3.2.1 Đặc điểm tình hình
Hồng Dân là huyện cách xa Thành phố Bạc Liêu, là huyện nằm phía Bắc Quốc lộ 1A giáp ranh giới giữa ba tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Hậu Giang,
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/10/2000, theo Nghị định số 51 của Chính phủ. Huyện hiện có 08 xã và 01 thị trấn, diện tích tự nhiên là 42.356 ha, có 24.598 hộ với dân số là 108.064 người, gồm 03 dân tộc anh em là Kinh, Hoa và Khmer.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, Hồng Dân là vùng căn cứđịa cách mạng của Tỉnh ủy, trong chiến tranh huyện bị tàn phá hết sức nặng nề, hy sinh nhiều sức người, sức của, sau giải phóng kết cấu hạ tầng của huyện hầu như không có gì, đi lại chủ yếu bằng đường thủy, kinh tế - xã hội còn thấp kém, sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa là chủ yếu.
Bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương VII (khoá X). Huyện đã chỉ đạo đạt được kết quả khích lệ: kinh tế - xã hội có chuyển biến rõ rệt, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ nét, diện mạo xóm ấp nông thôn ngày càng khởi sắc.
Những thành tựu trong công cuộc đổi mới mà đặt biệt sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính là cơ sở tiền đề quan trọng để huyện tiếp tục chỉđạo xây dựng hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020 góp phần cùng cả nước thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
3.2.2 Kinh tế
Tính đến cuối tháng 06 năm 2013, sản lượng lúa Đông xuân đạt 66.887 tấn, xuống giống vụ Hè thu theo đúng lịch thời vụ được 8.865 ha. Đặc biệt thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ở vụ Đông xuân 2012 – 2013 tại ấp Ninh Lợi, xã Ninh Quới A với diện tích 153 ha. Tình hình nuôi tôm vụ I gặp nhiều khó khăn. Tính đến cuối tháng 06 năm 2013 các hộ đã thả xong tôm nuôi vụ I với diện tích là 19.504 ha và thu hoạch tôm nuôi chính vụ 4.368 ha, năng suất đạt 90 kg/ha. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 11.953 tấn, trong đó sản lượng tôm là 3.147 tấn, cá và thủy sản khác 8.806 tấn. Tổng đàn heo toàn huyện có 65.983 con, đàn trâu, bò hiện có khoảng 810 con.
Ban chỉ đạo huyện đã triển khai thực hiện Kế hoạch số 04/KH-BCĐ ngày 15/01/2013 về xây dựng giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng năm 2013 và xây dựng gần 385 công trình giao thông nông thôn, với tổng chiều dài 60.553 m và 34 công trình thủy nông nội đồng với chiều dài 38.138 m.
Trong 06 tháng đầu năm 2013, tổng thu ngân sách trên toàn địa bàn huyện là 11 tỷ 593 triệu đồng, tổng chi ngân sách là 108 tỷ 719 triệu 769 ngàn đồng.
3.2.3 Văn hóa - xã hội
Quan tâm chỉ đạo, tập trung đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện đúng chương trình dạy và học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức tốt các hoạt động thi học sinh giỏi cấp huyện. Công nhận 03 Trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số Trường đạt chuẩn Quốc gia hiện nay 18/42. Xét công nhận tốt nghiệp THCS đạt 99,12% và xét hoàn thành Tiểu học đạt 99,68%. Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm học 2012 - 2013 đạt 60,42%. Kiểm tra để công nhận 09 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập mẫu giáo trẻ 05 tuổi năm 2013 và đang đề nghị tỉnh kiểm tra, công nhận.
Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Trong 06 tháng đầu năm 2013 tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, bệnh tay chân miệng xảy ra 42 ca, sốt xuất huyết 03 ca. Khám và điều trị bệnh cho 139.341 lượt bệnh nhân.
