Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 76 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
76
Dung lượng
756,12 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM HỒNG KHA
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ
QUA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN
HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế
Mã ngành: 52310101
Tháng 12 - Năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM HỒNG KHA
MSSV:4113895
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ
QUA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN
HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế
Mã ngành: 52310101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THỊ KIM HÀ
Tháng 12 - Năm 2014
LỜI CẢM TẠ
-----Trong khoảng thời gian học tập tại trường, Thầy cô trường Đại học Cần
Thơ đặc biệt là các quý Thầy cô trong Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh
đã giảng dạy tận tình và giúp em tích lũy được nhiều kiến thức và kỹ năng
trong cuộc sống. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị
Kim Hà. Cô đã giúp đỡ em giải quyết những khó khăn một cách tận tình để
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em kính gửi lời cám ơn đến các Cô, chú, anh, chị đang công tác tại Ủy
ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh và Ủy ban các xã Thạnh Mỹ, xã Thạnh Quới,
Xã Thạnh An, thị trấn Vĩnh Thạnh và thị trấn Thạnh An đã tận tình giúp đỡ
em trong quá trình xin thông tin về địa bàn nghiên cứu và tạo điều kiện cho em
gặp gỡ nông hộ để khảo sát ý kiến.
Chân thành cám ơn gia đình và các bạn đã hỗ trợ và giúp đỡ em rất nhiều
trong quá trình nghiên cứu.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
Người thực hiện
Phạm Hồng Kha
i
TRANG CAM KẾT
-----Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng với
bất cứ đề tài khoa học nào.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
Người thực hiện
Phạm Hồng Kha
ii
BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
-----Họ tên người hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Hà
Học vị: Thạc Sĩ
Chuyên ngành: Kinh tế
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học
Cần Thơ
Họ và tên sinh viên: PHẠM HỒNG KHA
Mã số sinh viên: 4113895
Chuyên ngành: Kinh tế
Tên đề tài: Phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa của nông hộ qua
mô hình cánh đồng mẫu lớn huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ........................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Về hình thức: ...................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:.................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
4. Độ tin cậy về số liệu và tính hiện đại của luận văn: ........................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được:...................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
6. Các nhận xét khác: ...........................................................................................
..............................................................................................................................
iii
..............................................................................................................................
7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa, …): ..................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
NGƯỜI NHẬN XÉT
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
-----..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
Giáo viên phản biện
v
MỤC LỤC
-----Trang
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i
TRANG CAM KẾT........................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH........................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... xi
Chương 1: GIỚI THIỆU.................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
1.3.1 Không gian................................................................................................ 2
1.3.2 Thời gian ................................................................................................... 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
1.3.4 Phạm vi nội dung ...................................................................................... 3
1.4 Lược khảo tài liệu ........................................................................................ 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 5
2.1 Phương pháp luận ........................................................................................ 5
2.1.1 Khái niệm và đặc trưng của nông hộ ........................................................ 5
2.1.2 Mô hình cánh đồng mẫu lớn ..................................................................... 6
2.1.3 Các khái niệm và những chỉ tiêu đánh giá.............................................. 12
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 13
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ...................................................... 13
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 13
2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.................................................. 14
vi
Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN VĨNH THẠNH VÀ THỰC
TẾ SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN CỦA
NÔNG HỘ ....................................................................................................... 18
3.1 Giới thiệu chung về huyện Vĩnh Thạnh..................................................... 18
3.1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu........................................................... 18
3.1.2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên .............................................................. 18
3.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần
Thơ ................................................................................................................... 22
3.2.1 Tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng phát
triển nông thôn huyện ...................................................................................... 22
3.2.2 Thành tựu đạt được trong 10 năm thành lập huyện ................................ 25
3.3 Tình hình sản xuất lúa theo mô hình cách đồng mẫu lớn của nông hộ ..... 28
3.3.1 Quy mô hoạt động của mô hình cánh đồng mẫu lớn .............................. 28
3.3.2 Hiệu quả tài chính sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn của
nông hộ tại địa bàn huyện ................................................................................ 30
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT LÚA
CỦA NÔNG HỘ THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TẠI HUYỆN
VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ..................................................... 37
4.1 Mô tả mẫu khảo sát .................................................................................... 37
4.1.1 Khu vực nghiên cứu................................................................................ 37
4.1.2 Thông tin chung về nông hộ ................................................................... 37
4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất lúa của nông hộ theo
mô hình cánh đồng mẫu lớn ............................................................................ 47
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT LÚA
CỦA NÔNG HỘ THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TẠI HUYỆN
VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ..................................................... 51
5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................. 51
5.2 Giải pháp đề ra ........................................................................................... 52
5.2.1 Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương....................................... 52
5.2.2 Đối với doanh nghiệp ............................................................................. 53
5.2.3 Đối với nông hộ ...................................................................................... 54
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 55
vii
6.1 Kết luận...................................................................................................... 55
6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 57
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 58
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 62
viii
DANH MỤC BẢNG
-----Trang
Bảng 2.1: Cỡ mẫu điều tra số liệu sơ cấp ........................................................ 14
Bảng 2.2: Tên của các biến độc lập và kỳ vọng về dấu của các βi .................. 16
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Vĩnh Thạnh .................................. 19
Bảng 3.2: Tình hình phân bố dân cư Huyện Vĩnh Thạnh năm 2013............... 21
Bảng 3.3: Tình hình lao động huyện Vĩnh Thạnh năm 2013 .......................... 22
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất của nông hộ tham gia mô hình CĐML trong giai
đoạn 2012 - 2013 ............................................................................................. 30
Bảng 3.5: So sánh hiệu quả tài chính của nông hộ trong và ngoài mô hình
CĐML .............................................................................................................. 32
Bảng 4.1: Thông tin về nông hộ ...................................................................... 38
Bảng 4.2: Diện tích canh tác của nông hộ ....................................................... 39
Bảng 4.3: Số lượng vụ lúa sản xuất ................................................................. 39
Bảng 4.4: Thời gian tham gia mô hình CĐML................................................ 40
Bảng 4.5: Lý do tham gia mô hình CĐML của hộ nông dân .......................... 40
Bảng 4.6: Nguồn thông tin về mô hình CĐML ............................................... 42
Bảng 4.7: Nguồn giống phục vụ canh tác........................................................ 43
Bảng 4.8: Nguồn vật tư nông nghiệp............................................................... 43
Bảng 4.9: Các KTSX được hộ dân trong mô hình CĐML áp dụng ................ 44
Bảng 4.10: Kết quả sản xuất vụ Đông Xuân 2013 - 2014 của nông hộ trong mô
hình CĐML...................................................................................................... 46
Bảng 4.11: Kết quả sản xuất vụ Hè Thu 2014 của nông hộ trong mô hình
CĐML .............................................................................................................. 46
Bảng 4.12: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất lúa
của nông hộ theo mô hình CĐML tại huyện Vĩnh Thạnh ............................... 47
ix
DANH MỤC HÌNH
-----Trang
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Thạnh ............................................ 19
Hình 3.2: Dân số huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011 - 06/2014...................... 20
Hình 4.1: Cơ cấu mẫu quan sát........................................................................ 37
Hình 4.2: Số lần tham gia tập huấn của nông hộ ............................................. 41
Hình 4.3: Giống lúa sản xuất của nông hộ....................................................... 42
Hình 4.4: Cách thức tiêu thụ sản phẩm của nông hộ ....................................... 45
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
-----TP
Thành phố
UBND
Ủy Ban Nhân Dân
CĐML
Cánh đồng mẫu lớn
KH - KT
Khoa học - Kỹ Thuật
BVTV
Bảo vệ thực vật
NN và PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CN - TTCN
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
TMDV
Thương mại dịch vụ
MTTQ
Mặt trận Tổ Quốc
KTSX
Kỹ thuật sản xuất
TTKN
Trung tâm khuyến nông
VTNN
Vật tư nông nghiệp
xi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nông thôn Việt Nam có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp cách mạng
của đất nước trước đây và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Nông nghiệp,
nông thôn còn giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên - vật liệu
cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Bộ mặt nông thôn Việt Nam trong thời
gian vừa qua đã có nhiều đổi mới, nhiều nơi trong cả nước đã hình thành nhiều
mô hình khác nhau trong sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, nhìn chung việc các
nông hộ, các doanh nghiệp chế biến nông sản, các doanh nghiệp xuất khẩu
nông sản chưa thực sự liên kết chặt chẽ. Mô hình liên kết sản xuất trong nông
nghiệp không đạt hiệu quả như mong đợi. Nông dân vẫn sản xuất manh mún,
trong khi đó nhiều doanh nghiệp chế biến không chủ động được nguyên liệu,
doanh nghiệp xuất khẩu không có hàng kịp thời để xuất khẩu theo hợp đồng.
Thực tế đó kéo theo hệ lụy là làm cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế bị phá
vỡ, sản xuất không ổn định.
Đặc biệt trong bối cảnh của hội nhập ngày càng sâu, rộng hiện nay, nếu
sản xuất nông nghiệp không có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến,
xuất khẩu sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh. Thị trường gạo thế giới đã phải
chứng kiến sự cạnh tranh hết sức quyết liệt do tình trạng dư cung toàn cầu, gạo
thấp cấp của Việt Nam không thể cạnh tranh với Ấn Độ về giá, gạo cao cấp
không thể cạnh tranh với Thái Lan về chất lượng. Bên cạnh đó sản lượng gạo
bội thu cũng đưa kim ngạch xuất khẩu gạo của một số nước như Brazil, Trung
Quốc, Ai Cập, Guyana và Paraguay tăng mạnh. Xuất khẩu gạo của Việt Nam
giảm mạnh nhất trong số các nước xuất khẩu gạo chủ chốt, khiến Việt Nam tụt
xuống vị trí thứ ba trong năm 2013, sau Ấn Độ và Thái Lan. Đứng trước tình
hình này để nâng cao giá trị xuất khẩu, nâng cao thu nhập của hộ nông dân
cũng như nâng cao giá trị thương hiệu gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường
quốc tê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra Chương trình “ Mô
hình cánh đồng mẫu lớn tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu và
sản xuất lúa theo VietGAP” được thí điểm tại nhiều vùng.
Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” được phát động ngày 26/03/2011 tại
thành phố Cần Thơ, được các tỉnh Nam Bộ hưởng ứng nhiệt tình và được coi
là hướng đi quan trọng trong sản xuất hàng hóa nông sản theo hướng sản xuất
lớn. UBND TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 56/KH-UBND về việc nhân
rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn và huyện Vĩnh Thạnh là một trong những
nơi được triễn khai mô hình này. Huyện Vĩnh Thạnh là một huyện mới được
1
thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ (2004). Tuy là
huyện nông thôn ngoại thành xa trung tâm thành phố với xuất phát điểm thấp
như hạ tầng kinh tế - xã hội có nhiều hạn chế, đời sống nhân dân còn khó khăn
do chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thu nhập đầu người còn thấp, các ngành
nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dich vụ chưa có nhiều
điều kiện phát triển. Nhưng trong thời gian gần đây cơ cấu kinh tế của huyện
đã có những bước chuyển dịch tích cực, nền kinh tế huyện luôn tăng trưởng ở
mức cao, nhất là kinh tế nông nghiệp đã có những bước tiến rõ nét về cơ cấu
vật nuôi cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất qua đó đã làm khởi sắc diện
mạo nông thôn mới. Sau khi mô hình cánh đồng mẫu lớn được phát động đã
mang lại hiệu quả tài chính cho nông hộ sản xuất lúa như thế nào? Những yếu
tố nào đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn? Để hiểu
được rõ hơn về tình hình cũng như tìm ra giải pháp có thể nhằm nâng cao hiệu
quả của mô hình này em quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính
trong sản xuất lúa của nông hộ qua mô hình cánh đồng mẫu lớn huyện
Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ” để nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng sản xuất lúa của nông hộ trong mô hình cánh đồng
mẫu lớn tại huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ; từ đó, đề xuất một số giải pháp
nhằm giúp nông hộ tại địa bàn áp dụng mộ hình ngày càng hiệu quả hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng và hiệu quả tài chính trong sản xuất
lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn của nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh.
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất lúa
theo mô hình cánh đồng mẫu lớn huyện Vĩnh Thạnh.
- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm mục đích gia tăng hiệu quả trong
sản xuất nông nghiệp tại địa bàn, cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng
đời sống cho nông hộ huyện Vĩnh Thạnh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, TP
Cần Thơ.
2
1.3.2 Thời gian
- Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập từ các Phòng, Sở,
Bộ trực thuộc huyện Vĩnh Thạnh; cùng các sách báo tạp chí kinh tế có liên
quan từ năm 2011 đến năm 2014.
- Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ các nông hộ huyện Vĩnh
Thạnh trong những tháng cuối năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ có tham gia sản xuất lúa
ở huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.
1.3.4 Phạm vi nội dung
Cấu trúc của bài luận văn được chia thành 6 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Giới thiệu;
- Chương 2: Cơ sở lý luận và nội dung nghiên cứu;
- Chương 3: Giới thiệu chung về huyện Vĩnh Thạnh và thực tế sản xuất
lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn của nông hộ;
- Chương 4: Phân tích hiệu quả tài chính sản xuất lúa của nông hộ trong
mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ;
- Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa của nông hộ
trong mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ;
- Chương 6: Kết luận và kiến nghị.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung (2012) có bài viết về “Cánh đồng mẫu
lớn trong nông nghiệp: một số vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển” đã nêu
lên khái niệm “Cánh đồng mẫu lớn là tên gọi của nông dân Nam Bộ, thể hiện
rằng đó là một cánh đồng trồng một hay vài loại giống cây trồng với diện tích
lớn, có cùng thời vụ và quy trình sản xuất, gắn sản xuất với đảm bảo cung ứng
về số lượng và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường”. Những đặc
trưng cơ bản cũng như tính tất yếu và vai trò của cánh đồng mẫu lớn được
trình bày cụ thể từ đó tác giả đánh giá thực trạng phát triển và những khó khăn
còn tồn tại để đề xuất một số giải pháp và chính sách nhằm phát triển cánh
đồng mẫu lớn cho nông nghiệp Việt Nam.
Trần Văn Hiếu (2012) nghiên cứu đề tài “ Cánh đồng mẫu lớn - Mô hình
liên kết “bốn nhà” bước đầu có hiệu quả ở đồng bằng sông Cửu Long”. Đề tài
đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh gây gắt từ các nước khác
3
trong khu vực đối với xuất khẩu gạo của nước ta trên thị trường thế giới. Qua
đó tác giả nêu lên vai trò cần thiết của mô hình cánh đồng mẫu lớn và những
kết quả tích cực từ mô hình mang lại ở ĐBSCL. Tuy vậy việc xây dựng cánh
đồng mẫu lớn ở ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đòi hỏi cả Nhà
nước, hộ nông dân cũng như các doanh nghiệp tham gia vào mô hình phải
cùng nhau giải quyết để hoàn thành mục tiêu mà chương trình đã đề ra.
Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng (2012) với đề tài “Giải
pháp nâng cao hiệu quả tố chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo - Trường hợp cánh
đồng mẫu lớn tại An Giang”. Mục tiêu nghiên cứu là so sánh hiệu quả sản xuất
và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng lúa từ đó nâng cao
hiệu quả tổ chức sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu. Với quy mô 120 mẫu
quan sát được điều tra các nông hộ tham gia cánh đồng mẫu lớn tác giả đã sử
dụng phương pháp phân tích chi phí (CBA) và dùng hàm lợi nhuận để phân
tích biến phụ thuộc lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào thông qua
công cụ hồi qui tương quan. Bài nghiên cứu cho thấy các nông hộ trong mô
hình cánh đồng mẫu lớn có hiệu quả sản xuất cao và ổn định hơn so với các
nông hộ ngoài mô hình, làm tăng thu nhập, lợi nhuận và giảm rủi ro sản xuất
cho nông hộ. Các yếu tố như diện tích, trình độ học vấn, chi phí phân, chi phí
thuốc, giá bán là những nhân tố đã tác động đến lợi nhuận và chi phí lao động,
kinh nghiệm, chi phí giống là yếu tố không có ý nghĩa trong mô hình. Từ kết
quả trên, tác giả đã đề ra những giải pháp về phía nhà nước, nhà khoa học,
doanh nghiệp và nông dân nhằm định hướng phát triển mô hình trong tương
lai ở nông thôn. Do vị trí địa bàn nghiên cứu là nơi có nhiều kênh đào tuy
nhiên đa số là kênh nhỏ chưa được nạo vét, điều này có tác động như thế nào
đến lợi nhuận của nông hộ trong quá trình canh tác nên tác giả đã bổ sung
thêm yếu tố chi phí bơm tưới vào mô hình nhằm tìm hiểu thêm, cũng như làm
rõ mối quan hệ giữa các biến.
Vũ Trọng Bình, Đặng Đức Chiến (2013). “Cánh đồng mẫu lớn: lí luận và
tiếp cận thực tiễn trên thế giới và Việt Nam” bài viết cũng nêu lên khái niệm
cơ bản về cánh đồng mẫu lớn đồng thời tác giả cho nêu lên đặc điểm cơ bản và
cốt lõi của mô hình chính là xây dựng các liên kết ngang để thực hiện hành
động tập thể và liên kết dọc để xây dựng kênh phân phối mới của các tác nhân
trong chuỗi giá trị. Bên cạnh đó các khái niệm và những kinh nghiệm thành
công trong việc triển khai cánh đồng mẫu lớn ở các nước trên thế giới cũng
được trình bày thông qua đó rút ra được bài học kinh nghiệm góp phần phát
triển hơn nữa mô hình cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam trong thời gian tới.
4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm và đặc trưng của nông hộ
2.1.1.1 Khái niệm nông hộ
Có rất nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm về nông hộ. Một số khái niệm
cơ bản có thể tham khảo. Nhà khoa học Traianop cho rằng hộ nông dân là đơn
vị sản xuất “rất ổn định” và là “phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng và phát
triển nông nghiệp”.
Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng tất cả các yếu tố hay các nguồn
lực của quá trình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật…), là đơn vị sản
xuất tự thực hiện quá trình tái sản xuất dựa trên việc phân bổ các nguồn lực
vào các ngành sản xuất để thực hiện tốt các chức năng của nó. Trong quá trình
đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế
quốc dân. Khai thác đầy đủ những khả năng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp
phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. (Chu Văn Vũ, 1995)
Hay với Trần Quốc Khánh (2005), hộ nông dân là hình thức tổ chức sản
xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có
cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, chung
một nguồn thu nhâp, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục
đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ.
Nông hộ là một trong các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong
nông lâm, ngư nghiệp, lấy sản xuất nông lâm, ngư nghiệp là hoạt động chính.
Hộ nông dân có lịch sự hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Hiện nay, ở Việt
Nam nông hộ vẫn là chủ thể kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp, nông thôn.
2.1.1.2 Đặc trưng của nông hộ
Nông hộ có những đặc trưng riêng biệt, là một đơn vị kinh tế xã hội khá
đặc biệt. Các thành viên trong nông hộ làm việc một cách tự nguyện vì lợi ích
kinh tế của bản thân và gia đình mình. Có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở
hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, cũng như sự thống nhất về quá trình
sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng.
Về mặt sở hữu của nông hộ đó là sở hữu chung, trong đó các thành viên
có sự bình đẳng trong công việc sở hữu quản lý và sử dụng tài sản.
5
Nông hộ là một đơn vị kinh tế tự chủ, có nghĩa là mỗi hộ nông dân tự
quyết định mục tiêu và quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp quan hệ thị
trường nếu có sản phẩm hàng hóa.
