3.5.1 Đặc điểm gia đình
3.5.1.1 Thành phần dân tộc
Kết quả khảo sát thực tế 60 hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu cho thấy thành phần dân tộc tại xã Ninh Thạnh Lợi “A” chủ yếu là dân tộc Kinh và Khmer, nhưng chiếm đa số vẫn là dân tộc Kinh. Trong tổng số 60 hộ được khảo sát thì dân tộc Kinh có 44 hộ chiếm 73,33%, còn lại 16 hộ là dân tộc Khmer chiếm 26,67%.
Kinh 73,33% Khmer
26,67%
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”, tháng 10/2013
Hình 3.3: Thành phần dân tộc của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”
3.5.1.2 Số nhân khẩu và lao động trong gia đình
Tương tự với thành phần dân tộc. Kết quả khảo sát thực tế về số nhân khẩu trong gia đình của 60 hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu được trình bày trong “Bảng 3.2”.
Bảng 3.2: Số nhân khẩu trong gia đình của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” Tổng số nhân khẩu Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%) 2 Người 04 6,67 3 Người 11 18,33 4 Người 20 33,33 5 Người 09 15,00 6 Người 12 20,00 7 Người 02 3,33 8 Người 01 1,67 9 Người 01 1,67 Tổng 60 100,00
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”, tháng 10/2013
Qua bảng số liệu trên ta thấy số người trong gia đình của các nông hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” dao động từ 02 đến 09 người, nhưng phần lớn đa số hộ thường có 04 người. Trong 60 hộđược khảo sát thì số người trong gia đình là 02 người có 04 hộ, 03 người có 11 hộ, 04 người có 20 hộ, 05 người có 09 hộ, 06 người có 12 hộ, 07 người có 02 hộ, 08 người có 01 hộ và 09 người có 01 hộ. Từđó chúng ta có thể thấy quy mô về nhân khẩu của các hộ tại địa bàn xã là khá lớn, cá biệt có hộ lên đến 09 người sống trong một gia đình. Nguyên nhân làm cho quy mô nhân khẩu tại đây lớn đến vậy là do các hộ tại đây thường sống chung một nhà với nhiều thế hệ. Có hộ gồm 03 thế hệ cùng sống chung và sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, xã Ninh Thạnh Lợi “A” còn là xã nằm ở vùng sâu vùng xa nên đa số các hộđều có rất đông con, và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính.
Tuy số nhân khẩu trong các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” là khá đông nhưng lao động chính lại rất ít, trong khi số nhân khẩu của các hộ là từ 01 đến 09 người thì lao động chính trong các hộ lại chỉ dao động từ 01 đến 06 người, chiếm đa số là các hộ có 02 lao động chính. Cụ thể trong tổng số 60 hộ được khảo sát thì số hộ có 01 lao động chính là 04 hộ (chiếm 6,67%), có 02
lao động chính là 36 hộ (chiếm 60%), có 03 lao động chính là 11 hộ (chiếm 18,33%), có 04 lao động chính là 06 hộ (chiếm 10%), có 05 lao động lao động
chính là 02 (chiếm 3,33%) hộ và có 06 lao động chính là 01 hộ (chiếm 1,67%).
Số lao động chính trong các hộ chủ yếu là những người cha và mẹ, một số hộ có thêm những người con trưởng thành trong gia đình giúp đỡ trong quá trình
độ tuổi đi học là rất nhiều, từ cấp I, cấp II, cấp III và cả cao đẳng, đại học. Cũng có hộ có con lập gia đình và sống riêng nên không tham gia vào công việc của gia đình. 4 36 11 6 2 1 0 5 10 15 20 25 30 35 40
01 lao động 02 lao động 03 lao động 04 lao động 05 lao động 06 lao động
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”, tháng 10/2013
Hình 3.4 : Số lao động chính của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”
3.5.1.3 Trình độ văn hóa
Kết quả khảo sát thực tế về trình độ văn hóa của 60 hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu cho thấy trình độ học vấn của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” chủ yếu là cấp I và cấp II. Trong tổng số 60 hộ thì có 03 hộ mù chữ (chiếm 5%), 27 hộ có trình độ cấp I
(chiếm 45%), 22 hộ có trình độ cấp II (chiếm 36,67%) và 08 hộ có trình độ cấp
III (chiếm 13,33%). Không có hộ nào có trình độ cao đẳng và đại học. Mặc dù mô hình nuôi tôm theo hình thức QCCT không đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng vẫn cần ứng dụng những tiến bộ khoa học và kỹ thuật quá trình nuôi để tăng năng suất và đạt lợi nhuận cao nhất. Trong khi đó trình độ học vấn của các hộ tại địa bàn xã chủ yếu là cấp I, nên cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tiếp cận.
