Qua quá trình khảo sát thực tế 60 hộ nuôi tôm theo hình thức QCCT tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”, kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm được trình bày qua “Bảng 4.4”
Bảng 4.4: Kết quả phân tích các yếu tốảnh hưởng đến năng suất của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” Các biến độc lập Ký hiệu Hệ số (β) Sai số chuẩn Hằng số α0 -2,6 * 1,4139 Số lượng tôm giống LnX1 0,235 * 0,1378 Lượng vôi sử dụng LnX2 -0,001 ns 0,0514 Lượng phân bón sử dụng LnX3 0,061 ns 0,0885 Số ngày lao động LnX4 0,239 ** 0,1006 Kinh nghiệm nuôi tôm LnX6 -0,027 ns 0,1237 Thời gian nuôi 1 vụ tôm LnX7 1,995 *** 0,7305 Tập huấn kỹ thuật X8 -0,106 ns 0,1937 R2 0,3259 F 3,59 Prob > F 0,0032 Prob > chi2 0,7521 Mean VIF 1,20
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”, tháng 10/2013 Ghi chú: (***): có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; (**): có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; (*
): có ý nghĩa thống kê ở mức 10%; (ns): không có ý nghĩa thống kê
Biến LnX5 là diện tích đất nuôi tôm (1.000m2) đã bị loại bỏ do có hiện tượng đa cộng tuyến.
Từ kết quả phân tích trên, phương trình hồi quy được thiết lập như sau:
LnY = - 2,6(*) + 0,235lnX1(*) - 0,001lnX2(ns) + 0,061lnX3(ns) +
Mô hình hồi quy có ý nghĩa với Prob > F = 0,0032 nhỏ hơn α = 1%, nghĩa là mô hình có ý nghĩa ở mức 1%. Hệ số R2 = 0,3259 chứng tỏ các biến độc lập trong mô hình giải thích được 32,59% sự biến động năng suất tôm sú ở xã Ninh Thạnh Lợi “A”, còn lại 67,41% là các yếu tố khác chưa đưa vào mô hình này, đặc biệt là các yếu tố về môi trường tự nhiên.
Kiểm định phương sai sai số thay đổi: Kiểm định White
Ta có Prob > chi2 = 0,7521 (75,21%) lớn hơn α = 10%, vậy mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Kiểm định đa cộng tuyến: Kiểm định tương quan cặp giữa các biến độc lập
Ta có hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,8. Mặc khác mô hình có nhân tử phóng đại phương sai của từng biến độc lập đều nhỏ hơn 2,78 nên mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Trong 07 biến độc lập được đưa vào mô hình thì chỉ có 03 hệ sốđi theo các biến số lượng tôm giống, số ngày lao động và thời gian nuôi 1 vụ tôm có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Còn lại 04 hệ sốđi theo các biến lượng vôi sử dụng, lượng phân bón sử dụng, kinh nghiệm nuôi tôm và tập huấn kỹ thuật đều không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Các hệ số có ý nghĩa thống kê được giải thích như sau:
- Yếu tố số lượng tôm giống có β1 = 0,235 với P_value = 0,094 nhỏ hơn α = 10%, nghĩa là yếu tố số lượng tôm giống có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Đồng thời cũng cho thấy số lượng tôm giống có tỷ lệ thuận với năng suất đạt được. Khi số lượng tôm giống tăng lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi sẽ làm cho năng suất của các hộ nuôi tôm sú tăng trung bình khoảng 0,235%.
- Yếu tố số ngày lao động có β4 = 0,239 với P_value = 0,021 nhỏ hơn α = 5%, nghĩa là yếu tố số ngày lao động có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Tương tự với số lượng tôm giống, số ngày lao động cũng có tỷ lệ thuận với năng suất đạt được. Khi số ngày lao động tăng lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi sẽ làm cho năng suất của các hộ nuôi tôm sú tăng trung bình khoảng 0,239%.