Mục đích sản xuất của hộ nông dân là sản xuất ra nông lâm sản phục vụ
cho nhu cầu của chính họ. Vì vậy, hộ chỉ sản xuất ra cái họ cần. Khi sản xuất
không đủ tiêu dùng họ thường điều chỉnh nhu cầu, khi sản xuất dư thừa họ có
thể trao đổi trên thị trường cũng có thể nói nông hộ là một đơn vị sản xuất và
tiêu dùng.
Nông hộ còn là đơn vị tái tạo nguồn lao động, viêc tái tạo bao gồm sinh,
nuôi dưỡng và giáo dục con cái, truyền nghề, đào tạo nghề... Ngoài ra hộ nông
dân là thành phần chủ yếu ở nông thôn, nắm vai trò quan trọng trong công tác
xây dựng các cơ sở hạ tầng, khôi phục các thuần phong mỹ tục và xây dựng
nông thôn mới.
2.1.2 Mô hình cánh đồng mẫu lớn
2.1.2.1 Mô hình cánh đồng mẫu lớn
Cánh đồng mẫu lớn là tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa nông
dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân nhỏ lẻ tạo điều kiện áp dụng
những kỹ thuật mới, giải quyết đầu ra ổn định và có lợi cho nông dân. Sản
xuất mang tính đồng bộ, ứng dụng cơ giới hóa giúp tạo ra những cánh đồng
lớn, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Mô hình cánh đồng mẫu lớn là sự cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng
sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp
đồng ràng buộc với mục đích là nơi doanh nghiệp và nông dân cùng có lợi.
Nông dân tập trung sản xuất thành những cánh đồng có diện tích đủ lớn, tạo ra
được khối lượng sản phẩm hàng hóa cao. Doanh nghiệp có nhiệm vụ cung cấp
giống với giá ổn định, hướng dẫn kỹ thuật canh tác để bảo đảm chất lượng,
phục vụ sau thu hoạch và bao tiêu sản phẩm theo giá thỏa thuận. Bằng mô
hình này, doanh nghiệp bảo đảm được chất lượng của sản phẩm, còn nông dân
thì an tâm về đầu ra. Từ đó tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế
biến tiêu thụ.
CĐML là hướng đi phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp nước ta theo
hướng hiện đại, công nghiệp hóa. Mô hình nhằm thực hiện tốt việc áp dụng
tiến bộ KH - KT một cách đồng bộ trên một diện tích lớn làm nâng cao năng
suất, gia tăng chất lượng sản phẩm. Nông hộ không chỉ ruộng đồng được qui
hoạch khoa học mà chi phí lại giảm đáng kể dẫn đến lợi nhuận và thu nhập
đều tăng. Xây dựng CĐML cũng là một trong những giải pháp quan trọng lâu
6
dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững.
2.1.2.2 Tiêu chí xây dựng cánh đồng mẫu lớn
Theo Phạm Văn Dư và Lê Thanh Tùng (2011) thì cánh đồng mẫu lớn
phải nằm trong quy hoạch tổng thể nông nghiệp nông thôn, theo chủ trương,
nghị quyết, chương trình hành động của địa phương, có điều kiện tự nhiên (đất
đai, thời tiết, khí tượng thủy văn..) phù hợp, hạ tầng kinh tế xã hội (hệ thống
thủy lợi, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, trình độ, tập quán canh tác của nông dân)
tương đối tốt.
Quy mô diện tích: 300 - 500 ha.
Việc lựa chọn cánh đồng liền canh với diện tích từ 300 - 500 ha xuất phát
từ thực tiễn sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long với những cánh đồng
tương đối lớn, phổ biến trung bình khoảng 500 - 1.000 ha; mặt khác trong
nhiều năm qua nhiều tỉnh đã xây dựng và thực hiện nhiều mô hình cánh đồng
ứng dụng tiến bộ KHKT với nhiều tên gọi khác nhau: cánh đồng 3 giảm 3
tăng, 1 phải 5 giảm, cánh đồng hiện đại, cánh đồng 1 giống… với quy mô từ
50 - 100 ha là phổ biến.
Điều kiện tự nhiên
Diện tích thực hiện mô hình phải có hệ thống đê bao, cống bọng hoàn
chỉnh, an toàn, chủ động hoàn toàn về thủy lợi bao gồm cả việc tưới và tiêu
thoát nước. Vị trí địa lý thuận tiện cho việc tổ chức sản xuất và thu mua: trong
bước đầu của việc xây dựng mô hình vị trí càng thuận lợi càng dễ dàng thực
hiện các nội dung theo yêu cầu, khi tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu những
vùng khó khăn cần từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng cho phù hợp.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Nông dân tự nguyện tham gia, bảo đảm quyền lợi cho nông dân, nông
dân phải hoàn toàn tự giác và chủ động trong việc thực hiện mô hình. Có hạ
tầng giao thông tốt phục vụ được cho công tác cơ giới hóa các khâu trong sản
xuất lúa từ làm đất, đến thu hoạch, bảo quan, tồn trữ.
Trong mô hình phải có một hình thức liên kết có pháp nhân: hợp tác xã
hoặc tổ hợp tác.
Kỹ thuật canh tác
Nông dân phải được tập huấn kỹ thuật canh tác trước và sau thu hoạch,
phải áp dụng triệt để theo 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, xuống giống đồng
7
loạt, tập trung né rầy, sử dụng giống xác nhận. Điều kiện phơi sấy, tồn trữ, bảo
quản lúa sau thu hoạch tốt.
+ Kỹ thuật 3 giảm 3 tăng bao gồm giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng
thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân đạm. Thực hiện đúng 3 giảm thì sẽ dẫn
đến 3 tăng là tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh
tế.
+ Kỹ thuật 1 phải 5 giảm: phải dùng giống xác nhận, giảm giống, giảm
phân đạm, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch.
Phải ghi chép sổ tay sản xuất lúa, sổ tay ghi chép sản xuất lúa theo
VietGAP do Cục Trồng trọt ban hành. Đây là cơ sở và là nền tảng bước đầu
cho việc tiến tới sản xuất lúa theo VietGAP.
Về giống lúa: 100% diện tích phải sử dụng giống lúa cấp xác nhận (XN1,
XN2). Mật độ sạ: 80-100 kg/ha.
Làm đất: cơ giới hóa khâu làm đất: 100% diện tích được cài ải (vụ Đông
Xuân sang Hè Thu), cài ngâm rũ (Hè Thu sang Thu Đông, Thu Đông sang
Đông Xuân), vệ sinh đồng ruộng ngay sau khi thu hoạch vụ trước.
Gieo sạ: sạ hàng, áp dụng biện pháp gieo sạ đồng loạt theo dự báo né rầy
của cơ quan BVTV vùng và cơ quan BVTV địa phương trên cơ sở theo dõi
bẫy đèn kết hợp với sự chủ động về nguồn nước phục vụ sản xuất.
Bón phân cân đối, sử dụng phân đạm hợp lý, hiệu quả, bón phân đạm
theo bảng so màu. Có thể sử dụng các loại phân bón chuyên dùng, phân chậm
tan: sử dụng phân bón trong danh mục được phép sản xuất kinh doanh ở Việt
Nam. Không phun thuốc hóa học định kỳ, dùng thuốc hóa học khi cần thiết, có
sự khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành, khuyến khích ứng dụng công nghệ
sinh thái trong quản lý dịch hại.
Cơ giới hóa thu hoạch đạt 100% diện tích. 100% sản lượng lúa trong vụ
Hè Thu và Thu Đông được phơi, sấy đạt yêu cầu.
Hình thức liên kết
Mô hình được xây dựng trên nền tảng của sự liên kết 04 nhà (nhà nông,
nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, Nhà nước) trong đó các hình thức liên kết
được thể hiện thông qua hợp đồng giữa các tổ chức, doanh nghiệp với hợp tác
xã hoặc tổ hợp tác sản xuất. Các thỏa thuận hợp tác phải tuân thủ theo những
quy định pháp luật hiện hành.
8
Cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương quan tâm, phối hợp thực hiện
Vai trò của các cơ quan chuyên môn ở địa phương rất quan trọng, đây là
đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện. Đồng thời phối hợp với các tổ chức đơn vị
khác trong ghi nhớ và tổng kết mô hình.
2.1.2.3 Tiêu chuẩn VietGAP trong mô hình
Tổng quan về tiêu chuẩn VietGAP
Thị trường xuất - nhập khẩu nông sản thế giới đang được kiểm soát bởi
hệ thống đại siêu thị, tập đoàn đa quốc gia với các tiêu chuẩn ngặt nghèo về
chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Nắm bắt được những khó
khăn trên, từ năm 2006, các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã công bố bản quy
trình GAP (Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) chung
cho các nước thành viên. Bên cạnh đó các nước trong WTO đều đặt ra những
yêu cầu riêng về vệ sinh an toàn thực phẩm như EU có EUREPGAP,
Austrailia có FRESHCARE. Mục đích không chỉ đảm bảo sức khỏe người tiêu
dùng mà còn là rào cản kỹ thuật mà các nước sử dụng để hạn chế một mặt
hàng nhập khẩu nào đó.
Năm 2008, Việt Nam cũng ra mắt tiêu chuẩn riêng của mình có tên viết
tắt là VietGAP. Đây là bước tiến lớn trong chính sách của Chính phủ nhằm tạo
điều kiện cho VietGAP, trong đó có VietGAP trồng trọt, phát huy những lợi
ích thiết thực của mình để tạo ra nhiều sản phẩm an toàn cho sức khỏe người
tiêu dùng trong nước và mở ra cơ hội hội nhập với thị trường thế giới. Vì vậy,
quy trình VietGAP sẽ là “chìa khóa” thành công cho xuất khẩu nông sản.
VIETGAP là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agrcultural Practices
có nghĩa là một tiêu chuẩn tự nguyện để thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở
Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí về tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất, an toàn thực
phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô
nhiễm vật lý khi thu hoạch, môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc
lạm dụng sức lao động của nông dân, truy tìm nguồn gốc sản phẩm.
Cụ thể là về việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất
nông nghiệp như sau: (1) Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất, (2) Giống và
gốc ghép, (3) Quản lý đất và giá thể, (4) Phân bón và chất phụ gia, (5) Nước
tưới, (6) Hóa chất bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật, (7) Thu hoạch và xử lý
sau thu hoạch, (8) Quản lý và xử lý chất thải, (9) An toàn lao động.
9
Lợi ích của chứng nhận VietGap trồng trọt
Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng, sản phẩm được công nhận theo
tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị
trường Việt Nam.
Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo
vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt
tới sức khỏe.
Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định tạo nên lợi thế cạnh
tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến và phân phối.
Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu
cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà
doanh nghiệp và nhà nước.
Tiêu chuẩn VietGAP trong canh tác cây lúa
Trong dự thảo của Cục trồng trọt, Bộ Nông Nghiệp và PTNT (2010) có
trình bày quy định về quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)
cho lúa gồm có một số nội dung chính sau:
+ Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất : Vùng sản xuất lúa theo VietGAP
phải phù hợp với quy hoạch sản xuất của địa phương; được khảo sát, đánh giá
sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, qui định hiện hành của nhà nước về các
mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý. Trường hợp vùng sản xuất
không đáp ứng đầy đủ điều kiện thì phải có biện pháp khắc phục các mối nguy
hại tiềm ẩn; khi phân tích sản phẩm nếu mức độ ô nhiễm trong giới hạn cho
phép thì vùng sản xuất đó vẫn được lựa chọn.
+ Quản lý đất: Hàng năm phải tiến hành đánh giá các mối nguy hại của
vùng đất trồng (hóa học, sinh học, vật lý). Khi cần thiết phải xử lý các mối
nguy tiềm ẩn từ đất, tổ chức và cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của
chuyên gia và phải ghi chép và lưu hồ sơ.
+ Giống lúa: phải có nguồn gốc rõ ràng, nằm trong danh mục giống cây
trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Khi sử dụng giống phải
ghi chép lại và phải sử dụng giống lúa cấp nguyên chủng hoặc xác nhận (I
hoặc II) để sản xuất lúa theo VietGAP.
+ Phân bón (bao gồm chất bón bổ sung): cần đánh giá mối nguy gây ô
nhiễm do sử dụng phân bón hàng năm, tiến hành xử lý khi cần thiết. Chỉ sử
dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép kinh doanh, không sử
10
dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý hoặc có nguồn gốc từ rác thải. Cần lựa chọn
loại phân bón giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm cho lúa; sử dụng các giải pháp
giảm lượng phân bón hóa học, tăng cường sử dụng các loại phân bón có nguồn
gốc hữu cơ trong sản xuất lúa theo VietGAP. Chú ý đến các dụng cụ, nơi phối
trộn và lưu giữ phân bón phải được vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên bên
cạnh đó cần cách ly với khu bảo quản sản phẩm lúa và nguồn nước tưới.
Trong tất cả các trường hợp mua hoặc sử dụng phân bón đều phải được ghi
chép cụ thể và rõ ràng.
+ Nước tưới: hàng năm cần đánh giá mối nguy hại gây ô nhiễm từ nguồn
nước sử dụng trong sản xuất lúa, khi cần thiết phải tiến hành phân tích đánh
giá. Không được dùng nước thải từ công nghiệp, bệnh viện, khu dân cư, trang
trại… nước phân tươi, nước thải chưa qua xử lý trong sản xuất lúa theo
VietGAP. Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay
thế bằng nguồn nước khác đạt tiêu chuẩn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử
lý và kiểm tra đạt yêu cầu. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và
lưu hồ sơ.
+ Hóa chất (bao gồm thuốc bảo vệ thực vật): Cần áp dụng các biện pháp
quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn
chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trường hợp sử dụng thì cần có ý kiến
của chuyên môn, phải mua và sử dụng thuốc từ các cửa hàng được phép kinh
doanh và thuốc nằm trong danh mục được phép sử dụng. Thường xuyên bảo
dưỡng, kiểm tra dụng cụ sau mỗi lần phun thuốc. Phải có khu vực chứa thuốc
bảo vệ thực vật riêng, cách ly với khu vực sản xuất, nơi chứa đựng sản phẩm.
Phải có khu vực chứa thuốc bảo vệ thực vật riêng, cách ly với khu vực sản
xuất, nơi chứa đựng sản phẩm…
+ Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch: lúa sau thu hoạch không được để
tiếp xúc với nguồn gây ô nhiễm như đất, hóa chất, bao bì chứa phải đảm bảo
không gây ô nhiễm lên sản phẩm. Người lao động được tập huấn và cung cấp
tài liệu về thực hành vệ sinh cá nhân, đảm bảo điều kiện vệ sinh cho người lao
động. Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi vận dụng.
+ Người lao động: cần chú trọng về an toàn lao động, vệ sinh cá nhân, và
được đào tạo, trang bị các kiến thức về phương pháp sử dụng các thiết bị, công
cụ sản xuất, hóa chất, quy trình sản xuất.
+ Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm:
tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất.
Hồ sơ phải lưu trữ ít nhất hai năm. Bao bì sản phẩm phải có nhãn mác để tiện
cho việc truy nguyên nguồn gốc. Khi xuất hàng phải ghi rõ thời gian, nơi cấp
11
và lưu trữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm. Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm
phải ngừng phân phối và thông báo đến người tiêu dùng.
+ Kiểm tra nội bộ: Tổ chức và cá nhân sản xuất lúa theo VietGAP phải
tiến hành kiểm tra, đánh giá nội bộ ít nhất một lần trong mỗi vụ sản xuất.
+ Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: phải có trách nhiệm giải quyết theo
quy định của pháp luật; lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ.
2.1.3 Các khái niệm và những chỉ tiêu đánh giá
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố nguồn lực (nhân lực, tài
lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Cũng có thể khái niệm
ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác
định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Một phương án hoặc một giải pháp kĩ thuật có hiệu quả kinh tế cao là
một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu
tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát
triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao về vật chất và tin thần của mọi
thành viên trong xã hội.
Hiệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất - kinh doanh phản
ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế nhận được và chi phí phải bỏ ra để có
được lợi ích kinh tế.
Hiệu quả tài chính sẽ được thể hiện thông qua phân tích các khoản mục
chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu như:
Tỷ số lợi nhuận trên chi phí: thể hiện tỷ suất sinh lời của một đồng chi
phí bỏ ra đầu tư vào quá trình sản xuất sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ số này lớn chứng tỏ sản xuất có hiệu quả.
Lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận / Chi phí
(2.1)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: chỉ tiêu này cho thấy từ một đồng
doanh thu thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ quá trình sản xuất.
Lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu
(2.2)
Tỷ số doanh thu trên chi phí: tỷ số này cho biết rằng từ một đồng chi phí
bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu
Doanh thu trên chi phí = Doanh thu / Chi phí
(2.3)
Tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu cũng thể
hiện sự hiệu quả của việc sản xuất.
12
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Ngay từ khi thành lập cho đến nay, huyện Vĩnh Thạnh được xem là một
trong những vùng chuyên sản xuất nông nghiệp của thành phố và các nông hộ
ở đây có truyền thống sản xuất lúa rất lâu đời. Huyện có nhiều xã hoạt động
mạnh trong nông nghiệp, điển hình như thị trấn Thạnh An, xã Thạnh An, xã
Thạnh Quới,… Những địa bàn này đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất trong
toàn ngành của huyện và là khu vực để triển khai các mô hình, dự án mới về
nông nghiệp. Điển hình là mô hình cánh đồng mẫu lớn, nhờ vào mô hình này
mà đời sống kinh tế cũng như tập quán sản xuất của nông hộ tại địa bàn đã có
những chuyển biến tích cực và xây dựng nên một nét đặc trưng trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp của toàn huyện so với các huyện khác.
Chính vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất (thuận
tiện) để thu mẫu ở các xã: Thạnh Mỹ, Thạnh An, Thạnh Quới, thị trấn Thạnh
An và thị trấn Vĩnh Thạnh từ đó suy rộng thông tin cho toàn huyện.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Đối với số liệu thứ cấp
Số liệu của đề tài được thu thập, xử lý và tổng hợp từ kết quả tổng kết
của các Ban, Ngành tại huyện Vĩnh Thạnh như: Chi cục Thống kê, Phòng
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Trạm BVTT và Phòng Tài nguyên - Môi
trường. Tác giả còn tham khảo các sách báo, tạp chí khoa học và công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Ngoài ra, đề tài sử dụng một số thông tin
từ cổng thông tin của huyện Vĩnh Thạnh và TP Cần Thơ: http://cantho.gov.vn,
http://cantho.gov.vn/wps/portal/vinhthanh.
2.2.2.2 Đối với số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp những
hộ nông dân được chọn ngẫu nhiên tại các xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện
Vĩnh Thạnh. Các thông tin được tác giả thu thập bao gồm: (1) đặc điểm của
nông hộ (tuổi, số nhân khẩu, trình độ học vấn, nghề nghiệp,…), tình hình sản
xuất nông nghiệp, diện tích canh tác,…(2) thực trạng tham gia mô hình cánh
đồng mẫu (số năm tham gia, hình thức thu mua, đơn vị tài trợ dự án,…) và (3)
là một số thông tin khác có liên quan đến đề tài.
13
Bảng 2.1: Cỡ mẫu điều tra số liệu sơ cấp
STT
1
2
3
4
5
Địa phương
Xã Thạnh An
Xã Thạnh Mỹ
Xã Thạnh Quới
Thị trấn Vĩnh Thạnh
Thị trấn Thạnh An
Tổng
Số lượng (hộ)
20
16
21
18
25
100
Tỷ trọng (%)
20,00
16,00
21,00
18,00
25,00
100,00
Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2014
Do hạn chế về vấn đề thời gian và kinh phí nên tác giả chỉ thu thập với
số mẫu là 100 mẫu, một cách ngẫu nhiên tại 5 địa bàn là xã Thạnh An, xã
Thạnh Mỹ, xã Thạnh Quới, thị trấn Vĩnh Thạnh và thị trấn Thạnh An. Trong
đó có 50% mẫu thuộc hộ nông dân ngoài mô hình CĐML và 50% mẫu thuộc
các nông hộ sản xuất lúa trong mô hình CĐML.