Cấp 2 36,67% Cấp 1 45% Cấp 3 13,33% Mù chữ 5%
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”, tháng 10/2013
Hình 3.5: Trình độ văn hóa của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”
3.5.1.4 Độ tuổi của chủ hộ
Kết quả khảo sát thực tế về độ tuổi của chủ hộ của 60 hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu được trình bày trong “Bảng 3.3” Bảng 3.3: Độ tuổi của chủ hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” Độ tuổi lao động Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%) 25 02 3,33 26 – 30 06 10,00 31 – 35 06 10,00 36 – 40 12 20,00 41 – 45 02 3,33 46 – 50 05 8,34 51 – 55 07 11,67 56 – 60 09 15,00 61 – 65 07 11,67 66 – 70 02 3,33 71 – 73 02 3,33 Tổng 60 100,00
Qua bảng số liệu trên ta thấy độ tuổi của các chủ hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” dao động từ 25 đến 73 tuổi. Nếu so với độ tuổi lao động được nhà nước quy định thì trong tổng số 60 hộđã có 11 hộ quá tuổi lao động. Tuy nhiên họ vẫn tham gia vào quá trình nuôi tôm theo hình thức QCCT này. Bởi vì mô hình QCCT không đòi hỏi các công việc nặng nhọc hoặc có thể thuê lao động, nên ngoài độ tuổi lao động họ vẫn có thể tham gia vào quá trình nuôi tôm. Ngoài ra cũng có những hộ do con cái trực tiếp nuôi, nhưng do chưa có kinh nghiệm nuôi tôm nên các chủ hộ là những người cha và mẹ cũng tham gia vào quá trình nuôi tôm để hỗ trợ cho con.
3.5.2 Kỹ thuật sản xuất
3.5.2.1 Diện tích đất nuôi tôm
Kết quả khảo sát thực tế về diện tích đất nuôi tôm của 60 hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu được trình bày trong “Bảng 3.4” Bảng 3.4: Diện tích đất nuôi tôm của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” Diện tích đất (1000m2) Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%) 05 – 10 12 20,00 11 – 20 22 36,67 21 – 30 12 20,00 31 – 40 06 10,00 41 – 50 02 3,33 51 – 60 02 3,33 61 – 70 01 1,67 71 – 80 01 1,67 81 – 350 02 3,33 Tổng 60 100,00
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”, tháng 10/2013
Qua bảng số liệu trên ta thấy diện tích đất nuôi tôm của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” dao động từ 5 đến 350 ngàn m2, nhưng chủ yếu là từ 11 đến 20 ngàn m2. Đây là một lợi thế cho các hộ nuôi tôm tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”, vì mô hình nuôi tôm theo hình thức QCCT này cũng giống với mô hình QC cần có diện tích nuôi tương đối lớn.
Từđó chúng ta thấy rằng diện tích đất nuôi tôm của các nông hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” là khá lớn, cá biệt có hộ nuôi tôm đến 350 ngàn m2. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có hộ không có đất (chủ sở hữu) để nuôi tôm, để được nuôi tôm họ phải thuê đất và cũng có nhiều hộ có đất nhưng vì đất quá ít nên họ cũng thuê thêm đất để nuôi tôm. Cụ thể thì trong 60 hộ được khảo sát ở trên thì có 02 hộ không có đất và cũng trong 60 hộ đó thì có 10 hộ thuê thêm đất để nuôi tôm.