- Yếu tố thời gian nuôi 1 vụ tôm có β7 = 1,995 với P_value = 0,009 nhỏ hơn α = 1%, nghĩa là yếu tố thời gian nuôi 1 vụ tôm có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và thời gian nuôi 1 vụ tôm cũng có tỷ lệ thuận với năng suất đạt được. Khi thời gian nuôi 1 vụ tôm tăng lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ THEO HÌNH THỨC QUẢNG CANH
CẢI TIẾN 5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
5.1.1 Chất lượng tôm giống
Không chỉ riêng tôm sú mà đối với tất cả các loại thủy sản, chất lượng con giống là một yếu tố rất quan trọng, nó quyết định khoảng 50% sự thành công hay thất bại. Hiện tại trên toàn tỉnh có gần 400 cơ sở sản xuất tôm giống, hằng năm cung cấp ra thị trường khoảng 9 tỷ con giống, đáp ứng được hơn 40% nhu cầu của các hộ nuôi tôm trên địa bàn. Trong số tôm giống sản xuất ra hàng năm có 3 - 4% bị bệnh nguy hiểm, còn lại là một số bệnh thông thường như còi, chậm lớn. Thế nhưng hiện tại trên địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” nói riêng và toàn tỉnh Bạc Liêu nói chung, số lượng tôm giống kém chất lượng vẫn chiếm con số khá lớn. Qua kiểm tra ngẫu nhiên và xét nghiệm từ hơn 840 mẫu tôm giống, có đến 321/615 mẫu tôm bị nhiễm bệnh MBV, 24/74 mẫu tôm bị nhiễm bệnh ''vi bào tử'', đây là loại bệnh trên tôm mới được phát hiện trong năm nay làm cho tôm chết hàng loạt, rất nhanh và chưa có thuốc đặc trị, làm chết hàng loạt tôm nuôi ở ao vuông, gây điêu đứng cho người nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp trong tỉnh. Nguyên nhân là do chỉ có khoảng 20% số cơ sở sản xuất dám bỏ tiền đầu tư quy mô, sử dụng nguồn tôm bố mẹ tốt. Còn đối với các trại còn lại tuy có đầu tư nhưng không đáng kể nên cho ra con giống đủ kiểu chất lượng.
Bạc Liêu là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn thứ hai tại ĐBSCL, chỉ đứng sau Cà Mau. Vì vậy hằng năm tỉnh Bạc Liêu cần một lượng tôm giống rất lớn để đáp ứng nhu cầu thả nuôi của người dân, và tình trạng thiếu con giống là một điều tất yếu. Các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu, 60% còn lại phải nhập tôm giống từ các tỉnh khác, chủ yếu là từ Cà Mau và các tỉnh miền Trung. Cho nên xảy ra tình trạng nhập tôm giống từ các tỉnh khác vào các địa phương trên toàn tỉnh Bạc Liêu với số lượng lớn, rất khó quản lý và chất lượng tôm giống là không đảm bảo. Nguyên nhân chính là do không thể kiểm tra được nguồn tôm giống nhập tỉnh tại gốc. Một phần là do địa bàn rộng lớn, giống nhập tỉnh bằng nhiều con đường khác nhau trong khi lực lượng chuyên ngành thì còn quá mỏng…Bên cạnh đó thì ý thức chọn lựa của người nuôi cũng là một trong những nguyên nhân chính. Đa phần bà con còn ham mua nguồn giống trôi nổi, càng rẻ tiền càng tốt mà
Tôm giống tốt được xem là nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại của nghề nuôi tôm. Nếu như nguồn giống tốt có tỷ lệ rủi ro chỉ chiếm khoảng 30%, thì đối với nguồn tôm giống trôi nổi thì tỷ lệ rủi ro này lại đến hơn 70%. Dù biết thế, nhưng đa phần người nuôi vẫn chọn mua con giống trôi nổi hơn là vào các cơ sở sản xuất có uy tín, vì giá cả có phần chênh lệch tương đối lớn. Ở Bạc Liêu, tôm giống có chất lượng cũng đang có giá đắt đỏ. Hiện tại tôm sú giống của các DN sản xuất tôm giống uy tín có giá bán 70 đồng/con, trong khi nguồn tôm giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc thì có giá “bèo”, chỉ khoảng 15- 20 đồng/con. Với người dân thì giống nào có chất lượng hay không chất lượng thì đối với họ cũng như nhau, vì họ không thể biết được nguồn tôm giống nào là tốt hay kém chất lượng. Và họ quyết định mua được càng nhiều con giống thả nuôi thì càng tốt, với quan niệm “mất con này, còn con kia”. Và hiện tại các hộ nuôi tôm vẫn quan tâm đến giá cả hơn là chất lượng tôm giống. Cần có giải pháp để giải quyết vấn đề này một cách triệt để và càng sớm càng tốt.
5.1.2 Nguồn nước và môi trường
Hiện tại các hộ tại địa bàn xã chưa nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nước trong quá trình nuôi tôm, cũng như tác hại của nó. Do đặc điểm của việc nuôi trồng thủy sản nói chung cũng như nuôi tôm là đều gắn liền với nguồn nước trong suốt quá trình nuôi, từ khi thả nuôi cho đến khi thu hoạch. Vì vậy một khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra tổn thất về kinh tế rất lớn cho các hộ nuôi, ngoài ra còn gây ra các vụ tôm chết hàng loạt do không xử lý nước thải khi xả ra sông. Nguyên nhân chính là do cơ sở hạ tầng tại địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong nhưng năm qua, nhìn chung hệ thống giao thông – thủy lợi, thủy nông nội đồng tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” đã có sự tiến bộđáng kể. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi trồng thủy sản ngày một tăng của các hộ tại đây. Bên cạnh đó việc một số nơi chưa có quy hoạch tổng thể hoặc chưa có quy hoạch chi tiết từng vùng nuôi tôm, hoặc đã quy hoạch nhưng hoạt động kém hiệu quả cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Khí hậu diễn biến thất thường, mưa lớn trái mùa trên diện rộng, nắng nóng gay gắt hơn, đã tác động xấu đến môi trường, làm phát sinh dịch bệnh, nhất là loại hình nuôi tôm công nghiệp. Môi trường nuôi tôm đã ô nhiễm, cộng với dịch bệnh khiến tôm chết nhiều, trong khi việc xử lý hóa chất chỉ đáp ứng phần nhỏ, nên nguồn nước xả ra tự nhiên càng ô nhiễm hơn. Vấn đề môi trường trong nuôi tôm bắt nguồn từ việc phát triển nuôi tràn lan, thiếu quy hoạch. Các hộ nuôi phát triển tự phát, không theo định hướng, khiến những
tích tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên địa bàn cả nước bị thiệt hại khoảng 23.938 ha, chiếm 4,2% diện tích thả nuôi, bằng 65% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, diện tích tôm sú bị thiệt hại 20.857 ha (chiếm 3,8% diện tích thả
nuôi, bằng 63,8% so cùng kỳ năm 2012), tôm thẻ chân trắng 3.081 ha (chiếm 17,1% diện tích thả nuôi, bằng 124,9% so cùng kỳ năm 2012). Những thiệt hại này không chỉ ảnh hưởng tới nguồn vốn của người dân mà còn tác động xấu tới môi trường. Công tác xử lý ao nuôi, bảo vệ môi trường vẫn đặt ra nhiều thách thức trong nuôi tôm.
5.1.3 Kỹ thuật nuôi tôm
Đa số các hộ nuôi tôm tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” đều nuôi tôm dựa vào những kinh nghiệm mà bản thân họđúc kết được trong thời gian nuôi tôm. Đôi khi vì quá tự tin vào kinh nghiệm của mình, mà họ tỏ ra bảo thủ và thụ động trong quá trình tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Dẫn đến năng suất và lợi nhuận thấp. Nguồn thông tin mà các hộ tiếp thu và học hỏi chủ yếu là qua các chương trình nông – lâm – ngư nghiệp trên tivi, nhưng đa số trình độ các hộ tại địa bàn xã chỉ ở cấp I, nên việc tiếp thu là rất hạn chế. Ngoài ra Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư của huyện cũng có tổ chức các đợt tập huấn kỹ thuật cho các hộ tại địa bàn xã. Nhưng mức độ tổ chức không thường xuyên, mỗi năm chỉ tổ chức được một hoặc hai đợt tập huấn. Và số hộ tham gia vào các buổi tập huấn này là rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ ngại thay đổi phương thức canh tác mà họđã quen và áp dụng bấy lâu nay. Có nhiều lý do khiến các buôi tập huấn không hiệu quả, nhưng có một lý do chính là trước giờ người học chưa được sàng lọc về mặt bằng trình độ, nên họ thường không đủ khả năng tiếp nhận kiến thức do người dạy truyền đạt, dẫn đến ít tập trung, không chuyên tâm học, học trước quên sau, học về không có điều kiện áp dụng hay không chịu áp dụng vì thích làm theo kinh nghiệm và quen làm theo tập quán địa phương, hoặc vì sợ làm cách mới khác đi khi gặp thất bại thì bị bạn bè, làng xóm chê cười. Cũng có tình trạng khi dự học là một người nào đó trong gia đình, còn người trực tiếp nuôi lại là người khác, hoặc buổi sáng người này học một phần, đến buổi chiều lại là người khác học tiếp phần khác, những ngày sau có khi lại là người khác nữa, mỗi người nhận thức một kiểu theo khả năng, rồi ráp lại áp dụng nên nhiều khi không thích hợp, thế là tôm cứ tiếp tục chết dài dài. Vì vậy vấn đề hỗ trợ về kỹ thuật cho các hộ tại địa bàn xã là rất cần thiết.
5.1.4 Tiêu thụ sản phẩm
Vụ tôm năm 2013 được xem là vụ tôm “trúng mùa, trúng giá” sau khi thất bại liên tiếp trong những năm gần đây của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh lợi “A”. Giá tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu tăng cao kỷ lục trong vòng 4 năm qua, giá tôm sú dạng 40 con/kg tại địa bàn xã tính đến cuối thánh 06 năm 2013 là 200.000 đồng/kg, dạng 30 con/kg là 230.000 đồng/kg và dạng 20 con/kg là 300.000 đồng/kg. Theo người nuôi tôm, giá tôm sú tăng mạnh là do nguồn nguyên liệu trên thị trường khan hiếm, tôm nuôi công nghiệp, bán công nghiệp mới bước vào đầu vụ, còn tôm nuôi quảng canh lại mất mùa. Tuy giá tôm tại địa bàn hiện tại là rất cao so với nhưng năm trước, nhưng nếu so với giá thị trường thì vẫn thấp hơn từ 20 – 30 ngàn đồng/kg tôm các cỡ. Nguyên nhân chính là do các hộ tại đây chủ yếu bán tôm cho các thương lái, nên bị thương lái ép giá. Diện tích nuôi tôm trên địa bàn xã là tương đối lớn, nhưng vẫn không có Công ty chế biến thủy sản hay Công ty thức ăn thủy sản nào ký hợp đồng mua bán hay bao tiêu sản phẩm cho người dân. Và đây là cơ hội để cho các thương lái ép giá và làm giàu từ công sức của người dân nơi đây.
Tuy nhiên cũng có một vài thương lái mua tôm với giá rất cao, bất kể kích cỡ tôm để xuất khẩu sang Trung Quốc trong những năm qua. Và hậu quả là doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu không cạnh tranh được với các thương lái trong việc thu mua tôm nguyên liệu nên không thực hiện được hợp đồng đã ký với nhà nhập khẩu, làm tổn thất rất lớn về tài chính. Cho nên cần có những giải pháp giải quyết kịp thời.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THAM KHẢO
5.2.1 Giải pháp khắc phục những tồn tại và nguyên nhân
5.2.1.1 Về chất lượng tôm giống
Để nâng cao chất lượng con giống thì chính quyền địa phương và các cấp cần tăng cường kiểm dịch giống. Nhưng để thanh tra việc chấp hành kiểm dịch thì ngành Nông nghiệp cần tăng cường tập trung quản lý về nguồn gốc, chứ không thể tiếp tục tình trạng kiểm tra, xử phạt, rồi các cơ sở sản xuất tôm giống vẫn tiếp tục hoạt động. Cụ thể là cần triển khai quy hoạch vùng sản xuất giống tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất giống, tăng cường quản lý vềđiều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, yêu cầu khắc phục hoặc xử lý đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện, đồng thời hướng dẫn chính quyền cơ sở thực hiện kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn. Mặt khác, triển khai thành lập thí điểm mô hình tổ hợp tác, chi
mại trong sản xuất, kinh doanh tôm giống. Tăng cường phối hợp với những trung tâm đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật ngành thủy sản để đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các trại sản xuất, kinh doanh tôm giống. Đồng thời chuyển giao,