2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Đề tài sử dụng các phần mềm thống kê kinh tế như STATA để hỗ trợ
trong việc phân tích số liệu. Phương pháp phân tích được chọn ứng với từng
mục tiêu cụ thể như sau:
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như tần số, số
trung bình, giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, độ lệch chuẩn, … để phân tích thực trạng
và hiệu quả tài chính sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn của nông
hộ tại huyện Vĩnh Thạnh.
- Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để chỉ ra các yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn huyện
Vĩnh Thạnh.
- Kết hợp kết quả phân tích làm tiền đề cho việc đề xuất một số giải pháp
nhằm gia tăng lợi ích cho nông hộ, giúp hộ có thêm điều kiện để tăng gia sản
xuất và phát triển kinh tế.
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) là tổng hợp của một số phương
pháp phân tích dữ liệu từ nguồn số liệu sơ cấp hoặc thứ cấp mà chưa được xử
lý thành số liệu có giá trị về mặt nào đó của nghiên cứu. Sử dụng các phương
pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu bằng các phép tính và chỉ số thống
kê như số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn,… Bằng các
phương pháp lập thành bảng, biểu đồ và các phương pháp tóm tắt, tính toán
đơn giản nhằm làm nổi bật lên giá trị thực của thông tin (Hoàng Trọng, Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
14
2.2.3.2 Phương pháp hồi quy tuyến tính
Phương pháp nhằm chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất lúa
theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện Vĩnh Thạnh. Mô hình được xây
dựng theo hàm lợi nhuận có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + … + βnXn+ ui
Trong đó:
Biến phụ thuộc Y là lợi nhuận/ ha của nông hộ trong quá trình sản xuất
lúa qua mô hình cánh đồng mẫu lớn. Đơn vị: triệu đồng/ năm
β: hệ số hồi quy.
X: các biến độc lập (i= 1, 2,… k) bao gồm:
X1: Diện tích canh tác, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế của
nông hộ. Đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng trong hầu hết các hoạt động
nông nghiệp, ngoài ra còn là tài sản có giá trị kinh tế lớn. Đối với những hộ có
diện tích đất canh tác lớn thì qui mô sản xuất của hộ cũng được mở rộng, từ đó
nguồn lợi ích mang lại có xu hướng tăng cao. Vì vậy, tác giả kỳ vọng biến
diện tích có tương quan thuận với lợi nhuận.
X2: Trình độ học vấn là trình độ học vấn của chủ hộ theo cấp học, thu
nhập của hộ gia đình có xu hướng tăng theo trình độ học vấn của chủ hộ. Một
số nghiên cứu gần đây cũng khẳng định sự tác động của yếu tố học vấn đến
phân tầng về mức sống, nếu một lao động nông thôn qua trường học, đào tạo
từ 5 - 7 năm thì năng suất lao động của họ tăng lên 10 - 20% (Lê Văn Toàn,
2009). Từ đó, tác giả kỳ vọng biến trình độ học vấn tương quan thuận với lợi
nhuận.
X3: Số năm kinh nghiệm là số năm hộ tham gia sản xuất lúa. Các nông
hộ có thâm niên sản xuất càng cao thì kinh nghiệm canh tác được tích lũy ngày
càng nhiều. Qua đó hộ cũng có khả năng quản lý về chi tiêu trong sản xuất,
tuy nhiên với số năm kinh nghiệm cao thường là các chủ hộ lớn tuổi thì dẫn
đến khả năng khó khăn tiếp cận với kỹ thuật canh tác hiện đại so với hộ canh
tác trong thời gian ngắn hơn. Nên tác giả kỳ vọng biến số này có thể tương
quan thuận chiều hoặc ngược chiều với lợi nhuận.
X4: Chi phí giống là số tiền nông hộ chi ra để mua giống phục vụ cho
canh tác.
X5: Chi phí phân là số tiền nông hộ chi ra để mua phân bón trong sản xuất.
X6: Chi phí thuốc là số tiền nông hộ chi ra để mua thuốc bảo vệ cho lúa.
15
X7: Chi phí thuê lao động là số tiền nông hộ chi ra để thuê lao động phục
vụ cho các khâu trong sản xuất.
X8: Chi phí bơm tưới là số tiền nông hộ chi ra để bơm tưới trong quá
trình canh tác.
Chi phí chi trả cho hoạt động sản xuất càng cao thì lợi ích mạng lại cho
nông hộ càng giảm. Do đó, biến chi phí có sự ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận
của nông hộ.
X9: Giá bán là giá/kg lúa. Với giá bán ra càng cao thì lợi nhuận của nông
hộ cũng tăng theo.
Bảng 2.2: Tên của các biến độc lập và kỳ vọng về dấu của các βi
Tên biến
Diện tích canh tác (X1)
Trình độ học vấn (X2)
Số năm kinh nghiệm (X3)
Chi phí giống (X4)
Chi phí phân (X5)
Chi phí thuốc (X6)
Chi phí thuê lao động (X7)
Chi phí bơm tưới (X8)
Giá bán ra (X9)
Đơn vị tính
Ha
Lớp
Năm
Triệu/ha
Triệu/ha
Triệu/ha
Triệu/ha
Triệu/ha
1.000đ
Kỳ vọng về dấu của hệ số βi
+
+
+/+
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2014
Kết quả tính toán có các thông tin cơ bản sau:
+ Hệ số xác định R2 (R - Square): Tỷ lệ % biến động của Y được giải
thích bởi các Xi
+ R2 (Adj R - Square - Hệ số xác định đã điều chỉnh): dùng để trắc
nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một
biến mà R2 tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào mô hình hồi quy.
Tỷ số F (số thống kê F)
+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy.
Giá trị F càng lớn, mô hình hồi quy càng có ý nghĩa hay tương ứng với Sig. F
càng nhỏ.
+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0.
Giả thuyết:
H0: tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β1= β2= βk= 0)
16
H1: β1 ≠ 0, tức là các biến Xi có liên quan tuyến tính với Y. Mô hình có
ý nghĩa.
F càng lớn hay Sig. F càng nhỏ thì khả năng bác bỏ H0 càng cao.
Significance F (Sig. F): mức ý nghĩa của phương trình hồi quy, càng nhỏ
càng tốt, độ tin cậy càng cao, thay vì tra bảng F, Sig. F cho ta kết luận mô hình
hồi quy có ý nghĩa.
P - value (giá trị xác suất P): là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả
thuyết H0 bị bác bỏ.
17
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN VĨNH THẠNH VÀ THỰC TẾ
SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN
CỦA NÔNG HỘ
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN VĨNH THẠNH
3.1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Huyện Vĩnh Thạnh được thành lập vào ngày 02 tháng 01 năm 2004 theo
Nghị định 05/2004/NĐ/CP thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương,
do tách từ huyện Thốt Nốt, cùng thành phố. Khi mới thành lập, huyện có 1 thị
trấn Thạnh An và 8 xã: Thạnh An, Thạnh Thắng, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới,
Thạnh Phú, Thạnh Lộc, Trung Hưng và Vĩnh Trinh với 41.034,84 ha diện tích
tự nhiên và 153.964 nhân khẩu. Đến ngày 23 tháng 08 năm 2008, tách xã
Trung Hưng và Thạnh Phú trực thuộc huyện Cờ Đỏ.
Ngày 16 tháng 01 năm 2007, Chính phủ ra Nghị định số 11/2007/NĐ-CP
thành lập thị trấn Vĩnh Thạnh trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính và dân
cư từ xã Thạnh Mỹ. Tiếp theo đó xã Vĩnh Bình được thành lập theo Nghị định
số 12/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008 trên cơ sở điều chỉnh các xã Thới
Thuận và Trung Nhứt, huyện Thốt Nốt. Cũng trong thời điểm này xã Thạnh
Lộc của huyện đã được điều chỉnh địa giới hành chính một phần từ diện tích
xã Trung Hưng, Huyện Cờ Đỏ.
Đến cuối tháng 12/2012, các đơn vị hành chính trực thuộc huyện bao
gồm 02 thị trấn : Thạnh An và Vĩnh Thạnh cùng với 09 xã : Thạnh An, Thạnh
Thắng, Thạnh Tiến, Thạnh Quới, Thạnh Lộc, Thạnh Lợi, Thạnh Mỹ, Vĩnh
Trinh và Vĩnh Bình.
3.1.2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Địa giới hành chính
Huyện Vĩnh Thạnh là vùng đất “trẻ” và “mới” nhất thuộc cửa ngõ phía
Tây thành phố Cần Thơ. Về vị trí địa lý, phía Đông giáp với quận Thốt Nốt,
phía Nam giáp với huyện Cờ Đỏ, phía Tây giáp với huyện Tân Hiệp (Kiên
Giang) và phía Bắc giáp huyện Thoại Sơn (An Giang).
18
Nguồn: Internet
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Thạnh
3.1.2.2 Tài nguyên đất
Huyện Vĩnh Thạnh có diện tích đất rộng, có điều kiện khai thác sử dụng
phát triển đa ngành nghề và lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tổng diện tích đất
tự nhiên của toàn huyện tính đến đầu năm 2014 là 29.823,41 ha.
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Vĩnh Thạnh
Loại đất
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
Tổng
Diện tích (ha)
26.919,59
2.903,82
0,00
29.823,41
Tỷ trọng (%)
90,26
9,74
0,00
100,00
Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Vĩnh Thạnh
Dựa vào bảng cho thấy diện tích đất được sử dụng cho ngành nông
nghiệp là 26.919,59 ha chiếm 90,26%, từ tỷ lệ này có thể kết luận rằng nông
nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện. Trong đó phần lớn đất nông nghiệp
huyện dùng để trồng lúa (25.213,31 ha, chiếm trên 93,6% đất nông nghiệp).
Còn diện tích đất phi nông nghiệp là 2.903,82 ha chiếm 9.74%. Huyện không
có đất chưa sử dụng.
19
Bên cạnh đó huyện thuộc vùng ngập lũ hàng năm nên có lượng phù sa
bồi lắng cùng với khí hậu thời tiết khá thuận lợi phát triển đa dạng cây trồng,
vật nuôi tăng thu nhập cho người dân có điều kiện khai thác được quỹ đất để
phát triển các loại hình kinh tế khác.
3.1.2.3 Khí hậu
Khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo với đặc trưng là nóng và ẩm quanh năm. Nhiệt độ thay đổi theo mùa,
nhiệt độ bình quân cao đều trong năm, nhiệt độ của các tháng mùa khô thường
từ 25 - 350C và nhiệt độ các tháng mùa mưa giao động từ 22 - 320C.
Độ ẩm không khí bình quân của các tháng trong năm là khoảng 80%,
chênh lệch độ ẩm giữa các tháng là không lớn, từ tháng 6 đến tháng 10 có độ
ẩm cao nhất, những tháng có độ ẩm thấp nhất thường là tháng 2 - 3.
Chế độ mưa được phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 cho đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 8 - 10, tổng lượng mưa trung bình
năm từ 1.200 mm đến 1.800 mm. Điều kiện khí hậu này khá thuận lợi cho việc
phát triển nông nghiệp tại địa phương.
3.1.2.4 Dân số và nguồn lao động
Dân số toàn huyện tính đến 06 tháng đầu năm 2014 là 118.250 người,
trong đó dân số nam là 59.383 người, chiếm 50,22% và dân số nữ là 58.867
người chiếm 49,78% số dân toàn huyện. Với mật độ là 396 người/km2, phần
lớn dân số tập trung đông đúc tại các thị trấn cao gấp 3 lần so với mật độ
chung của huyện vì thị trấn là có cơ sở vật chất hoàn thiện, việc lưu thông trao
đổi hàng hóa diễn ra dễ dàng hơn, góp phần ổn định cuộc sống của người dân.
118.250
115.330
116.115
114.358
2011
2012
2013
06/2014
Nguồn: Báo cáo và Niên giám thông kê Huyện Vĩnh Thạnh
Hình 3.2 Dân số huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2011 - 06/2014
20
Qua hình ta thấy được, dân số trung bình của huyện có xu hướng tăng lên
qua mỗi năm. Cụ thể, dân số năm 2011 là 114.358 người, đến năm 2012 tăng
lên 115.330 người, tăng khoảng 0,84% so với năm trước. Dân số huyện năm
2013 đạt 116.115 người, tăng 780 người, ước đạt khoảng 0,67% so với cùng
kỳ năm 2012. Cho đến 6 tháng đầu năm 2014 dân số huyện là 118.250 người.
Dân số huyện Vĩnh Thạnh được phân chia làm 3 nhóm chính sau: giới
tính, thành thị, nông thôn và nông nghiệp, phi nông nghiệp.
Bảng 3.2: Tình hình phân bố dân cư Huyện Vĩnh Thạnh năm 2013
Năm
Phân theo
Giới tính
Nam
2013
Nữ
58.392 57.718
Phân theo
thành thị,
nông thôn
Phân theo
NN, PNN
Thành
thị
Nông
thôn
Nông
nghiệp
18.390
97.720
78.955
Phi
nông
nghiệp
37.155
Tổng
dân số
116.110
Nguồn: Báo cáo và Niên giám thống kê huyện Vĩnh Thạnh
Phân theo giới tính
Theo báo cáo về tình hình dân số của huyện cho thấy, tỷ lệ dân số phân
theo giới tính giữa nam và nữ gần bằng nhau (50,22% so với 49,78%). Nhìn
chung với tỷ lệ này, dân số ở huyện vẫn đang duy trì ổn định về mặt chỉ tiêu
cân bằng giới tính (xấp xỉ tỷ lệ 1:1).
Phân theo thành thị, nông thôn
Dân số sống tập trung chủ yếu ở nông thôn chiếm 84,16% dân số toàn
huyện. Cụ thể, năm 2013, dân số ở khu vực nông thôn là 97.720 người và ở
khu vực thành thị là 18.390 người. Trong giai đoạn 2010 - 2013, dân số ở khu
vực thành thị nhìn chung có xu hướng tăng lên nhưng với tỷ lệ rất thấp,
khoảng 0,47% so với năm 2010; dân số đa phần vẫn tập trung nhiều ở khu vực
nông thôn. Nguyên nhân là do phần lớn nông hộ tại địa bàn sinh sống chủ yếu
dựa vào nông nghiệp nên hộ chọn khu vực nông thôn làm nơi định cư nhiều
hơn để thuận tiện cho việc canh tác, sản xuất.
Phân theo nông nghiệp, phi nông nghiệp
Dựa vào bảng cho thấy, số dân phân theo lĩnh vực nông nghiệp năm 2013
rất cao, chiếm khoảng 68% tổng dân số toàn huyện, tương ứng với 78.955
người. Qua đó cho thấy, phần lớn dân cư sinh sống trên địa bàn dựa vào sản
xuất nông nghiệp là chính. Bên cạnh đó, nông hộ nơi đây còn tạo ra thu nhập
khác bằng các hoạt động phi nông nghiệp như làm thuê, buôn bán nhỏ lẻ, làm
21
công nhân trên các khu công nghiệp, nhà máy và các nghề tự do. Dân số tham
gia trong lĩnh vực này chiếm khoảng 32%, tương ứng 37.155 người.
Bảng 3.3: Tình hình lao động huyện Vĩnh Thạnh năm 2013
Giới tính
Dân số
Nam
Nữ
Tổng
58.392
57.718
116.110
Số người trong
tuổi lao động (người)
39.501
35.739
75.239
Tỷ lệ Lao động/Dân số (%)
34,02
30,78
74,80
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Thạnh, 2013
Qua bảng 3.3 cho thấy, huyện Vĩnh Thạnh có một nguồn lao động rất dồi
dào, cụ thể số người trong độ tuổi lao động chiếm 74,80% dân số trên địa bàn
toàn huyện. Số lao động nam là 39.501 người chiếm 34,02% tổng dân số nam
của địa bàn, số lao động nữ là 35.739 người chiếm 30,78%. Qua đó cho thấy
số lao động nam có xu hướng nhiều hơn lao động nữ, nhưng sự chênh lệch này
không cao nên nguồn thu nhập trong gia đình ngày nay không còn phụ thuộc
hoàn toàn vào nam giới mà còn có sự tham gia tạo nên thu nhập của nữ giới.
Nữ giới ngày càng góp mặt trong nhiều lĩnh vực, chia sẽ khó khăn với các
thành viên trong gia đình và phát triển kinh tế.
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN VĨNH
THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Ngay từ khi thành lập, Đảng bộ và chính quyền huyện Vĩnh Thạnh đã
xác định nhiệm vụ trọng tâm của toàn huyện là tập trung đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng, tổ chức bộ máy ngày càng hoàn thiện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển kinh
tế hợp tác theo hướng xây dựng cánh đồng mẫu lớn nhằm gia tăng thu nhập
cho người dân. Huyện đã từng bước phát triển và khơi dậy được tiềm năng
vốn có, tận dụng ngoại lực, Đảng bộ và nhân dân luôn vững tin tiếp bước chặn
đường mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại
hóa vùng nông thôn ngoại thành.
3.2.1 Tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ
tầng phát triển nông thôn huyện
3.2.1.1 Tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong sản xuất nông
nghiệp toàn diện, chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ đất trồng lúa kém hiệu quả
sang trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày bước đầu có hiệu quả và tạo
được sự hưởng ứng tích cực của người dân tại địa phương. Bên cạnh đó
chuyển dịch cơ cấu mùa vụ từ 2 vụ/năm sang 3 vụ/năm hoặc 2 vụ lúa và 1 vụ
22
màu; đã tăng diện tích canh tác lúa năm 2014 lên 63.914,47 ha (so năm 2010
tăng 12.328,47 ha), đạt hệ số vòng quay đất 2,39 lần/năm; diện tích trồng màu
và cây công nghiệp ngắn ngày bình quân 650,25 ha (tăng 115,02 ha so với
bình quân 5 năm 2006 - 2011). Cây lúa được quan tâm đầu tư về năng suất và
chất lượng, đến nay đã có 98% diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao. Năm
2014, năng suất tăng 4,43%; sản lượng thu hoạch đạt 412.750,3 tấn, tăng
75.534,3 tấn (tăng 18% so năm 2010).
Nông nghiệp trong giai đoạn mới thì yếu tố cơ giới hóa trong sản xuất
ngày càng được xem trọng, đến nay toàn bộ diện tích gieo trồng lúa được thu
hoạch bằng cơ giới. Sản lượng lúa Hè Thu cơ bản được sấy bằng lò sấy thông
qua 345 lò tại địa phương và các hợp đồng tiêu thụ lúa tươi với các doanh
nghiệp. Tổ chức xây dựng 3 trạm bơm điện tập trung đảm bảo tưới tiêu chủ
động cho 2.200 ha thuộc xã Thạnh An, Thạnh Quới.
Huyện còn tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế hợp tác, tạo
điều kiện phát triển sản xuất. Duy trì tốt hoạt động của 12 hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp, nước sạch nông thôn. Ngoài ra công tác khuyến nông, chuyển
giao khoa học kỹ thuật luôn được quan tâm và không ngừng nâng cao chất
lượng; phát triển các mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao (hiện nay có các mô
hình: nuôi lươn ở xã Vĩnh Trinh; trồng nấm rơm ở xã Vĩnh Bình; trồng nấm
linh chi, nấm bào ngư ở xã Thạnh Tiến...).
Trại giống huyện đảm bảo giống mới, giống nguyên chủng cung cấp cho
tổ hợp tác, hợp tác xã để nhân giống xác nhận, đáp ứng nhu cầu về giống phục
vụ sản xuất, hàng năm trại giống huyện cung cấp bình quân 1.200 tấn lúa
giống phục vụ sản xuất trong huyện và các địa phương khác. Toàn huyện có
12 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, nước sạch nông thôn và 282 tổ hợp tác sản
xuất nông nghiệp; phối hợp với Liên minh Hợp tác xã thành phố bồi dưỡng
kiến thức quản lý kinh tế hợp tác cho 125 người. Những hoạt động này góp
phần củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng tạo sự liên kết
chặt chẽ giữa các thành viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, qua đó chi phí
cũng giảm đi đáng kể.
3.2.1.2 Mô hình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Huyện chủ trương sản xuất lúa bền vững gắn với tái sản xuất nông
nghiệp nhằm đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập
cho người nông dân và bảo vệ môi trường, doanh nghiệp và ngành nông
nghiệp đã và đang có nhiều hoạt động với nông dân.
Từ năm 2012, ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ đã triển khai Dự
án cạnh tranh nông nghiệp (ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Mục
23
tiêu chung của dự án là giúp nâng cao khả năng cạnh tranh cho nông dân sản
xuất lúa quy mô nhỏ thông qua các giải pháp hỗ trợ tiếp cận thị trường, cung
cấp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới. Đồng thời tổ chức
lại mô hình tổ, nhóm sản xuất có liên kết với doanh nghiệp để ổn định đầu vào
lẫn đầu ra.
Cuối năm 2013 đầu 2014, dự án ACP đã đầu tư cho tổ hợp tác Khiết
Tâm, ấp D2, xã Thạnh Lợi; 1 máy gặt đập liên hợp, 1 nhà kho với sức chứa
1.000 tấn lúa, 1 máy sấy công suất 40 tấn/mẻ. Ngày 18/03/2014, dự án đã bàn
giao 03 máy làm đất sử dụng công nghệ laser tại xã Thạnh Thắng, giúp nông
dân san bằng mặt ruộng tốt, từ đó tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý các
loại dịch hại, giúp tiết kiệm trong tưới nước, bón phân, xịt thuốc… Dự án đã
đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, tiếp cận gần hơn với người dân nhằm
cạnh tranh tốt nhất cho mặt hàng nông sản và đem lại hiệu quả cao cho người
sản xuất.
Bên cạnh đó huyện còn được triển khai dự án “Dự án sau thu hoạch lúa
gạo ADB-IRRI-Việt Nam”, đây là dự án được Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) hỗ trợ cùng Viện nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) thực hiện. Vì nguồn
rơm rạ sau thu hoạch lúa khá dồi dào nhưng do chưa thấy hết giá trị và còn
gặp khó khăn trong việc thu gom nên nhiều bà con nông dân bỏ phí và đem
đốt tại đồng, gây ô nhiễm môi trường.
Từ đó dự án đã quyết định tài trợ kinh phí mua máy cuốn rơm nhằm giúp
nông dân xây dựng mô hình điểm thực hiện ứng dụng cơ giới hóa trong khâu
thu gom rơm. Ngoài ra dự án này còn được lồng ghép với dự án Cori GAP
“Xây dựng mô hình trồng nấm rơm” ở ấp D2, xã Thạnh Lợi và ấp Thầy Ký,
thị trấn Thạnh An, dự án này được lồng ghép với chương trình trình tặng máy
cuốn rơm cho nông dân nhằm tạo sự khích lệ và giúp bà con nông dân mở
rộng vùng sản xuất nấm trong các giai đoạn tiếp theo.
3.2.1.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông thôn
Khi chia tách, huyện Vĩnh Thạnh có đặc điểm là vùng nông thôn ngoại
thành, xa trung tâm thành phố Cần Thơ, kết cấu hạ tầng còn yếu kém và chưa
đồng bộ, điều kiện và cơ hội phát triển còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn dân
số sống dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính tuy nhiên hệ thống đê bao chưa
khép kín, không được nạo vét thường xuyên. Ngoài ra, hệ thống giao thông
nông thôn của huyện còn nhiều bất cập, vẫn còn xã chưa được thông xe (05 xã
không có đường ô tô). Do nằm ở vùng trũng của tứ giác Long Xuyên, huyện
Vĩnh Thạnh thường xuyên chịu cảnh lụt lội nên việc xuống cấp của các tuyến
đường cũng như cơ sở hạ tầng là điều không thể tránh khỏi.
24
Với những hạn chế còn tồn tại, nông hộ gặp rất nhiều khó khăn trong
việc đi lại, trao đổi và buôn bán hàng hóa. Không những thế, đối với những hộ
ở vùng sâu, vùng xa thì càng tốn kém nhiều chi phí cho việc thu mua hàng hóa
hơn nữa. Từ đó dẫn đến quá trình sản xuất tốn chi phí cao, mất nhiều thời gian
nhưng không mang lại hiệu quả.
Nắm bắt được thực trạng khó khăn này, chính quyền địa phương, UBND
huyện Vĩnh Thạnh cùng các cấp ban ngành đã tăng cường công tác đầu tư, chú
trọng huy động nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, huy động đa dạng
nguồn vốn đầu tư trên địa bàn, tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 5.958 tỷ đồng,
tăng 25,71%/ năm (so 5 năm 2006 - 2011 tăng 2,75 lần).
Bên cạnh đó, hệ thống cầu đường giao thông nông thôn được tập trung
đầu tư xây dựng, huy động khá lớn các nguồn lực đóng góp, nhất là từ người
dân. Xây dựng mặt cứng được 77 tuyến đường với chiều dài 129.226 mét,
nâng cấp, sửa chữa và xây mới 178 cây cầu với chiều dài 4.073 mét. Song
song với hệ thống giao thông được cải thiện thì huyện còn đầu tư hoàn chỉnh
hệ thống thủy lợi nạo vét kênh cấp 2, mở rộng hệ thống thủy lợi nội đồng và
các tuyến đê bao điều tiết lũ, chủ động tưới tiêu phục vụ sản xuất. Tổng số đã
đầu tư 151 công trình thủy lợi, khối lượng 5.821.641m3, kinh phí 114 tỷ 239
triệu đồng.
Nhờ vậy, hệ thống giao thông nông thôn ngày càng được khắc phục và
hoàn thiện, đảm bảo việc thông thương trao đổi hàng hóa giữa huyện và các
tỉnh thành khác. Hệ thống thủy lợi được đầu tư hoàn chỉnh và mở rộng giúp
nông hộ yên tâm tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế.
3.2.2 Thành tựu đạt được trong 10 năm thành lập huyện
Mười năm qua, toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh
Thạnh luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tập
trung thực hiện các nhiệm vụ và những khâu đột phá đã lập được nhiều thanh
tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng
kinh tế luôn duy trì ở 02 con số (từ 10,52% đến 15,67%/ năm). Thu nhập bình
quân đầu người là 22.400.000 đ/người/năm, tương đương 1.057 USD từ đó
nhận thấy so với xuất phát điểm mức sống người dân đã nâng cao. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch đúng theo hướng giảm dần khu vực nông lâm ngư nghiệp,
tăng khu vực công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ.
Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi đạt hiệu quả đặc biệt là cây lúa đáp ứng được ba yêu cầu về năng
25
suất, chất lượng và hiệu quả. Đảng bộ đã xác định nhiệm vụ hàng đầu của
huyện vẫn là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp mà chủ yếu là cây lúa để nâng
cao thu nhập cho người dân tại địa bàn, từng bước tạo tiền đề cho phát triển
CN - TTCN và TMDV.
Đầu năm 2014 đã có 216 máy gặt đập liên hợp, đáp ứng 80% diện tích
thu hoạch, hầu hết diện tích lúa được áp dụng cơ giới hóa từ các khâu làm đất
đến thu hoạch, phơi sấy. Từ đó năng suất, chất lượng và lợi nhuận của các vụ
đều tăng cao so với những gian đoạn trước. Đặc biệt huyện đã thành lập 15
cánh đồng mẫu lớn với diên tích 3.451 ha, bước đầu đã đem lại lợi nhuận bình
quân mỗi vụ trên 4 triệu đồng/ha so với sản xuất theo tập quán thông thường.
Vì thế kết cấu hạ tầng nông thôn đã được đầu tư xây dựng ngày càng
hoàn thiện làm cho bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giữ vững an ninh - quốc phòng ở địa phương.
Khi chia tách, huyện với mức xuất phát điểm đi lên còn thấp, kết cấu hạ tầng
yếu kếm chưa đồng bộ với 05 xã không có đường ô tô, 03 xã không có trụ sở
làm việc, 04 xã không có chợ… thì đến nay các trung tâm hành chính huyện xã, thị trấn đều được xây dựng mới với nguồn kinh phí đầu tư là 95 tỷ 723
triệu đồng. Toàn huyện có 10/11 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm,
cùng với đó là đường tỉnh lộ 919 (Bốn Tổng - Một Ngàn) được hình thành.
Đặc biệt đã khánh thành cầu Cái Sắn - Kênh E nối đôi bờ Nam Bắc.
Hạ tầng giao thông nông thôn ngày càng được đầu tư xây dựng theo
hướng kiên cố hóa. Trên địa bàn huyện đã có trên 200.000 mét giao thông mặt
cứng, xây dựng mới 488 cầu với chiều dài 12.535 mét, nâng cấp trải đá xô bồ
742.562 mét, tổng kinh phí là 213 tỷ 598 triệu. Không những thế huyện đã đầu
tư kéo 338.53 km đường dây điện trung - hạ thế, công suất 1.300 kVA làm gia
tăng tỷ lệ hộ sử dụng điện đưa điện khí hóa về nông thôn phục vụ đời sống
sinh hoạt và sản xuất của người dân. Vấn đề sử dụng nước hợp vệ sinh cho hộ
dân cũng từng bước được giải quyết, nâng tổng số hộ sử dụng toàn huyện lên
25.103 hộ/ 26.744 hộ.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao cũng được chính
quyền và nhân dân tại địa phương đặt lên hàng đầu. Không ngừng phát triển
mạnh mẽ, góp phần nâng cao dân trí và đời sống vật chất tinh thần của nhân
dân. Từ những bước đầu huyện đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu,
tập trung đầu tư phát triển cả về quy mô và chất lượng. Đến năm 2013, tổng số
phòng học và chức năng là 828 phòng, không còn phòng học tre, lá và tình
trạng học ba ca. Toàn huyện có 5 trường đạt chuẩn quốc gia, ngoài ra huyện đã
khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên hay giáo viên chưa đạt chuẩn về
26
chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đều tăng và phong trào khuyến học khuyến tài
ngày càng được chú trọng và phát triển.
Toàn huyện có 56/56 ấp và 03/11 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa,
phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá được đẩy mạnh, góp phần tiến
tới hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Các phong trào thể dục
thể thao luôn được quan tâm, hàng năm huyện luôn tổ chức và tham gia đầy
đủ các giải thi đấu với thành tích cao.
Ngoài ra, y tế không ngừng phát triển, việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân luôn được quan tâm. Đến cuối năm 2013, toàn huyện có 36
bác sĩ, 100% trạm y tế có bác sĩ. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em
được quan tâm, số phụ nữ có thai được khám và theo dõi trên 03 lần, được
tiêm VAT và chăm sóc sau khi sinh đạt 90%, trẻ em được tiêm chủng miễn
dịch đầy đủ trên 95%, tỷ lệ trẻ dưới năm tuổi suy dinh dưỡng còn 11%, tỷ lệ
tăng dần số tự nhiên hiện còn 0,99%.
Công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo, thực hiện các chính sách an
sinh xã hội được các cấp, các ngành, đoàn thể và cộng đồng xã hội chung tay
thực hiện đạt hiệu quả cao. Trong 10 năm qua huyện đã đào tạo 3.987 lao động,
giải quyết việc làm cho 2.299 lao động đat tỷ lệ 57%, số hộ nghèo cũng giảm
đáng kể. Việc xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa được 219 căn với tổng nguồn
kinh phí là 5.828.211.524 đồng. Xây dựng 1.669 căn nhà đại đoàn kết cho hộ
nghèo, không còn nhà xiêu vẹo, tạm bợ với số tiền: 49.987.517.000 đồng.
Cùng với tình hình an ninh chính trị được giữ vững ổn định, trật tự an
toàn xã hội được kiểm soát. Các loại tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn đã
nằm trong kiểm soát và giảm đi đáng kể, công tác tuần tra kiềm chế tai nạn
giao thông, phòng chống chảy nổ được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đến
nay huyện đã xây dựng mô hình xã, ấp, giáo xứ, họ đạo ba không “ không tội
phạm, không ma túy, không mại dâm” được phát triển rộng khắp. Song song
với công tác quốc phòng và quân sự địa phương được triển khai, tổ chức thực
hiện khá đồng bộ, đạt yêu cầu chỉ tiêu và không ngừng nâng cao chất lượng,
sẵn sàng ứng phó kịp thời trong mọi tình huống.
Từ đó, hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, kiện toàn từ huyện
đến cơ sở, tổ chức bộ máy các ban ngành xây dựng Đảng, các phòng tại
UBND huyện, UBND các xã, thị trấn, các đoàn thể chính trị xã hội được thành
lập, từng bước được bổ sung sắp xếp, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động
và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Năm 2004 huyện chỉ có 10 tổ chức cơ sở Đảng,
27
với 628 đảng viên, đến nay Đảng bộ đã có được 46 tổ chức và 1.545 đảng
viên, Đảng bộ luôn giữ vững tinh thần “Trong sạch, vững mạnh”.
Với đội ngũ cán bộ từng bước được trưởng thành, khi mới thành lập đội
ngũ cán bộ của huyện vừa thiếu vừa yếu về trình độ chuyên môn, trình độ
chính trị và năng lực thực tiễn. Hiện nay trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
cán bộ, công chức huyện: Trung học 356 đồng chí, Cao đẳng: 134 đồng chí,
Đại học: 498 đồng chí, Thạc sĩ: 18 đồng chí Tiến sĩ: 01 đồng chí. Trình độ lý
luận chính trị: Sơ cấp với 555 đồng chí, Trung cấp: 328 đồng chí; Cao cấp, cử
nhân: 69 đồng chí.
Công tác vận động quần chúng, đặc biệt là quần chúng các tôn giáo
được phát huy, tạo khối đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện các nhiệm vụ
địa phương. Hệ thống MTTQ và các đoàn thể tiếp tục củng cố, kiện toàn và
hoạt động có hiệu quả, bám sát nhiệm vụ chính trị địa phương, cải tiến phong
cách và lề lối làm việc, tăng cường cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
nhân dân kịp thời tham mưu giải quyết các vấn đề bức xúc trong người dân.
Thực hiện việc mở rộng và đa dạng hóa các hình thức vận động, tập hợp
đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các tầng lớp nhân dân xây dựng và mở rộng
MTTQ Việt Nam thực sự là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện
của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các
giai cấp, các tầng lớp nhân dân để thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương từ
đó sức mạnh đại đoàn kết luôn được phát huy.
Tóm lại, chặng đường xây dựng và phát triển của huyện trong 10 năm
qua tuy thời gian ngắn ngủi so với quá trình phát triển của đất nước nhưng đó
chính là lòng quyết tâm của toàn Đảng và toàn dân tại địa phương đã cùng
nhau phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức để có được thành tựu như hôm
nay. Trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được
cùng với những định hướng mang tính chiến lược đồng thời rút ra bài học kinh
nghiệm để vững bước phát triển trong những năm tiếp theo.
3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG
MẪU LỚN CỦA NÔNG HỘ
3.3.1 Quy mô hoạt động của mô hình cánh đồng mẫu lớn
Huyện Vĩnh Thạnh với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cây
lúa là cây trồng chủ lực và còn là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận người
dân tại địa phương. Để phát huy hiệu quả trong sản xuất cũng như từng bước
nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
28
huyện luôn tích cực trong mọi công tác xây dựng nhằm góp phần đảm bảo
hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện cũng đã tích cực phối hợp
với các đơn vị chức năng tổ chức đào tạo, chuyển giao KHKT đáp ứng yêu
cầu phục vụ sản xuất theo hướng bền vững đã tác động đáng kể đến sự thay
đổi về nhận thức và hành vi của nông dân như có cái nhìn đúng đắn hơn trong
sản xuất lúa, có những cải tiến đáng kể trong kỹ thuật canh tác,… Ứng dụng
rộng rãi kỹ thuật 3 giảm 3 tăng , 1 phải 5 giảm, IPM với những mức độ khác
nhau; không còn tập quán phơi lúa mớ ngoài đồng mà ngày càng có nhiều
nông dân đầu tư thực hiện cơ giới hóa trong khâu thu hoạch, phơi sấy thông
qua chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ.
Ngay từ đầu năm 2011, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã phát động phong trào xây dựng "Cánh đồng mẫu lớn" trong
sản xuất lúa tại các tỉnh Nam bộ. Chủ trương này đã được các địa phương,
doanh nghiệp, nông dân hưởng ứng tích cực, bước đầu thu được kết quả vô
cùng khả quan. Ở huyện Vĩnh Thạnh, từ mô hình điểm trình diễn cánh đồng
mẫu lớn đầu tiên ở ấp Thầy Ký, thị trấn Thạnh An diện tích 400 ha và ấp D2,
xã Thạnh Lợi với diện tích 340 ha.
Trong năm 2012, huyện phối hợp với ngành nông nghiệp thành phố và
các doanh nghiệp tiếp tục tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình tại ấp
Thầy Ký, ấp D2 song song đó huyện đã có bước đầu hình thành cánh đồng
mẫu lớn ấp C1 xã Thạnh Thắng với qui mô 300 ha. Phát huy những kết quả
đạt được vào năm 2013, tổng diện tích tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn là
25.760 ha, tăng 16.870 ha so với năm 2012. Đến nay trong toàn huyện đã nhân
rộng được 26 cánh đồng lớn tăng 11 cánh đồng so với năm 2013 và mô hình
được phân bổ hầu hết ở các xã, thị trấn trong huyện với diện tích 6.385 ha.
Vì thế, mô hình ngày càng được mở rộng, huyện Vĩnh Thạnh đã thu hút
nhiều doanh nghiệp đầu tư, bao tiêu sản phẩm như: công ty Trung An, công ty
Mê - kông, công ty Gentraco, công ty Xuất nhập khẩu An Giang, công ty Bảo
vệ thực vật An Giang... Bên cạnh đó các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
thuốc BVTV phối hợp với doanh nghiệp lương thực tham gia ứng trước vật tư
đầu vào cho nông dân sản xuất lúa trong cánh đồng lớn: công ty phân bón
Bình Điền, công ty Năm sao, công ty Tân Thành, công ty Hợp Trí, công ty
Bayer, công ty Điền Vạn Lợi,…
Doanh nghiệp và nông dân đã liên kết với nhau trong suốt cả chuỗi giá
trị từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Nông hộ sẽ sản xuất giống lúa do doanh
nghiệp yêu cầu và các công ty ứng trước vật tư đầu vào cho nông dân trong 04
29
tháng không tính lãi nếu nông dân bán lúa cho doanh nghiệp theo tinh thần
hợp đồng đã ký kết đầu vụ. Các loại vật tư nông nghiệp, doanh nghiệp sẽ ứng
trước cho người dân gồm lúa giống, phân bón, thuốc BVTV.
Các mô hình sản xuất theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, giúp
nông dân giảm chi phí sản xuất từ 20 - 30%, trong tương lai mô hình còn tiếp
tục phát triển mở rộng hơn nữa bởi xu thế đòi hỏi là phải nâng cao chất lượng
của thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
3.3.2 Hiệu quả tài chính sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu
lớn huyện của nông hộ tại địa bàn huyện
Cánh đồng mẫu lớn là mô hình tốt nhất trong giai đoạn hiện nay đối với
cả nền nông nghiệp nước ta nói chung và của ĐBSCL nói riêng. Người nông
dân đã có một phương thức sản xuất canh tác trông lúa hàng hóa lớn, tiên tiến
và hiện đại bên cạnh đó nguồn thu nhập được nâng cao, ổn định hơn và xã hội
không ngừng tăng trưởng.
Giai đoạn năm 2012 - 2013, hiệu quả trong sản xuất của người dân trong
mô hình được cải thiện và nâng cao. Hình thức gieo sạ đồng loạt, tập trung đã
góp phần hạn chế dịch hại và bệnh trên lúa ngoài ra toàn bộ diện tích được bao
tiêu trong cánh đồng đều sử dụng giống xác nhận làm giảm lượng giống sạ so
với tập quán cũ trên dưới 50 kg/ha, việc bón phân cũng được cân đối hơn từ
đó góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng lúa cải thiện hiệu quả
sản xuất.
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất của nông hộ tham gia mô hình CĐML trong giai
đoạn 2012 - 2013
Đơn vị: đồng/ha
Khoản mục
Tổng thu
Tổng chi
Lợi nhuận
2012
Đông Xuân
54.950.000
23.310.498
31.639.502
Hè Thu
34.443.250
21.373.000
13.070.250
2013
Đông Xuân
Hè Thu
47.686.000
29.897.000
24.299.000
22.094.000
23.386.000
7.803.000
Nguồn: Báo cáo công tác xây dựng cánh đồng mẫu lớn huyện Vĩnh Thạnh (2012 - 2013)
Từ khi mô hình được triển khai với hiệu quả mang lại được người dân
đón nhận thì đến nay toàn huyện đã mở rộng được 26 cánh đồng mẫu lớn. Để
thực hiện được quá trình sản xuất hiện đại 100%, nông dân trong mô hình đã
ứng dụng sạ hàng, sạ thưa tiết kiệm 80 - 100kg lúa giống/ha so trước đây,
đồng thời cũng áp dụng khoa học kỹ thuật để giảm thiểu chi phí phân, thuốc.
30
Năng suất tăng từ 0,2 - 0,79 tấn/ha, dẫn đến lợi nhuận của nông hộ trong
mô hình cao hơn từ 4,2 - 4,4 triệu đồng/ha. Huyện còn giới thiệu và hướng dẫn
nông dân ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp (từ năm
2011 đến nay đã ký kết bao tiêu 5.200 ha lúa, sản lượng 37.440.000 tấn).
So sánh hiệu quả tài chính của nông hộ trong và ngoài mô hình cánh
đồng mẫu lớn
Mô hình cánh đồng mẫu lớn đã mang lại nhiều thay đổi cho diện mạo
nông thôn tại huyện Vĩnh Thạnh. Nông hộ tham gia vào mô hình đều đạt năng
suất cao hơn và chất lượng sản phẩm tốt hơn so với hộ ngoài mô hình. Theo số
liệu thu thập của tác giả thì hiệu quả từ mô hình có năng suất cao hơn 170
kg/ha vụ Đông Xuân và 90 kg/ha vụ Hè Thu so với hộ không tham gia CĐML.
Nhờ vào năng suất cao và giá thành tương đối ổn định, từ đó nguồn thu
nhập của hộ dân cũng tăng lên đáng kể, điển hình là vụ Đông Xuân vừa rồi,
tổng thu của hộ trong mô hình cao hơn 11,21% và 9,69% ở vụ Hè Thu. Đây là
động lực rất lớn cho nông hộ tích cực sản xuất nhằm đem lại nguồn thu cao
cho gia đình, góp phần xây dựng và phát triển vững mạnh nông thôn mới cho
địa phương.
31
Bảng 3.5: So sánh hiệu quả tài chính của nông hộ trong và ngoài mô hình CĐML
Vụ Đông Xuân
2013 - 2014
Chỉ tiêu so sánh
Năng suất (tấn/ha)
Tổng thu (tr/ha)
Tổng chi (tr/ha)
Chi phí giống
Chi phí phân
Chi phí thuốc
Chi phí thuê lao động
Chi phí bơm tưới
Chi phí thu hoạch
Giá bán (1000đ/ha)
Lợi nhuận (tr/ha)
LN/TCP
LN/DT
DT/CP
Trong
mô hình
7,94
43,45
18,91
2,01
4,60
4,92
1,16
0,95
1,95
5,48
24,54
1,30
0,56
2,30
Ngoài
mô hình
7,77
39,07
20,28
1,77
4,73
5,83
0,88
0,97
2,14
5,03
18,79
0,93
0,48
1,93
Vụ Hè Thu 2014
Trong
mô hình
Ngoài
Mô hình
5,63
28,64
19,90
1,91
4,86
5,22
1,30
1,05
2,04
5,11
8,74
0,44
0,31
1,44
5,54
26,11
21,34
1,78
4,80
6,16
0,91
1,16
2,24
4,71
4,77
0,22
0,18
1,22
Chênh lệch giữa trong và ngoài mô hình
Vụ Đông Xuân
2013 – 2014
Tương đối
Tuyệt đối
(%)
0,17
2,19
4,38
11,21
(1,37)
(6,75)
0,24
13,56
(0,13)
(2,75)
(0,91)
(15,61)
0,28
31,82
(0,02)
(2,06)
(0,19)
(8,88)
0,45
8,95
5,75
30,60
0,37
39,78
0,08
16,67
0,37
19,17
Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp của tác giả, 2014
32
Vụ Hè Thu 2014
Tuyệt đối
0,09
2,53
(1,44)
0,13
0,06
(0,94)
0,39
(0,11)
(0,20)
0,40
3,97
0,22
0,13
0,22
Tương đối
(%)
1,62
9,69
(6,75)
7,30
1,25
(15,26)
42,86
(9,48)
(8,93)
8,49
83,23
100,00
72,22
18,03
Hầu như trong tất cả các quá trình sản xuất nông nghiệp hay công nghiệp
đều phải chi trả nhiều khoản chi phí khác nhau cho các khâu để tạo ra được sản
phẩm, nên việc sản xuất lúa cũng bao gồm các khoản chi phí như: chi phí giống,
chi phí phân, chi phí thuốc, chi phí thuê nhân công… Trong đó chi phí thuốc,
chi phí phân, chi phí giống là những khoản mục có giá trị cao và có sự chênh
lệch rõ giữa hộ không tham mô hình với hộ có tham gia mô hình CĐML.
Chi phí giống
Chi phí giống trong mô hình CĐML thường cao hơn so với ngoài mô hình,
như đối với vụ Đông Xuân cao hơn 13,56% và vụ Hè Thu là 7,30%, cụ thể:
Đối với mô hình CĐML, các hộ thường sử dụng nguồn giống xác nhận
được mua từ trại giống, trung tâm khuyến nông hay được công ty bao tiêu hỗ trợ
với mức giá ổn định từ 12.000 - 13.000 đồng, riêng đối với giống lúa Nhật thì dao
động từ 15.000 - 16.500 đồng. Tuy nhiên do mật độ gieo sạ của các hộ khác
nhau, đặc biệt là vào vụ Hè Thu, các hộ thường có xu hướng sạ dày hơn. Đa số
nông hộ vẫn sạ cao hơn mức chuẩn (80 - 100kg/ha) nên làm tăng chi phí giống.
Các hộ nông dân bên ngoài mô hình, trong số mẫu đã khảo sát các hộ
thường sử dụng loại giống Jasmine cho vụ Đông Xuân và OM 4218 cho vụ Hè
Thu. Nhưng để tiết kiệm được nguồn chi phí, phần lớn các hộ đều sử dụng
nguồn giống đươc mua từ người quen hay tự sản xuất với mức giá thấp hơn
nhiều so với chi phí giống của những hộ trong mô hình, tuy vậy chất lượng
giống không cao, dễ sâu bệnh, đổ ngã… Các nông hộ bên ngoài mô hình
thường sạ với mật độ 180 - 200 kg/ha cho vụ Đông Xuân, và 250 - 350 kg/ha
cho vụ Hè Thu.
Chi phí phân bón
Theo số mẫu tác giả khảo sát thì chi phí phân bón giữa nông hộ trong và
ngoài mô hình không chênh lệch lớn, đa số các hộ đều sử dụng nguồn phân bón
tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp tại địa phương với hình thức trả gối đầu, tuy
không tính lãi nhưng được bán với mức giá cao hơn thị trường từ 7 - 10%. Đối
với những hộ được bao tiêu về vật tư khi tham gia mô hình nhưng với lượng cố
định nên vẫn có hộ chi tiêu thêm nguồn bên ngoài cho khoản phí này.
Không chỉ riêng những nông hộ trong mô hình mà cả hộ ngoài mô hình
đều được địa phương quan tâm, hỗ trợ bên cạnh đó có những công ty phân bón
tại địa bàn thành phố mở các buổi hội thảo phổ biến các loại phân bón mới và
phù hợp, hay phương pháp bón phân hợp lý theo những kỹ thuật sản xuất mới
nhằm tránh lượng phân bón dư thừa.
33
Chi phí thuốc
Phần lớn các hộ khi tham gia mô hình đều được hỗ trợ về chi phí này
cùng với mức độ phun xịt điều độ và hợp lý nên khoản mục này thấp hơn so
với hộ ngoài mô hình, trong đó vụ Đông Xuân thấp hơn 15,61% và vụ Hè Thu
là 15,26%.
Nông hộ khi tham gia CĐML đã được tập huấn về các kỹ thuật nhằm hạn
chế lượng phun xịt, bên cạnh đó các hộ còn nhận được sự hỗ trợ từ các công ty
BVTV, công ty lương thực… hay các đội ngũ khuyến nông tại địa bàn thường
xuyên thăm đồng, tư vấn cũng như hướng dẫn liều lượng, thời điểm phun xịt
thích hợp và hiệu quả. Giá cả thuốc do công ty bao tiêu cung cấp thường rẻ
hơn thị trường, tạo nên lợi thế cho nông hộ.
Riêng với hộ ngoài cánh đồng mẫu thì chi phí thuốc mà mỗi hộ bỏ ra cho
một vụ lúa thường cao hơn với hộ trong cánh đồng, nguyên nhân cụ thể là do
hộ chưa tiếp cận được các kỹ thuật sản xuất hiện đại vì đa số các hộ đã quen
với lối sản xuất truyền thống có từ lâu đời nên lượng thuốc sử dụng nhiều
nhưng không mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, theo nông hộ trao đổi thì giá chi
phí thuốc thường cao và tăng liên tục nên chi phí này có ảnh hưởng quan trọng
đến kết quả sản xuất của người dân.
Chi phí thuê lao động
Nhìn chung chi phí này tuy có sự chênh lệch giữa hộ tham gia mô hình
và không tham gia mô hình nhưng với tỷ lệ không cao. Do số mẫu tác giả thu
thập còn hạn chế và đa số là các hộ có diện tích đất nông nghiệp nhỏ, bên cạnh
đó các thành viên trong gia đình cùng hỗ trợ nhau sản xuất nên nguồn chi phí
này được cắt giảm đáng kể. Thông thường, nông dân tại huyện đều lấy công
nhà làm lời để giảm thiểu được nguồn chi phí đầu vào.
Chi phí bơm tưới
Chi phí bơm tưới trong CĐML thấp hơn ngoài mô hình vì do những địa
bàn triển khai mô hình đã được hoàn thiện về hệ thống kênh, đê bao, trạm bơm
điện… cụ thể vụ Đông Xuân thấp hơn 2,06% và biểu hiện rõ hơn ở vụ Hè Thu
là thấp hơn 9,48% so với hộ không tham gia.
Do vụ Hè Thu thời tiết chuyển biến thất thường, lúc nắng nóng, khi mưa
nhiều nên ảnh hưởng đến số lần bơm nước ra hay vào của các hộ. Bên cạnh
đó, huyện Vĩnh Thạnh có đặc điểm là kênh đào nhiều nhưng đa phần chưa
được nạo, vét; vẫn còn những khu vực chưa có đê bao hoàn chỉnh nên dẫn đến
sự chênh lệch trong chi phí.
34
Chi phí thu hoạch
Việc áp dụng cơ giới hóa ngày càng được phổ biến rộng rãi, toàn vụ
Đông Xuân tại huyện đều thu hoạch 100% bằng máy cắt, nên khoản chi tiêu
cho thu hoạch được ổn định hơn cho nông hộ cả trong và ngoài mô hình.
Nhưng hộ tham gia mô hình được nhận sự ưu đãi và hỗ trợ máy móc nên chi
phí này thấp hơn ngoài mô hình là 8,88%.
Vụ Hè Thu thì chi phí thu hoạch của hộ ngoài mô hình cao hơn hộ trong
mô hình là 8,93%. Với mùa vụ này ảnh hưởng từ thời tiết là không nhỏ, ngoài
ra việc nông hộ ngoài mô hình sử dụng nguồn giống với chất lượng không cao
nên sâu hại và gây đổ ngã nhiều hơn. Từ đó chi phí thu hoạch của mùa vụ này
cao hơn so với vụ trước.
Giá bán ra
Giá bán vụ Đông Xuân trong CĐML cao hơn bên ngoài 450 đồng, sang
vụ Hè Thu giá bán bên ngoài mô hình vẫn thấp hơn 400 đồng, nguyên nhân là
do CĐML sử dụng giống lúa đạt tiêu chuẩn có phẩm chất cao nên hạn chế
được tình trạng ép giá từ thương lái. Bên cạnh đó, những hộ được bao tiêu về
sản phẩm thường có giá cao hơn thị trường.
Những hộ canh tác ngoài mô hình vì muốn giảm thiểu nguồn chi phí
giống đã bỏ qua chất lượng đầu ra của sản phẩm, nhất là vào vụ Hè Thu thì
tình trạng nông hộ bị thương lái ép giá diễn ra thường xuyên hơn.
Lợi nhuận của nông hộ
Khi so sánh các khoản trên ta thấy được, phần lớn các khoản chi phí sản
xuất của nông hộ trong CĐML tương đối thấp hơn với hộ ngoài mô hình
CĐML, cộng thêm giá thành sản phẩm cao hơn thị trường nên lợi nhuận của
nông hộ trong mô hình tăng cao. Với những mẫu đã khảo sát, lợi nhuận của hộ
trong mô hình vào vụ Đông Xuân cao hơn 5,75 triệu/ha và vụ Hè Thu là 3,97
triệu/ha so với hộ bên ngoài. Tuy vẫn còn hộ dân trong mô hình bán cho
thương lái nhưng do thu hoạch đồng loạt, sản phẩm chất lượng nên duy trì
được lợi nhuận cao hơn các hộ bên ngoài.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của nông hộ cao hơn bên ngoài mô hình là
39,78% tại vụ Đông Xuân, và đến vụ Hè Thu là 100% do mùa vụ này các hộ
ngoài mô hình chịu ảnh hưởng từ nguồn chi phí đầu vào cao và giá thành thấp,
35
vì thế lợi nhuận không cao và có những hộ không thể hoàn lại nguồn vốn đã
bỏ ra, gây tổn thất rất lớn cho nông hộ.
Mô hình đã mang lại kết quả đáng kể cho nguồn thu nhập cho nguời dân
khi tham gia, từ 1 đồng chi phí đầu tư vào sản xuất đã mang lại 1,30 đồng thu
nhập vụ Đông Xuân và 0,44 đồng thu nhập cho vụ Hè Thu.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Lợi nhuận trên doanh thu của các nông hộ trong cánh đồng mẫu lớn cũng
cao hơn ngoài cánh đồng, với vụ Đông Xuân 1 đồng doanh thu tạo ra 0,56
đồng lợi nhuận chỉ cao hơn các nông hộ bên ngoài là 0,08 nhưng sang vụ Hè
Thu mức chênh lệch đã là 0,13; do nông dân ngày càng tuân thủ tốt hơn vào
các quy trình sản xuất, giống lúa phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh
đó yếu tố thời tiết, sâu bệnh làm tăng chi phí gây nên tác động lớn tới lợi
nhuận của các hộ ngoài mô hình.
Tỷ suất doanh thu trên chi phí
Tỷ suất doanh thu trên chi phí của 2 nhóm hộ đều lớn hơn 1, cho thấy
rằng việc sản xuất lúa của 2 nhóm đều có lãi. Cụ thể, tại mùa vụ Đông Xuân
thì từ 1 đồng chi phí mà nông hộ bỏ ra đã thu lại được 2,30 đồng doanh thu
cho các hộ trong mô hình CĐML và cao hơn 19,17% so với hộ bên ngoài mô
hình. Tương tự, vào vụ Hè Thu hộ canh tác trong CĐML cao hơn 18,03% so
với hộ ngoài CĐML.
Cánh đồng mẫu lớn đã mang lại hiệu quả cao hơn các nông hộ bên ngoài
nhờ vào việc cắt giảm được nhiều khoản chi phí không cần thiết, và sản xuất
những giống lúa có phẩm chất cao, an toàn đáp ứng yêu cầu thị trường hướng
tới hình thành vùng nguyên liệu xuất khẩu đó là mục tiêu của ngành nông
nghiệp Việt Nam trong tương lai. Mô hình cánh đồng mẫu lớn đã góp phần rất
lớn vào việc cải thiện thu nhập cho nông dân.
36
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG SẢN XUẤT LÚA
CỦA NÔNG HỘ THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN
TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT
4.1.1 Khu vực nghiên cứu
Số liệu được tác giả khảo sát gồm 50 hộ nông dân sản xuất lúa trong mô
hình cánh đồng mẫu lớn tại 4 địa bàn là thị trấn Vĩnh Thạnh, xã Thạnh Quới,
xã Thạnh An và thị trấn Thạnh An nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể
đang nghiên cứu.
12%
32%
22%
Thị trấn Vĩnh Thạnh
Xã Thạnh Quới
Xã Thạnh An
34%
Thị trấn Thạnh An
Nguồn: Số liệu tự khảo sát trực tiếp của tác giả, 2014
Hình 4.1 Cơ cấu mẫu quan sát
Theo hình 4.1 thì tại thị trấn Vĩnh Thạnh có 6 đáp viên được phỏng vấn,
chiếm 12%; kế tiếp là ở xã Thạnh Quới có 11 đáp viên, chiếm 22%. Riêng ở
xã Thạnh An và thị trấn Thạnh An chiếm tỷ lệ nhiều hơn lần lượt là 34% với
17 đáp viên, và 32% với 16 đáp viên. Số mẫu khảo sát được chia ngẫu nhiên,
không tập vào bất kỳ xã nào vì mỗi địa bàn sẽ có tập quán sản xuất riêng cũng
như những khó khăn mà nông hộ gặp phải, nên việc phân tán vùng thu mẫu
của tác giả nhằm có được thông tin mang tính đại diện cho đề tài nghiên cứu.
4.1.2 Thông tin chung về nông hộ
Tại địa bàn huyện, qua quá trình phỏng vấn trực tiếp 50 nông hộ, tác giả
đã tổng hợp được một số thông tin tổng quát về nông hộ như: trình độ học vấn,
thời gian sinh sống tại địa phương, số thành viên tham gia sản xuất lúa của gia
đình cũng như kinh nghiệm sản xuất của hộ. Chi tiết các thông tin này được
thể hiện trong bảng sau:
37
Bảng 4.1: Thông tin về nông hộ
Nhỏ
nhất
Chỉ tiêu
Trình độ học vấn (lớp)
Thời gian sinh sống tại địa phương (năm)
Số thành viên tham gia sản xuất lúa (người)
Kinh nghiệm sản xuất (năm)
1
10
1
3
Lớn
nhất
12
57
4
35
Trung Độ lệch
bình
chuẩn
8,4
2,81
34,12
10,92
1,84
0,77
19,38
6,32
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Trình độ học vấn của chủ hộ
Dựa vào kết quả khảo sát, học vấn trung bình của chủ hộ là lớp 8, cao
nhất là lớp 12 và không có hộ mù chữ với độ lệch chuẩn là 2,81. Trình độ học
vấn là một nhân tố quan trọng, việc hạn chế về học vấn khiến nông hộ gặp
không ít khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng các kỹ thuật mới vào sản
xuất. Đa phần nông hộ tại địa bàn nghiên cứu đều dựa vào kinh nghiệm của
bản thân được tích lũy trong quá trình sản xuất hay được truyền lại từ những
thế hệ trước cũng như trao đổi từ người thân, bạn bè.
Thời gian sinh sống tại địa phương
Thông qua số mẫu quan sát cho thấy, hầu hết các nông hộ đã định cư khá
lâu năm tại địa phương. Thời gian sinh sống trung bình tại địa phương của
nông hộ khoảng 34 năm. Trong đó, hộ có thời gian định cư thấp nhất là 10
năm và cao nhất là 57 năm với độ lệch chuẩn là 10,92. Các nông hộ đều gắn
bó với địa bàn từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành bên cạnh đó vì là một huyện
còn mới nên việc một số nông hộ chuyển đến địa phương sinh sống là điều tất
yếu.
Số thành viên tham gia sản xuất lúa
Qua khảo sát, hầu hết các nông hộ tại địa phương đều có nhiều thế hệ
cùng sinh sống với nhau, cùng chăm sóc và giúp đỡ nhau trong cuộc sống nói
chung và việc sản xuất lúa nói riêng. Số lượng thành viên tham gia canh tác
trung bình tại địa phương là 2 người trong đó thấp nhất là 1 người và cao nhất
là 4 người với độ lệch chuẩn là 0,77. Số lượng thành viên cùng nhau sản xuất
trong nông hộ cũng góp phần làm giảm đi chi phí đầu ra của người dân.
Kinh nghiệm sản xuất
Theo bảng 4.1 cho thấy, kinh nghiệm sản xuất trung bình của một hộ ở
địa bàn nghiên cứu là 19 năm, thấp nhất là 3 năm. Số năm kinh nghiệm cao
nhất là 35 năm. Như khảo sát thì đa phần nông hộ có truyền thống sản xuất
tương đối dài, song song đó là nguồn lao động trẻ nên kinh nghiệm sản xuất
38
chưa cao. Đối với hộ có kinh nghiệm càng cao, nông hộ tích lũy nhiều kỹ thuật
nhưng đó cũng có thể là trở ngại lớn trong việc mạnh dạn áp dụng KTSX mới
để tiết kiệm chi phí một cách khoa học hơn nữa.
Diện tích canh tác
Trong lĩnh vực nông nghiệp, diện tích canh tác chính là tài sản và là
nguồn tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng của nông hộ giúp người dân tham
gia canh tác và mang lại thu nhập cho gia đình.
Bảng 4.2: Diện tích canh tác của nông hộ
Diện tích canh tác
Dưới 1 ha
Từ 1 - 3 ha
Trên 3 ha
Tần số
9
37
4
Tỷ lệ (%)
18,00
74,00
8,00
Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp của tác giả, 2014
Mỗi nông hộ khác nhau thì sẽ có diện tích đất nông nghiệp khác nhau, vì
thế cũng mang tính đại diện khi khảo sát. Nhìn chung các nông hộ sản xuất với
quy mô trung bình từ 1 - 3 ha chiếm 74%. Diện tích canh tác dưới 1 ha chiếm
18% và diên tích trên 3 ha chiếm 8%.
4.1.3 Thông tin về sản xuất lúa của nông hộ
Số lượng vụ lúa
Từng địa bàn có đặc điểm tự nhiên cũng như cơ sở vật chất tại địa
phương không đồng nhất nên nông hộ ở mỗi vùng nghiên cứu có quy mô canh
tác khác nhau thường từ 2 đến 3 vụ. Chi tiết số lượng vụ lúa được tác giả
thống kê qua bảng 4.3 như sau:
Bảng 4.3: Số lượng vụ lúa sản xuất
2 vụ
3 vụ
Số lượng vụ lúa/ năm
Tần số
20
30
Tỷ lệ (%)
40
60
Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp của tác giả, 2014
Qua quá trình phỏng vấn nông hộ, vào thời gian trước tại địa bàn nghiên
cứu đều canh tác 2 vụ lúa/ năm nhưng đến năm 2012 thì chuyển sang canh tác
3 vụ, do chính sách chuyển dịch cơ cấu mùa vụ được thực hiện và tại địa bàn
hệ thống đê bao ngày càng được hoàn thiện hơn khiến người dân hăng hái
trong sản xuất nhằm gia tăng lợi nhuận cho gia đình nên tỷ lệ này chiếm 60%.
Tuy nhiên việc canh tác 2 vụ lúa/ năm vẫn được duy trì và chiếm tỷ lệ là 40%.
39
Thời gian tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn
Từ khi mô hình được triển khai đầu tiên tại địa bàn vào vụ Hè Thu 2011,
tính đến nay đã được 4 năm. Theo số liệu thống kê tác giả tổng hợp được thể
hiện chi tiết như sau:
Bảng 4.4: Thời gian tham gia mô hình CĐML
1 năm
2 năm
3 năm
4 năm
Thời gian tham gia
Tần số
17
15
2
16
Tỷ lệ (%)
34,00
30,00
4,00
32,00
Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp của tác giả, 2014
Do mẫu khảo sát một cách ngẫu nhiên nên số năm tham gia sản xuất lúa
của nông hộ trong mô hình CĐML có sự chênh lệch số năm giữa các hộ. Cụ
thể thời gian canh tác 1 năm, chiếm 34%, với thời gian tham gia sản xuất là 2
và 3 năm lần lượt chiếm 30% và 4%; cuối cùng là hộ sản xuất trong mô hình
vói thời gian 4 năm chiếm 32%. Khi nông hộ có thời gian tham gia mô hình
càng lâu thì nông hộ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận hướng canh tác mới, qua
đó ta cũng thấy được mối quan hệ bền chặt trong “liên kết bốn nhà”.
Lý do tham gia mô hình CĐML
Khi phỏng vấn trực tiếp các hộ dân tại địa bàn tác giả đã tổng hợp được
những lý do mà người dân đã chấp thuận cùng nhau liên kết tham gia mô hình
để nâng cao chất lượng và năng suất sản xuất.
Bảng 4.5: Lý do tham gia mô hình CĐML của hộ nông dân
Lý do tham gia
Khuyến khích từ địa phương
Quy trình sản xuất đem lại hiệu quả cao
Giảm được chi phí đầu vào
Tiếp cận KHKT
Nâng cao thu nhập
Tần số
46
13
20
12
14
Tỷ lệ (%)
43,81
12,38
19,05
11,43
13,33
Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp của tác giả, 2014
Đối với người dân tại địa phương, mô hình này là mô hình tương đối
mới, nắm bắt được điều này chính quyền địa phương cũng như Đảng bộ, bước
đầu khuyến khích sự tham gia của từng hộ để thí điểm hiệu quả mang lại từ
mô hình, nên lý do này chiếm tỷ trọng khá cao 43,81%. Từ đó, người dân nhận
thấy được lợi ích cao khi liên kết cùng nhau sản xuất và đã tự nguyện tham gia
mô hình trong những giai đoạn kế tiếp. Cụ thể, với lý do quy trình sản xuất
40
đem lại hiệu quả cao, giảm chi phí đầu vào, tiếp cận được KHKT hay nâng cao
thu nhập của nông hộ chiếm lần lượt là 12,38%, 19,05%, 14,43% và 13,33%.
Số lần tham gia tập huấn
Đối với những hộ dân trong mô hình việc tham gia tập huấn không
những là cơ hội để nông hộ tiếp cận được các phương pháp canh tác mới mang
lại hiệu quả tốt hơn so với phương pháp truyền thống mà còn là nơi để người
dân có thể trao đổi kinh nghiệm cũng như chia sẽ những khó khăn với nhau.
22
25
3
Dưới 3 lần
Từ 3 - 5 lần
Trên 5 lần
Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp của tác giả, 2014
Hình 4.2 Số lần tham gia tập huấn của nông hộ
Ứng với số năm tham gia mô hình thì các đợt tập huấn cũng diễn ra khác
nhau so với các hộ có số năm tham gia mô hình dài hơn so với các hộ khác.
Cụ thể, trong số mẫu khảo sát có 22 hộ tham gia tập huấn dưới 3 lần, chiếm
44% và 25 hộ có từ 3 - 5 lần tham gia, chiếm 50% và chiếm 6% đối với hộ có
số lần tham gia tập huấn trên 5 lần . Khi phỏng vấn nông hộ, các hộ đều nhận
thấy lợi ích tích cực từ việc tập huấn nên luôn sẵn lòng tham gia khi nhận
được đề nghị từ cán bộ khuyến nông, các công ty lương thực, công ty vật tư
nông nghiệp… Tuy nhiên, một số hộ dân vẫn cho rằng phương pháp tập huấn
chưa thật sự gần gủi hay người dân còn khá mơ hồ, không nắm bắt được các
phương pháp, kỹ thuật canh tác mới, đó cũng chính là lý do khiến cho nông hộ
khó khăn hơn khi áp dụng KTSX mới trong canh tác.
Nguồn thông tin về mô hình CĐML
Thông tin về mô hình CĐML ngày càng được phổ biến rộng rãi với
người dân tại địa phương. Qua đó, tác giả đã thống kê được thông tin mà nông
hộ biết được về mô hình là từ những nguồn nào với chi tiết để thể hiện thông
qua bảng 4.6 như sau:
41
Bảng 4.6: Nguồn thông tin về mô hình CĐML
Nguồn thông tin về mô hình CĐML
Từ chính quyền địa phương
Từ người thân, bạn bè
Từ TV, báo đài, tạp chí…
Tần số
45
18
19
Tỷ lệ (%)
54,88
21,95
23,17
Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp của tác giả, 2014
Đa phần nguồn thông tin mà người dân có được về mô hình CĐML đều
xuất phát từ chính quyền địa phương, chiếm 54,88%; qua đó ta thấy được việc
xây dựng mô hình đối với nền sản xuất nông nghiệp tại địa phương là rất quan
trọng và là bước tiến để huyện xây dựng một nông thôn mới vững mạnh. Song
song đó nông dân còn tiếp thu thông tin về mô hình từ người thân bạn bè,
chiếm 21,95% hay từ TV, báo đài, tạp chí… chiếm 23,17% đây đều là những
nguồn thông tin gần gũi và dễ tiếp xúc với người dân.
Giống và nguồn giống canh tác của nông hộ
Giống là một trong những nhân tố quan trọng quyết định năng suất của
người dân.Thông qua quá trình khảo sát, tuy thuộc vào đặc điểm đất và mùa
vụ thì nông hộ đã có những quyết định lựa chọn giống lúa khác nhau phù hợp
với điều kiện tự nhiên nhằm gia tăng lợi nhuận.
34
Vụ Đông Xuân
16
Vụ Hè Thu
0
17
10
Jasmine
16
20
17
30
OM 4218
Nhật
40
50
OM 5451
Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp của tác giả, 2014
Hình 4.3 Giống lúa sản xuất của nông hộ
Đối với vụ Đông Xuân, có 34 hộ sử dụng giống lúa Jasmine và chiếm
68%, đây là giống lúa phù hợp với điều kiện đất tại địa bàn và mang lại năng
suất cao cho nông hộ. Ngoài ra, giống lúa Nhật được sử dụng với 16 hộ, chiếm
32% là giống có năng suất cao, ít sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc nhưng với giá
42
thành cao và là giống lúa mới chưa được phổ biến và gây không ít trở ngại cho
người dân.
Đối với vụ Hè Thu, có 17 hộ trồng giống lúa OM 4218 và 17 hộ trồng
giống OM 5451 đều chiếm 34%. Hai giống lúa này đều phù hợp với thời tiết
và mùa vụ tại địa bàn canh tác, mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Bên cạnh
đó giống lúa Jasmine cũng được 16 hộ dân sử dụng, chiếm 32%.
Bảng 4.7: Nguồn giống phục vụ canh tác
Nguồn giống canh tác
Mua từ trại giống, trung tâm khuyến nông
Mua từ người quen
Do công ty bao tiêu hỗ trợ
Tần số
10
4
36
Tỷ lệ (%)
20,00
8,00
72,00
Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp của tác giả, 2014
Dựa vào bảng 4.7 ta thấy được, phần lớn khi tham gia sản xuất trong mô
hình CĐML nông hộ sẽ được bao tiêu về nguồn giống nhằm đảm bảo chất
lượng đầu ra được thống nhất hơn, tỷ lệ này chiếm khá cao trong số mẫu quan
sát của tác giả là 72%. Ngoài ra, người dân còn sử dụng nguồn giống từ trại
giống, TTKN chiếm 20% và mua từ người quen chiếm tỷ lệ 8%.
Nguồn VTNN phục vụ sản xuất
Để hoạt động sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao thì vật tư là yếu tố
đầu vào không thể thiếu đối với mỗi nông hộ. Nguồn VTNN được nông hộ lựa
chọn, được tác giả tổng hợp lại như sau:
Bảng 4.8: Nguồn vật tư nông nghiệp
Nguồn vật tư nông nghiệp
Từ cửa hàng VTNN
Từ công ty bao tiêu
Tần số
50
32
Tỷ lệ (%)
61,00
39,00
Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp của tác giả, 2014
Nông hộ tại địa phương từ khi bắt đầu tham gia sản xuất đều tìm đến các
đại lý, cửa hàng VTNN để mua phân bón và thuốc BVTV nên hình thức này
chiếm tỷ lệ cao là 61%, những từ khi tham gia mô hình nông hộ dần quen với
hình thức bao tiêu tuy nhiên khi tham khảo ý kiến nông hộ dù được bao tiêu về
VTNN nhưng lại với số lượng cố định, hầu hết chưa đáp ứng đủ nhu cầu của
người dân nên nông hộ vẫn tiêu thụ thêm nguồn vật tư bên ngoài. Hai hình
thức này thì nông hộ đều được thanh toán với hình thức trả sau, từ đó tạo điều
kiện thuận lợi cho hộ dân an tâm sản xuất.
43
Áp dụng KTSX trong canh tác
Việc áp dụng KTSX khi vào sản xuất tập thể trong mô hình CĐML đã
trở thành yếu tố không thể thiếu để tiết kiệm được chi phí đầu vào và nâng cao
hiệu quả từ mô hình. Tuy nhiên với thực trạng hiện nay, vẫn có những hộ dân
chưa dám mạnh dạn bỏ qua phương pháp truyền thống để áp dụng kĩ thuật sản
xuất mới hay việc áp dụng các KTSX chưa được hiệu quả như mong đợi. Nội
dung cụ thể được thể hiện trong bảng 4.9 như sau:
Bảng 4.9: Các KTSX được hộ dân trong mô hình CĐML áp dụng
KTSX
IPM
3 giảm 3 tăng
1 phải 5 giảm
VietGAP
Không áp dụng KTSX
Tần số
5
8
15
16
14
Tỷ lệ (%)
8,60
13,80
25,90
27,60
24,10
Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp của tác giả, 2014
Theo thống kê từ bảng 4.9 cho thấy, kỹ thuật VietGAP chiếm 27,6%, đây
không chỉ là kỹ thuật áp dụng trong sản xuất mà còn là tiêu chuẩn mà các
nông hộ hướng đến trong thời gian gần đây, qua đó sản phẩm được đánh giá
cao với nhà tiêu thụ và người tiêu dùng, dễ dàng lưu thông trong thị trường cả
nước. Bên cạnh đó các kĩ thuật IPM, 3 giảm 3 tăng hay 1 phải 5 giảm cũng
được nông hộ áp dụng chiếm tỷ lệ là 8,6%, 13,8% và 25%. Điều đáng lo ngại
là tỷ lệ hộ không áp dụng KTSX cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 24,1%, nông hộ
cho rằng phương pháp truyền thống đã gắn liền nhiều thế hệ và đối với hộ có
độ tuổi cao thì việc tiếp cận KTSX càng khó khăn hơn. Thực trạng cho thấy,
việc áp dụng các kỹ thuật còn chưa triệt để nhưng nhìn chung các phương
pháp này góp phần nào đó giảm đi chi phí đầu vào và chất lượng sản phẩm
được ổn định.
Cách thức tiêu thụ sản phẩm
Hình thức tiêu thụ sản phẩm là một trong những tiêu chí có sức ảnh
hưởng lớn đến thu nhập của nông hộ, qua đó còn đánh giá được mối liên kết
giữa doanh nghiệp và nông dân trong mô hình CĐML.
44
26%
74%
Thương lái đến mua
Bao tiêu sản phẩm
Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp của tác giả, 2014
Hình 4.4 Cách thức tiêu thụ sản phẩm của nông hộ
Dựa vào hình trên cho thấy, hầu hết những nông hộ đều được bao tiêu về
sản phẩm tỷ lệ này chiếm 74%, song song đó hình thức thương lái thu mua sản
phẩm vẫn còn được nông hộ lựa chọn, chiếm 26%. Khi được bao tiêu về sản
phẩm, nông hộ có thể nhẹ nhàng về đầu ra với giá bán ổn định và cao hơn so
với thị trường bên ngoài. Đối với hộ chưa được bao tiêu về sản phẩm, qua
phỏng vấn trực tiếp, được nông hộ trao đổi thì nguyên nhân là do họ chưa
đồng tình về chính sách bao tiêu được đưa ra, bên cạnh đó không có sự ràng
buộc rằng nông hộ phải bao tiêu về sản phẩm, nên người dân có thể lựa chọn
hình thức phù hợp với bản thân nông hộ.
Khó khăn trong sản xuất của nông hộ
Trong khâu sản xuất dù bất kỳ ngành nghề nào đều khó tránh khỏi những
khó khăn. Đa số khó khăn mà nông hộ gặp phải là vấn đề thời tiết thất thường
như nắng nóng hay mưa nhiều gây trở ngại rất lớn trong quá trình trồng trọt và
thu hoạch. Không những thế với điều kiện thời tiết như trên là một môi trường
thuận lợi để dịch bệnh và sâu hại phát triển làm tăng gánh nặng chi phí đầu
vào cũng như giảm chất lượng đầu ra của sản phẩm. Bên cạnh đó, giá thành
không ổn định và chính sách bao tiêu chưa hợp lý vẫn là những vướng mắc
của các nông hộ trong bước đầu tham gia mô hình.
4.1.4 Kết quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn của
nông hộ ở huyện Vĩnh Thạnh
Như đã trình bày ở các phần trước, huyện Vĩnh Thạnh là một huyện
thuần nông, lúa là cây trồng chính và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho đại
bộ phận dân số trong toàn huyện.
45
Bảng 4.10: Kết quả sản xuất vụ Đông Xuân 2013 - 2014 của nông hộ trong mô
hình CĐML
ĐVT: triệu đồng
Tổng thu
Tổng chi
Lợi nhuận nông hộ
Nhỏ nhất
10,16
5,19
5,00
Trung bình
84,75
35,71
49,04
Lớn nhất
232,20
78,31
156,20
Độ lệch chuẩn
47,18
16,63
31,94
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, 2014
Qua số liệu thống kê cho thấy, tổng nguồn thu nhập vụ Đông Xuân của
nông hộ khi tham gia mô hình CĐML là khá cao, vì tùy thuộc chủ yếu vào
diện tích mà nông hộ sử dụng nên nguồn thu thấp nhất là 10,16 triệu và nguồn
thu nhập cao nhất lên đến 232,2 triệu đồng. Ðể đạt được nguồn thu nhập như
trên nông hộ đã bỏ ra chi phí đầu vào trung bình là 35,71 triệu đồng, chi phí
lớn nhất mà người dân dùng trong sản xuất là 78,31 triệu đồng và thấp nhất là
5,19 triệu đồng.
Vì hộ dân sản xuất theo mô hình CĐML, với giá thành cao và khá ổn
định nên lợi nhuận mang lại từ mô hình thường cao hơn so với những hộ sản
xuất ngoài mô hình. Vụ Đông Xuân 2013 - 2014, lợi nhuận trung bình của mỗi
hộ là 49,04 triệu đồng và lợi nhuận cao nhất là 156,2 triệu đồng. Còn đối với
những hộ canh tác trên diện tích đất nhỏ thì nguồn lợi nhuận mang lại nhỏ
nhất là 5 triệu đồng.
Tương tự như trên, tác giả đã tổng hợp được kết quả sản xuất của nông
hộ trong vụ lúa Hè Thu 2014 dưới bảng như sau:
Bảng 4.11: Kết quả sản xuất vụ Hè Thu 2014 của nông hộ trong mô hình CĐML
ĐVT: triệu đồng
Nhỏ nhất
Tổng thu
Tổng chi
Lợi nhuận nông hộ
Trung bình
6,34
5,49
0,85
55,34
37,47
17,87
Lớn nhất
139,40
82,86
60,61
Độ lệch
chuẩn
28,82
17,29
12,06
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, 2014
Vụ lúa Hè Thu là vụ mang lại nhiều trở ngại nhất cho bà con ở ĐBSCL
nói chung và huyện Vĩnh Thạnh nói riêng, thời tiết thất thường kéo thêm hệ
lụy dịch hại và sâu bệnh dẫn đến nguồn chi phí khá cao, nông hộ phải bỏ ra
trung bình 37,47 triệu đồng cho vụ mùa này trong đó tổng chi lớn nhất là
82,26 triệu còn chi phí thấp nhất để canh tác là 5,49 triệu đồng.
46
Do chi phí đầu vào gia tăng so với mùa vụ trước nên tổng thu nhập và lợi
nhuận của nông hộ cũng giảm. Trung bình thu nhập của mỗi hộ là 55,34 triệu
đồng với thu nhập cao nhất là 139,84 triệu đồng và thu nhập thấp nhất là 6,34
triệu đồng. Lợi nhuận trung bình mà hộ đạt được trong mùa vụ này là 17,87
triệu đồng, lợi nhuận cao nhất là 60,61 triệu đồng và thấp nhất là 0,85 triệu
đồng.
Tuy phần lớn sản phẩm nông hộ làm ra được ổn định đầu ra nhưng chính
sách bao tiêu đối với mỗi vùng trong huyện còn chưa đồng nhất nên việc giá
cả hơn kém nhau là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó vẫn còn hộ chưa
đồng tình với chính sách bao tiêu và chọn lựa hình thức bán cho thương lái
nên thị trường giá vẫn bấp bênh và gây nhiều khó khăn cho nông hộ.
4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ SẢN
XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN
Dựa vào phương pháp nghiên cứu đã được trình bài, đề tài sử dụng mô
hình hồi quy theo phương pháp ướng lượng bình phương bé nhất (OLS) để
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất lúa của nông hộ theo mô
hình cánh đồng mẫu lớn tại địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
Bảng 4.12: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất lúa
của nông hộ theo mô hình CĐML tại huyện Vĩnh Thạnh
Biến số
Hằng số
DTDATNN
HVCH
KINHNGHIEM
CPGIONG
CPPHAN
CPTHUOC
CPLD
CPBOMTUOI
GIABAN
Số quan sát (N)
Hệ số xác định R2
Prob > F
Hệ số
15,51
1,07
0,48
0,14
-0,93
-0,55
-0,89
-0,19
-1,85
5,83
Giá trị t
1,46
1,98
2,17
1,96
-1,35
-0,97
-1,70
-0,61
-2,53
4,10
Giá trị P
0,152
0,054*
0,036**
0,058*
0,185
0,339
0,097*
0,546
0,015**
0,000***
50
0,8351
0,0000
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả, 2014
Ghi chú: *: mức ý nghĩa 10%, **: mức ý nghĩa 5% , ***: mức ý nghĩa 1%
Bảng 4.12, trình bày kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
sản xuất lúa của nông hộ. Các hệ số của các biến trong mô hình này được ước
lượng bằng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS). Theo kiểm
định giá trị F của mô hình bằng 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa α bằng 0,05 nên
47
mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, cho thấy phù hợp với dữ liệu và có
thể suy rộng cho tổng thể. Với hệ số xác định điều chỉnh R2 = 0,8351, điều này
có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được 83,51% sự
biến động của biến phụ thuộc. Hằng số có giá trị 15,51 tức là mức lợi nhuận
bình quân tối thiểu của nông hộ là 15,51 triệu đồng/ha cho 2 vụ lúa.
Bên cạnh đó khi kiểm định mô hình, đề tài đã kiểm định giả thuyết của
mô hình, đặc biệt là hiện tượng đa công tuyến giữa các biến độc lập và hiện
tượng tự tương quan. Cụ thể, tương quan giữa các cặp biến giải thích đều nhỏ
hơn 0,8; cho thấy mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và kiểm
định Durbin - Watson thấy được rằng mô hình cũng không xảy ra hiện tượng
tự tương quan.
Theo kết quả phân tích mô hình, kết quả sản xuất của nông hộ khi tham
gia mô hình CĐML chịu tác động bởi 6 yếu tố bao gồm: diện tích đất canh tác
của nông hộ, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, chi phí thuốc, chi phí bơm
tưới và giá bán với ba mức ý nghĩa là 1%, 5% và 10%.
Diện tích đất nông nghiệp
Biến có hệ số tương quan thuận chiều với lợi nhuận ở mức ý nghĩa 10%.
Khi các yếu tố khác không đổi, nếu diện tích đất nông nghiệp của hộ tăng lên 1
ha thì lợi nhuận của người dân tăng lên 1,07 triệu đồng/ha. Với nông hộ có diện
tích đất canh tác lớn thì sản lượng được tạo ra càng cao giúp nông hộ gia tăng
nguồn thu nhập và khi hộ tham gia mô hình CĐML sẽ cắt giảm được nguồn chi
phí đầu vào, chất lượng đầu ra được đảm bảo nên lợi nhuận nông hộ tăng cao.
Trình độ học vấn
Biến phản ánh trình độ học vấn của chủ hộ có mức ý nghĩa 5% và có mối
quan hệ thuận chiều với lợi nhuận. Với hệ số mang giá trị là 0,48 điều này có
nghĩa khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên 1 lớp thì lợi nhuận của hộ sẽ
tăng lên 0,48 triệu đồng/ha. Trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận
thông tin về mô hình, hay áp dụng được khoa học kỹ thuật sản xuất mới sẽ dễ
dàng hơn nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng cũng như lợi nhuận
của nông hộ. Điều này cho thấy trình độ học vấn có ý nghĩa quan trọng đối với
người dân khi tham gia sản xuất trong mô hình CĐML.
Số năm kinh nghiệm
Biến số năm kinh nghiệm có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa
10% và có mối tương quan thuận chiều với lợi nhuận. Số năm canh tác của hộ
nếu tăng lên 1 năm thì sẽ làm lợi nhuận tăng thêm 0,14 triệu đồng/ha. Lợi
nhuận tăng lên tương đối thấp nguyên nhân là do đối với hộ có số năm kinh
48
nghiệm cao thường là những hộ có độ tuổi khá cao nên đây là trợ ngại khá lớn
cho việc tiếp cận những phương pháp mới, khác biệt hơn hẳn so với phương
pháp truyền thống mà các hộ đã duy trì sản xuất trong một thời gian dài hay
các hộ chưa hiểu rõ về mục đích và yêu cầu của mô hình.
Chi phí thuốc BVTV
Chi phí thuốc là một khoản chi phí lớn và có ảnh hưởng cao đến lợi
nhuận của nông hộ. Biến có mối quan hệ nghịch chiều với lợi nhuận và có
mức ý nghĩa về mặt thống kê là 10%. Việc sử dụng liều lượng thuốc vượt quá
mức cần thiết, hay pha trộn nhiều loại thuốc với nhau làm giảm chất lượng sản
phẩm, gia tăng chi phí qua đó làm giảm đi nguồn lợi nhuận. Nếu các yếu tố
khác không đổi thì khi chi phí thuốc tăng lên 1 triệu đồng/ha sẽ làm lợi nhuận
giảm 0,89 triệu đồng/ha.
Chi phí bơm tưới
Biến chi phí bơm tưới có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%
và có mối tương quan nghịch chiều với lợi nhuận. Tuy cùng tham gia vào mô
hình CĐML nhưng chưa có sự đồng nhất cho tất cả các nông hộ, với những hộ
đồng xa thì chi phí này thường cao hơn do điều kiện cơ sở hạ tầng tại địa
phương, hệ thống kênh điều và đê bao chưa được hoàn thiện. Bên cạnh đó, giá
cả bơm tưới của các hộ lại khác nhau và thời tiết cũng là một nguyên nhân làm
gia tăng số lần bơm nước ra vào của mỗi hộ. Khi chi phí bơm tưới tăng lên 1
triệu đồng/ha sẽ làm cho lợi nhuận giảm đi 1,85 triệu đồng/ha, với điều kiện
các yếu tố khác không đổi.
Giá bán ra
Biến có mối quan hệ thuận chiều với lợi nhuận và có ý nghĩa về mặt
thống kê với mức ý nghĩa 1%, điều này có thấy biến có tác động rất mạnh đến
yếu lợi nhuận. Giá bán ra của nông hộ thường cao hơn so với thị trường bên
ngoài nên khi giá tăng sẽ làm tăng lợi nhuận của nông hộ. Mặc dù đã tham gia
sản xuất trong mô hình CĐML nhưng vẫn còn hộ tiêu thụ sản phẩm thông qua
thương lái, do nông hộ chưa đồng tình về chính sách bao tiêu hay chưa nhận
được chính sách này, nên giá bán ra giữa các hộ này có sự chênh lệch so với
những hộ được bao tiêu về sản phẩm. Khi các yếu tố khác không đổi, giá bán
tăng lên 1 triệu đồng/ha thì lợi nhuận của người dân tăng lên 5,83 triệu
đồng/ha.
Tuy nhiên, hệ số của các biến chi phí phân, chi phí giống, chi phí thuê
lao động không có ý nghĩa về mặt thống kê. Qua bảng trên, ta nhận thấy được
3 biến này đều có mối tương quan nghịch chiều với biến phụ thuộc nên đã
49
phản ánh đúng với thực tế nhưng do số mẫu khảo sát còn ít nên chưa đủ để kết
luận về mặt thống kê. Trong quá trình trao đổi với nông hộ thì chi phí giống,
chi phí phân và chi phí lao động không có sự chênh lệch nhiều ở 2 vụ lúa vừa
qua. Để gia tăng được lợi nhuận nông hộ cần chi tiêu cho các yếu tố đầu vào
một cách hợp lý và theo sự khuyến cáo của địa phương để cắt giảm những
khoản chi tiêu không cần thiết gây ảnh hưởng đến nguồn thu của gia đình.
50
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT LÚA
CỦA NÔNG HỘ THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN
TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Từ khi mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” được thí điểm tại huyện Vĩnh
Thạnh đã nhận được sự quan tâm và theo sát từ Trung ương đến địa phương,
luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như nông dân cùng nhau phát triển.
Mô hình trong thời gian qua đã mang lại những hiệu quả đáng mong đợi, bên
cạnh thuận lợi có được cũng không thể tránh khỏi các khó khăn mà đòi hỏi
toàn Đảng toàn dân từng bước khắc phục.
Qua quá trình khảo sát thì tác giả nhận thấy trình độ nông hộ chưa đồng
đều nên việc tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn
nhiều hạn chế. Vẫn còn hộ dân sản xuất theo phương pháp truyền thống, chưa
dám mạnh dạn đổi mới, kết hợp các ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại song
song đó việc gieo sạ chưa diễn ra đồng loạt, mật độ gieo sạ chưa sát với yêu
cầu, sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo ước lượng và kinh nghiệm cá nhân
nên gây tốn kém chi phí nhưng không đạt được chất lượng cao.
Chính sách bao tiêu của doanh nghiệp còn chưa đáp ứng được nhu cầu
của người dân. Việc áp dụng giá thu mua của doanh nghiệp tại mỗi địa bàn
còn chênh lệch chưa tạo được sự đồng tình, kém thuyết phục trong người dân
hay doanh nghiệp thu mua chậm, kéo dài. Từ đó người dân vẫn lựa chọn hình
thức bán cho thương lái thay vì doanh nghiệp.
Năng lực ban quản lý cánh đồng mẫu lớn còn hạn chế do chưa được đào
tạo kỹ lưỡng, chưa có kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý và điều hành. Bên
cạnh đó số lượng cán bộ kỹ thuật tham gia xây dựng mô hình còn ít và là đội
ngũ trẻ nên gây nhiều trở ngại khi tham gia hỗ trợ nông dân trong mô hình.
Các đợt tập huấn cho nông hộ không nhiều, lượng thông tin cung cấp cho
người dân về mô hình CĐML còn thiếu sót. Cách truyền đạt các phương pháp
KTSX mới chưa thật sự gần gũi với người dân, bên cạnh đó vẫn còn những hộ
không tham gia tập huấn vì lí do bận việc hay công tác vận động người dân từ
chính quyền địa phương và doanh nghiệp còn chưa tích cực.
Nguồn vật tư nông nghiệp đầu vào vẫn còn ở mức cao trong khi giá cả
thị trường bấp bênh đã gây không ít trở ngại cho người dân cũng như việc
nhân rộng mô hình CĐML tại địa phương. Vấn đề thời tiết bất thường hay sâu
51
bệnh, dịch hại nhiều là một trong những nguyên nhân lớn làm gia tăng chi phí
đầu vào và giảm giá thành cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra của nông hộ.
Mức độ cơ giới hoá còn thấp, do chi phí đầu vào còn quá lớn nên không
thể gia tăng số lượng máy hay đầu tư những máy móc hiện đại hơn bên cạnh
đó cơ sở vật chất hạ tầng, hệ thống kênh rạch tại địa phương đa số là kênh
nhỏ, chưa được nạo vén, tạo ra sự thiếu đồng bộ giữa các địa bàn, cản trở công
tác chuyển giao máy móc hiện đại đến người dân.
Chính sách hỗ trợ kinh phí cho người dân vẫn còn hạn chế và chưa đồng
loạt, trong hộ nông dân vẫn còn sự phân biệt, riêng lẽ không đoàn kết nên hiệu
quả mô hình chưa được phát huy triệt để.
5.2 GIẢI PHÁP ĐỀ RA
5.2.1 Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương
Tiếp tục triển khai duy trì và mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn tại địa
phương qua đó vận động phối hợp liên kết và ký hợp đồng giữa doanh nghiệp
và các tổ hợp tác sản xuất trong mô hình về cung ứng vật tư đầu vào và bao
tiêu sản phẩm đầu ra, chia sẽ lợi nhuận hài hòa giữa nông dân và doanh
nghiệp, hướng đến hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa với chất lượng đồng
nhất, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
Cần có chính sách chung cho nông nghiệp như giá thu mua, hỗ trợ giống,
vốn, kỹ thuật…cần được quy định và thống nhất toàn bộ tránh tình trạng thu mua
với giá cả chênh lệch, hay thu mua chậm kéo dài gây thiệt hại cho nông dân.
Ngoài ra, nhà nước và chính quyền địa phương duy trì vai trò cầu nối để
nông dân và doanh nghiệp hợp tác cùng sản xuất và kinh doanh. Tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở cần thiết phục vụ cho việc thu mua, chế
biến ngay tại vùng nguyên liệu, giúp nông dân thuận lợi thực hiện hợp đồng.
Nhà nước cần có chính sách sớm hỗ trợ vốn để đầu tư, nâng cấp hệ thống
giao thông thủy bộ, đầu tư thủy lợi, gia cố đê bao, nạo vét kênh mương, xây
dựng trạm bơm nước,... của các địa điểm triển khai mô hình, từng bước hoàn
chỉnh từ hệ thống kênh chính đến nội đồng theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu
cầu sản xuất lúa tập trung phù hợp với quy hoạch vùng nhằm khai thác và
quản lý tài nguyên nước hiệu quả, bền vững và thích ứng với tình hình thời
tiết, để có giải pháp phát triển bền vững.
Hỗ trợ thêm kinh phí đầu tư mở rộng mạng điện để người dân có thể ứng
dụng trong sấy lúa, tưới tiêu… Bên cạnh đó cần hỗ trợ lãi suất tạo điều kiện
cho nông dân có thể đầu tư, mua sắm máy móc, thiết bị… phục vụ cho sản
xuất, cơ giới hóa nông nghiệp.
52
Quản lý chặt việc sản xuất kinh doanh hạt giống lúa; phối hợp doanh
nghiệp duy trì ổn định về xuất xứ nguồn giống phục vụ cho sản xuất lúa hàng
hóa nhằm đảm bảo sự tương đồng về chất lượng một cách tương đối ổn định
qua các vụ sản xuất, qua đó doanh nghiệp có thể an tâm xây dựng thương hiệu
dựa vào chất lượng vốn có của từng giống lúa kết hợp với quy trình canh tác
hợp lý.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia mô hình
qua đó phân tích để người dân thấy rõ lợi ích có được khi tham gia thực hiện
kinh tế hợp tác trong sản xuất để mọi người cùng nỗ lực phấn đấu, phát huy
năng lực sẵn có.
5.2.2 Đối với doanh nghiệp
Tăng cường mối liên kết giữa nông hộ và doanh nghiệp để xây dựng nên
kênh tiêu thụ nhằm loại bỏ các khâu trung gian giữa người sản xuất và doanh
nghiệp, rút ngắn được thời gian.
Các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào cần được kết nối chặt chẽ
nhằm ổn định giá cả, chất lượng đảm bảo và liên kết doanh nghiệp giải quyết
đầu ra, tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân tăng nguồn thu nhập. Doanh nghiệp
cần tích cực, kịp thời cùng nhân dân giải quyết những vấn đề khó khăn vướng
phải nhằm tạo lập và củng cố lòng tin trong người dân, tạo mối quan hệ hợp
tác bền chặt.
Doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện tốt cam kết và đồng nhất trong thu
mua, nhanh chóng giải quyết kịp thời những trở ngại về giá cả do ảnh hưởng của
biến động thị trường, từ đó tạo mối liên kết ba đồng bộ hơn để cùng hướng tới
thực hiện mục tiêu chung là nâng cao chất lượng và giá trị lúa hàng hóa thông
qua ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và nguồn tiêu thụ lúa ổn định.
Xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên cánh đồng lớn góp phần nâng cao hiệu
quả chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc ứng dụng quy trình canh tác một cách đồng bộ cho cả cánh
đồng góp phần rút ngắn khoảng cách năng suất và sự biến động về chất lượng
sản phẩm lúa hàng hóa giữa các nông hộ nhằm tạo ra lúa hàng hóa có số lượng
lớn và với chất lượng tương đối đồng nhất, an toàn.
Tiếp tục tập huấn, hướng dẫn nông dân ứng dụng kỹ thuật theo sản xuất,
bón phân cân đối, quản lý dịch hại theo kỹ thuật mới, bên cạnh đó chú trọng
việc quản lý dịch hại theo hướng sinh học, giúp nâng cao năng suất, chất
lượng và bảo vệ môi trường. Hướng dẫn nông dân ghi chép sổ tay sản xuất
53
theo tiêu chuẩn VietGAP, tổ chức thăm đồng, kiểm tra tình hình dịch hại,
hướng dẫn các giải pháp xử lý đồng ruộng.
Nâng cao năng lực từ ban quản lý cánh đồng mẫu lớn thông qua việc đào
tạo kỹ lưỡng nhằm tổ chức điều hành cũng như chuyển giao và ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật được thuận lợi hơn. Không những thế, ban quan lý phải là
những người năng động, nhiệt tình và gương mẫu, biết hài hòa giữa lợi ích
cộng đồng và lợi ích cá nhân nhằm tạo sự tính nhiệm cao của nông dân.