3.5.2.2 Kinh nghiệm nuôi tôm
Kết quả khảo sát thực tế về kinh nghiệm nuôi tôm của 60 hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu cho thấy kinh nghiệm nuôi tôm của các hộ tại đây dao động từ 02 đến 30 năm, nhưng chủ yếu là từ 11 – 20 năm. Trong tổng số 60 hộđược khảo sát thì số hộ có kinh nghiệm nuôi từ 02 đến 10 năm là 26 hộ (chiếm 43,33%), từ 11 đến 20 năm có 29 hộ (chiếm 48,33%) và từ 21 đến 30 năm có 05 hộ (chiếm 8,34%). Thực tế thì các hộ nuôi theo hình thức QCCT tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” chủ yếu là dựa vào những kinh nghiệm cá nhân là chính, cho nên trong quá trình nuôi tôm có hộ thất bại và cũng có hộ rất thành công, và đây cũng là một trong những đặc điểm của mô hình QCCT này. 02 – 10 năm 43,33% 11 – 20 năm 48,33% 21 – 30 năm 8,34%
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”, tháng 10/2013
Hình 3.6: Kinh nghiệm nuôi tôm của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”
3.5.2.3 Chu kỳ sản xuất (thời gian nuôi 01 vụ tôm)
Kết quả khảo sát thực tế về chu kỳ sản xuất của 60 hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu cho ta thấy chu kỳ sản xuất tôm của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” là từ 03 đến 04 tháng
cho một vụ tôm, nhưng đa số là 04 tháng. Trong tổng số 60 hộ thì đã có 54 hộ nuôi tôm với chu kỳ là 04 tháng, chiếm 90%, còn lại 06 hộ tương ứng với 10% có chu kỳ là 03 tháng. Trong thực tế thì thời gian nuôi một vụ tôm có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và lợi nhuận của các hộ, vì khi thời gian nuôi 1 vụ tôm lâu hơn thì khi đó tôm thu hoạch được sẽđạt kích cỡ lớn hơn và bán được giá cao hơn. Tuy nhiên, nếu trong khoảng thời gian nuôi mà gặp phải thời tiết bất lợi thì tôm sẽ dễ phát sinh dịch bệnh và chết, cho nên những hộ nuôi tôm phải hết sức thận trọng nếu nuôi tôm với chu kỳ sản xuất kéo dài.
4 tháng 90%
3 tháng 10%
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”, tháng 10/2013
Hình 3.7: Chu kỳ sản xuất của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”
3.5.2.4 Mật độ thả tôm
Kết quả khảo sát thực tế về mật độ thả tôm của 60 hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu được trình bày trong “Bảng 3.5”.
Bảng 3.5: Mật độ thả tôm của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” Mật độ thả tôm (Con/m2) Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%) 0,50 – 1,00 08 13,33 1,01 – 2,00 26 43,34 2,01 – 3,00 17 28,33 3,01 – 4,00 06 10,00 4,01 – 5,00 03 5,00 Tổng 60 100,00
Qua bảng số liệu trên ta thấy mật độ thả tôm của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” dao động từ 0,50 – 5,00 con/m2, nhưng chủ yếu là từ 1,01 – 2,00 con. Đối với mô hình TC hay BTC thì mật độ nuôi tôm rất quan trong và mật độ nuôi thường cao. Nhưng mô hình QCCT thì ngược lại, mật độ nuôi thường nhỏ, bởi vì trong mô hình này người nuôi chỉ dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên trong vuông là chính. Cho nên nếu nuôi với mật độ quá cao sẽ dẫn đến tôm chậm lớn vì không đủ thức ăn, ảnh hưởng đến cả năng suất và lợi nhuận của các hộ nuôi tôm.
3.5.2.5 Thức ăn và chế phẩm sinh học
Kết quả khảo sát thực tế 60 hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” là cả 60 hộ (100%) đều không sử dụng thức ăn và chế phẩm sinh học. Mô hình nuôi tôm QCCT là mô hình có thể bổ sung con giống hoặc thức ăn và cũng có thể bổ sung cả hai. Tuy nhiên vì mục đích lợi nhuận nên các hộ nuôi tôm đã không bổ sung thức ăn cho tôm trong suốt quá trình nuôi. Thay vào đó các hộ nuôi tôm dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên có trong vuông là chính. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng mô hình nuôi tôm theo hình thức QCCT này rất thích hợp cho những hộ có nguồn vốn hạn chế. Vì chi phí thức ăn là khoản chi phí không hề nhỏ, nếu không nói là rất lớn trong những mô hình nuôi tôm TC hay BTC. Và đây là đặc điểm riêng của các hộ nuôi tôm theo hình thức QCCT tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”.
3.5.2.6 Nguồn giống
Kết quả khảo sát nguồn giống cũng tương tự như kết quả khảo sát về thức ăn và chế phẩm sinh học. Trong tổng số 60 hộ được khảo sát thì 100% đều mua tôm giống từ các trại giống tư nhân. Tuy nhiên chất lượng nguồn tôm giống là không đảm bảo. Hiện tại trên địa bàn xã nói riêng và toàn tỉnh nói chung, các trại tôm giống có chứng nhận tôm giống khỏe và không có mầm bệnh là rất ít, chỉ có một vài trại tôm giống ở phường Nhà Mát có chứng nhận là Tôm Giống số 1, Tôm Boy, Vina Tôm,… Tuy nhiên giá tôm giống của các trại này có giá rất cao, có khi giá gấp đôi các trại tôm giống khác.
Thực tế ai cũng biết rằng nguồn giống trong quá trình nuôi tôm cũng như tất cả các loại thủy sản là rất quan trọng, nhưng do giá của những nguồn giống tốt có chứng nhận quá cao cho nên các hộ thường không mua. Thay vào đó các hộ thường mua tôm giống từ các trại tôm giống có giá rẻ và thường thả với số lượng rất lớn. Đây là vấn đề cấp thiết cần phải được giải quyết triệt để. Vì đây là thực trạng chung của nước ta chứ không chỉ riêng tỉnh Bạc Liêu hay xã Ninh Thạnh Lợi “A”.
3.5.2.7 Nguồn nước
Kết quả khảo sát về nguồn nước cũng không ngoại lệ, 100% hộđều lấy nước từ sông vào vuông để nuôi tôm. Nhưng khi dịch bệnh phát sinh trong quá trình nuôi thì vẫn là 100% hộ xả nước ra sông mà không qua quá trình xử lý nào. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tôm chết hàng loạt trên địa bàn xã nói riêng và cả nước nói chung trong những năm gần đây. Nguyên nhân chính là do cơ sở hạ tầng tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu, bên cạnh đó còn có một nguyên nhân nữa là do chưa có quy hoạch cụ thể từng khu vực nuôi tôm cũng như chưa có quy định cụ thể về thời gian nuôi các vụ tôm. Cần phải có những giải pháp thiết để giải quyết vấn đề này.
3.5.2.8 Cập nhật thông tin kỹ thuật
Các hộ cập nhật thông tin kỹ thuật qua các chương trình nông – lâm – ngư nghiệp trên tivi là chủ yếu và cũng có một số hộ tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật do Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư của huyện tổ chức.
Đầu tiên là kết quả khảo sát thực tế về cập nhật các thông tin kỹ thuật qua chương trình nông – lâm – ngư nghiệp trên tivi của 60 hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu được trình bày trong “Bảng 3.6”.
Bảng 3.6: Cập nhật thông tin kỹ thuật qua chương trình nông – lâm – ngư nghiệp trên tivi của các hộ tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” Cập nhật thông tin kỹ thuật Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%)
Không xem 14 23,33
Có xem nhưng không thường xuyên 31 51,67
Xem thường xuyên 15 25,00
Tổng 60 100,00
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A”, tháng 10/2013