Toàn huyện hiện có 2.979 hộ nghèo và 1.523 hộ cận nghèo, theo chỉ tiêu tỉnh giao năm 2013 huyện giảm nghèo 650 hộ, cận nghèo 500 hộ.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng được cải tiến về hình thức, nội dung chương trình, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa và rèn luyện sức khỏe của nhân dân.
Nhiệm vụ quốc phòng và quân sự địa phương tiếp tục được triển khai, thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo chếđộ trực sẵn sàng chiến đấu, thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức, ổn định biên chế và quân số.
3.3 KHÁI QUÁT VỀ XÃ NINH THẠNH LỢI “A” 3.3.1 Đặc điểm tình hình 3.3.1 Đặc điểm tình hình
Xã Ninh Thạnh Lợi “A” là một trong 09 đơn vị hành chính thuộc huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. Được chia tách từ xã Ninh Thạnh Lợi, xã Ninh Thạnh Lợi “A” được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 11 năm 2008. Xã Ninh Thạnh Lợi “A” có tổng diện tích tự nhiên là 6.687,28 ha, dân số năm 2012 có 1.936 hộ với 8.416 khẩu. Trên địa bàn xã hiện tại có 03 dân tộc Kinh, Khmer và Hoa đang xen sinh sống với nhau. Đời sống kinh tế của người dân chủ yếu là nuôi trồng thủy sản kết hợp với kinh doanh dịch vụ, toàn xã có 310 hộ nghèo chiếm 15,5%, hộ cận nghèo có 150 hộ chiếm 7,5%, hộ giàu có 500 hộ chiếm 25%, hộ khá có 698 hộ chiếm 35% còn lại là hộ trung bình có 366 chiếm 17%. Hệ thống giao thông từng bước đáp ứng được yêu cầu. Tình hình ANCT – TTATXH được giữ vững và ổn định. Quốc phòng không ngừng được củng cố.
Xã Ninh Thạnh Lợi “A” có nguồn lao động rất dồi dào. Tính đến hết năm 2012 (31/12/2012) toàn xã có 5.649 người trong độ tuổi lao động, chiếm 67,12% nhân khẩu toàn xã. Tỷ lệ lao động có việc làm là 87,18% tương ứng với 4.925 người. Tuy nhiên nguồn lao động tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là chính. Bảng 3.1: Số hộ, số nhân khẩu và số lao động tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” Năm Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số hộ 1.915 1.923 1.936 8 0,42 13 0,68 Số nhân khẩu 8.328 8.366 8.416 38 0,46 50 0,60 Số lao động 5.545 5.616 5.649 71 1,28 33 0,59
(Nguồn: UBND xã Ninh Thạnh Lợi “A”)
3.3.2 Kinh tế
3.3.2.1 Về sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
- Tính đến cuối tháng 06 năm 2013, diện tích tôm thả nuôi là 5.285 ha. Một số bà con đang thu hoạch tôm vụ I khoảng 4.355 ha, diện tích còn lại đang chuẩn bị thu hoạch, năng suất tôm bình quân từ 120 kg đến 130 kg/ha/vụ, so với cùng kỳ 06 tháng đầu năm 2012 năng suất tăng (120/110 - 130/120), ngoài ra cũng có một số bà con nhân dân đang khẩn trương cải tạo vuông tôm chuẩn bị thả vụ II, một số hộđã thả vụ II được một tháng tuổi.
- Các mô hình chăn nuôi khác có hiệu quả cũng đang được duy trì và phát triển, cụ thể là: (Tính đến hết tháng 06 năm 2013)
+ Cá Sấu có 54 hộ nuôi với 6.379 con.
+ Cá Bống Tượng có 144 hộ, ước lượng khoảng 51.730 con. + Cá Chình có 03 hộ nuôi, với 1.150 con.
+ Tổng đàn heo có 647 con, gà thả vườn có 2.980 con, vịt có 2.680 con, bồ câu 80 con và đang phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra.
