985) Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới
35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malayxia, Philippines và Việt Nam Ở Việt Nam tôm sú phân bố ở vùng ven biển từ miền Bắc đến miền Nam Trong tự nhiên, tôm sú thích sống ở vùng nước
trong, xa cửa sông, độ trong cao Tôm bột (PL), tôm giống (Juvenile) và tôm
gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn
Hình 3.2: Tôm sú Tôm sú có thể được nuôi trong các ao, vuông có mực nước cố định Thường thì tôm sú sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường nước mặn Tuy nhiên với việc thuần hóa của con người thì ngày nay chúng ta có thể nuôi tôm sú trong cả môi trường nước mặn, nước lợ hay thậm chí là nước ngọt Nhưng năng suất thu hoạch sẽ thấp hơn khi nuôi tôm trong môi trường nước mặn
Tôm sú có vòng đời tương đối dài, trong môi trường tự nhiên tuổi thọ
của tôm sú khoảng 1,5 – 2,0 năm (con đực khoảng 1,5 năm, con cái chừng 02
năm) Nhưng khi nuôi tôm, các hộ thường thu hoạch tôm vào khoảng tháng
thứ 03 hay thứ 04 kể từ lúc thả nuôi, lúc này tôm đạt kích cỡ trung bình từ 50 – 20 con/kg Vòng đời của tôm sú phải trải qua các giai đoạn phát triển sau:
Trang 34Nauplli có 06 giai đoạn với 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 04 lần, mỗi lần khoảng 07 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn
Zoea có 03 giai đoạn với 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 02 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu sinh
Mysis có 03 giai đoạn với 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau
Postlarvae là giai đoạn gần trưởng thành
Juvenile là giai đoạn trưởng thành
Tôm sú là loại ăn tạp, thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm hơn
là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 02 mảnh vỏ, côn trùng Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm
Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng
Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài Từ tháng thứ 08 trở đi tôm đực và tôm cái bước vào giai đoạn thành thục sinh dục Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên
Hormone điều khiển sự thành thục sinh dục (GIH, gonal inhibiting hormone)
được sản xuất bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến giáp sinap đưa vào kho dự trữ và khi cần thì tiết ra Sự thành thục sinh dục của tôm sú thông qua tác động của tuyến nội tiết, khi cắt mắt tức
là thúc đẩy chu kỳ lộ xác, đem lại sự thành thục mau chóng hơn Số lượng trứng đẻ của tôm cái nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cá thể, trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn Khi con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100-300 gam cho 300.000 -1.200.000 trứng Nếu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng
trứng từ 200.000- 600.000 trứng Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22
giờ đến 02 giờ) trứng sau khi đẻ được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-28C sẽ nở
thành ấu trùng (Nauplii) Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời
kỳ chính: tháng 03-04 và tháng 07-10
Trang 35Tôm sú có giá trị kinh tế cao, cho nên nghề nuôi tôm sú được xem là nghề siêu lợi nhuận và đương nhiên cũng kèm theo nhiều rủi ro Chỉ tính đến cuối tháng 06 năm 2013, giá tôm sú dạng 40 con/kg tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu là 200.000 đồng/kg, dạng 30 con/kg
là 230.000 đồng/kg và 300.000 đồng/kg cho tôm dạng 20 con/kg
3.5 THỰC TRẠNG NUÔI TÔM CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA TẠI XÃ NINH THẠNH LỢI “A”
Kinh73,33%
Khmer26,67%
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”, tháng 10/2013
Hình 3.3: Thành phần dân tộc của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”
3.5.1.2 Số nhân khẩu và lao động trong gia đình
Tương tự với thành phần dân tộc Kết quả khảo sát thực tế về số nhân khẩu trong gia đình của 60 hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu được trình bày trong “Bảng 3.2”
Trang 36Bảng 3.2: Số nhân khẩu trong gia đình của các hộ tại địa bàn xã
Ninh Thạnh Lợi “A”
Tổng số nhân khẩu Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%)
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”, tháng 10/2013
Qua bảng số liệu trên ta thấy số người trong gia đình của các nông hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” dao động từ 02 đến 09 người, nhưng phần lớn
đa số hộ thường có 04 người Trong 60 hộ được khảo sát thì số người trong gia đình là 02 người có 04 hộ, 03 người có 11 hộ, 04 người có 20 hộ, 05 người có
09 hộ, 06 người có 12 hộ, 07 người có 02 hộ, 08 người có 01 hộ và 09 người
có 01 hộ Từ đó chúng ta có thể thấy quy mô về nhân khẩu của các hộ tại địa bàn xã là khá lớn, cá biệt có hộ lên đến 09 người sống trong một gia đình Nguyên nhân làm cho quy mô nhân khẩu tại đây lớn đến vậy là do các hộ tại đây thường sống chung một nhà với nhiều thế hệ Có hộ gồm 03 thế hệ cùng sống chung và sinh hoạt hằng ngày Ngoài ra, xã Ninh Thạnh Lợi “A” còn là
xã nằm ở vùng sâu vùng xa nên đa số các hộ đều có rất đông con, và đây cũng
là một trong những nguyên nhân chính
Tuy số nhân khẩu trong các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” là khá đông nhưng lao động chính lại rất ít, trong khi số nhân khẩu của các hộ là từ
01 đến 09 người thì lao động chính trong các hộ lại chỉ dao động từ 01 đến 06 người, chiếm đa số là các hộ có 02 lao động chính Cụ thể trong tổng số 60 hộ
được khảo sát thì số hộ có 01 lao động chính là 04 hộ (chiếm 6,67%), có 02 lao động chính là 36 hộ (chiếm 60%), có 03 lao động chính là 11 hộ (chiếm
18,33%), có 04 lao động chính là 06 hộ (chiếm 10%), có 05 lao động lao động
chính là 02 (chiếm 3,33%) hộ và có 06 lao động chính là 01 hộ (chiếm 1,67%)
Số lao động chính trong các hộ chủ yếu là những người cha và mẹ, một số hộ
có thêm những người con trưởng thành trong gia đình giúp đỡ trong quá trình
Trang 37độ tuổi đi học là rất nhiều, từ cấp I, cấp II, cấp III và cả cao đẳng, đại học Cũng có hộ có con lập gia đình và sống riêng nên không tham gia vào công việc của gia đình
01 lao động 02 lao động 03 lao động 04 lao động 05 lao động 06 lao động
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”, tháng 10/2013
Hình 3.4 : Số lao động chính của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”
3.5.1.3 Trình độ văn hóa
Kết quả khảo sát thực tế về trình độ văn hóa của 60 hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu cho thấy trình độ học vấn của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” chủ yếu là cấp I và cấp II
Trong tổng số 60 hộ thì có 03 hộ mù chữ (chiếm 5%), 27 hộ có trình độ cấp I
(chiếm 45%), 22 hộ có trình độ cấp II (chiếm 36,67%) và 08 hộ có trình độ cấp
III (chiếm 13,33%) Không có hộ nào có trình độ cao đẳng và đại học Mặc dù
mô hình nuôi tôm theo hình thức QCCT không đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng vẫn cần ứng dụng những tiến bộ khoa học và kỹ thuật quá trình nuôi để tăng năng suất và đạt lợi nhuận cao nhất Trong khi đó trình độ học vấn của các hộ tại địa bàn xã chủ yếu là cấp I, nên cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tiếp cận