Tôm sú (Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn) có tên khoa học là
Penaeus monodon Fabricius. Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc
và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985). Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩđộ 35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malayxia, Philippines và Việt Nam. Ở Việt Nam tôm sú phân bố ở vùng ven biển từ miền Bắc đến miền Nam. Trong tự nhiên, tôm sú thích sống ở vùng nước trong, xa cửa sông, độ trong cao. Tôm bột (PL), tôm giống (Juvenile) và tôm
gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn.
Hình 3.2: Tôm sú
Tôm sú có thể được nuôi trong các ao, vuông có mực nước cố định. Thường thì tôm sú sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường nước mặn. Tuy nhiên với việc thuần hóa của con người thì ngày nay chúng ta có thể nuôi tôm sú trong cả môi trường nước mặn, nước lợ hay thậm chí là nước ngọt. Nhưng năng suất thu hoạch sẽ thấp hơn khi nuôi tôm trong môi trường nước mặn.
Tôm sú có vòng đời tương đối dài, trong môi trường tự nhiên tuổi thọ của tôm sú khoảng 1,5 – 2,0 năm (con đực khoảng 1,5 năm, con cái chừng 02 năm). Nhưng khi nuôi tôm, các hộ thường thu hoạch tôm vào khoảng tháng thứ 03 hay thứ 04 kể từ lúc thả nuôi, lúc này tôm đạt kích cỡ trung bình từ 50
Nauplli có 06 giai đoạn với 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 04 lần, mỗi lần khoảng 07 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn.
Zoea có 03 giai đoạn với 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 02 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu sinh.
Mysis có 03 giai đoạn với 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau.
Postlarvae là giai đoạn gần trưởng thành. Juvenile là giai đoạn trưởng thành.
Tôm sú là loại ăn tạp, thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 02 mảnh vỏ, côn trùng. Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng.
Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài. Từ tháng thứ 08 trở đi tôm đực và tôm cái bước vào giai đoạn thành thục sinh dục. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ. Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên. Hormone điều khiển sự thành thục sinh dục (GIH, gonal inhibiting hormone)
được sản xuất bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến giáp sinap đưa vào kho dự trữ và khi cần thì tiết ra. Sự thành thục sinh dục của tôm sú thông qua tác động của tuyến nội tiết, khi cắt mắt tức là thúc đẩy chu kỳ lộ xác, đem lại sự thành thục mau chóng hơn. Số lượng trứng đẻ của tôm cái nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cá thể, trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn. Khi con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100-300 gam cho 300.000 -1.200.000 trứng. Nếu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000- 600.000 trứng. Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 02 giờ) trứng sau khi đẻ được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-28C sẽ nở thành ấu trùng (Nauplii). Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 03-04 và tháng 07-10.
Tôm sú có giá trị kinh tế cao, cho nên nghề nuôi tôm sú được xem là nghề siêu lợi nhuận và đương nhiên cũng kèm theo nhiều rủi ro. Chỉ tính đến cuối tháng 06 năm 2013, giá tôm sú dạng 40 con/kg tại địa bàn xã Ninh Thạnh Lợi “A” huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu là 200.000 đồng/kg, dạng 30 con/kg là 230.000 đồng/kg và 300.000 đồng/kg cho tôm dạng 20 con/kg.
3.5 THỰC TRẠNG NUÔI TÔM CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA TẠI XÃ NINH THẠNH LỢI “A”