3.3.2.2 Giao thông nông thôn, thủy lợi - thủy nông nội đồng
đáng ghi nhận. Cụ thể là 06 tháng đầu năm 2013 đã duy tu sửa chữa, dậm vá được 35 km lộ nhựa. Đặc biệt, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, nhà nước ra xi măng, nhân dân hiến đất, ra cát, đá, tấm cao su và ngày công lao động, trong 06 tháng đã tiến hành thi công 02 tuyến lộ Vành đai vào huyện đội thuộc ấp Nhà lầu II và lộ tuyến kinh 6 ngàn thuộc ấp Thống Nhất – Chủ Chọt. Hiện nay tuyến lộ Vành đai vào huyện đội thuộc ấp Nhà lầu II hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến lộ pêtông ngang 2,5 m, dài 1.300 m, tổng vốn đầu tư 339.406.000 đồng, nhân dân đóng góp là 216.666.000 đồng và nhiều ngày công lao động. Xây mới một cây cầu pêtông dài 10 m, ngang 2,5 m tổng trị giá 40 triệu đồng. Tuyến lộ kinh 6 ngàn thuộc Ấp Thống Nhất – Chủ Chọt hoàn thành được 4.500 m. Tổng vốn đầu tư 01 tỷ 159 triệu 680 ngàn đồng. Trong đó nhân dân đóng góp 750 triệu đồng, nhà nước 409. 680 ngàn đồng.
Hệ thống thủy lợi – thủy nông nội đồng hiện đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, hệ thống thủy nông nội đồng cơ bản nhân dân nạo vét kịp thời đảm bảo cho việc bơm tiêu thoát nước, trong 06 tháng đầu năm 2013 đã nạo vét được 01 tuyến kênh cấp III vượt cấp dài 3.380 m.
3.3.2.3 Về tài chính tín dụng
Tính đến cuối tháng 04 năm 2013 tổng thu ngân sách Nhà nước trong toàn xã là 47 triệu đồng, đạt 93,1% chỉ tiêu trên giao. Ngân sách xã được quản lý chặc chẽ. Chi ngân sách đảm bảo theo cân đối nguồn cấp trên giao và đúng theo quy định của Luật ngân sách, không để bội chi ngân sách.
Tính đến tháng 06 năm 2013, dư nợ tại Ngân hàng chính sách Huyện là 13.916.000.000 đồng. Trong đó: nợ quá hạn 755 triệu đồng, chiếm 5,43%, lãi tồn 1.072 triệu đồng. Từ tháng 01 đến cuối tháng 06 năm 2013 đơn vị đã chỉ đạo các đoàn thể và tổ quỹ thác tổ chức rà soát xử lý khoanh nợđược 523 triệu đồng và xóa nợ cho 04 trường hợp với số tiền là 39 triệu đồng. Đồng thời tiến hành thu lãi được 198 triệu đồng.
3.3.3 Văn hóa – xã hội
3.3.3.1 Về giáo dục
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy được đầu tư xây dựng ngày càng đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay tổng số phòng học trong toàn xã với tổng số là 49 phòng học cơ bản, 78 cán bộ, giáo viên. Công tác tổ chức thi cuối học kỳ II và chuẩn bị tổng kết năm học năm học 2012- 2013 tổ chức nghiêm túc.
tốt công tác đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, hướng nghề, hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
3.3.3.2 Về y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, trong 06 tháng đầu năm 2013 có 2.936 lược khám chữa bệnh, trong đó khám BHYT là 2.142 lược khám. Ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ nhân viên ý tế được nâng lên. Mạng lưới y tế 5/5 ấp được củng cố thường xuyên, đảm bảo được công tác tuyên truyền vận động nhân dân trong phòng ngừa dịch bệnh. Kết quả tuyên truyền về các chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và nâng cao sức khỏe của nhân dân được 04 cuộc có 120 người tham dự. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được quan tâm chỉ đạo nên trong thời gian qua tổng số phụ nữ từ 15 - 49 tuổi thực hiện các biện pháp tránh thai được 1.169 người. Chất lượng cộng tác viên y tế, cộng tác viên dân số ngày càng được nâng lên.