5.2.3 Đối với nông hộ
Hoạt động tập thể trong cánh đồng lớn mang lại hiệu quả vượt trội hơn
hẳn so với hoạt động riêng lẻ, nên việc liên kết giữa nông dân với nông dân là
một mắc xích quan trọng. Vì thế các nông hộ cần duy trì mối liên kết từ đó có
thể xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến đến xây dựng thương hiệu cho
sản phẩm.
Việc liên kết nông dân trong cánh đồng mẫu lớn cũng góp phần cung cấp
sản phẩm lớn, đồng nhất theo nhu cầu của thị trường giúp quá trình tiêu thụ
sản phẩm đầu ra được thuận lợi.
Hằng tuần, nông dân cùng các cán bộ kỹ thuật đi thăm đồng định kỳ,
không lạm dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật. Nông hộ nên mạnh dạn thay đổi
giống lúa sản xuất mới cũng như giảm mật độ sạ lúa, mật độ cây lúa thưa thì
sâu bệnh ít phát triển, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an toàn
cho môi trường và sức khỏe người dân.
Song song đó, việc áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ cần được đẩy mạnh,
làm quen dần việc sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, các chế phẩm sinh học
trong phòng trừ sâu rầy hại lúa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra
nông sản có chất lượng và an toàn.
Nông dân cần tích cực tham gia các tổ hợp tác sản xuất cùng với các lớp
tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất, liên kết sản xuất cho nông dân, hạn chế
tối thiểu trường hợp manh mún, xé lẽ trong sản xuất.
54
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích hiệu quả tài chính của mô hình
“Cánh đồng mẫu lớn” tại huyện Vĩnh Thạnh thông qua số liệu thu thập từ 2 vụ
lúa Đông Xuân và Hè Thu vừa qua, cho thấy rằng phần lớn nông hộ đều đạt
được lợi nhuận cao hơn các hộ bên ngoài mô hình. Ngoài việc cắt giảm được
những chi phí không cần thiết, nông hộ còn bán được sản phẩm với giá cao.
Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như IPM, 3 giảm 3 tăng, 1
phải 5 giảm, hay VietGAP… đã góp phần nào đó thay đổi tích cực những thói
quen sản xuất cũ, chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính đã không còn phù hợp, và
nâng cao hiệu quả sản xuất của bà con trong mô hình.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí và tỷ suất doanh thu trên chi phí của nông
hộ trong mô hình đều cao hơn bên ngoài lần lượt là 0,37 lần và 0,22 lần trong
cả hai vụ lúa. Tương tự như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng cao
hơn 0,08 lần và 0,13 lần so với các hộ không tham gia mô hình. Từ những
hiệu quả đó đã tác động tích cực đến nhận thức của người dân về kinh tế hợp
tác kiểu mới, mô hình ngày càng lan rộng trong cộng đồng và nông dân mong
muốn tham gia mô hình ngày càng nhiều.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trong mô hình CĐML
bao gồm diện tích đất nông nghiệp, trình độ học vấn của chủ hộ, số năm kinh
nghiệm, chi phí thuốc BVTV, chi phí bơm tưới và giá bán ra. Trong đó yếu tố
giá bán có tác động mạnh nhất đến lợi nhuận của nông hộ.
Tuy có những mặt thuận lợi và hiệu quả đạt được, mô hình CĐML vẫn
còn những khó khăn chính như chính sách bao tiêu chưa được sự đồng thuận
từ người dân và điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất tại các vùng còn chưa đồng
bộ. Bên cạnh đó yếu tố thời tiết, sâu bệnh cũng gây tác động không nhỏ đến
chi phí đầu vào của nông hộ hay việc áp dụng KHKT vào sản xuất còn riêng
lẽ, trên diện hẹp và không đồng bộ nên không phát huy hiệu quả vốn có.
Để giải quyết phần nào khó khăn của nông hộ, đề tài cũng đã tình bày một
số biện pháp nhằm gia tăng lợi nhuận, góp phần nhân rộng mô hình trong thời
gian tới cũng như công tác xây dựng nông thôn mới ngày càng được vững mạnh.
55
6.2 KIẾN NGHỊ
Chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa trong chỉ đạo và hỗ trợ
hoạt động cho các cánh đồng tại địa bàn mình, nhất là ở những nơi lần đầu tiên
thực hiện mô hình.
Tiếp tục thực hiện những chính sách khuyến khích doanh nghiệp xây
dựng vùng nguyên liệu gắn kết công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ,
tham gia đầu tư mở rộng mô hình cánh đồng lớn, đầu tư hệ thống lò sấy, kho
và nhà máy chế biến tại vùng nguyên liệu.
Ban hành những chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tạo
điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, ứng dụng
đồng bộ các giải pháp kỹ thuật nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả sản xuất.
Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực cho ban quản lý cánh đồng lớn về tổ
chức, quản lý, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ; quan tâm đào tạo, bổ sung
nguồn cán bộ kỹ thuật hỗ trợ hoạt động cho từng cánh đồng mẫu lớn.
Trong định giá lúa hàng hóa, doanh nghiệp cần xem xét yếu tố giá tại
từng địa phương để tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thực hiện hợp đồng, phối hợp chặt chẽ với địa phương và ban quản
lý cánh đồng lớn kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nếu có xảy ra.
Trong từng cánh đồng, doanh nghiệp nên có kế hoạch bao tiêu tất cả các
vụ trong năm để hoạt động sản xuất, kinh doanh thành lối canh tác ổn định.
Doanh nghiệp nên xem xét xây dựng đội ngũ kỹ thuật tham gia mô hình;
xây dựng vùng nguyên liệu có đầu tư định hướng lâu dài, tiến tới xây dựng
thương hiệu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho nông dân và
doanh nghiệp, tạo điều kiện cho mô hình phát triển bền vững.
Cần xây dựng đội ngũ nông dân nồng cốt vững về kỹ thuật, gồm những
nông dân có thể tiếp cận nhanh và ứng dụng hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất nhằm tạo điều kiện cho những nông dân lân cận tiếp cận và làm theo
giúp cho việc chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng
nhanh và đồng bộ hơn, hiệu quả sản xuất sẽ tốt hơn.
Nông hộ cần tích cực tham gia các cuộc hội thảo, tư vấn hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp do chính quyền địa phương tổ chức để nâng cao kiến thức kỹ
thuật trồng trọt sử dụng VTNN có hiệu quả, giảm thiểu chi phí và tối đa hóa
lợi nhuận thu được.
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----[1] Cổng thông tin huyện Vĩnh Thạnh. http://cantho.gov.vn/wps/portal/vinhthanh
[2] Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung. Cánh đồng mẫu lớn trong nông nghiệp:
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển. Đại học nông nghiệp Hà Nội.
[3] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Hồng Đức.
[4] Kỷ yếu thành lập huyện Vĩnh Thạnh, 2014.
[5] Lâm Quang Huyên, 2004. Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản trẻ.
[6] Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng, 2012. Giải pháp nâng cao
hiệu quả tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo - Trường hợp cánh đồng mẫu lớn
tại An Giang. Kỷ yếu Khoa học 2012: 125-132.
[7] Lưu Quang Thông, 2012. Đánh giá hiệu quả tài chính của sản xuất muối
và nuôi artemina tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Thạc Sĩ. Đại
học Cần Thơ.
[8] Mai Văn Nam, 2006. Giáo trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản thống kê.
[9] Phòng Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn huyện Vĩnh Thạnh (2013).
Báo cáo kết quả hai năm thực hiện sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn.
[10] Phòng thống kê huyện Vĩnh Thạnh (2014). Báo cáo tình hình kinh tế xã
hội từ năm 2011 đến 06 tháng đầu năm 2014.
[11] Trần Quốc Khánh, 2005. Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp.
Nhà xuất bản lao động - xã hội.
[12] Thái Văn Tân, 2010. So sánh hiệu quả tài chính giữa hai mô hình lúa
thơm ”SI” và lúa cao sản tại tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Thạc Sĩ. Đại học Cần
Thơ.
[13] Vũ Trọng Bình và Đặng Đức Chiến. Cánh đồng mẫu lớn lí luận và tiếp
cận thực tiễn thế giới và Việt Nam. Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển
nông nghiệp nông thôn.
57
PHỤ LỤC 1
Mã số mẫu:
BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
I. Phần giới thiệu
Xin chào Ông (Bà), tôi tên Phạm Hồng Kha là sinh viên khoa Kinh tế - Quản
trị kinh doanh của trường Đại học Cần Thơ. Hiện tại tôi đang thực hiện đề tài
“Phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa của nông hộ qua mô hình cánh
đồng mẫu lớn huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ”. Rất mong Ông (Bà) dành ít
thời gian giúp tôi hoàn thành các câu hỏi có liên quan dưới đây.
Ấp….………Xã/TT………………….huyện Vĩnh Thạnh Thành Phố Cần Thơ
II. Phần nội dung
1. Thông tin nông hộ
Tên chủ hộ
Trình độ học vấn (lớp)
Thời gian sinh sống tại địa phương
Số thành viên tham gia sản xuất lúa
Kinh nghiệm sản xuất (năm)
Diện tích đất thổ cư (m2)
Diện tích đất canh tác nông nghiệp (m2)
2. Ông/ Bà sản xuất bao nhiêu vụ lúa một năm: ………………………………..
3. Ông/ Bà có tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn không?
Có
Không
4. Ông/ Bà đã tham gia bao lâu (nếu có): ……………….
5. Lý do Ông/ Bà tham gia mô hình:
Khuyến khích từ địa phương
Quy trình sản xuất mới đem lại
hiệu quả cao
Giảm được chi phí đầu vào
Tiếp cận được KHKT
Nâng cao thu nhập
Khác:……………………….......
58
6. Làm thế nào Ông (Bà) có thông tin về mô hình CĐML?
Chính quyền địa phương
Người thân, bạn bè
TV, báo đài, tạp chí…
Tự tìm thông tin
7. Ông/ Bà có tham gia các buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật do địa phương
tổ chức không?
Có
Không
8. Nếu có: số lần tham gia buổi tập huấn: ……………………………………
9. Ông/ bà có nhận được sự hỗ trợ nào của chính quyền địa phương không?
Lựa chọn giống có năng suất cao
Hỗ trợ chi phí giống
Lựa chọn phân bón
Hỗ trợ chi phí phân bón
Lựa chọn thuốc BVTV
Hỗ trợ chi phí thuốc BVTV
Máy móc, thiết bị hỗ trợ sản xuất
Không nhận được sự hỗ trợ nào
10. Thu nhập của gia đình từ hoạt động sản xuất lúa:
Đông Xuân 2013 - 2014
Hè Thu 2014
Số lượng bán (kg)
Giá bán (1.000/kg)
11. Chi phí sản xuất của gia đình
Đông Xuân
Hè Thu 2014
2013 - 2014
Số lượng
Giống (cây/ kg)
Phân đạm (kg)
Phân lân (kg)
Phân kali (kg)
Phân NPK (kg)
Thuốc BVTV (g)
Lao động thuê (ngày công)
Lao động nhà (ngày công)
Chi phí bơm tưới
59
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Chi phí thu hoạch
Chi phí khác
Tổng cộng
12. Giống lúa sản xuất của gia đình được cung cấp từ nguồn nào?
Tự sản xuất
Mua từ trại giống/ TTKN
Mua từ người quen
Do TTKN hỗ trợ
Do công ty bao tiêu hỗ trợ
Khác: ………………………….
13. Giống lúa được gia đình sử dụng canh tác: ………………………………...
14. Ông/ Bà mua vật tư nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sâu… tại:
Cửa hàng vật tư nông nghiệp
Từ công ty BVTV hỗ trợ
Thương lái
Công ty bao tiêu hỗ trợ
Khác: ……………………………………
15. Ông/ bà có áp dụng kỹ thuật sản xuất nào hay không?
IPM
3 giảm, 3 tăng
1 phải, 5 giảm
VietGAP
Không sử dụng phương pháp nào
16. Ông/ Bà tiêu thụ sản phẩm bằng cách:
Bao tiêu về sản phẩm
Thương lái đến mua
Tự chở đi bán
Khác: …………………………
17. Khó khăn mà Ông/ bà gặp phải trong quá trình sản xuất lúa:
…………………………………………………………………………………..
…...……………………………………………………………………………...
………...………………………………………………………………………...
……………...…………………………………………………………………...
18. Theo Ông/ bà thì điều gì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (lợi
nhuận) của gia đình?
Giống
Chi phí giống
Chi phí phân
Chi phí thuốc BVTV
Chi phí bơm tưới
Áp dụng tiến bộ KTSX
60
Diện tích sản xuất
Kinh nghiệm sản xuất
Trình độ học vấn
Cở sở hạ tầng tại địa phương
Giá bán ra
Mức độ cơ giới hóa trong lao động
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG/ BÀ!
61
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH HỒI QUY
BẰNG PHẦN MỀM STATA
. reg
ln
dtdatnn hvch kinhnghiem cpgiong cpphan cpthuoc cpld cpbomtuoi giaban
Source |
SS
df
MS
Number of obs =
-------------+------------------------------
F(
9,
50
40) =
22.51
Model |
1614.92142
9
179.435713
Prob > F
=
0.0000
Residual |
318.866743
40
7.97166857
R-squared
=
0.8351
Adj R-squared =
0.7980
Root MSE
2.8234
-------------+-----------------------------Total |
1933.78816
49
39.4650645
=
-----------------------------------------------------------------------------ln |
Coef.
Std. Err.
t
P>|t|
[95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------dtdatnn |
1.07552
.5425382
1.98
0.054
-.0209911
2.17203
hvch |
.4775769
.2198659
2.17
0.036
.0332113
.9219424
kinhnghiem |
.1446519
.0739669
1.96
0.058
-.0048407
.2941445
cpgiong |
-.9322783
.6908719
-1.35
0.185
-2.328582
.4640258
cpphan |
-.5470303
.5648207
-0.97
0.339
-1.688576
.594515
cpthuoc |
-.8879136
.5226196
-1.70
0.097
-1.944167
.1683401
cpld |
-.1880251
.3090925
-0.61
0.546
-.8127243
.4366741
cpbomtuoi |
-1.847071
.7288232
-2.53
0.015
-3.320077
-.3740642
giaban |
5.829825
1.423636
4.10
0.000
2.95255
8.7071
_cons |
15.51115
10.61827
1.46
0.152
-5.949172
36.97146
------------------------------------------------------------------------------
KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG TỰ TƯƠNG QUAN
. dwstat
Durbin-Watson d-statistic( 10,
50) =
2.318567
. durbina
Durbin's alternative test for autocorrelation
--------------------------------------------------------------------------lags(p)
|
chi2
df
Prob > chi2
-------------+------------------------------------------------------------1
|
1.633
1
0.2013
--------------------------------------------------------------------------H0: no serial correlation
62
KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN CỦA MÔ HÌNH
. corr
kinhnghiem dtdatnn hvch giaban cpgiong cpphan cpthuoc cpld cpbomtuoi
(obs=50)
| kinhng~m
dtdatnn
hvch
giaban
cpgiong
cpphan
cpthuoc
cpld
cpbomt~i
----------+--------------------------------------------------------------------------------kinhnghiem|
1.0000
dtdatnn
|
-0.0992
1.0000
hvch
|
-0.1375
0.5909
1.0000
giaban
|
0.0794
0.3046
0.4519
1.0000
cpgiong
|
0.1117
-0.0618
-0.0164
-0.1230
1.0000
cpphan
|
0.1300
-0.2064
-0.2780
0.0189
0.3681
1.0000
cpthuoc
|
-0.1630
-0.1771
-0.3301
-0.4904
0.2801
0.4191
1.0000
cpld
|
0.2389
0.3884
0.3102
0.4095
-0.2279
-0.2088
-0.2020
1.0000
cpbomtuoi |
-0.0289
-0.2721
-0.4711
-0.5766
0.1518
-0.1201
0.3279
-0.0563
HỆ SỐ PHÓNG ĐẠI PHƯƠNG SAI CỦA MÔ HÌNH
. vif
Variable |
VIF
1/VIF
-------------+---------------------giaban |
2.42
0.412479
hvch |
2.34
0.427215
cpbomtuoi |
2.14
0.468006
cpthuoc |
2.00
0.500824
cpphan |
1.92
0.520914
cpld |
1.85
0.540477
dtdatnn |
1.69
0.592532
cpgiong |
1.46
0.686723
kinhnghiem |
1.35
0.743477
-------------+---------------------Mean VIF |
1.91
63
1.0000
[...]... tế sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn của nông hộ; - Chương 4: Phân tích hiệu quả tài chính sản xuất lúa của nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ; - Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa của nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ; - Chương 6: Kết luận và kiến nghị 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Đỗ Kim Chung,... Phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa của nông hộ qua mô hình cánh đồng mẫu lớn huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ để nghiên cứu 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng sản xuất lúa của nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nông hộ tại địa bàn áp dụng mộ hình ngày càng hiệu quả hơn 1.2.2 Mục... hơn 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng và hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn của nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh - Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn huyện Vĩnh Thạnh - Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm mục đích gia tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tại địa bàn, cải thiện thu... và hiệu quả tài chính sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn của nông hộ tại huyện Vĩnh Thạnh - Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn huyện Vĩnh Thạnh - Kết hợp kết quả phân tích làm tiền đề cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng lợi ích cho nông hộ, giúp hộ có thêm điều kiện để tăng gia sản. .. cao hiệu quả sản xuất qua đó đã làm khởi sắc diện mạo nông thôn mới Sau khi mô hình cánh đồng mẫu lớn được phát động đã mang lại hiệu quả tài chính cho nông hộ sản xuất lúa như thế nào? Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn? Để hiểu được rõ hơn về tình hình cũng như tìm ra giải pháp có thể nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình này em quyết định chọn đề tài Phân tích hiệu. .. vật tư nông nghiệp 43 Bảng 4.9: Các KTSX được hộ dân trong mô hình CĐML áp dụng 44 Bảng 4.10: Kết quả sản xuất vụ Đông Xuân 2013 - 2014 của nông hộ trong mô hình CĐML 46 Bảng 4.11: Kết quả sản xuất vụ Hè Thu 2014 của nông hộ trong mô hình CĐML 46 Bảng 4.12: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất lúa của nông hộ theo mô hình CĐML tại huyện Vĩnh. .. trọng trong sản xuất hàng hóa nông sản theo hướng sản xuất lớn UBND TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 56/KH-UBND về việc nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn và huyện Vĩnh Thạnh là một trong những nơi được triễn khai mô hình này Huyện Vĩnh Thạnh là một huyện mới được 1 thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ (2004) Tuy là huyện nông thôn ngoại thành xa trung tâm thành phố với xuất. .. Vàng (2012) với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả tố chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo - Trường hợp cánh đồng mẫu lớn tại An Giang” Mục tiêu nghiên cứu là so sánh hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng lúa từ đó nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu Với quy mô 120 mẫu quan sát được điều tra các nông hộ tham gia cánh đồng mẫu lớn tác giả đã sử... dựng nông thôn mới 2.1.2 Mô hình cánh đồng mẫu lớn 2.1.2.1 Mô hình cánh đồng mẫu lớn Cánh đồng mẫu lớn là tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân nhỏ lẻ tạo điều kiện áp dụng những kỹ thuật mới, giải quyết đầu ra ổn định và có lợi cho nông dân Sản xuất mang tính đồng bộ, ứng dụng cơ giới hóa giúp tạo ra những cánh đồng lớn, tăng giá trị sản phẩm nông. .. yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ Nông hộ là một trong các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông lâm, ngư nghiệp, lấy sản xuất nông lâm, ngư nghiệp là hoạt động chính Hộ nông dân có lịch sự hình thành và phát triển từ rất lâu đời Hiện nay, ở Việt Nam nông hộ vẫn là chủ thể kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp, nông thôn 2.1.1.2 Đặc trưng của nông hộ Nông hộ có những đặc trưng