3.3.3.3 Về Văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao
Chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa không ngừng được nâng lên. Hiện nay đơn vị đã tiến hành chỉ đạo các ngành và các ấp tiến hành các bước chuẩn bị các điều kiện để tổng kết đề án xây dựng xã văn hóa giai đoạn 2011 - 2013. Hiện nay gia đình văn hóa có 1.953 hộ, có 5/5 ấp văn hóa được giữ vững, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi khắc. Phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT có bước chuyển biến tích cực đã thành lập được 01 câu lạc bộ đờn ca tài tử có 16 thành viên, 02 câu lạc bộ hát với nhau gồm 17 thành viên. Nhân dân ngày càng có ý thức tập luyện thể dục thể thao, toàn xã có 06 đội bóng đá mini, 05 đội bóng chuyền, 10 đội bơi vỏ, thường xuyên tập luyện rèn luyện sức khỏe.
3.3.3.4 Về các chính sách xã hội
Công tác chăm lo cho đời sống đối tượng chính sách được thực hiện kịp thời. Toàn xã có 146 hộ nghèo theo tiêu chí mới, chiếm tỷ lệ 7,54% số hộ trong toàn xã. Công tác giảm nghèo đơn vị luôn quan tâm chỉ đạo kịp thời bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong 06 tháng đầu năm đơn vị đã vận động quỹ an sinh xã hội được 300 triệu đồng và đã đăng nộp về trên, đạt chỉ tiêu huyện giao. Từ nguồn quỹ an sinh xã hội đã hỗ trợ mô hình cho 57 hộ nghèo thoát nghèo bền vững với tổng số tiền là 237.500.000 đồng. Phân công các ban ngành và từng cá nhân cán bộđảng viên hướng dẫn giúp đỡ. Hiện nay các mô hình hỗ trợ đang tiến triển tốt, dự kiến cuối năm có từ 57 đến 63 hộ
3.4 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÔM SÚ
Tôm sú (Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn) có tên khoa học là
Penaeus monodon Fabricius. Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc
và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985). Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩđộ 35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malayxia, Philippines và Việt Nam. Ở Việt Nam tôm sú phân bố ở vùng ven biển từ miền Bắc đến miền Nam. Trong tự nhiên, tôm sú thích sống ở vùng nước trong, xa cửa sông, độ trong cao. Tôm bột (PL), tôm giống (Juvenile) và tôm
gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn.
Hình 3.2: Tôm sú
Tôm sú có thể được nuôi trong các ao, vuông có mực nước cố định. Thường thì tôm sú sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường nước mặn. Tuy nhiên với việc thuần hóa của con người thì ngày nay chúng ta có thể nuôi tôm sú trong cả môi trường nước mặn, nước lợ hay thậm chí là nước ngọt. Nhưng năng suất thu hoạch sẽ thấp hơn khi nuôi tôm trong môi trường nước mặn.
Tôm sú có vòng đời tương đối dài, trong môi trường tự nhiên tuổi thọ của tôm sú khoảng 1,5 – 2,0 năm (con đực khoảng 1,5 năm, con cái chừng 02 năm). Nhưng khi nuôi tôm, các hộ thường thu hoạch tôm vào khoảng tháng thứ 03 hay thứ 04 kể từ lúc thả nuôi, lúc này tôm đạt kích cỡ trung bình từ 50
Nauplli có 06 giai đoạn với 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 04 lần, mỗi lần khoảng 07 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn.
Zoea có 03 giai đoạn với 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 02 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu sinh.
Mysis có 03 giai đoạn với 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau.
Postlarvae là giai đoạn gần trưởng thành. Juvenile là giai đoạn trưởng thành.
Tôm sú là loại ăn tạp, thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 02 mảnh vỏ, côn trùng. Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng.